Tôi nghe trong rúChim chiền chiệnPhòng sư vắng lặngMưa phất phơ.Ngã ba Minh MạngMây về núiTượng đá rêu buồnBi đình trơ

	Trí tuệ thị nghiệp

Trí tuệ thị nghiệp

Đường vào chùa Từ Hiếu men theo ao bán nguyệt xinh xắn. Ảnh nguồn: tư liệu ảnh Phan Cẩm Thượng và Nguyễn Anh Tuấn

Tôi nghe trong rú
Chim chiền chiện
Phòng sư vắng lặng
Mưa phất phơ.
Ngã ba Minh Mạng
Mây về núi
Tượng đá rêu buồn
Bi đình trơ

Nhận lời mời của học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, tôi lên đường đi Huế. Nơi đây là ngã ba con đường đi lăng Khải Định và lăng Minh Mạng, khá hẻo lánh, dù dân cư cũng nhiều và có một resort.

Học viện nằm trong khuôn viên của chùa Hồng Đức, thấy cổng đề ba chữ “Tu tư văn” đại khái là tu hành cần suy nghĩ và lắng nghe. Phòng tôi ở, cũng có thể gọi là chiếu cọ, giường sư, tuy cũng có đệm và tắm nóng lạnh. Từ 3h sáng các tăng sinh đã dậy tụng kinh, 5h nghe tiếng cảnh, đi ăn sáng, sau đó quét chùa. 7h – 10h30 lên lớp, 11h ăn trưa, chiều lại học, và 5h chiều ăn tối, rồi tụng kinh. Thanh quy rất nghiêm chỉnh, mọi việc đều có hiệu lệnh, trước khi ăn hay hết bữa, lên lớp hay xuống lớp đều có tụng kinh ngắn. Cơm thì rau đậu rất đạm bạc, ngay cả dầu thực vật cũng rất ít dùng. Không khí chùa trong lành, dân tình xung quanh đều tôn trọng, tiếng chim hót thì trong veo, tiếng chó sủa cũng nhẹ nhàng. Các bậc trưởng lão đều từng tu tập ở Ấn Độ, các giáo sư thì thông kim bác cổ, tiếng Anh, tiếng Phạn, tiếng Hán làu làu. Thật là một nơi hư tịch, xa lánh bụi trần. Trong nhà ăn thấy treo hoành phi “Trí tuệ thị nghiệp” tức là Trí tuệ là nghiệp, câu này cũng nhắc nhở ta giỏi giang cũng chẳng có gì hay hớm. Những bậc thông tuệ như vậy lại chỉ truyền đạt kiến thức cho các vị sư. Các vị này học để lãng quên, sau khi trở về ngôi chùa của mình, kiến thức cũng tan biến trong chốn không môn.

Chương trình thỉnh giảng của tôi là Lịch sử kiến trúc Phật giáo, trong đó trọng tâm là kiến trúc Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Nhìn hơn trăm vị sư tăng ngồi lắng nghe, trong đó một nửa là ni, tôi thấy cả một bể dâu chìm nổi đem đến chốn cửa thiền, dù họ phần nhiều rất trẻ. Và tới nữa, trong vòng tay của đức Phật có lẽ cũng là một bể dâu khác nữa. Vũ trụ vốn chẳng có trong và cũng chẳng có ngoài, hay thế thì niết bàn và địa ngục nằm chung một chỗ. Từ thế kỷ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ 7 sau Công nguyên, tức là gần một ngàn năm, kiến trúc Phật giáo rất giản dị chủ yếu là các cột biểu tượng do hoàng đế Ashoka dựng nên, những chùa động với hàng cột hình móng ngựa bao quanh một bảo tháp, và những stupa hình cái bát úp, còn các tu sĩ đều khổ hạnh trong các hang đá. Ở Ấn Độ và Trung Quốc cũng vậy với hai khu Phật động Long môn, ở Hà Nam và Đôn Hoàng ở Cam Túc. Hình dạng tháp Stupa kết hợp với mặt bằng Mandala là những hình vuông tròn như mô hình vũ trụ đan vào nhau trở thành dạng thức kiến trúc Đại thừa và Theravada các vương quốc Đông Nam Á. Kiến trúc gỗ với nhiều loại hình ở Trung Quốc đã tách các thành phần kiến trúc Phật giáo, biến ngôi chùa thành tu viện cho nhiều tăng đoàn sinh sống, vai trò của nhà sư khất thực, không ngủ hai đêm ở một gốc cây mất dần và chỉ hạn chế phần nào ở phương Nam. Lần đầu tiên, đi sâu vào nghệ thuật Phật giáo thế giới, tôi cũng không ngờ trong đạo Phật có nhiều biến động như vậy, cái vai trò cá nhân của các nhà sư phụ thuộc rất nhiều vào những nền văn hoá nghệ thuật mà họ đang sống. Hoặc chỉ là ngọn tháp chơ vơ giữa rừng chỉ mang ý nghĩa tưởng niệm, hoặc là một tăng phòng chăn êm nệm ấm, có ti vi, tủ lạnh, điều hoà, vi tính... không biết thế gian có thực sự là giấc mộng, là ảo ảnh hay không.

