Chúng ta có thể sử dụng tương tự như với một hỏa tiển Đầu đạn thực sự giống như tuệ trí TUỆ Hỏa tiển thật sự cũng như thiền tập ĐỊNH , đấy là những gì thúc đẩy tuệ trí Giàn phóng cần phải thật vững vàng, giống như phẩm hạnh, nguyên tắc đạo đức đúng
Tinh thần tuệ giác Văn Thù Sư - Phần 4

Chúng ta có thể sử dụng tương tự như với một hỏa tiển. Đầu đạn thực sự giống như tuệ trí (TUỆ). Hỏa tiển thật sự cũng như thiền tập (ĐỊNH), đấy là những gì thúc đẩy tuệ trí. Giàn phóng cần phải thật vững vàng, giống như phẩm hạnh, nguyên tắc đạo đức đúng đắn (GIỚI). Đạo đức là nền tảng, căn bản.

Mục lục

Mười hai nhân duyên và viễn ly

Tâm giác ngộ (bodhicitta)

Tính không

Năng lực Văn Thù gia trì

Đối thoại với Đại sư Thánh Nghiêm (Sheng-yen)

--***--

PHẦN BỐN

NĂNG LỰC VĂN THÙ GIA TRÌ


Vấn đề chủ yếu của Những Thi Kệ Căn Bản Trung Đạo của Long Thọ là tính không. Ý nghĩa then chốt của tính không như chúng ta đã nói hôm qua là tính không trong những dạng thức duyên khởi. Trong những dòng kệ bổ ích của Long Thọ tôn xưng Đức Phật như một người thâm thúy về giáo lý duyên khởi với sự tinh thông vĩ đại. Do thế, Long Thọ tán dương Đức Phật như một vị Thầy vô song. Trong giáo huấn Đạo Phật về nguyên lý duyên khởi là rất quan trọng.

Trong Kinh Nhân Duyên (Pratityasamutpada Sutra) Đức Phật tuyên bố rằng bất cứ ai thấy được tính bản nhiên của duyên khởi là thấy Pháp bảo, thấy Như Lai, thấy Phật bảo. Chúng ta có thể thấu hiểu lời tuyên bố này rằng bất cứ ai thấy tính bản nhiên của duyên khởi sẽ lĩnh hội tính bản nhiên của Pháp bảo ở nhiều trình độ khác nhau. Thí dụ, khi chúng ta thông hiểu nguyên lý của duyên khởi trong dạng thức của nguyên nhân và hiệu quả, trong trường hợp này ý nghĩa về sự hiểu biết tính bản nhiên của Pháp bảo có thể được hiểu trong dạng thức ý nghĩa của luật nhân quả. Trên căn bản này chúng ta có thể xây dựng một nền tảng vững vàng cho một cung cách nguyên tắc đạo đức của đời sống và quan điểm đúng đắn này về luật nghiệp báo được nói là một cấp độ chính kiến của Pháp bảo, một quan điểm đúng đắn về Giáo Pháp.

Tuy nhiên, khi chúng ta tiếp nhận ý nghĩa của duyên khởi ở một trình độ cao cấp hơn thế nữa nơi mà chúng ta thấu hiểu duyên sinh không chỉ trong hình thức của nhân và quả mà cũng là phụ thuộc trong những dạng thức của việc mọi thứ là thế nào trong sự phân tích tối hậu phát khởi trong mối quan hệ đến sự liên hệ đa dạng phức tạp của tác động qua lại giữa tên gọi, nhãn hiệu, và v.v..., rồi thì cấp độ này của sự thấu hiểu về nhân duyên đưa chúng ta đến một sự thông hiểu về tính không một cách trực tiếp. Do vậy, sự nhận thức về tính bản nhiên của Giáo Pháp sẽ ở tại một trình độ sâu sắc hơn.

Như lai nghĩa là đã đến đi như thế[1]. Thể trạng Phật quả, nếu thấu hiểu trong lời lẽ của một tuyên bố nơi mà tất cả những phức tạp của nhận thức và tất cả những hình thức của nhị nguyên đã được tịch tĩnh trong một thể trạng thanh tịnh, một thể trạng hoàn toàn hòa bình và hỉ lạc, thế thì chúng ta có thể nói rằng Phật quả là một thể trạng đã đến đi như thế trong Pháp thân (Dharmakaya). Từ quan điểm này, Như lai có thể được hiểu trong dạng thức của Pháp thân, Thân thể chân thật, Thực tại Phật thân. Nếu chúng ta hiểu Như lai như đến hơn là đi thế thì Như lai được hiểu như Sắc thân (Rupakaya), hóa thân vật lý hay sự ứng thân từ nguồn gốc của Pháp thân. Thế thì Như lai hay Phật quả có thể được hiểu cả trong hình thức của Thân Thể Chân Thật và cũng trong dạng thức của Thân Thể Vật Lý.

Nguyên lý duyên sinh ở trình độ phổ thông là nền tảng căn bản của tất cả những trường phái của Phật giáo. Tuy nhiên nếu chúng ta thông hiểu nguyên lý duyên sinh ở trình độ vi tế trong những dạng thức của tính không thế thì nó là nền tảng của những trường phái tư tưởng Trung Đạo, Madhyamika. Một số người trong chúng ta có thể quen thuộc ở đây khi chúng tôi giới thiệu giáo huấn của Đức Phật tuyên bố rằng trong quan điểm triết học của nguyên lý duyên khởi là chìa khóa của giáo lý Đạo Phật và sự thực hành bất bạo động là cung cách thực hành của một hành giả Phật giáo.

