(New Delhi, Ấn Độ) : Y học Tây Tạng, một di sản 2000 năm về phương pháp điều trị bằng thảo dược và bằng tâm lý ra đời từ các tự viện tọa lạc ở vùng có độ cao so với mặt nước biển. Một nữ bác sĩ tiêu biểu ở Delhi cho biết Y học Tây Tạng đưa ra cách chữa trị các chứng bệnh ung thư và bệnh thiếu máu do sống nơi vùng biển (thalassaemia), nhưng nó vẫn chưa được chính phủ Ấn Độ công nhận.

	Thuốc Tây Tạng có thể trị lành bệnh ung thư

Thuốc Tây Tạng có thể trị lành bệnh ung thư

(New Delhi, Ấn Độ) : Y học Tây Tạng, một di sản 2000 năm về phương pháp điều trị bằng thảo dược và bằng tâm lý ra đời từ các tự viện tọa lạc ở vùng có độ cao so với mặt nước biển. Một nữ bác sĩ tiêu biểu ở Delhi cho biết Y học Tây Tạng đưa ra cách chữa trị các chứng bệnh ung thư và bệnh thiếu máu do sống nơi vùng biển (thalassaemia), nhưng nó vẫn chưa được chính phủ Ấn Độ công nhận.

 Tsewang Dolkar Khongkar, nữ bác sĩ người Tây Tạng thổ lộ:“Phương thức chữa bệnh của Tây Tạng có thể góp phần đáng kể vào việc làm thuyên giảm sự khổ đau. Nếu được chính phủ Ấn Độ công nhận, các sinh viên có thể tiến hành nghiên cứu nó ”.

Bác sĩ Dolkar Khongkar hành nghề y Tây Tạng trong bệnh viện từ năm 1981. Cô là chuyên gia trị các chứng bệnh ung thư cho các bệnh nhân đến từ khắp Ấn Độ, Châu Âu và Hoa Kỳ. Cô được tặng Bằng chứng nhận Bharat Nirman (Bharat Nirman Affiliation Certiticate) vì nghề nghiệp của cô.

Bác sĩ Dolkar Khongkar nói: “Hệ thống y học Tây Tạng tiến triển giống như các phương pháp điều trị của Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp, và Ba Tư, nơi đã biến các phương pháp bào chế thuốc bí truyền (sacred texts hoặc "pharmacopia") thành hệ thống sản xuất theo dây chuyền công nghiệp, và biến kiến giải của Phật giáo về các phương pháp chữa trị bằng thảo dược thành một nghành tri thức riêng.”

Vị nữ bác sĩ nhỏ người làm việc trong bệnh viện ở thành phố Mumbai cho biết: “Hệ thống Y học Tây Tạng hoạt động dựa trên các nguyên lý tương tự như hệ thống y học dân tộc của Ấn Độ (Indian ayurvedic system of medicine) vốn nhắm vào mục tiêu duy trì sự cân bằng giữa không khí, lục phủ ngũ tạng và nghiệp của con người.” Cách trị bệnh của y học Tây Tạng là phương pháp phối hợp giữa phân tích mạch đập, phân tích nước tiểu, sự thay đổi chế độ ăn kiêng, chiêm tinh, cách kê đơn thuốc, và hồ sơ bệnh lý với nhau, giống như khoa châm cứu.

Thuốc Tây Tạng là nghề gia truyền của gia đình Dolkar Khongkar. Bác sĩ Dolkar Khongkar là con gái của nữ bác sĩ đầu tiên của Tây Tạng, bác sĩ Lobsang Dolma Khongkar, người đã hành nghề y Tây Tạng chính thống tại Dalhousie, tiểu bang Himachal Pradesh và sau đó hành nghề ở thành phố . Bác sĩ Dolkar thổ lộ: “Cả cha và mẹ tôi đều là thầy thuốc, hầu hết các phương pháp trị bệnh tôi học từ mẹ tôi. Tôi cùng với mẹ tôi đã leo lên các dốc cao đi đến Chamba ở bang Himachal Pradesh mỗi năm để nhận dạng và sưu tầm các loài thảo dược mà chúng tôi bào chế tại nhà.” Trong lúc mẫu thân và phụ thân của vị nữ bác sĩ này học khoa chiêm tinh và nghề thuốc từ các vị lạt-ma (rinpoches) trong các tu viện thì bác sĩ Dolkar Khongkar đi học tại Trường Y Tây Tạng ở Dharamsala sau khi cô học xong về các loài thảo dược cơ bản tại nhà.

