Sau thời gian chung sống, người nam bắt đầu có những thói quen mới, chẳng hạn cố trụ ở quán nhậu, quán bia ôm, nghiện không gian tấp nập ồn ào cùng bạn bè và cảm giác mỏi mệt mỗi khi phải về nhà Thay vì dành thời gian cho vợ con thì họ dành thời gian cho
Triết lý về "Đôi dép" qua góc nhìn của Phật giáo

Sau thời gian chung sống, người nam bắt đầu có những thói quen mới, chẳng hạn cố trụ ở quán nhậu, quán bia ôm, nghiện không gian tấp nập ồn ào cùng bạn bè và cảm giác mỏi mệt mỗi khi phải về nhà. Thay vì dành thời gian cho vợ con thì họ dành thời gian cho riêng họ.

Một chầu nhậu tốn vài ba triệu là chuyện bình thường, trong khi ở nhà, vợ con đói meo đôi lúc chẳng quan tâm.
 

Triết lý về "Đôi dép" qua góc nhìn của Phật giáo

Đôi điều về đôi dép

Có một khoảng thời gian ở những ngôi chùa lớn, vào những ngày rằm hoặc ngày lễ hội của Phật và Bồ tát, khách thập phương hễ cứ mang dép mới đến chùa thì khi trở về phải đi chân không. Một số đạo chích thường khéo léo ăn mặc bảnh bao để người khác không chú ý và cảnh giác về họ. Họ cũng lên chính điện giả vờ lạy Phật như mọi người, nhưng khi xuống, nhìn thấy đôi dép nào mới, tốt nhất thì họ xỏ chân vào và mang về. Rủi ro lắm mới bị chủ nhân của nó phát hiện. Trong tình huống bị phát hiện thì lý do đưa ra rất đơn giản là “nhầm”, còn không ai thấy thì mang luôn. Cho nên đi chùa lễ Phật, thọ trì các khóa tu, chúng ta nên mang những loại dép thường để khi ra về còn được nguyên vẹn.

Có một bài thơ nói về triết lý đôi dép của nhà thơ Nguyễn Trung Kiên gồm bảy khổ, theo thể tự do, mỗi khổ có bốn câu cho thấy đôi dép có lắm điều hấp dẫn, nhất là  đối với đời sống của người tại gia.

Không rời nửa bước

Khổ thứ nhất của bài thơ nói về sự gắn bó của đôi dép như sau:

“Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau”

Sự mô tả này cho thấy việc đôi dép có mặt trên cuộc đời không phải do tự thân nó muốn, vì nó nào có ý thức đâu mà muốn. Những nhà sản xuất giày dép đã tính rất kỹ, nghĩ rất sâu rằng mỗi cặp đôi phải cùng một chiều kích, cùng kích thước, cùng màu sắc, hình thù, chỉ có khác nhau ở bên trái và bên phải. Cho nên sự gặp nhau của chúng là một tiến trình tình cờ, nhưng lại thể hiện ra đặc tính “không rời nhau nửa bước”. Có khi nào chúng ta chỉ mang dép một chiếc chưa?, dĩ nhiên không ai mang một chiếc.

Trong nhà tổ các chùa Bắc tông chúng ta thấy tổ Bồ Đề Đạt Ma quảy một chiếc hài trên cây gậy và chiếc hài còn lại nằm trên mặt nước, lướt sóng qua bờ bên kia với ba chữ Tây Lai Ý. Đi sang Tây phương với ý nghĩa siêu vượt, giải thoát hết tất cả mọi chấp trước và những nỗi khổ niềm đau ở bờ bên này. Điều đó nói lên sự dấn thân trên con đường tâm linh đôi lúc là một sự độc hành:

“Đường độc lộ những dặm trình
Một mình cất bước một mình vân du
Hạ đông rồi lại xuân thu
Thế gian làm cảnh thái hư làm nhà”.
(Thích Nhật Từ)

Càng đi trên con đường tâm linh ở mức độ cao xa, thì chúng ta càng thấy nó mang hình kim tự tháp. Nó nhọn từ từ và  đối tượng đạt được nó giảm tỷ lệ thuận. Nhưng đó không phải là trường hợp của đôi dép. Chức năng của đôi dép được tạo ra là  để gánh vác và không rời nhau. Lúc thì đi lên trên thảm nhung để hưởng niềm vui, hạnh phúc, các giá trị được thăng hoa. Khi thì đi xuống cát bụi nhưng không vì thế mà ta bỏ chiếc này giữ chiếc nọ. Nó luôn đồng hành song đôi. Mô tả hiện thực đôi dép từ cái nhìn của Phật giáo như một đối tượng để quán chiếu, rằng đời sống vợ chồng được sánh ví như chiếc dép trái và chiếc dép phải sánh bước bên nhau trên mọi hướng của cuộc đời. Còn người xuất gia thì chỉ cần đi một chiếc như hình thái của tổ Bồ Đề Đạt Ma.

Bản chất của đời sống tại gia là hưởng phước báu do mình tạo từ trái tim, từ lòng từ bi, từ nhận thức của tuệ giác, và từ những phước nhân đã gieo trồng nhưng không nên đắm lụy vào nó. Đức Phật dạy rất nhiều bài kinh phân tích về tính đồng hành làm thế nào để cả hai được sống đến răng long tóc bạc trong chung thủy và hiểu biết thương yêu lẫn nhau.

Mô tả hiện thực nhằm giúp chúng ta có một cái nhìn quán chiếu mà bản chất của quán chiếu luôn diễn ra theo hai vế. Vế một, dựa vào một mô hình vật lý cụ thể. Vế thứ hai là nội dung tâm linh chúng ta có thể đạt từ sự quán chiếu này. Cho nên bằng cái nhìn quán chiếu thì những vật tầm thường như đôi dép lót đường, đảm bảo sự an toàn sức khỏe của bàn chân và cơ thể lại trở thành một triết lý để chúng ta nghiền ngẫm mà sống. Các tổ gọi tinh thần đó lànhất thiết chư pháp vô phi Phật pháp”. Tất cả mọi sự vật hiện tượng từ cái nhìn tuệ giác đều trở thành phương tiện để chúng ta tuyên nhiệm pháp mầu.