Căn bản cho một việc tiếp nhận một cung cách cư xử hay một phương pháp tác động hổ tương với những người khác không phải bởi vì những người Phật tử nói rằng bởi sự tiến hành trong hành vi tổn hại, chúng ta đi ngược lại với ý muốn của Đức Phật. Mà căn bản là bởi vì mọi thứ là liên hệ hổ tương, mọi thứ hình thành như kết quả của nhân duyên, và vì nền tảng sự khát vọng của chúng ta là để tìm cầu hạnh phúc và xa tránh khổ đau, chúng ta nên tránh những nhân duyên đưa đến khổ đau. Chúng ta nên tiếp nhận những nhân duyên đưa đến hạnh phúc. Vì thế căn bản của nguyên lý duyên khởi cung cấp nhân tố căn bản đề tiếp nhận sự thực hành Phật giáo về bất bạo động và không tổn hại.

Nghi thức gia trì hay truyền lực mà chúng ta đang tiến hành hôm nay là của Văn Thù Sư Lợi bởi vì Văn Thù Sư Lợi được xem như là hiện thân của tuệ trí giác ngộ của chư Phật. Bằng sự tham dự trong nghi lễ và tiếp nhận sự gia truyền lực có thể tăng trưởng khả năng của chúng ta để phát sinh tuệ giác nội quán vào trong tính không và duyên sinh. Chúng tôi sẽ bắt đầu nghi lễ truyền lực bằng việc hướng dẫn nghi thức trên việc phát sinh tâm giác ngộ. Điều này sẽ giúp chúng ta tăng trưởng, và xác nhận một lần nữa chí nguyện của chúng ta đến sự hướng dẫn của Phật giáo về bất bạo động, không tổn hại và vị tha.

Chúng tôi nghĩ, có thể hoàn toàn lợi lạc nếu chúng tôi trao truyền Ưu Bà Tắc giới, những giới điều của hành giả cư sĩ. Dĩ nhiên có nhiều giới điều khác nhau. Giới điều hoàn toàn liên hệ đến tránh từ việc sát sinh, trộm cắp, tuyên bố dối trá về việc thực chứng tâm linh, việc dùng những chất say sưa, và tà dâm.

Chúng ta đã bàn luận hôm qua về ba rèn luyện cao cấp (tam vô lậu học: giới, định, tuệ). Sự rèn luyện cao độ trong đạo đức (GIỚI) một cách chính yếu được hướng đến việc hạn chế những sự thái quá của động cơ tiêu cực. Sự rèn luyện cao độ trong thiền quán (ĐỊNH) nhằm hướng đến cắt đứt những điều kiện nội tại cho những động cơ và vọng tưởng tiêu cực và v.v... Sự rèn luyện cao độ trong tuệ trí (TUỆ) là điều sẽ tiêu trừ những vọng tưởng ngay trong chính chúng. Khi chúng ta nói v ề những sự rèn luyện cao độ về tuệ trí, hình thức chính yếu của điều này là tuệ trí thực chứng tính không, đặc điểm của tuệ trí cũng có thể bao gồm tuệ giác nội quán vào trong tính vô thường tự nhiên của thực tại hay quán chiếu vào trong đặc tính không bản chất của tự ngã (vô tự tính). Những sự rèn luyện tuệ trí cao độ là những điều cắt đứt vọng tưởng một cách trực tiếp. Đấy là thuốc giải thật sự (đối trị thực tiển).

Chúng ta có thể sử dụng tương tự như với một hỏa tiển. Đầu đạn thực sự giống như tuệ trí (TUỆ). Hỏa tiển thật sự cũng như thiền tập (ĐỊNH), đấy là những gì thúc đẩy tuệ trí. Giàn phóng cần phải thật vững vàng, giống như phẩm hạnh, nguyên tắc đạo đức đúng đắn (GIỚI). Đạo đức là nền tảng, căn bản.

Trong sự áp dụng thực tiển chúng ta phải bắt đầu với đạo đức(GIỚI). Đây là bước đầu tiên. Trên căn bản của một nguyên tắc đạo đức đúng đắn, chúng ta có thể xây dựng nên thiền định(ĐỊNH), sự rèn luyện cao độ thứ hai. Mặc dù sự phát sinh thật sự và trau dồi tuệ trí (TUỆ) chính nó không phụ thuộc trên có việc có một tâm thức thiền định vững vàng, nhằm cho tuệ trí ấy được hoàn hảo và phát triển như một sự đối trị trực tiếp đến vọng tưởng, nhưng chúng ta cần nhân tố của một tâm thức thiền định vững vàng. Qua sự phối hợp của thiền tập và tuệ trí chúng ta có thể đạt đến điều được gọi là 'quán' hay tuệ minh sát (vipasyana). Điều này cho phép hành giả hướng trực tiếp tất cả sự chú ý của họ qua năng lực thiền tập.

