Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường được thết đãi các món đặc sản đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp.

Thơm mùi cốm dẹp Khơ-me

Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường  được thết đãi các món đặc sản  đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp. 

Tập quán của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long là cư trú ở nông thôn, trên những giồng đất cao. Phần lớn bà con Khơ-me chuyên sống bằng nghề nông, chủ yếu là sản xuất lúa gạo, hoa màu, đánh bắt thủy hải sản. Vì vậy các món đặc sản  của người Khơ-me nói chung và cốm dẹp nói riêng đều  là sản phẩm kết tinh nền nông nghiệp lúa nước.

Ngọt ngào cốm dẹp.
Ngọt ngào cốm dẹp.

Không phải loại lúa nào cũng có thể dùng để  làm cốm dẹp. Người ta chọn loại hạt lúa nếp hạt dài, dẻo, thơm, vừa  đỏ đuôi. Theo đồng bào, chỉ loại nếp đảm bảo tiêu chuẩn trên mới tạo ra món cốm dẹp có mùi thơm, vị ngọt vừa dân dã, vừa mang cả tinh túy của đất trời.

Những hạt nếp mới bắt đầu chín được gặt về, phơi khô rồi bỏ vỏ. Nếp cần  ngâm trong vòng 24 giờ cho nở. Sau vớt nếp ra, vo thật sạch và để cho ráo nước trước khi tiếp tục rang nóng trong nồi đất.  Người rang nếp phải giữ lửa cho đều, không được để lửa quá già, khi thấy hạt nếp vừa giòn là cho vào cối quết. Công đoạn quết quyết định độ dẻo ngon của cốm. Thường bỏ một lượng ít nếp vào cối bồng, loại cối làm bằng gỗ mít có lòng hẹp và sâu. Một người cầm chiếc chày lớn quết mạnh. Người khác một tay cầm chiếc chày nhỏ quết, tay kia cầm thanh tre nạy để cốm không dính vào thành cối.

file_uploadbanhtetchualuocap43649.jpg

Cốm mới quết ăn liền rất giòn và dẻo. Cách điệu hơn người Khơ- me  còn phối hợp cốm  với dừa nạo và đường cát trắng vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng nhưng  màu sắc trông bắt mắt và hương vị sẽ thơm ngon hơn. 

Muốn để dành hoặc làm quà cho người phương xa dùng lá chuối gói cốm đã quết như đòn bánh tét đem nấu hay hấp. Nhiều du khách tỏ ra khá thích thú khi được cầm trên tay những đòn bánh cốm dẹp vừa ngon, vừa lạ.

Trước đây, cốm dẹp chỉ xuất hiện trong dịp lễ cúng cổ truyền. Nhưng ngày nay một số hộ gia đình nặng duyên với cốm dẹp đã chế biến món này quanh năm. Có thể nói, cốm dẹp là một  khía cạnh đặc biệt trong nền  văn hóa ẩm thực đồng bào Khơ- me.

Thanh Ly  (Lao Động)


Về Menu

Thơm mùi cốm dẹp Khơ me

thọ đến rồi qua Vì sao càng có tuổi cân nặng lại giả viec Ä đừng nên tham vọng xoay chuyển người đời người là cuộc hành trình có đi Tác dụng không ngờ của vỏ hoa quả Đức Phật đối với quan hệ anh em Làm thế nào để ngăn ngừa chứng đau Táo tàu vị thuốc quý Buffet chay 30 món tặng 1 phần cho Làm gì để nâng cao hiệu quả của hóa Đừng làm vong nhân chờ xá cần chuẩn bị gì trước lúc lâm Bất ổn tinh thần làm tăng nguy cơ bệnh nuoc lòng từ bi và vấn đề công lý Tuyệt Ç Bi trí Quan Âm trong kinh Pháp hoa và kinh Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở gặp được phật là một phước duyên phật lam the nao de ven toan le nghia Phụ nữ cũng có nguy cơ tim mạch tương Người vi Hoi 10 điều tuổi trẻ thường lãng phí Ăn nhiều rau củ quả để sống lâu gieo y nghia le via duc phat a di da Leo Đường cũng độc hại như thuốc lá Tóm Hoa Daisy chÒ cùng chiêm nghiệm những lời dạy sau Chất xơ ngăn ngừa huyết áp cao Giảm một nửa nguy cơ suy tim nhờ thay Caffeine làm tăng nguy cơ sẩy Củ hành và những công dụng tuyệt vời biết yêu là đau nhưng sao vẫn cố Nghiện chụp ảnh tự sướng có Những mẹo vặt để nấu khoai tây ngon SÃ c Đi bộ ít hay nhiều đều tốt cho sức những điều nên biết về tam tai và cúng dao duc va van hoa tu Khổ qua có nhiều công dụng tốt