Điều này được đức Phật nói trong kinh A Di Đà rằng, các hành giả Tịnh độ tông hãy quán chiếu gió thoảng mây bay, suối chảy thông reo, chim hót líu lo… đều là những phương tiện tuyên diễn pháp âm Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, .v.v... giúp hành giả nhiếp tâm tịnh thức trở về giác ngộ để hưởng được an lạc và hạnh phúc ngay hiện tại.


Những vị xuất gia theo đạo Phật, năm tháng đầu khi còn là chú tiểu hay cô tiểu trong chùa đều được hướng dẫn học các bài thi kệ nhật dụng vốn được trích từ kinh Hoa Nghiêm. Mỗi bài thi kệ chỉ có bốn hàng, mỗi hàng gồm năm chữ nhưng nó là một triết lý để hành trì. Uống nước phải quán tưởng; ăn cơm, mặc áo, mang dép, xuống giường, đi những bước đi đầu tiên, nói chung đi đứng nằm ngồi hầu như không có sự vận động nào của thân thể và tâm là không được làm chủ bởi các bài thi kệ quán chiếu. Quán chiếu giúp cho hành giả nhiếp chánh niệm vào từng động tác vận động của mình. Do đó các bước đi đứng nằm ngồi của những vị xuất gia thể hiện sự thư thái, thanh thoát nhờ vào chánh niệm thông qua các bài thi kệ.


 Chúng ta thử thực tập quán tưởng đôi dép, chiếc áo, cái quần, và mọi thứ trong cuộc đời, hầu như không có cái gì không có chức năng, không có cái gì không thể tạo ra một đối tượng quán chiếu để đưa chúng ta vào đạo và sống với chất liệu đạo ở trong cuộc đời. Thiền tông Việt Nam gọi là “ở đời vui đạo”. Dữ liệu là cuộc đời nhưng nếu biết quán tưởng thì niềm hạnh phúc là với đạo. Còn ở đời mà vui đời tức là sự đắm nhiễm.


Bản chất của đôi dép tạo ra sự gắn bó liên hệ đến hai phương diện rất quan trọng đó là nghĩa vụ và quyền lợi. Nghĩa vụ của chúng là gì?Chẳng rời nửa bước. Hai bước đi, bước trước bước sau và nếu ta đo đường huyền của những bước đi này nó không rời quá một thước tây. Dù người phương Tây cao hơn hai mét, đi nhanh đi nữa thì khoảng cách của đôi dép này cũng chỉ trong khoảng đường kính tám tấc và nó đều đều với nhau. Cứ như thế, nó tạo ra đích điểm cuối cùng mà con người cần phải đến.

Đối với đời sống tại gia thì tình vợ nghĩa chồng được quan niệm như một đôi dép với quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng ngang nhau. Chồng đâu vợ đó, vợ đâu chồng đó. Hôm nào vợ hoặc chồng đi đâu mà không muốn người bạn đời của mình đi theo thì chúng ta biết có thể có vấn đề, ngoại trừ sự hờn dỗi giúp tình yêu được khắng khít và bền chặt hơn. Sự tách rời nửa bước bằng tâm thức giữa hai bên sẽ làm cho tình cảm bớt đi sự mặn nồng.

Sau thời gian chung sống, người nam bắt đầu có những thói quen mới, chẳng hạn cố trụ ở quán nhậu, quán bia ôm, nghiện không gian tấp nập ồn ào cùng bạn bè và cảm giác mỏi mệt mỗi khi phải về nhà. Thay vì dành thời gian cho vợ con thì họ dành thời gian cho riêng họ. Một chầu nhậu tốn vài ba triệu là chuyện bình thường, trong khi ở nhà, vợ con đói meo đôi lúc chẳng quan tâm.

Ở khổ thơ đầu, nếu dùng con mắt quán chiếu của nhà Phật, chúng ta sẽ có một tấm gương để soi lại chính mình xem mình đã chăm sóc người bạn đời chu đáo chưa, cuộc sống vợ chồng có khắng khít, lúc lên thảm nhung, khi xuống cát bụi cùng nhau chưa. Chỉ khi khổ đồng khổ, vui đồng chia mới tạo ra sự gắn bó.

Gắn bó và chia sẻ

Khổ thứ hai của bài thơ nói về sự chung sức gắn bó và chia sẻ trách nhiệm:


“Cùng bước cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức đời người chà  đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác
Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia”


Khổ thơ minh họa rõ hơn sự đồng hành. Trước nhất, tính đồng hành ở đây được hiểu là bình đẳng, cùng bước cùng đi. Đôi dép sau một thời gian vài tháng sử dụng sẽ trở nên mòn. Nó cùng mòn chứ không có chiếc mòn trước, chiếc mòn sau, ngoại trừ người đi khập khiễng phải mang dép đế cao thấp khác nhau. Nhờ tính chất ngang bằng về chiều cao nên người mang nó cũng không phải đi chân cao chân thấp dẫn đến tình trạng lệch vai, gù lưng hay các triệu chứng cột sống.

Tương tự, chúng ta có thể phân tích về tình nghĩa vợ chồng với những ngang bằng trong sự chia sẻ, gánh vác vai trò, trách nhiệm với nhau. Người chồng không đổ lỗi cho vợ để mắng nhiếc, bạo hành mà ngược lại phải thương yêu chăm sóc vợ vì những mỏi mệt lo toan nhiều thứ trong gia đình.