Mặc dù chúng ta tiếp nhận quy y trong Phật bảo, Pháp bảo, và Tăng bảo, mà tất cả hình thành nên Tam bảo, đối tượng chính của sự quy y nên là Pháp bảo, Giáo Pháp của sự chấm dứt (diệt tận). Vì sự kết thúc thật sự của Pháp bảo là việc đình chỉ tất cả những điều tiêu cực, bằng sự tiếp nhận quy y một cách chủ yếu trong Pháp bảo, chúng ta thừa nhận hay ước nguyện rằng bằng việc tiếp nhận con đường của nguyên tắc đạo đức của cuộc sống, tối thiểu chúng ta đang dấn mình trên con đường để tiêu trừ tất cả những tiêu cực và tịnh hóa thân thể, lời nói, và tâm thức của chúng ta.

Những giới điều được trình bày là Năm giới, những điều mà chúng tôi đã nói phía trước. Quý vị nên xem Đức Phật như vị Thầy thật sự, một vị Thầy vĩ đại. Trong quá khứ Ngài cũng giống như chúng ta, một chúng sinh bình thường với tất cả những sự yếu kém của loài người. Nhưng qua một quá trình tiệm tiến của rèn luyện và tịnh hóa tâm thức mà Ngài đã trở nên giác ngộ hoàn toàn. Chúng ta nên đảnh lễ phủ phục trước Ngài với thệ nguyện tôn thờ Ngài như một lý tưởng mẫu mực và đi theo bước chân của Ngài.

Không như hai ngày trước đây mà trong ấy chúng ta đã tiến hành trong một loạt những bài giảng, hôm nay là một giáo huấn thật sự. Quý vị nên đảnh lễ đến chúng tôi, người đang ban bố giới pháp đến quý vị. Sự trì tụng thật sự sẽ được trình bày trong căn bản thể thức Phạn ngữ:

Buddham saranam gacchami (Con xin quy y Phật)

Dharmam saranam gacchami (Con xin quy y Pháp)

Sangham saranam gacchami (Con xin quy y Tăng)

Tại thời điểm này quý vị nên phát nguyện nhiệt thành về bất cứ tuyên hứa nào đang được trình bày. Những ai hoàn toàn khiếp sợ có thể tiếp nhận một giới duy nhất là tôi sẽ không giết người. Tối thiểu quý vị sẽ không phải vào tù! Khi tiếp nhận giới điều không giết hại mặc dù chính yếu nó liên hệ đến sát nhân, nhưng quý vị cũng tránh không sát sinh hại vật. Điều quan trọng cho những hành giả Phật giáo để có cảm nhận bản năng này rằng bất cứ khi nào chúng ta thấy một chúng sinh khác chúng ta nên suy nghĩ rằng tất cả chúng ta đều là những chúng sinh.

(Trì tụng bằng tiếng Phạn ba lần ba câu quy y trên)

Chúng ta nên thành tâm phát nguyện, "Giống như tất cả những Đại đạo sư của quá khứ, những vị A la hán, những vị Bồ tát,v.v... đã từng sống một cuộc đời với cung cách đạo đức kỷ luật (giới luật), vì thế tôi sẽ quán chiếu những giới điều và không vi phạm cho đến khi tôi chết". Chúng ta nên phát triển một cảm giác vững vàng khi phát thệ trong trái tim của chúng ta đến những giới điều mà chúng ta đã tiếp nhận. Điều quan trọng từ hôm nay về sau là chính niệm mà mỗi quý vị bây giờ là một cận sự Phật tử (upasaka), một hành giả cư sĩ. Nếu một con muỗi đang châm chích quý vị, phản ứng lập tức của quý vị không nên là giết hại nó, mà quý vị nên nhớ lại rằng quý vị là những hành giả cư sĩ.

Quan trọng là sự trau dồi chính niệm và tỉnh thức. Mặc dù trong đời sống bình thường hằng ngày chúng ta thật sử dụng một mức độ nội quán và chính niệm, nhưng một khi chúng ta đã tiếp nhận con đường Phật giáo rồi thì chúng ta áp dụng một cách thận trọng và ý thức về chính niệm và nội quán tự tâm. Qua cách này một khi sự áp dụng của chúng ta về những khả năng này trở nên phát triển hơn sau đó chúng ta đạt đến một điểm mà chúng ta có thể ngay cả duy trì sự tập trung nhất tâm bất loạn trên một đối tượng chọn lựa. Thời khắc tâm thức chúng ta bị xao lãng hay mất tập trung chúng ta lập tức tỉnh thức về sự tán loạn đang xãy ra. Điều ấy không chỉ qua sự phát triển hai khả năng này, chính niệm và nội quán, mà chúng ta cũng đạt đến nhất tâm bất loạn.

Một khi chúng ta đã trau dồi khả năng nhất tâm chúng ta sẽ đạt đến một điểm nơi mà khả năng tâm thức chúng ta và sự chú ý của chúng ta vô cùng mạnh mẽ mà chúng ta có thể hướng tất cả sự tỉnh thức của chúng ta đến một đối tượng duy nhất. Chúng ta có khả năng để thâm nhập vào chiều sâu tính chất tự nhiên của đối tượng chọn lựa. Một khi chúng ta có loại nhất tâm này và khi điều này được áp dụng đến sự thấu hiểu về tính không, thế thì chúng ta có thể đạt đến điều được gọi là sự phối hợp của tĩnh lặng bất biến (định) và tuệ giác nội quán (tuệ).

