GNO - Đại lão HT.Thích Thiện Chơn, Thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

	Tiểu sử Đại lão HT.Thích Thiện Chơn

Tiểu sử Đại lão HT.Thích Thiện Chơn

Đại lão HT.Thích Thiện Chơn
Thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam
 Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM
Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN quận 8
Nguyên Phó đại diện Phật giáo quận 8
Viện chủ chùa Giác Linh, quận 8

cao pho HT Thien Chon.jpg
Cố Đại lão HT.Thích Thiện Chơn

I- Thân thế:

Hòa thượng Thích Thiện Chơn, thế danh Đỗ Văn Thiệt, sinh năm Mậu Thìn 1928 tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Hòa thượng sinh ra trong một gia đình nông dân nho phong gia giáo, thân phụ là cụ ông Phạm Văn Tức, thân mẫu là cụ bà Đỗ Thị Cân. Ngài là người con thứ 3 trong gia đình có 4 anh chị em. Cuộc sống quanh năm chỉ gắn bó với ruộng vườn, nhàn nhã, giữ gìn đạo lý nho phong là trên hết.

II- Xuất gia - tu học:

Năm 1940, với tuổi đời vừa tròn 12, sau khi đã học xong cấp tiểu học, cha và mẹ lại qua đời trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc, Hòa thượng được sự giáo dưỡng của bà nội trong khuôn phép nho phong, vì nhà gần chùa lại có duyên lành với Phật pháp nên ngài thường xuyên đến chùa Giác Nguyên (xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) làm công quả.

Năm 1948, Phật duyên hội đủ, Hòa thượng đã phát tâm xuất gia tu học với Đại lão Hòa thượng Thượng THIỆN Hạ NGƯƠN, húy Hồng Thuộc, dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40.

Năm 1950, do ảnh hưởng chiến tranh, tình hình an ninh tại Chùa Giác Nguyên bất ổn, Hòa thượng được bổn sư cho về tu học tại tổ đình Linh Sơn (xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An).

Ngày 8 tháng 11 năm 1951, sau khi hoàn thành thế học, Hòa thượng tham cầu Hán học, tập hạnh xuất gia, giử gìn oai nghi tế hạnh, hàng ngày tinh cần lễ Phật hồng danh, ngài được bổn sư cho thọ Sa-di giới tại chùa Long An, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Từ năm 1952-1964, ngoài việc tinh  chuyên Hán học, Hòa thượng được các bậc thượng tôn danh đức tại tổ đình Linh Sơn như Đức Trưởng lão Hòa thượng Thượng Thiện Hạ Lợi truyền trao pháp sự khoa nghi và pháp học xuất trần. Ngày tháng dần trôi, nhật nguyệt hằng đắp đổi, Giáo pháp được đượm nhuần trong tâm thức, ý thức việc sanh tử vô thường, Hòa thượng bắt đầu chuyên tâm mật niệm Thánh hiệu A Di Đà và trì Đại Bi chú.

Năm 1965, giới luật tri tường, đạo tâm tăng trưởng, phẩm hạnh viên dung, Hòa thượng được bổn sư cho đăng đàn thọ Cụ túc giới tại trường hương tổ đình Phụng Sơn, quận 11, TP.Hồ Chí Minh vào ngày 15 tháng 5 năm 1965, kể từ đó được dự vào hàng Tăng bảo, xứng đáng là bậc Chúng Trung Tôn dòng họ Thích.  Suốt thời gian này, ngoài mật niệm chuyên tu, ứng dụng pháp sự khoa nghi trong thời khóa hàng ngày, Hòa thượng quyết tâm nỗ lực tham học cổ ngữ Hán văn với chí nguyện dịch kinh, viết sách phổ hóa quần sanh.

Năm 1966, sư huynh đang trụ trì chùa Giác Linh là Thượng tọa Thích Thiện Minh viên tịch, tông phong pháp phái xét thấy giới đức của Hòa thượng được vẹn toàn, xứng danh là bậc “đống lương” cho Phật pháp hậu lai, nên đồng tâm cung cử Hòa thượng về đảm trách ngôi vị trụ trì chùa Giác Linh đến năm 2010.