Giá trị chịu đựng của đôi dép nằm ở chỗ nó là vật lót đường dưới sức nặng của toàn bộ cơ thể của một con người nào đó đè lên. Nó trải những bước đi suốt mười mấy tiếng mỗi ngày mà không hề than thở. Trong khi ở đời sống vợ chồng, cứ mỗi lần người này phải gánh vác một việc gì đó có phần trội hơn người còn lại thì sau đó người này sẽ than thở trách cứ tạo ra những căng thẳng, mỏi mệt cho cả hai.

Tính hy sinh của đôi dép nằm ở chỗ nó nâng cả khối lượng và trọng lực của một con người. Đời sống vợ chồng cũng cần phải hy sinh như thế để tạo cái nền cho con cháu, cho gia tộc. Hầu như các bậc cha mẹ sau khi đã lo cho con cái an phận còn tiếp tục phải lo và chăm sóc các cháu. Suốt cuộc đời không lúc nào rảnh rỗi. Đó là những nỗ lực mang tính cách cộng nghiệp, nó tạo ra giá trị và lợi ích cho cả đôi bên.

Dưới góc độ duyên khởi, mọi sự vật hiện tượng trong cuộc đời này đều tương thuộc lẫn nhau. Không có vật gì, người nào có thể tồn tại độc lập một cách lâu dài và qua hình ảnh của đôi dép, chúng ta thấy rõ hơn về điều đó: “Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia”. Một chiếc bị mất thì chủ nhân của nó lập tức sẽ quẳng luôn chiếc còn lại để đi mua đôi dép mới. Do đó muốn đời sống hạnh phúc của chính mình lâu dài thì phải biết bảo hộ hạnh phúc của người bạn đường với mình. Khi người bạn đường đón nhận tình cảm tốt đẹp cũng phải hết sức trân quý, không để nó vuột mất dù chỉ một phần.

Có những lúc chúng ta sống một cách rất hời hợt, vô tư, đến khi đối diện với mất mát mới sinh tâm tiếc nuối thì cũng đã muộn màng. Nỗi đau lúc bấy giờ trỗi dậy khiến sự trầm cảm hay cảm xúc liên kết thành một chuỗi dài của những phản ứng tiêu cực, làm cho chúng ta không bao giờ lắng yên tâm thức. Do đó ứng dụng học thức duyên khởi thì người nam phải hy sinh bởi vì mình có sức mạnh cơ bắp, ý chí lớn và vững chãi hơn người nữ, do đó chúng ta phải gánh vác hy sinh cho cả gia đình được hạnh phúc và bình an.

Ý tưởng hay nhất trong khổ thơ thứ hai này là “Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác”. Nếu một trong hai chiếc được người ta ưa thích, khen ngợi thì chiếc đó cũng không vì thế mà bỏ chiếc đồng hành với mình. Tính cách chung thủy của chúng trong mọi tình huống thuận hay nghịch, khổ đau hay bất hạnh không bao giờ tách rời nhau. Con người chúng ta cũng nên học tập như thế. Dù thấy người khác đẹp hơn, duyên dáng hơn, giàu có hơn vợ hoặc chồng mình thì cũng không vì thế mà ta từ bỏ để sánh vai  đồng hành với người đó.

Hình ảnh này là cách gợi ý về sự thủy chung mà đức Phật đã dạy. Bản chất của tình yêu đôi lứa là không chấp nhận hình ảnh của người thứ ba dù bất cứ dưới hình thức tồn tại trong tâm tưởng hay tồn tại rõ ràng bên ngoài. Ít ai chịu tình trạng “đắp mền chung” trong quy luật loại trừ của tình yêu. Khi ta chọn đối tượng này thì phải buông hết tất cả mọi đối tượng còn lại. Hành động bắt cá hai tay cùng một lúc sẽ phá vỡ khế ước hôn nhân xã hội được luật pháp chấp nhận và được hai trái tim của chúng ta tạo ra như một sự đồng tình.

Bước đi và nhịp nhảy của người này cũng tạo sự đồng hành với người kia và ngược lại. Học thuyết duyên khởi dạy chúng ta điều đó. Cho nên trong thăng trầm hãy cố gắng giữ. Nhiều người đến gặp chúng tôi kể lể, than vãn rằng lúc nghèo khó thì hai vợ chồng rất hạnh phúc, khi giàu lên chút xíu thì mỗi khi có chút gì đó không hài lòng lẫn nhau là người trong cuộc dễ dàng cáu gắt khiến người còn lại thất vọng khổ đau vô cùng. Một số ông chồng tỏ ra hào hiệp, ga lăng với các nhân viên nữ trong khi cư xử với vợ lại nặng nhẹ, thô lỗ.Sang đổi vợ là khuynh hướng tâm lý phổ biến. Gần đây trong chương trình CNN có một tiết mục mang tựa đềMore Money Better Sex mà các bản dịch thường dịch làNhiều tiền đẹp tình, ý muốn nói, khi người ta có đủ phương tiện đã không còn hài lòng với những gì đang có. Việc sử dụng nguồn tiền mà mình tạo dựng để mua các mối tình khác ngoài mối tình chính thức được luật pháp bảo hộ.

Cho nên để giữ vững hạnh phúc lứa đôi thì các gia đình nên mặc ước phương pháp quản trị tiền. Người chồng trụ cột kinh tế nhưng mỗi tháng vẫn nên đưa tiền cho vợ giữ. Bởi vì người chồng giữ tiền sẽ khó giữ được tình. Vợ giữ tiền để có trách nhiệm đong đo tính đếm xem ông làm gì, đi đâu, và sử dụng như thế nào. Cơ hội bị phát hiện dễ dàng hơn. Do đó để giữ hạnh phúc, chúng ta cần có những phương pháp phòng hộ dù tưởng chừng như một sự mất tự do nhưng đó lại là phương pháp bảo hộ rất tích cực cho cả hai. Người vợ được giữ tiền cũng phải hết sức tinh tế trong quyết định chi xài cho những việc làm mang tính cách nghĩa cử cao thượng đối với xã hội như là những đóng góp. Đừng vì thế mà chúng ta cho mình quyền nặng nhẹ hoặc tính từng đồng từng cắc khiến người kia cảm giác mình không có quyền chi dụng vào những việc hợp lý.