Nói một cách thông thường đạt đến nhất niệm tâm và cũng như sự phối hợp của tịch tĩnh bất biến (định) và tuệ giác nội quán (tuệ) không phải là đặc thù của con đường Đạo Phật. Đấy là một kỷ năng và thực tập thông thường trong nhiều truyền thống tôn giáo Ấn Độ cổ đại. Thí dụ trong những trường phái không Phật giáo họ cũng có sự thảo luận một cách rộng rãi về những cấp độ của định an chỉ cũng như những thể trạng của những kinh nghiệm về những cõi Vô Sắc Giới. Những gì phân biệt thiền tập Phật giáo là thiền quán trên tính không nơi mà có một sự phối hợp của tịch tĩnh bất biến và tuệ giác nội quán. Đây là loại phối hợp cả nguyên nhân để đạt đến thể trạng giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi và giác ngộ hoàn toàn của một vị Phật.

Nhằm để cho tuệ trí ấy trở thành nguyên nhân cho việc đạt đến toàn giác, nó cần được làm cho đầy đủ và hổ trợ bởi tâm giác ngộ, tâm đại bi hay tâm bồ đề (bodhicitta), tâm thức giác ngộ. Bây giờ chúng tôi sẽ hướng dẫn nghi thức cho việc phát sinh tâm giác ngộ.

Trước mặt quý vị hãy quán tưởng một vị Phật sống động bao quanh bởi những vị Đại Bồ tát như Văn Thù Sư Lợi và Di Lặc cũng như những đại đạo sư Ấn Độ như Long Thọ và Vô Trước. Vì truyền thừa của chúng tôi từ Phật giáo Tây Tạng, chúng ta nên quán tưởng đại đạo sư Tây Tạng trong quá khứ và cũng như quý vị ở đây trong cộng đồng người Hoa, chúng ta nên quán tưởng những đại đạo sư trong truyền thống Trung Hoa. Tưởng tượng chính mình đoanh vây bởi tất cả những chúng sinh. Tập trung trên chư Phật, Bồ tát, và những đại đạo sư trau dồi niềm tin mạnh mẽ trong các ngài cùng quy ngưỡng những phẩm chất từ ái và bi mẫn của các ngài. Cũng phát triển niềm tin trong ý nghĩa khát vọng tìm cầu thể trạng giác ngộ mà các đã đạt đến cho chính mình và tất cả chúng sinh. Phát sinh niềm tin trong ý nghĩa tin chắc chân lý con đường của các ngài và tính bản nhiên giác ngộ của các ngài. Rồi thì tập trung trên chính mình và những chúng sinh chung quang mình, trau dồi một cảm giác mạnh mẽ về từ ái và bi mẫn, ân cần đối với họ. Với những cảm giác mạnh mẽ này cả trong niềm tin ở chư Phật, Bồ tát và những đạo sư cùng với từ ái và bi mẫn cho tất cả chúng sinh, chúng ta tiến hành bảy điều thực tập.

Bảy điều thực tập liên hệ đến việc tịnh hóa những bất thiện nghiệp và tích lũy công đức tạo nên những điều kiện nhân duyên đúng đắn. Tịnh hóa những nghiệp tiêu cực một cách căn bản có nghĩa là vượt thắng những chướng ngại.

Bây giờ chúng ta trì tụng ba đoạn kệ dựa vào sự phát sinh tâm cho giác ngộ. Câu thứ nhất nói đến việc quy y Tam bảo. Ở đây sự khác biệt là chúng ta không chỉ quy y Phật, Pháp, Tăng nhưng đúng hơn cung cách mà chúng ta đang quy y là hoàn toàn khác. Chúng ta quy y ở đây là Pháp bảo không phải "ở ngoài kia" mà đúng hơn là Giáo Pháp tiềm năng, là điều mà chúng ta có thể thân chứng bên trong chúng ta. Qua sự nhận thức về Giáo Pháp ấy bên trong chúng ta sau đấy chúng ta trở thành Tăng bảo rồi thì sự toàn thiện tối thượng của Tăng bảo là Phật quả. Khi chúng ta quy y Phật, Pháp và Tăng trong phạm vi ở đây, chúng ta đang quy y những thể trạng liên hệ tương lai của chúng ta về Phật, Pháp và Tăng mà đấy là một thể trạng lý tưởng mà chúng ta đang ngưỡng vọng để đạt đến.

Đoạn thứ hai nói đến việc phát sinh tâm giác ngộ. Bất cứ điều gì ở đây trong hội chúng này, trong sự hiện diện của chư Phật và Bồ tát, bằng việc cầu xin sự chứng giám trên sự kiện trọng đại này, chúng ta sẽ phát sinh tâm niệm cho sự tỉnh thức toàn diện vì lợi ích của toàn chúng sinh.