Bác sĩ Dolkar Khongkar nói: “Các bác sĩ Tây Tạng hiện nay không nhất thiết phải biết về chiêm tinh học. nhưng nó rất quan trọng vì sự vận động của các sao có ảnh hưởng đến sự thay đổi mạch đập trong cơ thể con người.” Bác sĩ Dolkar Khongkar nổi tiếng vì cách điều trị bệnh ung thư của cô. Bệnh nhân từ các địa phương: Punjab, Ahmedabad, Uttarakhand, thậm chí từ Mumbai lũ lượt kéo đến phòng mạch của cô ở phía nam thủ đô Delhi mỗi sáng. “Tôi không khuyến khích các bệnh nhân của tôi sống ở nước ngoài phải đi đến Ấn Độ. Họ chỉ cần gửi cho tôi hồ sơ bệnh lý của họ và nói chuyện với tôi qua điện thoại là tôi có thể gửi thuốc đến cho họ,” bác sĩ Khongkar nói.

Bác sĩ Khongkar bào chế thuốc tại nhà và ở Dharamsala, nơi chị gái cô cũng là bác sĩ đang quản lý phòng mạch của mẹ cô.

Bác sĩ Khongkar cho biết: “60% bệnh nhân của tôi đau khổ vì bệnh ung thư. Thuốc Tây Tạng mang đến cho họ niềm hy vọng. Tôi coi một bệnh nhân bị ung thư cơ quan nào đó, sau khi trải qua phương pháp điều trị của Tây Tạng, đã lành bệnh nếu bệnh ung thư không còn tái phát trong 3 năm, và hiện nay tôi tăng khoảng cách ấy lên trên 10 năm để điều trị các bệnh nhân ung thư.”

Theo vị bác sĩ này, mỗi cơ quan trong cơ thể con người đòi hỏi các loại thảo dược khác nhau vì các yếu tố của mỗi cơ quan con người khác nhau. Bác sĩ Khongkar cho biết: “Bào chế thuốc rất khó. Các loài thảo dược chỉ có thể tìm thấy ở tiểu bang Himachal Pradesh và vài bài thuốc đòi hỏi hơn 18 loài thảo dược. Mỗi thảo dược phải là tinh khiết và có sắc thái tốt. Chỉ một ít thay đổi có thể làm biến đổi chất lượng thuốc. Khí hậu thay đổi cũng ảnh hưởng đến chất lượng của các loài thảo dược. Tuy nhiên, có rất ít điều kiện thuận lợi dành cho việc nghiên cứu và dành cho các nguồn tài nguyên hiếm ấy. Tôi ước nền y học của chúng tôi có được vị trí tương tự như nền y học dân tộc của Ấn Độ (ayurveda).”

Thích Minh Trí biên dịch theo IANS  


Về Menu

Thuốc Tây Tạng có thể trị lành bệnh ung thư

lam tho ung rung tuổi chớm già nhìn lại một quãng ngoi nha hoa nang 13 ly do vi sao ban khong thanh cong nhà văn leo tolstoy và đạo phật Thủ bố Đạo cha oi chi nam phut nua thoi Những bất hợp lý trong nội dung bản giai nghiệp niệm sứ xuân TT Huế Tảo tháp Tổ sư Liễu Quán cùng ha tinh thong bao ve khoa tu mua he nam 2015 Khổ qua kho nấm đông thờ Mẹ tưởng nhớ ni trưởng thích nữ diệu ngoc quy trong hoa sen 18 loi phat day ve tinh yeu dang suy ngam mÙc chua bao loc em la ai hanh phuc va phuoc duc trong thien quan chùa thiên ấn tho dia Kính cÃÆn su truyen thua ni gioi dac phap trong lich su phat đạo tràng trong phật giáo và công tác 8 Các thực phẩm phụ nữ đang cho con bú trì Blogger và mẹ chenh venh ghep lai nåç phat 10 dấu hiệu cảnh báo ung thư không nên hà tĩnh thông báo về khóa tu mùa hè năm để lòng nhẹ nhàng bình an Thái Bình Đại đức Chánh thư ký PG Sốt trong thai kỳ làm tăng nguy cơ trẻ cua tiến トO Nhờ thờ Phật mà thoát khổ la prajnatara tu sanakavasa