Thay thế nghĩa là mất

Khổ thứ ba nói về giá trị song hành của đôi dép, mà một trong hai chiếc bị hư hay bị đánh mất, không thể tìm chiếc khác thế vào:

“Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu”

Tác giả đã đặt tình huống vô thường xảy ra với đôi dép mà cả hai chiếc đều không muốn có mặt với mình. Đối với đời sống của kiếp người thì sự vô thường đó có thể hiểu là sự ra đi của một người và người còn lại trở thành góa phu hay góa phụ. Sự thay thế một người khác trong thời gian đầu được xem như những nỗ lực để khỏa lấp vào khoảng trống tâm lý của người kém tự lập trên cuộc đời. Còn khi đã sống với nhau mấy chục năm, hiểu nhau và hạnh phúc trong chia sẻ ngọt bùi thì dù một trong hai người ra đi cũng không làm cho người kia bị ức chế muốn tiến thêm bước nữa.

Người nữ thường ở vậy đến trọn đời trong khi người nam có khuynh hướng bước thêm bước nữa. Đôi khi người ta bị ám ảnh bởi hình ảnh người cũ nên tìm kiếm một người nào đó để lấp vào. Trong trường hợp này thì người mới trở thành bản sao của người trong quá khứ. Những cuộc tình như vậy thường sẽ không bền. Mọi sự lựa chọn thay thế đều tạo ra sự khập khiễng vì nó không phải là chính nó. Từ quan điểm này ta có thể đưa ra nhận xét: cái gì giống, tức cái đó không phải là. Khi nói rằngvật này hơi tròn trònđồng nghĩa vật đó không tròn; “hình này hơi vuông vuông”, có nghĩa hình đó không vuông. Cái gì hơi giống tức hoàn toàn khác.

Tương tự, một hình ảnh giống với người nào đó ta đã từng yêu trong quá khứ sẽ làm cho tình yêu hiện tại khập khiễng đi rất nhiều. Bởi vì tâm thức của chúng ta sẽ bị rơi vào trục xoay của sự so sánh và đối chiếu. Rất nhiều cuộc tình diễn ra theo cơ chế này. Thương người tình của mối tình đầu tiên nhưng bị cha mẹ họ hàng hai bên bắt buộc phải đính hôn với người khác. Rốt cuộc hôn nhân đó chỉ còn thể xác, tâm vẫn nặng trĩu hướng về người kia.


Mỗi buổi sáng tại chùa Giác Ngộ có một bà lão khoảng ngoài bảy mươi tuổi thường đến lễ lạy trước tượng Bồ tát

Quan Thế Âm. Một hôm chúng tôi quan sát thấy sau khi lễ Bồ tát, bà ngồi trầm ngâm với những giọt nước mắt lăn dài trên má. Tôi thắc mắc hỏi:Điều gì khiến bà buồn đến độ phải khóc trước đức Bồ tát Quan Thế Âm? Chồng con bà đã làm gì không phải với bà?”.

Bà trả lời: “Những đứa con của tôi đã trưởng thành, đều là kỹ sư, tiến sĩ. Chúng có cuộc sống ổn định và thường xuyên chu cấp rất chu đáo cho tôi. Chồng tôi cũng là người chồng lý tưởng, ở ông không có điểm gì đáng chê trách”.

Tôi hỏi tiếp: “Vậy bà khóc vì cái gì?”

Nhìn quanh một lúc bà mới chia sẻ. "Thuở thanh xuân bà thương yêu một chàng trai nghèo khó, hai bên rất tâm đầu ý hợp. Tuy nhiên gia đình bà không chấp nhận gả con vì không môn đăng hộ đối. Cha mẹ ruột buộc bà phải lấy người chồng hiện tại của bà. Khi bà lên xe hoa về nhà chồng, người tình cũ đã viết cho bà một lá thư tuyệt mệnh trước khi tự tử. Bà âm thầm ôm nỗi đau đó suốt mấy chục năm không dám nói với người chồng mới của mình và cũng không hề tự sự với các con. Mỗi ngày đối diện trước bàn Phật, bà thầm niệm chư Phật và Bồ tát Quan Thế Âm độ hương hồn người yêu tha thứ cho hoàn cảnh của bà và siêu sinh thoát hóa. Sánh đôi và cùng bước với người chồng mới, có được những người con hiếu kính, nói theo dân gian đây là mẫu vợ chồng lý tưởng, ấy thế mà, tâm của bà lúc nào cũng canh cánh nghĩ về người xưa. Bởi vì người đó đã hy sinh và nguyện giữ trái tim của mình chứ không muốn bước với một người nào khác. Anh ta chấp nhận bạn gái của mình đến với người thứ hai, còn anh ta sẽ ở vậy để chờ một kiếp sau".

Nỗi đau đó khiến bà luôn trong trạng thái so sánh, đối chiếu mối tình đã qua với mối tình hiện tại và dù mối tình hiện tại hạnh phúc cỡ nào đi nữa, bà vẫn thấy sự thay thế này khập khiễng. “Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết”. Thử hình dung nếu chúng ta thay thế một chiếc dép mới y hệt mô hình của chiếc dép cũ. Người chưa từng đi trên đôi dép có thể không biết, nhưng người đã từng bước trên hai chiếc sẽ dễ dàng cảm nhận sự khác biệt. Trọng lực về khối lượng của người đi đặt trên chiếc dép đã làm cho chiếc dép đó giãn nở ở một mức độ nhất định. Nếu đã sử dụng vài chục ngày, độ giãn nở cũng tương thích trong vài chục ngày đó.