Đoạn thứ ba là hồi hướng, một sự cầu nguyện ngưỡng vọng mà đấy là những dòng hâm mộ của tôi, cội nguồn to lớn nhất trong sự truyền cảm hứng cho tôi. Khi chúng ta lập lại ba đoạn này, hãy cảm nhận rằng bằng sự quy y Tam bảo tôi bây giờ sẽ phát sinh trong tâm cho sự tỉnh thức toàn diện vì lợi ích của toàn thể chúng sinh. Nguyện cho tâm niệm giác ngộ phát khởi trong tôi.

Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sinh

Con sẽ luôn luôn quy y

Trong Phật, Pháp và Tăng,

Cho đến khi con đạt được giác ngộ hoàn toàn

Được làm cho nhiệt tình hăng hái bởi tuệ trí và từ bi,

Hôm nay trong sự hiện diện của chư Phật

Con phát sinh tâm cho sự tĩnh thức hoàn toàn

Vì lợi ích của tất cả chúng sinh

Cho đến khi nào không gian còn hiện hữu

Cho đến lúc nào chúng sin còn hiện diện

Nguyện cho con cũng hiện hữu

Và xua tan những khổ đau của thế gian.

Nếu có thể chúng ta nên làm một sự tuyên thệ vững chắc rằng "con sẽ không bao giờ từ bỏ tâm can trường dõng mãnh này mà con đã phát nguyện hôm nay." Tôi trì tụng điều này như một vận dụng rất quan trọng tác động của nó, như một bộ phận trong sự thực hành hằng ngày của tôi vào buổi sáng. Tôi cũng cảm thấy rằng điều này có một ảnh hưởng trong tư tưởng và tâm thức của tôi.

Tại thời điểm này chúng tôi sẽ giải thích về ý nghĩa lời cầu nguyện tuyệt diệu trong kinh tụng của Phật tử Trung Hoa. Câu đầu tiên là, "Nguyện cho con có thể tiêu trừ ba loại thuốc độc của tâm thức" (Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não). Chúng ta đã từng thảo luận về ba loại độc dược này của tâm thức trong những ngày qua. Điều này liên hệ đến si mê, thù hận và sự dính mắc cực đoan. Tất cả những điều này và sự dẫn xuất của chúng là kẻ thù thật sự mà đã tạo nên biết bao khổ sở khốn cùng cho chính chúng ta và kẻ khác. Chúng ta phát lời cầu nguyện quyết tâm thoát khỏi ba loại độc tố này.

Câu thứ hai là, "Nguyện cho tuệ trí toàn thiện phát sinh trong con" (Nguyện đắc trí tuệ chơn minh liễu). Điều này cho thấy rằng chỉ đơn giản cầu nguyện để chúng ta có thể tiêu trừ tất cả những độc tố trong tâm thức là không đủ. Ngay cả nếu chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai hợp lực lại các Ngài cũng không thể hóa giải tất cả những độc hại trong tâm thức chúng ta. Mà chỉ bằng sự phát sinh ánh sáng của tuệ trí sâu sắc vào trong tính tự nhiên căn bản của thực tại mà chúng ta có thể xua tan bóng tối đã được tạo nên bởi những độc tố từ bên trong của tâm thức. Do vậy, trong dòng thứ hai chúng ta cầu nguyện rằng xin cho tuệ trí toàn hảo phát sinh trong tâm thức chúng ta.

Dòng thứ ba nói, "Nguyện cho con có thể vượt thắng mọi chướng ngại," (Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ). Vấn đề ở đây là thực hiện một yêu cầu rằng xin cho tất cả những chướng ngại cản trở chúng ta đạt được ánh sáng của tuệ trí để chiến thắng vì thế quang minh của tuệ trí có thể soi chiếu trong tâm thức. Chúng ta có thể nói đây là ba dòng cầu nguyện phổ thông của Thinh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát thừa.

Dòng thứ tư đọc là, "Nguyện cho con có thể dấn thân mãi mãi trong những hành vi của Bồ tát," (Thế thế thường hành Bồ tát đạo). Dòng thứ tư này là một lời nguyện cầu đặc biệt, thái độ đặc trưng đến những hành giả của con đường Bồ tát. Điều này cũng nhấn mạnh rằng những lời nguyện cầu trong ba dòng trước là không chỉ được động viên đơn giản bởi nguyện ước của riêng một người được giải thoát mà thôi nhưng cũng là vì lợi ích của toàn thể chúng sinh.

Cốt yếu của việc phát sinh tâm giác ngộ - tâm đại bi – tâm bồ đề là cho tất cả chúng ta trau dồi tư tưởng làm cho nó trở thành một bộ phận trong đời sống của chúng ta, điều quan trọng nhất là lòng nhiệt thành và để hướng dẫn một cung cách của đời sống, một cung cách không tiêu cực hay không tổn hại đến những người chung quanh chúng ta. Một khi chúng ta đã có phẩm chất căn bản nhiệt tâm này rồi thì trên tất cả của điều này là chúng ta phải nên thông minh, thông tuệ, thiện xảo và thiện nghệ một cách tuyệt hảo nhất mà mình có thể.

