Trong cuộc sống, gặp được bạn hiền, bạn tốt là một điều thật hiếm quý, giống như được ăn đào tiên trên trời, ngàn năm mới ra quả một lần Bởi gặp được bạn hiền là chúng ta được thân cận bậc thiện tri thức, được mở tung cánh cửa tâm hồn đón nhận làn gió tr
Tình bạn dưới góc nhìn Phật giáo

Trong cuộc sống, gặp được bạn hiền, bạn tốt là một điều thật hiếm quý, giống như được ăn đào tiên trên trời, ngàn năm mới ra quả một lần. Bởi gặp được bạn hiền là chúng ta được thân cận bậc thiện tri thức, được mở tung cánh cửa tâm hồn đón nhận làn gió trong lành, mát dịu của chân trời tri thức mới, như được “tắm nước ao sen trước chùa”, cảm giác rất khoan khoái, dễ chịu

Mỗi người trong chúng ta, từ khi sinh ra cho đến khi mất đi, nếu là người may mắn đều sẽ có rất nhiều cơ hội nhận được những tình cảm tốt đẹp ở cuộc đời. Trong đó không thể không nhắc đến tình cha mẹ mênh mông, cao vời, tình thầy sâu nặng, dạy dỗ ta nên người, hay tình yêu lứa đôi thơ mộng, đẹp tựa những đóa hồng. Bên cạnh những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp ấy có một tình cảm rất đỗi bình dị và cao quý nhưng đôi khi vì quá quen thuộc, gần gũi mà chúng ta không nhận ra, đó là: tình bạn.

Đối với mỗi người, có được tiền tài, địa vị, sự nghiệp trong xã hội đã là một điều khó, nhưng để tìm được cho mình một người bạn tri kỉ có thể sẻ chia bao điều trong cuộc sống lại càng khó hơn. Ca dao có câu:

“Ra đi vừa gặp bạn hiền,

Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời.

Ra đi vừa gặp bạn quen,

Cũng bằng tắm nước ao sen trước chùa”


Trong cuộc sống, gặp được bạn hiền, bạn tốt là một điều thật hiếm quý, giống như được ăn đào tiên trên trời, ngàn năm mới ra quả một lần. Bởi gặp được bạn hiền là chúng ta được thân cận bậc thiện tri thức, được mở tung cánh cửa tâm hồn đón nhận làn gió trong lành, mát dịu của chân trời tri thức mới, như được “tắm nước ao sen trước chùa”, cảm giác rất khoan khoái, dễ chịu.

Còn nhà Phật quan niệm, gặp được thiện tri thức là chúng ta phải gieo nhân duyên phước báu từ nhiều đời kiếp trước. Vậy thế nào là một tình bạn chân chính, và làm thế nào để chúng ta có thể tìm thấy người bạn đúng nghĩa. Trong kinh Hiền Nhân, đức Phật có nói về bốn cách kết bạn, đó là: kết bạn như hoa, kết bạn như cân, kết bạn như núi và kết bạn như đất. Thử tìm hiểu bốn cách kết bạn trên để rút ra những bài học bổ ích cho mình.

Thứ nhất là “kết bạn như hoa”. Đó là kiểu tình bạn chạy theo vật chất, lợi dụng lẫn nhau. Khi giàu sang thì tìm mọi cách để làm quen dựa dẫm, khi nghèo khó thì bỏ mặc như người xa lạ. Như đức Phật đã nói: “Khi một bông hoa còn tươi tốt thì giắt trên đầu nâng niu yêu quý, còn khô héo rồi thì vứt bỏ đi”.

Tình bạn như thế thì không thể bền lâu. Vì vậy kinh Hiền Nhân cũng đã dạy: “Ở đời, có thịnh ắt có suy, có hợp ắt có tan, lành dữ vô thường, họa phúc đều do mình tự chuốc lấy. Kết bạn mà không bền chắc thì không nên thân”. 

Thứ hai là “kết bạn như cân”. Cân là vật dùng để đo lường. Kết bạn như cân là kiểu tình bạn đòi hỏi phải qua lại. Như đặc tính của cân, để vật nặng thì gục đầu xuống, vật nhẹ thì vổng đầu lên, cũng vậy, tình bạn này khi có qua lại thì cung kính nhau, không qua lại thì khi dễ nhau. 

Cả hai cách kết bạn này, chúng ta thấy rõ đều thiếu nhân thiếu nghĩa, đều không bền lâu. Vì vậy, chúng ta không nên kết bạn như hoa, như cân.