Chiếc dép mới thay thế vào sẽ không có độ giãn nở tương tự và người tinh ý sẽ nhận ra bằng thân thức của mình thông qua sự xúc chạm. Vì bản chất “hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu”. Chiếc có trước, chiếc được lắp ghép vào sau luôn khập khiễng. Trong tình yêu, nếu cứ để tâm mình trôi về quá khứ, về một mối tình nào đó rất đẹp thì ta không thể nào sống hạnh phúc trong hiện tại. Cho nên đừng ôm hình ảnh quá khứ mà làm chết mối tình trong hiện tại. Chúng ta hãy chuyển hóa nỗi đau từng có bằng những hành động tích cực hơn.

Đính hôn với người mới mà tâm cứ hoài vọng và khổ đau về người cũ thì dù hiện tại có hạnh phúc đi chăng nữa, người đó cũng không cảm nhận được. Đó là tình trạng hạnh phúc bất đắc dĩ. Ngoài ra còn một số trường hợp dễ dàng bước sang ngang, nhưng sau đó nghĩ lại, bị lương tâm dằn xé, nhất là khi sống không hạnh phúc với người mới này. Bấy giờ người ta mới cảm nhận rằng sự mất mát người kia do quyết định sai lầm của bản thân là một điều đáng trách. Cho nên phải hết sức thận trọng chúng ta mới có thể giữ được giá trị và làm cho tính cách bền bỉ của sóng đôi còn mãi với ta.

Nỗi nhớ chênh vênh

Khổ thứ tư nói về sự chênh vênh khi một trong hai người yêu nhau đã chia tay, để lại nỗi đau trống vắng ở người còn lại:

“Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh”

Tác giả mượn hình ảnh của chiếc dép để nói về nỗi đau tình cảm mà mình dành tặng người yêu khi ý thức rõ rằng mối tình đã không còn nằm trong vòng tay của mình nữa. Trạng thái cô đơn luôn luôn đòi hỏi chúng ta tìm kiếm một cái khác để lấp vào. Nhưng càng lấp nhiều chừng nào trong tình huống chưa được thỏa mãn thì trạng thái trống trải sẽ càng trỗi dậy nhiều hơn bao giờ hết. Đó không phải là giải pháp. Nó chỉ là một sự chữa lửa như tình huống của bà lão ngoài bảy mươi tuổi. Mấy chục năm trôi qua mà hình ảnh xưa vẫn không bao giờ nguôi ngoai trong tâm thức. Nỗi đau đó làm cho bà tắt lịm cả hạnh phúc có mặt tại bây giờ. Việc có người thay thế bên cạnh thường diễn ra bằng ba tình huống:

Tình huống một, người ta nỗ lực sang ngang với mẫu người đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn a, b, c hấp dẫn hơn, ít nhất về phương diện vật chất để có được điểm nương tựa lâu dài trong an ổn.

Thứ huống hai, do hoàn cảnh môi trường không cho phép sự sóng đôi được diễn ra. Chẳng hạn một bên theo Thiên Chúa giáo, một bên theo đạo Phật. Họ tộc hai bên không đồng tình. Như mối tình câm của Hàn Mạc Tử và Mộng Cầm. Mộng Cầm là Phật tử thuần thành, còn Hàn Mạc Tử là một nhà thơ Thiên Chúa giáo. Do khác tôn giáo nên tình yêu của họ không được hai bên chấp nhận. Từ đó chất thơ trong tình yêu tuyệt vọng đã trỗi dậy trở thành những áng thơ bất hủ.

Vừa rồi khi tham quan đồi tưởng niệm nhà thơ Hàn Mạc Tử, chúng tôi gặp phó tổng giám đốc của khu du lịch này.

Anh hỏi phải làm gì để thu hút du khách. Chúng tôi đề nghị, muốn khu du lịch trở nên thịnh vượng thì phải mạnh dạn đưa thêm yếu tố Phật giáo vào. Bởi vì đại đa số du khách Việt Nam theo đạo Phật. Nếu chỉ đặt mộ Hàn Mạc Tử cùng hình ảnh của cây thập giá thì chắc chắn chỉ thu hút được những nhà yêu thơ và những mối tình lãng mạn, còn phần lớn sẽ không ghé chân vào. Mộng Cầm là người theo Phật giáo. Chúng ta có thể gắn hình ảnh Mộng Cầm đang quỳ lạy trước đức Bồ tát Quan Thế Âm. Đó là lý do chính đáng để dựng tượng Bồ tát Quan Thế Âm trên đồi thờ Hàn Mạc Tử. Du khách vì tôn thờ Bồ tát Quan Thế Âm nên sẽ đến. Như vậy nhờ hình ảnh của Mộng Cầm mà tượng Bồ tát Quan Thế Âm được dựng lên, tuy thế, nó vẫn không phản lại văn hóa truyền thống mà gốc rễ là Thiên Chúa giáo của nhà thơ Hàn Mạc Tử này.

Góp ý như thế còn việc thực hiện hay không tùy thuộc vào ban giám đốc. Nối kết hai hình ảnh gợi lên một chuyện tình lịch sử gắn liền với nỗi khổ niềm đau do hai bên không đến được với nhau.

Tình huống thứ ba, một trong hai người vì lý do sức khỏe mà qua đời. Người còn lại trở thành góa bụa hoặc tái giá. Trạng thái cô đơn dễ dàng đẩy người ta đến với hình bóng khác. Thông thường ngoài xã hội, một người chồng đóng vai trò gà trống nuôi con sẽ không được các cô để mắt tới. Anh ta phải tự đi tìm người thay thế chức năng làm mẹ của mình. Ngược lại, các cô góa phụ vẫn thường được cánh đàn ông săn đón ghé mắt nhìn với mong muốn trở thành anh hùng nâng đỡ khoảng trống cô đơn bị mất mát ở người phụ nữ kia.