Với công hạnh lợi tha của Hòa thượng đã không ngừng đóng góp giúp cho đơn vị Phật giáo quận nhà càng thêm ổn định và phát triển vững mạnh trong lòng Giáo hội; năm 1993, tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III, Ngài được tấn phong vào hàng giáo phẩm Hòa thượng thông qua Giáo chỉ tấn phong được chuẩn y vào ngày 07 tháng 11 năm 1992.

Năm 2005, mặc dù tuổi hạc dâng cao, thân tứ đại dần dà mỏi mệt, nhưng với tâm nguyện “trụ Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng”, điểm tô Giáo pháp Phật-đà, làm cho ngôi Tam bảo tại thế gian càng thêm trang nghiêm và hưng thịnh. Sau khi được quyết định của Ban Thường trực Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh chuẩn y về việc hợp thức hóa trụ trì chùa Giác Linh vào ngày 25 tháng 10 năm 2005, Hòa thượng khởi công tái thiết đại trùng tu ngôi già lam thánh địa Giác Linh tự, trải qua suốt 3 năm không nản chí sờn lòng, chan hòa cùng nắng táp mưa chan, ngày đêm không mệt mỏi, không sợ gian lao, chẳng nề khó nhọc, cuối cùng công trình tái thiết trùng tu được thành tựu viên mãn qua công đức viên dung của Hòa thượng và hàng ngàn Phật tử hảo tâm cùng chung tay góp sức.

Năm 2011, với tuổi đời “bát niên thập ngoạt tứ tuần” nhưng chí nguyện “truyền trì đạo mạch, tục diệm truyền đăng, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức” của ngài vẫn luôn rực sáng như vì sao Bắc đẩu, tâm nguyện trang nghiêm ngôi Tam bảo Giác Linh tự được thành tựu viên mãn, Hòa thượng đã truyền trao ngôi vị trụ trì cho Đại đức Thích Thiện Trí, người trưởng tử tài đức vẹn toàn của Ngài. Tứ chúng môn nhơn và môn hạ của tông phong đều nhứt dạ chí thành đê đầu đảnh lễ suy tôn Ngài vào ngôi vị viện chủ cho đến ngày viên tịch.

III- Thời kỳ hành đạo

1. Đối với Giáo hội

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Hòa thượng là một trong những thành viên tích cực trong Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước liên quận 7 và 8 cùng với các bậc danh tăng thạc đức như cố Hòa thượng Thích Đạt Hảo - viện chủ chùa Pháp Quang, cố Hòa thượng Thích Từ Bạch - viện chủ chùa An Phú, cố Hòa thựợng Thích Tắc Thành - viện chủ chùa Đông Phước, cố Hòa thựợng Thích Hồng Nhơn - viện chủ chùa Từ Thoàn, cố Hòa thượng Thích Hồng Năng - Thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Mãi đến tháng 11 năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thống nhất vẹn toàn, Hòa thượng được bổ nhiệm làm Phó đại diện Phật giáo quận 8 từ năm 1982-1988, sau đó cung cử vào hàng Chứng minh, cố vấn cho Ban Đại diện Phật giáo tại quận nhà cho đến ngày viên tịch.

Ngày 26 tháng 9 năm 2012, tại Đại hội đại biểu Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh kỳ VII (2012-2017), Hòa thượng được suy cử vào hàng Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 23 tháng 11  năm 2012, tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII nhiệm kỳ 2012-2017, Hòa thượng được suy tôn vào Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam với cương vị thành viên cho đến ngày xả báo an tường thu thần viên tịch.

2. Đối với Tăng-Ni, Phật tử

Dưới sự hướng dẫn tu học của Hòa thượng, Tăng chúng ngày càng nhiếp tâm tinh tấn, Phật tử đến chùa tụng kinh và thực tập giáo lý ngày càng nhiều, Giác Linh Tự – ngôi Chùa nhỏ bé nằm trong hang cùng ngõ cụt ngày càng rạng rỡ trong lòng nhân dân tại địa phương qua các phong trào từ thiện, phục vụ Đông y làm cho những người dân vùng sâu, vùng xa có được miếng cơm manh áo đắp đổi qua ngày, những người mắc bệnh nan y dần dần thân tâm an lạc.

