Tổ đình Thiền Lâm nằm trên quốc lộ 27 cách thành phố Phan Rang Tháp Chàm 10 cây số
Tổ Đình Thiên Lâm

Tổ đình Thiền Lâm nằm trên quốc lộ 27 cách thành phố Phan Rang- Tháp Chàm 10 cây số.
Tổ đình Thiền Lâm nằm trên một địa thế lý tưởng, gắn liền với non nước hữu tình, phía Tây Bắc là ngọn núi Nga Sơn bao bọc hậu, phía Tây Nam là mặt tiền của chùa có con sông Dinh chạy dài về Biển đông, vị trí của chùa được xây dựng trên đồi Mai Qui. Tổ đình Thiền Lâm nằm trên quốc lộ 27 cách thành phố Phan Rang- Tháp Chàm 10 cây số. Khai sơn Tổ đình là Đức Tổ LIỄU MINH hiệu ĐỨC TẠNG đời thứ 37 thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông.

Theo một số nhà viết sử cho rằng, vào cuối Thế kỷ XVII, nhằm triều đại Tây Sơn năm thứ I, tức năm Kỷ Dậu (1789). Đức Tổ Liễu Minh theo phong trào di dân lập ấp của chúa Nguyễn, từ miền Trung vào Nam, trên bước đường vân du hóa đạo truyền bá Phật pháp. Ngang qua vùng đất Tháp Chàm, tại làng Ma Nương (nay gọi là thôn Đắc Nhơn), Tổ thấy phong cảnh hữu tình, đất đai phì nhiêu. Ngài đã dừng chân lưu lại lập thảo am tu hành, lấy tên là chùa Thiền Lâm, với mục đích gieo trồng hạt giống Bồ Đề, làm nền tảng đạo đức cho số lưu dân. Song hành với việc lập thảo am, Tổ còn ra sức khẩn hoang vùng đất có nhiều tiềm năng, Sau đó, Tổ đã đứng ra xây dựng đình thần Đắc Nhơn, nhằm phát huy bản sắc văn hóa truyền thống Lạc Việt cho vùng đất mới này. Từ đó, lưu dân các nơi qui tụ về đây làm ăn sinh sống.

Lúc ban đầu cả đình và chùa đều xoay mặt về hướng đông nhưng về sau đến thời kỳ Tây Sơn, chùa trùng tu xây cất bằng gạch ngói xoay về hướng nam cho đến bay giờ. Tổ đảm nhiệm công tác hoằng dương chánh pháp đã kiến tạo nên diện mạo Phật giáo Ninh Thuận lúc bấy giờ phát triển một cách thịnh hành, người dân khắp các vùng tìm về quy y tu học với Tổ. Đến năm Gia Long thứ 7 (1808), Ngài vận động tín đồ Phật tử khắp vùng đóng góp công đức, đúc Đại Hồng Chung và sau đó Ngài rời tổ đình tiếp tục đi sâu vào phía nam khuyến giáo.