Chúng ta phải biết tất cả sự thay thế luôn tạo ra tình trạng chênh vênh và tác giả bài thơ này đã cảm nhận rất rõ dù có một người khác ở bên cạnh. Người khác ấy thậm chí trẻ đẹp hơn nhưng hầu như không bằng được giá trị ban đầu vốn đã gây ấn tượng khó nhạt nhòa trong tâm trí. Và do vậy dòng cảm xúc sẽ làm cho mọi giá trị hiện thực bị đong đo tính đếm một cách rất chủ quan nếu không nói là sai lầm. Cho nên, giải quyết cô đơn bằng việc lắp ghép người khác vào không phải là một giải pháp.

Có mặt cả đôi

Khổ thứ năm nói về giá trị của sự có đôi trong đời:

“Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi”

Sự đồng hành của đôi dép dù không hề có thề nguyền cũng không hề ước hẹn. Thề nhanh, thề dễ dãi chừng nào thì bội thề phản ước diễn ra chóng chừng đó. Những người cẩn trọng trong lời hứa thường là những người biết giữ uy tín cao. Một bài thơ được phổ nhạc của Vũ Thành An như sau:

“Ôi đớn đau đã nhiều rồi
Một lời thêm, càng buồn thêm
Còn hứa gì?
Biết bao lần anh đã hứa,
Hứa cho nhiều rồi lại quên,
Em biết tin ai bây giờ”.

Đó là tiếng nức nở nghẹn ngào trong nỗi đau của người bị bội ước. Có thể chàng trai này rất giỏi về ăn nói nhưng dở về cái tâm. Anh ta biết nói làm sao để chinh phục người mình thương. Rất nhiều thiếu nữ, đặc biệt ở vùng thôn quê nghèo khó khi đối diện trước những lời hứa hẹn hão huyền đã dễ dàng bị chao đảo cõi tâm và gởi trọn số phận của mình.

Gần đây chúng tôi đọc những thống kê xã hội học nói về cô dâu Việt Nam tại Hàn Quốc và Đài Loan mà thấy thương cho số phận người Việt Nam nghèo khó. Họ có nhan sắc, có tướng hảo. Thông qua các dịch vụ môi giới, họ nghĩ rằng có thể lấy được một tấm chồng giàu sang phú quý. Họ chấp nhận hy sinh bản thân như nàng Kiều để giúp cha mẹ và người thân. Không ngờ khi lên xe hoa về nhà chồng, anh chàng đẹp trai được giới thiệu đâu chẳng thấy, chỉ thấy một ông già tuổi bằng cha, hoặc ông mình. Có những ông nằm liệt sụi trên giường, một số khác lừ đừ lẳng đẳng như một kẻ tâm thần. Và mối tình với những lời ước hẹn lập tức tan thành mây khói, bởi vì người ta chưa đủ thời gian tìm kiếm. Do đó thiết lập tình yêu trên nền tảng của giải quyết kinh tế là một sự sai lầm.

Các nhà thống kê xã hội học người Đài Loan và Triều Tiên đưa ra lý do người Việt Nam thích lấy chồng ngoại quốc là bởi vì các đ ài truyền hình Việt Nam trình chiếu quá nhiều bộ phim sản xuất từ hai nước này. Trong đó, các vai diễn viên nam đóng hầu như là những người chồng lý tưởng, những cậu trai anh hùng, những ông chủ tịch công ty  đứng đắn và có lương tâm. Hình ảnh đẹp để lại ấn tượng rất đẹp về con người khác giới phái của Đài Loan và Triều Tiên, cho nên các cô gái Việt Nam dễ dàng chấp nhận mà không cần tìm hiểu sâu sắc về nguồn gốc và tư cách của những người mà họ sẽ phải sống chung trọn đời. Để rồi khi khắng khít song hành thì lời hẹn ước thông qua môi giới chỉ đơn thuần là lời hẹn ước. Cô dâu Việt Nam trở thành những kẻ ở đợ nơi đất khách quê người.

Một lần hòa thượng viện chủ chùa Ấn Quang đưa chúng tôi sang Đài Loan với Phật sự tham dự Hội thảo Quốc tế. Trong chuyến thăm viếng các ngôi chùa tại đây có những Phật tử người Việt Nam thưa thỉnh với hòa thượng rằng:Chúng con làm dâu tại đây khổ lắm. Ngôn ngữ chẳng biết là bao, tiếng được tiếng mất, mà lại sống cảnh cô đơn buồn chán. Viết thư về quê tâm sự thì lại cảm thấy thẹn vì ngày đưa tiễn mình, lễ hôn nhân đã được tổ chức rất linh đình. Ai cũng đoán lên xe hoa về nhà chồng sẽ được giàu sang, sung sướng. Bây giờ nói thật những điều đó ra thì bất hạnh và xấu hổ vô cùng, cho nên chúng con phải cắn răng chịu đựng. Do đó mong Giáo hội hãy cử các vị pháp sư sang đây để thuyết giảng cho chúng con nghe Phật pháp, nhằm vơi đi nỗi khổ niềm đau đang phải đối diện. Đó là những yêu cầu hết sức chân thành.

Nhiều lần thuyết giảng Phật pháp tại Hoa Kỳ và Úc Châu, chúng tôi đã tiếp xúc với rất nhiều thành phần. Đa số các bà vợ than vãn rằng họ không muốn cho chồng mình về thăm quê hương vì như thế sẽ mất chồng. Vài trăm đô chẳng đáng gì so với thế giới phương Tây, nhưng về Việt Nam thì đó là số tiền khá lớn. Những người đ àn ông ga lăng khi về thăm quê hương chỉ cần bỏ ra vài trăm đô như thế là có thể lợi dụng tình cảm của một số thiếu nữ thôn quê nghèo khó, qua việc giúp các cô trang trải cuộc sống trong vài tháng. Bằng tiền, tình yêu đã được thiết lập một cách giả dối. Một bên nghĩ rằng tiền sẽ dễ dàng giải quyết vấn nạn kinh tế bản thân. Một bên khác nghĩ rằng có tiền, ta sẽ có thể ăn thêm chả hưởng thêm nem. Không hề đoái hoài người vợ và những đứa con ở nước ngoài phải ngậm đắng nuốt cay sống trong cô đơn uất hận.

