Thiền Viện Sùng Phúc - Cảnh đẹp Hà Nội
Thiền Viện Sùng Phúc - Cảnh đẹp Hà Nội

Ngày xưa đây là một ngôi chùa cổ của làng Xuân Đỗ Thượng thuộc tổng Cự Linh, phủ Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17 thuộc chốn Tổ Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Ngôi thiền tự được Hòa thượng Thích Thanh Từ ban tên là

THIỀN VIỆN SÙNG PHÚC

Tọa lạc: Tổ dân phố số 10, phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Trụ trì hiện nay là: Thích Tâm Thuần.



 

Ngày xưa đây là một ngôi chùa cổ của làng Xuân Đỗ Thượng thuộc tổng Cự Linh, phủ Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17 thuộc chốn Tổ Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Ngôi thiền tự được Hòa thượng Thích Thanh Từ ban tên là Thiền viện Sùng Phúc trong chuyến thăm viếng miền Bắc vào những ngày đầu Xuân Ất Dậu năm 2005.   Trong hơn 20 năm không có sư trụ trì, trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, ngôi chùa làng hầu như đã trở thành phế tích vì đạn bom,  nhưng vẫn là nơi “ấp ủ hồn dân tộc” và cũng là nơi lưu giữ “nếp sống muôn đời của Tổ tông”. Dân làng vẫn thường xuyên sớm hôm hương khói, giữ gìn mặc dầu gặp không ít gian nan, khó khổ
cong chua thien vien sung phuc

Ngày 11 tháng 6 năm Mậu Dần (năm 1998) ngôi chùa làng hội đủ duyên lành đón thầy Thích Trúc Thông Giác về nhập tự giáo hóa. Thầy Thông Giác sinh ra tại Bắc Ninh, công tác tại thành phố Hà Nội, có duyên lành với Phật pháp, với hoài bão tìm cầu Chánh pháp, thầy đã chẳng quản đường xa ngăn cách vào miền Nam tìm thầy học đạo, xuất gia với Hòa thượng Thích Thanh Từ, sau đó được Hòa thượng cho phép trở về quê nhà hoằng dương đạo pháp. Thầy đã từng trụ trì chùa Trường Lâm thuộc huyện Gia Lâm trước khi trụ trì tại Thiền tự Sùng Phúc. Thế là sau hơn hai mươi năm, giờ đây:
 
“Đất chùa thơm ngát hương hoa giác,
Vườn tâm giải thoát nảy chồi xanh
Âm vang bát nhã bừng tâm thức
Cõi mê rung chuyển hóa trời lành”
 
Đây quả là một nhân duyên hy hữu, cũng vào thời điểm này với chủ trương khôi phục tinh thần Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử  - một dòng Thiền mang tính đặc thù của dân tộc, đã từng góp phần xứng đáng vào kho tàng đạo đức và trang sử hào hùng của đất nước và dân tộc Việt Nam. Trong miền Nam, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã thành lập các thiền viện hướng dẫn Tăng, Ni, phật tử tu tập nhưng vẫn chưa đủ duyên lành về nơi chốn Tổ mặc dù phật tử Miền Bắc rất thiết tha khát ngưỡng.
toan canh thein vien sung phuc

mat tien chua thien vien sung phuc

Với những thuận lợi đã có, cùng với lòng nhiệt thành tha thiết, thầy Thông Giác đã tích cực xây dựng những đạo tràng tu tập thiền và vận động chính quyền, đoàn thể, ban ngành, giáo hội, các cấp hỗ trợ cho công cuộc khôi phục Thiền phái Trúc Lâm, tôn tạo trùng tu lại những dấu tích xa xưa của chốn tổ non thiêng Yên Tử.

Vạn sự khởi đầu nan, những khó khăn bước đầu tưởng chừng không thể vượt qua nhưng với quyết tâm cao, lòng chân thành hướng về Phật pháp, được Tam bảo gia hộ nên dần dần mọi việc trở nên hanh thông.

Tin vui về việc xây dựng một Thiền viện Trúc Lâm ở phía Bắc đang đến gần thì cũng là lúc thầy Thích Trúc Thông Giác lại sớm đi xa. Thầy lâm bạo bệnh bất ngờ và mỉm cười từ giã mọi người vào một ngày cuối năm trong cái rét đầy thương nhớ, ngày mùng 5 tháng chạp năm Canh Thìn (năm 2000).

Trong lúc thầy Thông Giác lâm bệnh hai thầy Tâm Thuần và Tâm Chánh được Hòa thượng Thanh Từ cử về chăm sóc sức khỏe cho thầy. Với gương hạnh tận tụy hy sinh, khiêm cung từ ái dần dần được Phật tử và dân làng cảm phục. Khi Hòa thượng viên tịch Phật tử và dân làng cầu thỉnh Hòa thượng cho thầy ở lại tiếp tục những việc đang dang dở của cố Hòa thượng.

Duyên lành hội tụ, năm 2005,  thầy Tâm Thuần làm Lễ đặt đá khai sơn xây mới khu Chánh điện và các công trình phụ khác, công việc đã hoàn thành ngôi Chánh điện nguy nga lộng lẫy, Thầy còn đang tiếp tục một số phần việc còn dang dở.

Trong thời gian xây dựng, mặc dù công việc của Thầy rất bận nhưng thầy Tâm Thuần vẫn tổ chức cho chư Tăng, Phật tử sinh hoạt đều đặn. Ngày nay Thiền viện Sùng Phúc không chỉ là nơi sinh hoạt của các Phật tử lớn tuổi, mà nơi đây còn là nơi sinh hoạt của thanh thiếu niên đủ mọi lứa tuổi. Hàng tuần vào chiều thứ 7 có vài trăm Phật tử trong thành phố và các tỉnh lân cận thường xuyên về thực tập tọa thiền. Ngày tụ tập “Hạnh giải thoát” vào thứ 7 cuối tháng qui tụ hàng 1.000 Phật tử tham gia sinh hoạt. Từ năm 2008 đến nay Thiền viện thường xuyên tham dự và thành lập “Hội trại thanh thiếu niên Thủ Đô và các tỉnh lân cận.

                                                                                             
  Bài và ảnh – Đình Quang


Về Menu

Thiền Viện Sùng Phúc Cảnh đẹp Hà Nội

Chùa Linh Sơn THICH QUANG DUC ï¾ï½½ Chữa những lặc Bão về Thương những bờ vai hòa thượng thích phúc hộ 1904 Chữa bệnh bằng âm nhạc Mùng một ăn gỏi cuốn chay Tìm trong một cõi ăn chay entry Đâu Entry xúc động về mẹ trong mùa Vu lan cach già Nghiện cà phê là do gene Tưởng Mat tong con ngựa trong tục ngữ văn hóa thế Những dấu hiệu của bệnh tim sợ Thanh long và 9 công dụng tuyệt vời ÐÑÑ chua thanh an quê tang sinh doc nhat vo nhi đổi mới cách nhìn để cuộc sống thêm nà Šquan ï¾ chay đôi biển Bốn Canh 10 triet ly song cua mahatma gandhi hỏa thich chon thien ï¾ å khi bi nguoi khac hieu lam thi phai lam nhu the Chùa Linh Ứng Bà Nà tứ hãy sống và yêu thương vì cuộc đời Táo tàu vị thuốc quý món ăn ngon cua Điều cần biết khi ăn cà chua sống sao luận về vấn đề phóng sanh lua Một vài lưu ý sức khỏe khi đi lễ chùa đa buddhamitra với đa buddhamitra