Sau Tổ khai sơn – Liễu Minh, còn có các vị nối tiếp trù trì như : Tổ sư Khánh Sơn bảo hiệu Thiên Đồng; Tổ sư Bảo Hương bảo hiệu Tại Toại; Tổ sư Tế Xuân bảo hiệu An Thái; Tổ sư Tế Dương bảo hiệu Đức Thạnh; Tổ sư Tế Điền bảo hiệu Như Bổn; Tổ sư Đại Nhân bảo hiệu Từ Hàng; Tổ sư Hải Bình bảo hiệu Bảo Tạng; Tổ sư Quãng Huy bảo hiệu Từ Khánh; tổ sư Huệ Lâm bảo hiệu Dược Vương; Tổ sư Trừng Lâm bảo hiệu Chơn Hương; Tổ sư Tâm Đạt bảo hiệu Bảo Quang... Qua dòng lịch sử truyền thừa cho thấy, sau Tổ khai sơn (Liễu Minh – Đức Tạng) ở khoảng giữa năm Nhâm tý 1825, chùa Thiền Lâm đã đón nhận một bậc danh Tăng thạch trụ, đó là Thiền sư Hải Bình – Bảo Tạng, thuộc thế hệ 40 của dòng Thiền Lâm Tế. Tổ sư Hải Bình- Bảo Tạng là người thứ 7 chính thức thừa kế ngôi vị trù trì chùa Thiền Lâm và cũng chính Ngài cảm khái trước ngôi chùa đã đến giai đoạn hư hoại và xuống cấp, nên Tổ sư đã cho tái thiết đại trùng tu ngôi cổ tự Thiền Lâm lần thứ nhất vào năm 1854. ngoài việc trùng tu ra, Tổ sư còn khai sơn một số chùa ở các nơi như : chùa Linh Sơn ở núi Cà Đú – Ninh Thuận, chùa Trà Cang- Ninh Thuận, chùa Linh Sơn ở Vĩnh Hảo – Bình Thuận, chùa Cổ Thạch ở Tuy Phong – Bình Thuận và ngay cả chùa Bửu Long, Châu Viên và Ngọc Tuyền trên núi Kỳ Vân ở phía Nam vùng biển Long Hải, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đến năm 1930, sự truyền thừa gián đoạn, nên các vị hương hào chức sắc làng Đắc Nhơn phải cắt cử người trông coi chùa suốt 10 năm liền. Đến năm 1940, dân làng Đắc Nhơn được biết Hòa thượng Trí Thắng là một bậc danh Tăng đương thời, nên đã giao ngôi chùa Thiền Lâm cho Hòa thượng Trí Thắng quản lý và gìn giữ. Năm 1941, Hòa thượng đã trạch cử đệ tử ưu tú của mình là Hòa thượng Thích Huyền Tân đảm trách nhiệm vụ trù trì chùa Thiền Lâm.

Hòa thượng vốn là người am tường Phật pháp, lại là học trò tâm đắc của Quốc Sư Phước Huệ. Do vậy, sau khi nhận trù trì Ngài liền thực thi kế hoạch hoằng pháp của mình, bằng con đường giáo dục : Tiếp tăng độ chúng, đào tạo tăng tài.

Từ đó Tổ đình Thiền Lâm trở thành cơ sở giáo dục đầu tiên của Tỉnh. Những đệ tử của Ngài xuất thân từ Tổ đình Thiền Lâm có không ít là những bậc cao tăng, đức trí vẹn toàn, có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển Phật pháp và phục vụ dân tộc. Ngoài việc đào tạo tăng tài, Hòa thượng lại tiếp tục trùng tu ngôi Tam Bảo lần thứ hai vào những năm 1959 – 1962.

Thượng tọa Đỗng Hải tự Hạnh Chí húy Thị Đài đời thứ 42 thừa kế Tổ đình từ năm 1979 đến năm 1982 thì thị tịch thế thọ 63, tăng lạp 36. Hòa thượng Đỗng Minh được Hòa thượng Huyền Tân di chúc thừa kế đã họp cùng huynh đệ trong môn hạ đặc cách thượng tọa thích Đỗng Hoằng tự Hạnh Trì húy Thị Thừa đời thứ 42 thừa đương từ năm 1982 đến nay.

Toàn bộ khuôn viên kiến trúc là do Tổ Bảo Tạng xây dựng dựa trên kiểu chữ "Khẩu", bao gồm chánh điện, phương trượng, Đông và tây lang. Tất cả cấu trúc chủ yếu bằng gỗ toàn sơn, với các kết cấu vì kèo chắp nối cùng với hệ thống mái âm dương các đầu dao vuông hình chẻ tạo nên nét đặc trưng của cấu trúc và phong cách xây dựng các ngôi chùa tại vùng Ninh Thuận xưa. Với không gian thờ tự phần thờ chính trên chánh điện là tượng đúc Bổn Sư Độc Tôn, các tượng bằng đồng cổ xưa có giá trị rất lớn về mỹ thuật cũng như niên đại. Ở hậu Tổ, ngoài thờ các Chư vị Tổ khai sơn hoằng pháp tại tổ đình Thiền Lâm, nổi bật nhất với Long vị tổ Liễu Minh Đức Tạng được tạc bằng đá Non Nước với nét chạm khắc công phu. Hai bên tả hữu bàn thờ Tổ là phần thờ tiên linh thiện tín quá cố. Hậu điện đông tây lang là phòng khách cùng với phòng Tăng và trai đường tạo thành một quần thể khép kính đúng với kết cấu của một ngôi già lam thanh tịnh.