Điều tiếp theo là nghi thức Văn Thù Sư Lợi gia trì. Đây là giáo huấn Kim Cương thừa, một giáo thuyết của mật thừa tantra. Nhằm để thực hành những giáo huấn tantra chúng ta phải được truyền pháp quán đỉnh khai tâm vào trong sự thực hành. Trong hội chúng đạo tràng ở đây nếu có những người chưa từng tiếp nhận một lễ truyền pháp hay khai tâm quán đỉnh trước đây thế thì quý vị không nên quán tưởng vào trong bổn tôn Văn Thù Sư Lợi. Tốt hơn là quý vị nên quán tưởng Văn Thù Sư Lợi trên mão mũ trên đỉnh đầu của quý vị.

Điều gì là đặc trưng của sự tiếp cận Kim Cương thừa? Trước đây chúng ta nói về điều quan trọng thiết yếu của việc trau dồi sự phối hợp của tịch tĩnh bất biến (chỉ) và tuệ giác nội quán (quán) tập trung trên tính không. Trong giáo huấn Kim Cương thừa có một chuỗi thực tập đặc trưng mà nó làm cho chúng ta có thể đạt đến sự hợp nhất này với với nhiều tác động hơn và nhanh hơn. Cũng thế chúng ta nói về Hai Thân của Đức Phật, Phật thân thực tại (Pháp thân – Dharmakaya) và Phật thân sắc tướng (Sắc thân – Rupakaya). Pháp thân được nói là để đại diện cho tự thụ dụng đầy đủ và Sắc thân được nói là để biểu hiện cho sự viên mãn lợi ích của người khác. Giống như thể trạng của Phật quả là sự kết hợp của hai biến hóa thân, một cách tương tự có hai không gian chính yếu hay hai phương diện đến con đường, mà những phương diện đáp ứng cho sự đạt đến thể trạng quả chứng. Những điều này liên hệ đến những sự thực tập về tính không [2], mà chúng liên hệ đến Pháp thân (Dharmakaya) và những sự thực hành phương tiện thiện xảo[3], liên hệ đến Sắc thân (Rupakaya).

Căn bản của giáo huấn và sự thực hành Đại thừa là sự kết hợp của hai điều này, tuệ trí của tính không và phương thiện xảo của tâm giác ngộ (bodhicitta). Trong những sự thực hành và giáo huấn kinh điển hiển giáo phổ thông sự phối hợp của hai điều này, phương pháp và tuệ trí, thể hiện trong những dạng thức mà chúng ta củng cố và hổ trợ hay bổ xung thứ kia. Thí dụ tâm giác ngộ (bodhicitta) được sử dụng như một động lực mà sau đó sẽ tạo nên sự thúc đẩy cho sự phát sinh tuệ giác nội quán vào trong tính không. Sự thể chứng này về tính không được làm cho mạnh mẽ xa hơn và bổ xung bởi từ bi. Trong phạm vi kinh điển sự hợp nhất thường trong những dạng thức bổ xung hổ tương.

Nếu có một sự khả dĩ sáng tạo nên sự phối hợp phương tiện và tuệ trí trong một cách như thế rằng chúng trở nên hoàn toàn không thể tách rời hay không thể phân biệt thế thì một sự tiếp cận như thế đến con đường sẽ sâu sắc hơn và tác động hơn. Trong giáo huấn Kim Cương thừa là một con đường rất thậm thâm về sự hợp nhất những khía cạnh của tiến trình và tuệ trí của con đường. Chúng ta, trước tiên, thiền tập trên tính không và rồi thì sự thực chứng về tính không tự nó được hình dung hay biến thành một sự hóa thân vật lý hay một hình sắc của bổn tôn. Chúng ta tái tập trung chú tâm trở lại trên bổn tôn và nhận ra tính không của điều ấy. Sự phối hợp thậm thâm nhất xãy ra ở trình độ Tantra Yoga Tối thượng.

Nếu chúng ta có thể dấn thân trên con đường Kim Cương thừa trên căn bản của một sự thông hiểu rõ rệt về con đường mật thừa tantra, rồi thì nó có thể là thậm thâm và hiệu quả chân thật. Một số đạo sư trong quá khứ đã nhấn mạnh nhiều sự nổi bật của giáo huấn Kim Cương thừa bằng biểu tượng của chày kim cương và chuông linh (the varja and bell). Những người Tây Tạng nói rằng nếu chúng ta sử dụng những pháp khí này với một sự tỉnh thức trọn vẹn về ý nghĩa và với một sự thông hiểu trọn vẹn về con đường Kim Cương thừa, thế thì khi chúng ta lắc linh nó sẽ có một biểu tượng và ý nghĩa thậm thâm. Nhưng hành động đơn thuần của việc sử dụng linh không có bất cứ tác động sâu xa gì. Chúng ta có thể thấy ngay cả những con bò cũng có đeo chuông hay linh quanh cổ nó và làm nên những âm thinh ồn ào.