Hoặc những trường hợp đính hôn với nhau, được bảo lãnh sang Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Canada… Vài ba tháng cuộc ly dị diễn ra. Bởi vì từ khi còn ở Việt Nam, người nữ được chu cấp đời sống vật chất vài trăm đô mỗi tháng khiến họ có cảm giác người chồng tương lai của họ rất giàu. Không ngờ sang bên kia mới biết chồng mình thất nghiệp, phải ăn nhờ tiền lương trợ cấp của nhà nước sáu bảy trăm đô mỗi tháng. Sử dụng hai ba trăm đô cho mình mà mình đã tưởng đang được ở tận mây xanh. Do đó đến với nhau bằng tiền bạc mà lầm tưởng đó là tình yêu thì sẽ phải trả bằng một cái giá rất đắt.

Những lời thề ước giả dối không bao giờ có tuổi thọ. Tin vào những lời thề ước này là ta đang đốt cháy hạnh phúc của mình từ ngay giây phút đặt niềm tin. Còn đôi dép, chẳng thề thốt chẳng hứa hẹn nhưng sống bằng sự phát tâm, gắn bó khắng khít: “Lối đi nào cũng có mặt cả đôi”. Bớt lời hẹn ước mà thay thế nó bằng những hành động cụ thể, bằng sự hiểu biết, bằng một niềm tin, bằng lương tâm, nhận thức sáng suốt thì độ bền mới giúp ta sóng đôi nhau cho đến giờ phút cuối của cuộc đời.

Gắn bó đường đời

Khổ thứ sáu của bài thơ gợi lên sự gắn bó nhau là yêu cầu tạo hạnh phúc:

“Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dù mỗi chiếc ở mỗi bên phải trái
Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó nhau vì một lối đi chung”

Tác giả bài thơ này đã giải thích lý do cần phải có sự gắn bó trong đời sống vợ chồng là vì hai người đi cùng một hướng. Đây là yếu tố nền tảng không thể thiếu nhưng nó chưa phải là yếu tố đủ. Trước nhất, vợ chồng đến với nhau vì cảm giác không thể sống cô đơn một mình. Còn người xuất gia được huấn luyện sống trạng thái cô độc nhưng không cô đơn.

Cô độc thuộc về vật lý, cô đơn thuộc về tâm lý. Rất nhiều người mặc dù được bao bọc bởi hàng trăm thuộc hạ, kẻ hầu người hạ xung quanh nhưng nếu không có sự đồng hành với người thân thì trạng thái cô đơn vẫn diễn ra. Cho nên cô đơn không lệ thuộc vào điều kiện vật lý dù  đông người, hay đang bóng chiếc đơn côi. Người cô độc là người làm chủ được trạng thái cô đơn, sống hoài mà không cảm thấy cần bất kỳ sự sánh đôi với một người nào khác. Ở Láng Le Bàu Cò có ngôi chùa Phật Cô Đơn. Kể từ khi đức Phật đó được đặt là Phật Cô Đơn thì dòng người hành hương đổ về đây nhiều hơn chưa từng thấy, đến độ khu làng trước và làng sau của tượng Phật trở thành trung tâm dịch vụ cho khách hành hương.

Trước năm 1975, tượng Phật này được đặt ngồi tại đồng hoang cỏ cháy. Sau đó người ta dùng trực thăng để thỉnh Ngài dời đến một nơi khác. Nhưng khi vừa thỉnh lên thì bị đứt dây rơi xuống, cứ ba bốn lần như vậy cho nên dân làng góp ý hãy để Ngài ở lại đây, bằng không sẽ bị tổn phước, bệnh tật mà chết. Kể từ đó, đức Phật này được gọi là đức Phật Cô Đơn. Thực ra Phật nào có cô đơn. Chỉ người phàm mới cô đơn, còn đức Phật sống bằng tuệ giác, Ngài ở một mình như ở trước mặt mọi người, không hề có trạng thái cô đơn. Vì không cô đơn cho nên sáu năm Ngài ở rừng sâu núi thẳm, biết bao nhiêu thú rừng độc, ấy thế mà Ngài vẫn không hề sợ, vượt qua hết tất cả thách đố, chứng đắc đạo quả và truyền bá con đường tâm linh cho chúng ta.

Một số khái niệm trong cuộc đời sử dụng sai về Ngài. Tuy nhiên, xét về phương diện nào đó, nhờ khái niệm sai mà nhiều người mới cảm thấy hấp dẫn. Vì không muốn cô đơn cho nên người ta đến lạy Phật Cô Đơn để Phật gia phước cho mối tình buồn khổ ở hiện tại trở thành mối tình sóng đôi trọn đời trọn kiếp. Âu cũng là một ý hay.

Sự tương duyên nhằm giúp chúng ta hiểu rằng đời sống vợ chồng cần có nhau trên mọi bước đường đời. Ta có nhau vì nhiều mục đích chứ không phải chỉ một mục đích duy nhất là  đi cùng một lối. Trong kinh đức Phật nêu ra bốn yếu tố.

Thứ nhất là đồng tín, hiểu theo nghĩa lớn nhất là hai bên phải cùng tôn giáo, còn hiểu theo nghĩa đơn giản hơn, thực tế hơn là hai bên phải sống cùng một pháp môn. Người tu theo mật tông, người kia lại tu theo thiền thì cách lý giải và giải quyết các vấn đề liên hệ đến con cái và bản thân luôn gặp mâu thuẫn. Một bên cho tự lực là cứu cánh. Bên kia lại cho tha lực là tuyệt đối thì hai bên không thể thuận hòa. Cho nên chung niềm tin, chung tôn giáo là yếu tố quyết định.

