Hồi nhỏ được mẹ dắt đi lễ chùa, lần đầu tiên nhìn thấy những lá cờ ngũ sắc vào một ngày Phật đản. Những sắc màu sặc sỡ trên lá cờ hôm ấy thật ấn tượng, thu hút đứa bé hiếu kỳ. Và rồi nó ôm mãi niềm thắc mắc về nhà, lòng cứ tự hỏi "Vì sao trên lá cờ ấy lại có năm vạch màu?".

	Thiêng liêng những sắc màu

Thiêng liêng những sắc màu

Hồi nhỏ được mẹ dắt đi lễ chùa, lần đầu tiên nhìn thấy những lá cờ ngũ sắc vào một ngày Phật đản. Những sắc màu sặc sỡ trên lá cờ hôm ấy thật ấn tượng, thu hút đứa bé hiếu kỳ. Và rồi nó ôm mãi niềm thắc mắc về nhà, lòng cứ tự hỏi "Vì sao trên lá cờ ấy lại có năm vạch màu?".

Và cứ thế, nó miệt mài "suy gẫm" trong trí tưởng tượng trẻ thơ. Ấn tượng ấy không phai cho đến một ngày... vô tình nhìn lên hào quang năm sắc của Đức Phật bỗng khiến nó chú ý. Cảm thấy có sự tương hợp, nó liên tưởng đến ngay năm màu sắc trên lá cờ. Thế là sau bao ngày ngẫm nghĩ suy đoán, nó vui mừng nhận ra: "A, năm vạch màu ấy tượng trưng cho vầng hào quang của Đức Phật". Lúc ấy còn bé, tôi chưa biết gì về Phật pháp cũng như ý nghĩa màu sắc Phật kỳ.

Phát hiện ấy như một khám phá vô cùng quan trọng và khiến tôi có thêm nhiều ngạc nhiên thắc mắc khác: Hào quang là gì? Tại sao Phật có hào quang trên đầu mà người thường không có? Tất cả là nhân duyên khiến tôi ham thích tìm tòi nhiều hơn về "ông" Phật.

Để đến hôm nay, thế giới tuyệt diệu bí ẩn từng lôi cuốn đứa bé năm xưa vẫn luôn đọng lại với hình ảnh lá cờ ngũ sắc, dầu tôi thuộc mẫu người không ưa chuộng màu sắc nổi. Nhưng cờ Phật giáo với các sắc màu tương phản nổi bật tung bay giữa phố phường lại mang nét đẹp riêng khiến tôi trào dâng niềm trìu mến đặc biệt. Để mỗi mùa Khánh đản, nhìn hàng hàng lớp lớp những ngọn cờ vuông nhỏ xíu được giăng đầy khắp phố hoặc bắt gặp ai đó viếng cảnh chùa với lá cờ giấy trên tay lòng tôi lại nôn nao, dào dạt niềm thành kính khôn tả.

Dường như Đức Từ Phụ cũng cảm thấu tâm tư và lòng trân quý đến vô cùng của tôi đối với lá cờ năm sắc, nên Ngài đã cho tôi được sống trọn vẹn hơn với những lá cờ, biểu tượng của đạo Phật. Gia đình tôi hữu duyên được về sống trong một con hẻm thuộc "khu phố Tây" Q.1, nơi vốn đầy các ngõ ngách nhỏ chật chội thông nhau nhưng tưng bừng náo nhiệt mỗi mùa Phật đản về. Tôi được hòa mình vào không gian của rừng cờ ngũ sắc đan kín dọc các lối đi trong hẻm, gần như nhà nhà treo cờ Phật, trang hoàng lồng đèn mừng đón ngày Phật đản sanh.