Lý do mà tôi chỉ ra điều này là đôi khi một cách bất hạnh người ta đổ xô đi vào thực hành Kim Cương thừa do bởi phương pháp mà trong ấy nó được tuyên dương như tốt nhất, cao nhất và nhanh chóng nhất, một cách vội vả hấp tấp trong việc tiếp nhận lễ quán đảnh mà không có sự nhận thức hoàn toàn về những gì liên hệ và những gì nổi bật chân thật. Thực tế có một hiểm họa mà người lắc chuông linh như con bò làm điều ấy. Điều này rất thật ngay cả đối với những người Phật tử Tây Tạng. Khi họ nghe có một lễ truyền pháp quán đảnh, mọi người đổ xô nhau đến với lòng nhiệt thành sâu đậm. Nhưng nếu người nào đấy nghe có một chương trình thuyết giảng xãy ra về Phật giáo thế rồi họ nói, "Ô, vâng, tốt..." Đôi khi tôi lợi dụng sự yếu kém này cho mục tiêu của tôi. Tôi tuyên bố rằng có một lễ truyền pháp quán đảnh Thời Luân (Kalachakra) và mọi người đổ xô tới. Tôi làm lễ Thời Luân (Kalachakra) cuối cùng và rất nhanh nhưng tôi đã dùng nhiều thời gian hơn để giải thích những yếu tố then chốt và một cái nhìn tổng quát về con đường Phật Pháp. Bằng cách ấy họ phải ngồi đấy và lắng nghe. Đây là phương tiện thiện xảo của tôi! Mặc dù tôi nghĩ là tôi thật là thông tuệ nhưng một số học trò thậm chí thông minh hơn. Họ tính toán kỷ lưỡng và đến nơi đúng vào chỉ ngay ngày truyền pháp quán đảnh Thời Luân (Kalachakra).

Quý vị phải tưởng tượng đạo sư trong hình tướng của bổn tôn Văn Thù Sư Lợi; màu cam cầm gươm bên tay phải, cầm một cành hoa sen với kinh điển trên đỉnh bên tay trái của Ngài. Đây là việc chúng ta phải quán tưởng đạo sư như thế nào. Trên mão của đạo sư Văn Thù Sư Lợi quán tưởng một Văn Thù màu trắng, tại cổ một Văn Thù màu đỏ và tại tim của Ngài là một Văn Thù màu xanh dương. Quán tưởng một vị trí có một mạn đà la hoàn chỉnh chuẩn bị với một hình tướng tương tự của Văn Thù Sư Lợi.

Trước nhất quý vị hãy thỉnh cầu đến đạo sư người mà quý vị đã quán tưởng trong hình tướng của bổn tôn Văn Thù Sư Lợi ban cho quý vị sự truyền trao năng lực và sự gia trì của Văn Thù Sư Lợi. Bây giờ, quý vị quán tưởng trước mặt quý vị tất cả chư Phật và Bồ tát với Văn Thù Sư Lợi ở trung tâm. Trong sự hiện diện của các ngài quý vị quy y Tam bảo và tiếp nhận những thệ nguyện Bồ tát phát tâm thề dấn thân trong những hành vi của Bồ tát.

Trong những thành viên của chúng hội những người đã từng tiếp nhận những sự trao truyền năng lực mật thừa tantra trong quá khứ, những người ấy có thể quán tưởng chính họ như Bổn tôn Văn Thù Sư Lợi như đã được diễn tả ở phần trước. Nếu quý vị tham dự tu tập thuyết giảng Kim Cương thừa lần đầu tiên thế thì nên quán tưởng Văn Thù Sư Lợi trên đỉnh đầu của quý vị. Tại thời điểm này mọi người phải cố gắng phản chiếu trên những gì một cách chính xác về đặc tính tự nhiên của tự ngã hay cái tôi. Chúng ta có những tư tưởng liên tục về "Tôi – ý thức", "Tôi là điều này" "Tôi là điều kia". Chúng ta nên phản chiếu về những gì thật sự là cái tự ngã này. Như chúng ta đã thảo luận hôm qua trong tư tưởng thông thường chúng ta thường khuynh hướng có một cảm giác về điều gì ấy gọi là tự ngã hay cái tôi mà với điều ấy toàn bộ tập họp (uẩn) thân thể và tinh thần quy tụ. Chúng ta có những tư tưởng như "Thân thể tôi", "Tâm thức tôi" hay "Cảm giác tôi" và v.v... Có một cảm giác như có một cái ngã,một cái tôi, tôi (a self, a me or an I,) mà nó tách biệt khỏi những tập họp uẩn thân thể và tinh thần thường nghiệm. Tuy thế, cùng lúc nếu chúng ta muốn tìm kiếm cho cái ngã này, làm như là riêng biệt khỏi tâm thức và thân thể, khái niệm bắt đầu tan rả.

Long Thọ đã tuyên bố trong Tràng Hoa Quý Báu (the Ratnavali) rằng con người không phải là những yếu tố đất, nước, lửa cũng không phải là gió tuy thế không có con người bên ngoài những yếu tố này. Ngài cũng nói rằng vì khái niệm con người hay tự ngã sinh khởi từ căn bản của một sự phối hợp của tất cả những yếu tố này, con người hay tự ngã không tồn tại với một thực tại độc lập hay thực tại cố hữu. Long Thọ tiếp tục nói rằng giống như con người hay tự ngã không thể tìm thấy bên trong hay riêng biệt khỏi những yếu tố cấu thành, tương tự những yếu tố con người chính nó nếu được đưa ra một sự phân tích thì một lần nữa lại là một phức hợp, không thể tìm thấy sở hữu bất cứ thực chất bên trong hay thực tại độc lập nào cả. Sự phân tích này có thể mở rộng ra toàn thể thế giới của những hiện tượng.