“Trí tuệ thị nghiệp” tức là Trí tuệ là nghiệp, câu này cũng nhắc nhở ta giỏi giang cũng chẳng có gì hay hớm. Những bậc thông tuệ như vậy lại chỉ truyền đạt kiến thức cho các vị sư. Các vị này học để lãng quên, sau khi trở về ngôi chùa của mình, kiến thức cũng tan biến trong chốn không môn

Cách đây nhiều năm, một nhà sư hành khất, đến chùa Bút Tháp, lúc đó chùa vắng vẻ, chỉ có tôi và một bà vãi. Nhà sư đó thực sự là một người giang hồ, ông hào hứng kể về cuộc đời thăng trầm và hảo hán của mình, còn bây giờ ẩn cư trên một hang núi Nam bộ, đôi khi ông phải đánh nhau với cướp và đám du đãng định chiếm tịnh xá của ông. Ngọn núi đó là sào huyệt của nhiều dân giang hồ tứ chiếng và nhiều sư tăng, đạo sĩ khác nhau. Ở đó thức ăn chỉ có xoài, mít và ổi hái từ cây rừng. Cho nên khi đến Bút Tháp, dâng gì ông ăn nấy, nếu không đưa chăn, thì ông quấn cà sa ngủ tì tì, tụng kinh thì đứng, hồn nhiên tự tại như người giời. Ông có thể chén nửa mâm cơm rượu thịt, hoặc chỉ ăn vài cái kẹo lạc cũng là một bữa, dinh dưỡng cũng như nhau. Thật là đã đắc đạo thì thực phẩm cũng bình đẳng. Tôi kể chuyện này với thầy Kiên Tuệ ở Huế, thầy bảo: những tăng sinh còn đang tu hành mà gặp thầy đó sẽ rất gay, họ chưa kịp có gì đã muốn tự do phá phách, đợi khi đắc đạo hẵng hay. Tôi thực sự không biết tu hành để đi đến tự do hay trói buộc.

Tôi đi đến chùa Từ Hiếu, một ngôi chùa dựng như một thảo am đầu thời Nguyễn. Đến năm 1848, 1849 chính thức vua Tự Đức ban sắc phong, xây cất đàng hoàng, nhiều thái giám được chôn cất và thờ tự ở đây. Đường vào chùa đi trũng xuống từ một sườn đồi, qua hồ bán nguyệt xinh xắn, rồi lại đi lên chính điện nằm thoải ở sườn đồi nữa. Nó giống như được cắt ra từ một phần của cung điện trong hoàng thành. Tôi thấy ba phần mộ thái giám, nhưng lại chỉ có hai cái bia ghi tên, chắc người còn lại là hầu cận của hai vị thái giám, tôi đoán vì bên cạnh cũng có ba mộ như vậy đề tên một thái giám và hai hầu cận. Các nhà sư đang tập trung tụng kinh, trong một điện thờ ngay sau khu mộ phần. Tiếng cầu kinh văng vẳng hoang vu, u huyền, có cái gì tồi tội cho những kiếp người tự nguyện thiến đi để vào hầu cận các cung nữ hoàng phi, dù bổng lộc cũng nhiều.

Huế là một mảnh đất nhỏ nhưng rất nên thơ, tạo nên sự tinh tế cho tâm hồn, không thể đến đây một vài lần mà cảm nhận được hết những ý nghĩa mà người Huế gửi gắm trong vạn vật của họ. Không khí, cảnh vật, đền chùa, cung điện, con người nơi đây đòi hỏi ta phải sống chậm, phải cảm nhận trước khi thắc mắc một cái gì đó. Đáng tiếc không ít sự phàm phu tục tử đã huỷ hoại rất nhiều vẻ đẹp Huế. Nhưng thôi cũng đành. Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định (Mọi biến đổi qua nhanh như tiếng sấm, cứ giữ một lòng thiền định). 

Phan Cẩm Thượng (Sgtt)


Về Menu

Trí tuệ thị nghiệp

天地八陽神咒經 詞典 sヾ nguyện ç Š ô Thuốc lá và những căn bệnh ung thư gây Gió có dặt dìu lời thủ thỉ 1 le bong mat tam hon dung ich ky Bi dieu hanh xe dap huong ve ngay phat dan ß Phật giáo Cám Cơm chay ngày Rằm xử 西南卦 V Linh chi đỏ Trường Sinh quà tặng Cỏ khủng Ð Ñ Ñ thuc tap hanh lang nghe cua bo tat quan the am Đủ duyên thì gặp tim hieu ve nghiep bao va nhan qua chế suối çš thuơng các món chay với bắp dao phat giup gi cho tinh yeu doi lua hay quay ve nuong tua chinh minh Giáo lich su thien tong nhat ban LÃ Æ giản hanh phuc cua doi nguoi Đâu tich rượu Hoa tím bên thềm là Štrong ï¾ luận ki廕穆 sữa thien phat giao mình lên quen di nhung qua khu dang buon vao trong huyen mong Sen làng đã mọc 2 quan tu bi Thiền thuÑc 持咒方法 Ä huế Ung thư Một nửa tỷ lệ tử vong có Phật 普提本無 chua phu dung vi Cải thiện và làm đẹp da bằng dầu Ç