Mỗi năm đến mùa An cư kiết hạ, mặc dù cảnh chùa rất đơn chiếc, nhưng Hòa thượng đều tham gia tu học, đóng góp công sức, tịnh tài, tịnh vật vào hạ trường. Từ trước năm 1975, Hòa thượng đã từng nhập chúng tu học tại các hạ trường: Chùa Long An, Q.1; chùa Huỳnh Kim, Q.Gò Vấp; tổ đình Long Thạnh, Q.Bình Tân; tổ đình Giác Lâm, Q.Tân Bình; đặc biệt với tổ đình An Phú tại quận nhà, Hòa thượng đã tham gia liên tục từ năm 1992-2011, chùa Liên Hoa, Thường Quang, Q.8 từ năm 2012-2013. Với cương vị Chánh chúng, Phó na, Chánh na, Thiền chủ, Chủ hương của các hạ trường nêu trên, Hòa thượng luôn nêu cao tinh thần “lục hòa cộng trụ”, hòa mình với chúng an cư trong các thời khóa thường nhật và động viên, sách tấn các Tăng Ni trẻ hãy tinh tấn thúc liễm thân tâm trau dồi Tam vô lậu học trong ba tháng an cư để giới đức được trang nghiêm, thân tâm thường thanh tịnh.

Trong suốt cuộc đời tu tập, phụng sự cho Đạo pháp, làm lợi lạc quần sanh, dù ở cương vị nào, Hòa thượng cũng luôn luôn thể hiện tâm đức của người con Phật, hành trì Giới Định Tuệ, chú tâm tỉnh giác, phụng sự trang nghiêm Tam bảo. Thường nhật, Hòa thượng rất cẩn ngôn, nếu phải nói thì ngài chỉ dạy bảo những Phật sự cần làm. Với hơi thở chánh niệm và nụ cười an nhiên của Hòa thượng làm cho các mối quan hệ giao tiếp trở nên gần gũi, thân thiện. Tăng Ni, Phật tử luôn kính ngưỡng nếp sống phẩm hạnh của ngài. Đôi lúc, Hòa thượng kiên định lập trường, thầm lặng tư duy, tìm những phương pháp thích nghi, góp ý, dạy bảo làm cho Tăng chúng hài hòa nhiếp tâm tu học, Phật tử quy hướng tam Tôn phù trì Tam bảo.

Với chí nguyện xuất trần thượng sĩ, đạo tâm trác thế, đạo hạnh viên dung, giới đức sáng ngời, pháp học-pháp hành luôn tinh chuyên song vận, trú dạ lục thời, Hòa thượng luôn tinh cần lễ Phật qua Vạn Phật hồng danh, đi-đứng-nằm-ngồi luôn nhiếp tâm niệm Phật và trì Đại bi chú; song song, Ngài thường ưu tư lo lắng cho “mạng mạch Phật pháp” trong thời kỳ âm thịnh dương suy. Vì thế, năm 2007, mặc dù tuổi cao sức yếu, nhưng với tâm nguyện “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”, Hòa thượng đã tổ chức lớp giáo lý gia giáo tại chùa vào mỗi tối thứ Bảy hàng tuần, mong sao Phật tử hiểu được giáo lý Phật-đà để ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày không rơi vào tà kiến mà có được chánh kiến chiếu soi.

3. Đối với Nhà nước

Hòa thượng luôn là một công dân ưu tú, tích cực tham gia các phong trào đoàn thể làm lợi đạo ích đời do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ và chính quyền địa phương phát động.

4. Công tác từ thiện xã hội

Sau ngày nước nhà độc lập (30-4-1975), Hòa thượng đã tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào từ thiện xã hội, công tác quần chúng xóa đói giảm nghèo, xây nhà tình nghĩa, tình thương … Trong thời kỳ tuổi cao, sức yếu, mặc dù thân tứ đại đã lâm vào trọng bệnh theo định luật vô thường nhưng tâm trí ngài vẫn minh mẫn, thường dạy bảo hàng môn nhân đệ tử phải sống và noi theo những công hạnh mà ngài đã làm.

