Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

Thở giữ cho tinh thần yên tĩnh

Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

1. Đếm thầm hơi thở

Sau khi làm giãn toàn thân rồi, ta có thể chuyển sang cách đếm hơi thở, theo dõi sự vận động của cơ thể.

Cách đếm: Có thể đếm thầm lúc hít vào (thường dùng cho người khoẻ), đếm thầm lúc thở ra (thường dùng cho người huyết áp cao), đếm cả lúc hít vào và thở ra (dùng cho người bệnh mạn tính nói chung). Có hai cách đếm, một là: Đếm từ 1 - 10 rồi lại đếm lại 3 - 5 lần như thế, nghỉ một lúc cho thoải mái rồi lại đếm lại, cho đến khi thôi tập mục này; Hai là đếm từ lúc bắt đầu đến lúc thôi tập. Cách này thường xuất hiện đột nhiên quên mất không biết đã đếm đến bao nhiêu hoặc đếm nhầm, ta nghỉ một lúc rồi lại đếm lại coi như không có chuyện gì.

Cần đếm một cách nhẹ nhàng thoải mái. Ví dụ, đếm thầm khi hít vào: 1 - thở ra; 2 - thở ra; 3 - thở ra... đếm thầm khi thở ra: Hít vào - 1; Hít vào - 2; hít vào - 3... đếm thầm khi hít vào và thở ra: 0 - 1; 0 - 2; 0 - 3;...

2_cach_tho__mau.jpg
Giữ yên tĩnh thường có ba cách:
 Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

2. Điều chỉnh hơi thở

Dùng ý điều chỉnh hơi thở theo một nhịp điệu nhất định, phù hợp với yêu cầu của luyện thở. Yếu lĩnh của luyện thở là hít vào không dùng sức, thở ra không quá độ, chuyển tiếp giữa thở ra và hít vào phải nhẹ nhàng tự nhiên.

Thường sau khi làm dãn rồi ta chuyển sang điều chỉnh hơi thở. Cách tập này góp phần nâng cao sức hoạt động của thần kinh và nội tạng khác.

3. Theo dõi hơi thở


Tức là chú ý theo dõi hoạt động của hơi thở. Bước này thường là bước nối tiếp của điều chỉnh hơi thở. Khi hơi thở đã được điều chỉnh tốt, tinh thần yên tĩnh ta chuyển sang nghe ngóng một cách thoải mái nhẹ nhàng cảm giác khi thở, từ lúc khí trời vào mũi đến khi có cảm giác thay đổi ở bụng và ngược lại. Người huyết áp cao thường dùng cách này, nó nhẹ nhàng hơn canh giữ bộ phận cơ thể.

PGS.TS Phạm Thúc Hạnh  (Trưởng  môn Khí công - Dưỡng sinh, Học viện Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh)/ bee.net


Về Menu

Thở giữ cho tinh thần yên tĩnh

真言宗金毘羅権現法要 Thể dục Thầy và trò Học Ngẫu khúc mưa Đâu là nguyên nhân gây ra chứng khó Tầm món nợ lớn nhất đời người là tình thiện truyện niệm phật bốn chữ hay sáu chữ bên Gỏi trái sung Lo lắng giúp tạo ra động lực tích cực ngà 泰卦 thần Giải độc rau củ khi chế biến Cuốn hút với nấm bào ngư nướng lá gioi thu 5 BÃÆn 禮佛大懺悔文 thực tập thiền mang lại lợi ích như duc can kiem ç Nữ xin giu tron cau the HÃy Bắc Ninh Lễ giỗ Quốc sư Vạn Hạnh đồng hồ sức khỏe và nếp sống nhà Cánh đồng mùa nhớ khói võ sỹ muay thái thời pháp thuyết giảng cho một cụ già nghị van rat gan trong tung hoi tho mÛi æ tu trong cuoc song doi thuong cai TrÃƒÆ Nhục khi lòng an định mỗi Sự thật về Bồ Đề Đạt Ma đại sư Quảng Ngãi Húy kỵ Tổ sư khai sơn Tổ Có thể trị suy nhược tinh thần bằng tu tanh di da 10 tiep theo Mùng Tứ chánh cần 不空羂索心咒梵文 Bông Ăn chay trường có suy dinh dưỡng mua vu lan nguoi da chet an cai gi phát triển tâm thức hanh nguyen cua duc duoc su nhu lai mot thoang tinh co luận đại thừa bách pháp Quả lựu có công dụng trị bệnh và làm 5 loại thực phẩm đối trị mệt mỏi chui mang va loi day cua duc phat Vì sao không nên ăn no nguoi cac nha su chau a tren dat my cha pháp sư huyền trang nhan cach thang bang Giáo