Những người đã được truyền pháp quán đảnh Kim Cương thừa trước đây bây giờ nên tưởng tượng rằng sự tỉnh thức thông hiểu tính không mà chúng ta vừa phát triển hòa tan vào tính không và hiện lên trong hình tướng chủng tự màu cam âm tiết DHIH.

Chữ DHIH

chữ này rồi thì biến thành bổn tôn Văn Thù Sư Lợi, màu cam cầm gươm trong tay phải và cành hoa với kinh điển trong tay trái. Những ai tiếp nhận lễ quán đảnh lần đầu tiên sau khi đã phản chiếu trên tự nhiên của tính không phải quán tưởng trên đỉnh Văn Thù Sư Lợi của quý vị.

Tại đỉnh Văn Thù Sư Lợi là một vị Bất Động Tôn (Akshobhya) màu xanh dương với một mặt và hai tay cầm chày kim cương. Đạo sư trong cùng hình tướng như Văn Thù Sư Lợi từ trong ánh sáng tim của Ngài phát ra và tiếp xúc trái tim của bổn tôn trong mạn đà la đã được quán tưởng ở trước mặt của quý vị. Từ trái tim của những bổn tôn trong mạn đà la tỏa ánh sáng trong tất cả mọi phương hướng và thu hút từ phía trong sự gia trì của tất cả chư Phật và Bồ tát trong mười phương. Những ánh sáng này trở lại trong hình tướng của Văn Thù Sư Lợi hòa tan trong quý vị qua những lỗ chân lông trong thân thể quý vị.

Tại trái tim quý vị quán tưởng chính quý vị như Văn Thù Sư Lợi, quán tưởng một bánh xe với bốn nan hoa, bánh xe tuệ trí. Tại trung tâm của bánh xe là âm tiết DHIH. Trên hai phía của DHIH trong trung tâm của bánh xe, bên phải là chữ AH và bên trái là chữ OM. Trên bốn nan hoa của bánh xe theo chiều kim đồng hồ từ phía trước quán tưỡng chữ RA, PA, TSA và NA. Bây giờ quý vị phải quán tưởng sự sinh khởi từ trái tim của đạo sư bản sao cùng hình tượng bánh xe tuệ trí với tất cả các chữ trên, hòa tan vào trong trái tim của quý vị. Qua cách quán tưởng này tiếp nhận sự gia trì của mật ngôn mantra và lời tuyên thuyết của Văn Thù. Lập lại sau tôi mật ngôn OM AH RA PA TSA NA DHIH.

Bên trong cổ họng của quý vị theo chiều ngang của âm tiết DHIH với đầu của nó hướng về lưng quý vị. Khi tất cả chúng ta trì niệm DHIH DHIH DHIH ... 108 lần trong một hơi thở, quý vị phải tưởng tượng nhiều chữ nhỏ DHIH nhỏ giọt từ chữ DHIH trong cổ họng quý vị và hấp thu bởi DHIH ở trái tim quý vị. Qua cách tưởng tượng này nó làm nhạy bén tâm thức quý vị và tăng trưởng năng lực trí nhớ của quý vị.

Quý vị phải thệ nguyện tiến hành sự trì tụng mật ngôn Văn Thù trong căn bản hằng ngày, nếu có thể là một chuỗi trường (108 hạt). Nếu quý vị không thể trì niệm cả một chuỗi thế thì trì tụng bảy hay hai mươi mốt trong căn bản hằng ngày cũng được. Lễ gia trì Văn Thù Sư Lợi đã xong. Tôi tiếp nhận sự truyền năng lực gia trì này từ giáo thọ của tôi là Tarthag Rinpoche và rồi sau này từ Trijang Rinpoche.
  --

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 30/07/2010

[1] Như lai giả vô sở tùng lai diệc vô sở khứ cố danh Như lai (kinh Kim Cương)

[2] Tuệ trí toàn thiện hay trí tuệ ba la mật

[3] Năm ba la mật đầu tức là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn và thiền định

Nguyên tác: The Spirit of Manjushri

Tác giả: His Holiness the Dalai Lama- New York, New York May 1998

Về Menu

tinh thần tuệ giác văn thù sư phần 4 tinh than tue giac van thu su phan 4 tin tuc phat giao hoc phat

chua dien tho お墓の設置移管修理ならいいお墓 七佛灭罪真言全文念诵 là phụ nữ tạm biệt thầy nhà giáo nhà văn võ khói 七五三 小山 rừng rung dai thu dan 放下凡夫心 故事 năm cũ Yêu lắm nét chữ của con năng Chùa Phú Thạnh Chùa Truông 持戒波羅蜜についての詳細な解説 ä å µå æ æ ngọc nhất thich nhập bodhgaya æˆ å šæ niem vui con do mười chuẩn mực đạo đức cơ bản và thien phat giao nói lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 15 Lợi ích của uống nước muối loãng 马鸣菩萨第二佛陀 ç å ä¹ nguoi duc hanh chuyến 佛教名词 như Thầy thừa giÃÆi sức khỏe Ï 願力的故事 羯朱嗢祇罗 佛教艺术展 法国 åƒäæœä½ Phật giáo cong duc bo thi ChÃƒÆ sinh Có cách nào làm chậm sự lão hóa da