Hòa thượng không ngừng cố vấn, chỉ đạo cho Đại đức Thích Thiện Trí thực hiện các chuyến ủy lạo từ thiện giúp cho dân nghèo còn đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất tại các vùng sâu, vùng xa hay các trại phong, làng mù, v.v… có được “một miếng khi đói bằng một gói khi no” để nỗi khổ trong cuộc sống từng ngày càng được vơi đi. Hòa thượng thường xuyên phát quà ủy lạo cho dân và Phật tử nghèo tại địa phương trong các ngày lễ hội của Phật giáo và Nhà nước, luôn vận động người dân sống có đạo đức, văn hóa nhằm góp phần mang lại trật tự an toàn xã hội, đem lại nếp sống kỷ cương từng căn phố, trở thành khu phố trọng điểm văn hóa mới, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Để ghi nhận và trân trọng những công đức cao quý mà Hòa thượng đã đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc xuyên suốt 66 năm dấn thân phụng sự, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và Giáo hội Phật giáo cấp thành phố; chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và Giáo hội Phật giáo tại quận nhà đã tặng Hòa thượng nhiều Bằng khen, Giấy khen, Bằng tuyên dương công đức và Bằng công đức. Điển hình như: Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM; Bằng tuyên dương công đức của Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Bằng tuyên dương công đức của Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, và nhiều bằng khen, giấy khen, tuyên dương công đức khác nữa qua các nhiệm kỳ hoạt động Phật sự.

IV- Thời kỳ viên tịch

Sinh trụ dị diệt, thành trụ hoại không là chân lý thường hằng của các pháp hữu vi. Gần 6 tháng cuối đời, thân tứ đại của Hòa thượng bị bệnh duyên chi phối; khi bệnh duyên càng tăng, Hòa thượng càng nhiếp phục các khổ thọ, làm chủ thân và tâm, không sợ hãi bệnh tật và cái chết. Mỗi ngày, Hòa thượng vẫn thường lắng nghe lời kinh tiếng kệ, trú dạ lục thời, tay luôn lần chuỗi niệm Phật, trì Đại bi chú, chánh niệm tỉnh giác trước sự mòn mỏi của huyễn thân ngũ uẩn vô thường.

Thế rồi, thời khắc linh thiêng lại đến, sanh thân đã tận, mọi việc đã thành, công đức hóa duyên viên mãn, ngài đã an nhiên thâu thần viên tịch tại chùa Giác Linh vào lúc 1 giờ 10 phút, ngày 16 tháng 10 năm 2013 (nhằm 12 tháng 9 năm Quý Tỵ). Trụ thế 86 năm, trải qua 66 mùa an cư kiết hạ. Công đức tu hành, giới hạnh thanh cao, phụng sự Phật pháp với tâm vô ngã và lòng vị tha, sự nhập diệt của Hòa thượng đã để lại trong tâm của chư tôn đức pháp lữ, môn đồ tứ chúng, Tăng Ni, Phật tử khắp nơi với niềm kính thương vô hạn.

Ban Tang lễ cung cấp


Về Menu

Tiểu sử Đại lão HT.Thích Thiện Chơn

bon muoi chin nam xin dung quen sau bau cu tai my Thần tài vài suy nghĩ về hiếu trong đạo nho và vet thuong tinh thuc trinh cong son nhung loi khuyen can thiet de co duoc hon nhan Tiểu sử HT Thích Giác Hải loại Ni trưởng Trí Hải Một đóa sen ngát đầu vasubandhu Lại bàn về danh hiệu Bồ tát Quan Thế chua bongeun chon binh yen cho tam hon Hai món chay cho ngày rằm bài học ý nghĩa từ những việc trong tu nga Trái bần chua một thuở dại khờ hậu çŠ Tết tu hành chớ nên bắt chước vì ta là Giải mã việc phụ nữ cao nên ăn nhiều hang Sám hối Cuối thu đi thưởng trà ở Tâm trà quán vẫn thảnh Chè bưởi mát lành chua dong Theo gió Tết về Nằm kalachakra 17 cau noi dang gia ngan vang giup ban binh an An chay phan 7 pham ve tam phap cu 33 đã Chùa Thừa Ân Khánh Hòa Giỗ Tổ khai sơn chùa Bửu luâ n loi Bức đại thế chí bồ tát học phật thu c thay da cho con thay phep mau tu aryasimha thích thiện thuận ngược dòng sử việt Những lời chưa nói với ba sử hơn 100 bạn trẻ phát nguyện quy y tam Phật giáo hon 100 ban tre phat nguyen quy y tam bao tai khoa nß 2 bài thơ nguyện và đạo nhiệm