Minh Trí tôi trí tuệ cạn nông, phước mỏng nghiệp dày, biết thời mạt pháp là thế nhưng trong tim sao vẫn ngấn đôi dòng lệ, xót xa cho một đời tu hành, dày công vun đắp đạo pháp của chư Tổ xưa kia bị hậu học thời nay bôi nhọ, phá hủy lụy tàn
Trải lòng của một tu sĩ về tệ nạn coi "đi tu là một nghề"

.
Minh Trí là một kẻ tăng phàm phu, hiện đang trụ xứ ở miền Bắc - vùng đất được coi là đậm đà bản sắc văn hóa tín ngưỡng nhất Việt Nam, cảm thấy có nhiều điều dở khóc, dở cười. Hễ ai ra đường, mắt nhìn thấy mấy ông thầy tu đầu tròn áo nâu là trong đầu họ nghĩ: có đám ma, đám mới chết, hay có đám cúng kiếng nào đấy... nhìn chung họ chỉ biết rằng: Mấy vị thầy chùa là những người thầy cúng, chuyên phục vụ cái được gọi là "vấn đề tâm linh'' của gia đình họ, ít ai hiểu cho tường tận trách nhiệm và vai trò của tu sĩ Phật giáo là gì? Vô tình, gieo rắc trong tâm trí họ: ĐI TU LÀ MỘT NGHỀ!
 
Cũng không thể trách một phía được: Tín đồ phật tử thời nay tới chùa chiền với cái tâm không thật chân thành, chùa chiền vốn là một cái trường học của Tâm Hồn, nơi ấy cất giữ "nếp sống bao đời của Tổ tông'', các vị sư là những thầy giáo, cô giáo, dạy cách đối nhân, xử thế, tiếp vật sao cho hợp đạo, hợp đời, góp phần xã hội an lạc thái bình; nhưng mà nay họ đã biến chùa thành nơi kinh doanh, buôn bán từ cổng chùa vào tới Tam bảo, cửa thiền môn thành nơi ngã giá giống như cái "chợ '' với đủ loại mặt hàng.

 ''Chùa'' biến thành ''chợ'' , nhiều tăng, ni không phát bồ đề tâm giáo hóa, chấn chỉnh tín đồ, phật tử mà còn hùa cùng với sự nhiễu nhương này, quên mất đi bổn phận xuất gia tu học phật pháp của mình là gì ? Rồi nữa, phật tử đôi khi cung kính Tăng, Ni một cách thái quá, khiến những vị được gọi là "thầy'' kia trở lên trịch thượng, kiêu mạn, cống cao. Cơm có kẻ bưng, nước có kẻ rót, chẳng cần chi làm lụng vất vả mà vẫn có tịnh tài dư giả để tiêu xài, từ ấy cái tâm giải đãi, phóng giật, hư hỏng mới bộc lộ. Đâu có nghĩ tới: Cho dù đức có sánh với núi tu di, hạnh có như biển cả cũng phải khiêm hạ tới tận cùng, như cỏ rác bên lề đường cho muôn người dẫm đạp lên trên. Có câu: "Nhàn cư vi bất thiện'', rảnh rỗi rồi sinh tâm nhàm đàm, nghĩ đủ trò để thỏa chí "vui chơi".

Đạo Pháp vào đời để làm gì? Không phải để truyền bá mê tín dị đoan, không phải để cầu xin khấn vái, không phải để hưởng thụ xa hoa, nay xe này, mai điện thoại khác, chẳng phải chùa to tượng Phật lớn, chẳng phải đệ tử đông nhiều, không phải để tranh giành chức sắc, leo lên cao để tìm cầu sự cung kính... Phật pháp là để ứng dụng vào trong cuộc sống, mang lời Phật dạy hướng dẫn chúng sinh, để muôn loài lên bờ giác ngộ, lìa khổ được vui, an lành, hạnh phúc. ''Chiếc áo không tạo lên thầy tu! '' hay quá, thấm thía quá!

.

Ngưỡng mong chư vị, bất luận tại gia hay xuất gia, xin hãy giữ gìn mạng mạch của phật pháp bằng cái tâm từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, chân thành và thanh tịnh.

Nếu có động chạm, nếu có vọng ngôn, nếu có giả dối, nếu chẳng chân thành, phàm phu tôi xin cúi đầu tạ lỗi.
 
Kính ghi!
 
Thích Minh Trí - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

trải lòng của một tu sĩ về tệ nạn coi

nhất à Šphat a di da phat Ăn ngũ cốc nguyên hạt giúp sống lâu bố thí ngoi cúc hãy quán chiếu để học cách buông xả Hạt quinoa Thực phẩm người ăn chay nên hàn quốc cuoc doi dau co phu van 15 tien trinh chet khong Bún gạo xào chay nghìn năm một thuở Hạt điều giúp chống suy nhược tinh Niệm chua xuan lan học cách tích đức từ cuộc sống cau chuyen ve tam chú tim hieu ve hai su kien nguoi hoa ho xay ra trong để Trang nghiêm tưởng niệm Tổ sư Minh Hải Thuốc lá gây suy nhược tinh thần CHA on cha nang lam ai oi Thiền ve nẻo Tổ đình Viên Ngộ tưởng niệm Tổ khai nộm từ bi cúng gia tiên nên dâng lễ mặn hay chay Người Sài Gòn Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ Kỳ Những lợi ích chưa biết từ nước cuc niet ban trong long sanh tu Phương tiện vào cửa tham thiền biết yêu là đau nhưng sao vẫn Lễ giỗ Đệ tam Tổ Trúc Lâm chùa khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng Sinh Pháp sứ Phỏng đêm thành đạo có nên xem bói hay không bình yên đến bình yên đi suy nghi ve the ky moi cua nguoi tu phat Toàn cầu hóa tác động xấu lên chế sức mạnh của sự tha thứ NhÃÆ VÃƒÆ ban be khong do sao no hai nhau Chữa bệnh bằng âm nhạc