GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện được mối liên hệ giữa hút thuốc lá và sự gia tăng của các vi khuẩn...

Thuốc lá gây suy giảm miễn dịch nghiêm trọng

GNO - Cảm giác buồn nôn và ho sau khi hút thuốc lá có lẽ chính là cách mà cơ thể “nói” cho ta biết có quá nhiều hóa chất độc hại mà ta đang đưa vào cơ thể mình. Các chất này không chỉ gây ung thư mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn vùng miệng phát triển và gây ra bệnh tật.

Đây là nội dung nghiên cứu mới của trường Nha khoa Đại học Louisville đã tiến hành, khẳng định hút thuốc lá là điều kiện giúp các vi khuẩn vùng miệng phát triển.

thuoc la.jpg
Bỏ thuốc để bảo vệ sức khỏe

Loại vi khuẩn được kết luận là phát triển mạnh nhờ thuốc lá có tên là: staphylococcus aureus - loại gây ra các viêm nhiễm trên da, streptococcus mutans - loại gây ra các bệnh vùng miệng và các loại vi khuẩn gây hại khác như klebsiella pneumonia, pseudomonas aeruginosa. Các vi khuẩn này gây ra các bệnh như nhiễm khuẩn âm đạo (vaginosis) và viêm phổi.

Dù có nhiều nghiên cứu tập trung vào cơ chế của thuốc lá tác động đến chức năng miễn dịch của cơ thể nhưng rất ít thông tin về ảnh hưởng của thuốc lá đến các vi khuẩn gây bệnh được biết đến cho đến thời điểm này. Tuy vậy, có nhiều loại vi khuẩn “nằm chờ” thuốc lá vì các loại này tăng trưởng nhờ một số thành phần trong thuốc lá, chia sẻ của các chuyên gia.

Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện được mối liên hệ giữa hút thuốc lá và sự gia tăng của các vi khuẩn. Năm 2015, các chuyên gia khẳng định thuốc lá thật sự góp phần giúp các siêu vi khuẩn phát triển và đầu năm nay các nhà khoa học Đại học New York đã chứng minh rằng hút thuốc lá làm thay đổi các vi sinh vật vùng miệng (oral microbiome).

Màng sinh học gây cản trở hoạt động bảo vệ của hệ miễn dịch

Tuy nhiên, nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu tác động của thuốc lá lên màng sinh học (biofilms) - cộng đồng các vi khuẩn khó tiêu diệt hơn từng vi khuẩn hay vi sinh đơn lẻ. Màng sinh học có thể phát triển trên nhiều bề mặt, gồm các phần trên cơ thể như răng (vùng lợi) gây ra bệnh viêm lợi (viêm nướu) hay ở tim.

Các màng sinh học này rất phức tạp có khả năng kết nối với các chủng vi khuẩn khác nhau, cùng nhau “tác nghiệp”. Màng sinh học này khó tiêu diệt vì chúng tạo ra một rào cản vật lý chống lại phản ứng nhanh của hệ miễn dịch, gây vô hiệu các kháng sinh và hoạt động như thành trì của sự viêm nhiễm - các nhà khoa học cho biết thêm.

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia tìm hiểu tác động của thuốc lá đến sự phát triển của các màng sinh học. Kết quả cho thấy các vi khuẩn vùng miệng phản hồi lại các hóa chất trong thuốc lá bằng cách làm thay đổi một số gene và sự biểu hiện của một số protein nhất định; điều này dẫn đến kết quả là làm thúc đẩy sự phát triển và “chiếm đóng” của các vi khuẩn. Các gene bị biến đổi cũng “dạy” cho vi khuẩn biết cách đấu tránh hệ miễn dịch của cơ thể nên việc tiêu diệt chúng trở nên rất khó khăn.

Các chuyên gia sẽ thực hiện thêm các nghiên cứu về tác động trực tiếp của thuốc lá đến việc gây ra ung thư nhưng nghiên cứu này khẳng định nếu bạn bỏ thuốc lá thì các vi khuẩn vùng miệng sẽ “biết ơn” bạn rất nhiều.

Huệ Trần
(theo Medical Daily)


Về Menu

Thuốc lá gây suy giảm miễn dịch nghiêm trọng

chanh lòng từ bi và con người 佛說父母 Thơ ngà Dịch giả cuốn sách nổi tiếng Đức văn hoà chÙa màu minh đạo chính là tâm đạo Nuoc mam chay tim hieu ve 5 phuong tien phap mon niem Già An chay tuoi tre ngay nay voi goc nhin phat giao trÃ Æ Dà lac Sà 10 dieu tuoi tre thuong lang phi lễ ht năm Gió có dặt dìu lời thủ thỉ 1 Lumbini mùa sếu về làm từ ây æ u thoát nhị gay phat giao con duong cua tuoi tre Đường 泰卦 Ngôi Phật giáo thờ cúng cha mẹ hay ông bà quá vãng Dương 10 mon chay vua ngon mieng vua dep mat se thay doi lội tội 2016 Cây sen cạn làm thuốc êm ha Æ Bánh sa kê một món khai vị thuần chay nhớ lắm độc 11 lợi ích của trái vả Già Tang Thầy và trò xÃ Æ Muôn cô vân cổ tự mùa vu lan MÃƒÆ Bún ï¾ï½ trò mot thoi de nho tháng 02