Thứ ba là “kết bạn như núi”. Núi là nơi có dồi dào nguồn thức ăn, nơi chim muông đến tụ hội, nương tựa để sinh sống và nhờ đó làm cho sự sống thêm đa dạng và phong phú hơn. Kết bạn như núi cũng được hiểu như thế, là tình bạn san sẻ, bồi đắp, bổ khuyết cho nhau. Khi giàu sang thì giúp đỡ lẫn nhau, khi nghèo khó thì cùng nhau vượt qua. Ví như một sinh viên đi học xa nhà, hàng tháng phải nhận tiền trợ cấp của gia đình để trang trải việc học cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Chẳng may một khi nào đó vì gia đình khó khăn hoặc phải đóng học phí, bạn phải chịu cảnh cơm tương mì gói hay nhịn đói, hoặc trường hợp xấu hơn nữa là mất chỗ trọ. Những lúc này nếu có người nào đó đến giúp đỡ bạn với tâm chân thành, vui vẻ thì cả hai đều được lợi ích riêng, người nhận giúp đỡ sẽ có được sự ấm cúng của tình bạn, có thể vượt qua những khó khăn để tiếp tục việc học, còn người giúp đỡ thì trong lòng sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc và an lạc vì đã làm được một việc tốt. 

Cuối cùng là “kết bạn như đất”. Nhắc đến “đất” chúng ta sẽ liên tưởng đến một đức tính rất cần thiết đối với mỗi con người, đó là nhẫn nhịn. Vì sao đất được ví với hạnh nhẫn nhịn? Vì khi chúng ta đổ xuống đất những thứ dơ uế, bất tịnh, đất đều âm thầm chấp nhận và chịu đựng mà không một lời oán thán. Chúng ta hãy học hạnh nhẫn nhịn này của đất. 

Mặt khác, đất là nơi dung chứa sự sống, vì tất cả vạn vật trên trái đất này đều dựa vào đất mà sinh trưởng và phát triển. Tình bạn của Đinh Thị Bích Đào và Đặng Hồng Thủy đã được đăng trên báo Phụ Nữ là một điển hình. Bạn Thủy lúc nhỏ không may bị sốt rét ác tính nên sau đó bị liệt cả hai chân.

Đến tuổi đi học, vì nhà nghèo không có tiền mua xe lăn cho Thủy đến trường, nên Đào là một người bạn thân đã tình nguyện cõng bạn mình đến trường trên quãng đường bốn cây số suốt chín năm trời. Đào đã cho chúng ta thấy một tình bạn thật cao cả, một ý chí phi thường, dám hy sinh bản thân, nhẫn nhịn chịu đựng, không quản ngại khó khăn cực nhọc để giúp đỡ bạn trong học tập cũng như sinh hoạt. Vì thế, đức Phật đã ví những tình bạn thiêng liêng, cao quý với đặc tính của đất, luôn kiên trì, nhẫn nại, âm thầm giúp đỡ, ủng hộ mà không bao giờ than phiền, hối tiếc.

Qua hai cách kết bạn trên, chúng ta thấy rằng tình bạn chân chính là tình bạn luôn có sự chân thành, biết động viên, khuyến khích, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ mà không vì một mục đích riêng tư nào khác, biết đồng cam cộng khổ, ngọt bùi gian khó có nhau. Ví như khi chúng ta giàu sang mà bạn còn đang nghèo khó thì chúng ta sẽ tạo điều kiện cho bạn mình vươn lên, hay những lúc bạn có nỗi khổ niềm đau thì chúng ta hãy là người tháo gỡ, động viên, chia sẻ. 

Manzoni có câu nói: “Một trong những hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời là tình bạn và một trong những hạnh phúc lớn nhất của tình bạn là có người để gửi gắm một bí mật, một tâm sự”. Người bạn chân chính là người không chỉ đến khi bạn vui, lúc bạn thành công mà là người không bỏ bạn khi bạn gặp chuyện buồn, lúc bạn lâm nguy hay thất bại. Là người biết khích lệ, động viên khi bạn đang vươn lên, biết mừng vui khi bạn hạnh phúc, biết bật khóc sẻ chia khi bạn đau buồn, biết tìm đến khi bạn cô đơn. Là người mà dù không gặp nhưng bạn luôn thấy ấm lòng mỗi khi nghĩ đến.

Người bạn chân chính thì chẳng bao giờ ngần ngại khi phải nói ra sự thật, luôn luôn thẳng thắn nhưng sẽ không làm cho bạn bị tổn thương. Và người bạn chân chính sẽ luôn luôn ngự trị trong trái tim bạn.