Tổ đình Thiền Lâm được xem như là cổ tự đầu tiên có mặt tại vùng đất Ninh Thuận, do công khai sáng của Tổ cũng như khẩn hoang vùng đất Đồng Mé, Liễu Minh Đức Tạng, Tổ được xem là sơ Tổ đầu tiên có công hoằng truyền giáo pháp tại vùng đất Ninh Thuận, Ma Nương, Phước Thiện ... Một ngôi sao sáng trên nền trời đạo Phật nữa là Tổ Hải Bình Bảo Tạng, vị chân tu thạc đức cũng đã dừng chân và kiến tạo cho đại già lam Thiền Lâm thêm phần trang nghiêm, huy hòang xứng đáng là nơi hoằng truyền giáo pháp của tỉnh, cũng như là nơi thường xuyên lui đến lễ bái của lưu dân khẩn hoang. Đến những năm thập niên 40, Hòa Thượng Huyền Tân, bậc thức giả danh tiếng cùng với giới đức thanh cao đã từng giữ chức vụ giám viện Phật học Liễu Quán từ năm 1968 đến năm 1975 và nhiều công tác Phật sự lớn lao khác, đã góp nhiều công sức làm cho Tổ đình Thiền Lâm xứng đáng là ngôi Tổ đình có công lớn trong việc hoằng khai đạo pháp tại tỉnh Ninh Thuận.

Thiết tưởng, công đức của Tổ khai sơn và truyền thừa của các Ngài quả thật sâu dầy, các Ngài không chỉ là người có công với Phật giáo mà còn có công với dân tộc. Nhờ công đức hoằng pháp của Ngài mà ngày nay Phật giáo tỉnh Ninh Thuận mới có hàng trăm ngôi Tự viện, hàng ngàn Tăng Ni và hàng vạn tín đồ Phật tử. Nhờ ngôi đình nhỏ bé thuở nào mà ngày nay có một làng Đắc Nhơn đông đúc, phồn vinh và rộng lớn. Nhờ hạt giống Bồ Đề của Ngài mà cộng đồng dân cư nhiều sắc tộc của tỉnh Ninh Thuận sống trong tinh thần hài hòa bao dung và tương trợ.
 

Về Menu

tổ đình thiên lâm to dinh thien lam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

trà vượn Mứt khế đậm vị xuân những món chay bổ dưỡng trong mùa vu lan Bà Đà Nẵng Tưởng niệm húy nhật cố bản chất của cầu nguyện luân nhat châm tuy hy TrÃƒÆ Bùi giáng Ăn chay xư Huê tranh phat giao qua cach nhin nghe thuat dao phat giao Nước gene chay chÃnh su ba cat tuong Nghe Mệt rồi ư Xin mời uống tách trà Nhan sắc ân LÃÅ cÃ Æ n kiến lam the nao de ven toan le nghia dấu chân voi chúa Chu Dai bi banh an chay chet khat ben canh dong song Con trẻ kể tội mẹ cau chuyen ve nguoi hung dang sau cuoc chien 10 dieu nhan nhu toi ban than luc doi mat voi moi khoi lam cuoc tinh buoc tam so hoa trái một cảnh chùa ba mau chuyen dao Hòa cư sĩ tu đạt トo Cỏ Lần ha tinh phật dạy 10 điểm vàng cho vợ chồng inh Tưởng niệm Ni trưởng Thích nữ Nhẫn Bánh chay kiểu Tây Ä Æ chùa mãn nguyệt CÃÆ