Trong các khu phố treo cờ đón mừng Phật đản thì hẻm nhỏ nhà tôi được xem là nhộn nhịp rực rỡ nhất. Cứ đến đầu tháng Tư là cả xóm háo hức cùng nhau chuẩn bị cờ Phật giáo, dây treo, đèn lồng đủ kiểu dáng và mọi người cùng nhau kết thành những dải cờ dài treo trước mỗi hiên nhà, rồi giăng suốt từ cuối hẻm ra đến ngoài đường lớn... trong suốt tháng mừng Đản sinh. Nhà nào có điều kiện thì thiết kế thêm "vườn Lâm Tỳ Ni" trong nhà. Mọi người hồ hởi gọi nhau cùng làm, từ chị hàng quán cà phê, hàng tạp hóa, quán cơm đến anh xe ôm hiền lành... mỗi người một tay góp sức. Dù hàng ngày bận rộn với mưu sinh buôn bán tất bật nhưng ai cũng hăng hái tham gia. Người đóng đinh, người nối dây, khiến cả xóm rộn ràng vui vẻ. Đặc biệt chị Dung, pháp danh Từ Phong, tổ phó an ninh khu phố tôi luôn tiên phong trong mọi công tác xã hội và chị là người đầu tiên chủ trương việc mua cờ trang trí cho khắp con hẻm. Việc làm và nghĩa cử âm thầm của chị đã tác động không nhỏ đến bà con chòm xóm, để mọi nhà rủ nhau hưởng ứng việc treo đèn, giăng cờ làm cho con hẻm thêm lung linh, rợp bóng sắc màu.

Ngày ngày đi dưới những tán cờ năm sắc lộng lẫy, tôi có cảm tưởng như thế giới tâm linh hiện tiền, nghe thanh bình lạ. Khi ấy, mọi ồn ã xung đột của con phố như lắng lại, mọi âm thanh của mâu thuẫn được gác qua để nhìn đến đâu, trông thấy ai cũng hiền như một vị Bụt. Không khí hân hoan mùa Phật đản làm mọi người như gần nhau hơn, từ tâm hơn trong những giai điệu nhạc kinh thanh thoát. Và tôi nhận ra, cho dù trong sâu thẳm mỗi con người với tâm tánh dầu gai góc đến mấy vẫn luôn đọng lại các hạt giống tốt đẹp để khi gặp duyên chúng lại nở rộ như những đóa hoa lòng thơm hương sắc.

Đây chính là nét đẹp tâm linh được kết tinh thành lòng từ bi nhân ái. Mong sao nét đẹp này được phát huy, nhân rộng ra mọi khu phố và các xóm thôn trên toàn quốc, sẽ tạo thành dấu ấn đặc biệt của ngày lễ hội truyền thống, ghi đậm trong tâm thức mỗi người con Việt.

TRI ÂM


Về Menu

Thiêng liêng những sắc màu

chương vii tình trạng phật giáo việt Diễn Sữa tuy theo quan niem cua moi nguoi điện suy song khong nhin toi vÃÆ 10 hoa quả dành cho người tiểu đường khuyen khong quan chieu ngu uan hai hướng đi 佛教中华文化 Bong TT Huế Lễ húy nhật Tổ khai sơn tổ phai chang cuoc doi da duoc lap trinh san Nhẫn noi bat an cua nguoi me ngũ uẩn L០Phú Yên Tưởng niệm lần thứ 269 Tổ Thiếu vitamin D có thể gây ra đau s½ 18 trung ấm Kh廙 hơi PhÃÆp chiem Hấp bien TT hiếu ngå quen va nho trong cuoc song hien tai khÃƒÆ Lòng Lời 人生是 旅程 風景 Dịch thường giao 不空羂索心咒梵文 chốn Bí mật của tách trà BÃÆn vận húy phat giao nhà truyền giáo nổi tiếng ở mã lai tt tuoi tre Câu Chuyện Dòng Sông và dịch giả Phùng Tâm linh Thấy bằng trái tim 24 Nghệ thuật ăn trong chánh niệm 静坐 5 tan o thai lan s廙 真言宗金毘羅権現法要 Hòa ДГІ gao 西南卦 đất cõng Ùc thơ tai hại của tham ái Thiên thi