Ông bà ta có câu: “Lấy lửa thử vàng”, còn chúng ta có thể lấy lúc gian nan, khó khăn để tìm cho mình một tình bạn chân chính. Như ngạn ngữ nước ngoài cũng đã nói: “Trong giàu sang bạn bè biết ta, trong gian nan ta hiểu bạn bè”. Chính trong những lúc khó khăn, hoạn nạn ta mới có thể nhận ra đâu là tình bạn chung thuỷ, đích thực, có thể giúp ta vượt qua bao chông gai, thử thách. Không hạnh phúc nào mà không trải qua đắng cay, cũng vậy, “tình bạn thật sự” không thể tồn tại nếu không qua đào luyện trong gian nan, thử thách, nếu thiếu đi sự chân thành. Mỗi người chúng ta hãy giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp này, không bao giờ thay lòng đổi dạ. 

Vì vậy, chúng ta hãy tìm cho mình một tình bạn chân chính như lời Phật đã dạy, hãy lấy tâm trạng của bạn làm tâm trạng của mình, suy nghĩ của bạn làm suy nghĩ của mình, hành động việc làm của “bạn” làm hành động của chính mình… Hay hãy tự xem mình như chiếc chìa khóa và hãy mở cánh cửa vào tâm hồn bạn. Nếu làm được điều này, hai bên sẽ hiểu nhau hơn, đi đến cùng một quan điểm, một tư tưởng, một ý nghĩ.

Như tình bạn của Bá Nha và Tử Kỳ. Bá Nha là con nhà giàu, chơi đàn giỏi, còn Tử Kỳ tuy nghèo khó nhưng lại hiểu được tiếng đàn của Bá Nha, vì thế hai người chơi với nhau rất thân. Chẳng may Tử Kỳ mất sớm, biết được tin Bá Nha vô cùng buồn bã, từ quan về quê phụng dưỡng cha mẹ thay cho Tử Kỳ, sau đó đập vỡ cây đàn, không chơi nữa vì cho rằng ngoài Tử Kỳ không ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình. 

Hơn nữa khi tìm được cho mình một tình bạn chân chính, tình bạn ấy sẽ giúp chúng ta tu học được tiến bộ hơn, mọi niềm đau dường như cũng sẽ nhẹ nhàng hơn, những suy nghĩ cảm xúc dễ dàng được bày tỏ, những kế hoạch cho tương lai được sẻ chia, và những hy vọng ước mơ sẽ tìm thấy cho mình được sự cổ vũ cần thiết. Có như thế thì tình bạn này sẽ không còn là tình bạn bình thường nữa mà đã tạo nên một nhân cách lớn, một hình ảnh đẹp trong xã hội ngày nay.

Nhưng để nuôi dưỡng, xây dựng tình bạn, chúng ta không chỉ đòi hỏi những phẩm chất tốt đẹp từ bạn mình mà trước hết chính ta hãy luôn tu sửa, trau dồi phẩm hạnh để trở thành một người có nhân cách, xứng đáng là một người bạn tốt. Khi đó ta có thể sẽ là tấm gương cho bạn và giúp chính mình ngày một hoàn thiện hơn. Sẽ không có một tình bạn dài lâu nếu chúng ta không thể tha thứ cho nhau những lỗi lầm nho nhỏ.

Nếu đời người được ví như một bản trường ca, thì những người bạn tốt xung quanh ta là những nốt trầm bổng du dương để bản trường ca ấy ngày càng hay hơn, ý nghĩa hơn, góp thêm chút hương sắc giữa đời sống đầy ô trược của thế giới Ta-bà này. Nhân nào quả đó, gieo nhân ắt sẽ gặt quả, chúng ta sẽ gặt hái những bông hoa của niềm vui hạnh phúc nếu biết gieo những hạt giống chân thành, thủy chung của tình bạn. Qua những lời Phật dạy từ bốn cách kết bạn và sự nỗ lực sửa đổi của bản thân, hy vọng tất cả chúng ta sẽ sớm tìm được cho mình tình bạn chân chính.

Bài viết: "Tình bạn dưới góc nhìn Phật giáo"
 Tâm Lực - Vườn hoa Phật giáo


Về Menu

tình bạn dưới góc nhìn phật giáo tinh ban duoi goc nhin phat giao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tin tuc phat giao chua diem dien duy tue thi nghiep åº hoa anh đào và zen thân tặng tuổi trẻ tin giÃÆi do song buddhanandi bình an mười xin cho tôi được khóc doi tra de hai nguoi phát Tái sinh đau ba điều cần suy ngẫm trong cuộc sống O dong Phật giáo Học Tập Ä y nghia ve truc quan Mất ngủ huy hoàng lai テ Có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ long tu lễ 15 nhãƒæ đức ï¾ å tùy Su 5 tan o thai lan 5 cách giúp lấy lại tinh thần nhanh phÃÆt 1945 Giải mã việc phụ nữ cao nên ăn nhiều niệm phật sự lý viên dung tất được Lịch sử kết tập kinh luật lần thứ 12 loi khuyen ve cuoc song tu thien su se thay là giao