Thứ hai là đồng chí, tức là lý tưởng, lập trường, quan điểm, khuynh hướng phải tương thích với nhau. Người đi theo chủ nghĩa xã hội, người kia đi theo chủ nghĩa tư bản, hoặc người thì cho rằng chết là hết, người kia lại cho rằng chết rồi sẽ tiếp tục tái sinh. Mâu thuẫn đó không thể mang lại hạnh phúc. Vì hầu như quan điểm của hai bên rất khác biệt về thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức quan, và luân hồi quan.

Thứ ba là đồng hạnh, tức là đời sống đạo đức, tư cách phẩm hạnh của hai bên phải ngang nhau. Một bên giữ “chính chuyên một chồng”, còn bên kia lại “năm thê bảy thiếp” thì sớm muộn cũng chia tay, ngoại trừ các bậc vua chúa thời cổ xưa. Còn hiện nay, phong cách sống như thế không được chấp nhận. Một bên rượu chè be bét, còn một bên không hề biết ăn chơi cũng không thể sóng đôi cùng lứa lâu dài. Do đó chúng ta phải nâng trình độ đạo đức của hai bên ngang bằng nhau.

Thứ tư là đồng thí, nghĩa là cùng tính cách rộng lượng, chia sẻ những sở hữu tài sản của mình cho tha nhân và cộng đồng trong những tình huống mà sự chậm trễ giúp đỡ sẽ mang lại nỗi khổ niềm đau nhiều hơn cho nạn nhân. Tuy nhiên, nếu một người quá rộng lượng, kẻ lại quá keo kiết cũng chẳng thể vui vẻ với nhau. Rất nhiều bà vợ phát tâm cúng kính nhiều chùa với các Phật sự, nhưng khi được chùa gởi phiếu công đức thì không dám nhận. Họ đưa lý do sợ chồng biết sẽ la rầy, cho rằng “vợ ngu si đem tiền đút mấy ông thầy chùa ăn”. Đút cho Phật sự là phải mừng, còn đút cho ông nào ăn mới đáng sợ.

Chúng tôi khuyên quý bà cứ mang phiếu công đức về nhà, để mỗi khi chồng hoài nghi, ghen bóng ghen gió thì đưa phiếu công đức ra làm bằng chứng chứng tỏ số tiền đó chúng ta đã làm công đức từ thiện nhằm tạo âm đức cho gia đình và cho con cháu mình lâu dài. Dù nếu anh không tin có phước báu trong tương lai đi nữa thì ít nhất, việc làm những nghĩa cử cao thượng này cũng giúp cho xã hội bớt đi một phần nỗi đau. Nó rất có giá trị. Ông chồng dù ngang đầu cứng cổ hay tâm keo kiệt bỏn xẻn cỡ nào đi nữa cũng không nỡ tiếp tục la rầy quở mắng người vợ của mình. Anh ta sẽ chấp nhận hoan hỉ để cả hai cùng làm. Đi cùng một hướng một cách song hành sẽ bền bỉ hơn nhiều so với sự đi đơn chiếc.

Tác giả bài thơ cho biết, sở dĩ anh yêu cô nàng nào đó bởi vì cô có những điều ngược lại mà anh ta không có. Ở đây nó chỉ phản ánh sự khác biệt nhau về giới tính, hay một sự đối lập gây hấp dẫn đến cho nhau như là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, về lâu về dài thì hấp lực đó sẽ không bền, nếu chúng ta không có những mẫu số chung bốn yếu tố như vừa nêu từ kinh điển của nhà Phật.

Trên thực tế, nhiều trường hợp hai người tương khắc với nhau như nước với lửa, ấy vậy mà lại dễ sống bền chặt với nhau. Chúng ta phải hết sức cẩn trọng, thà chậm một bước còn hơn cưới lầm, ở lầm. Chẳng lẽ mỗi lần cưới lầm ở lầm như vậy là ly dị. Đó không phải là cách giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn và dứt điểm. Chọn đúng người thì sau này chúng ta sẽ không phải nuối tiếc. Phải thấy rõ nam nữ đến với nhau trên tư cách vợ chồng không mâu thuẫn, ngược lại phải hỗ trợ lẫn nhau để ta không tạo ra ức chế tâm lý cho bên còn lại, không có những phân biệt đối xử, những bất công trong gia đình và bất công xã hội.

Lặng bước một mình

Khổ thứ bảy đề cập đến tình huống một trong hai người rời bỏ cõi đời, để người còn lại trong nỗi cô đơn, trống trải:

“Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia”

Thông thường, một chiếc dép bị hư thì chiếc dép còn lại cũng mất tác dụng và bị quẳng đi không thương tiếc. Một người qua đời thì người kia ắt cảm thấy cô đơn buồn chán tột cùng. Rất nhiều mối tình cũng diễn ra như thế. Một con thiên nga qua đời, con thiên nga còn lại giữ chung thủy rồi chết theo. Cũng có một số người khi vợ hoặc chồng mình chết thì trong vòng vài chục ngày kéo theo sau, vì buồn và uất hận quá mà qua đời. Thiên hạ không biết cứ nghĩ rằng chết trùng tang, chết tam tai.

Thực ra vì thương quá nên ngày đêm sầu não, dòng cảm xúc dâng trào, máu, tim mạch bị rối loạn, sức khỏe ngày càng giảm sút dẫn đến biến cố, và cái chết có mặt. Hãy hiểu theo tinh thần Phật dạy, khi một người kia đi, chúng ta đừng bi lụy quá mức bởi vì làm như thế sẽ trở ngại cho người ra đi. Người còn lại phải tâm sự sao cho người đi trước có được trạng thái an tâm không lo lắng phần còn lại.

Sự an tâm lớn nhất trong tình huống này là chúng ta phải cam kết rằng sẽ không tái giá và vẫn đủ sức nuôi nấng dạy dỗ con cháu đang còn ở tuổi trẻ thơ, mặc dù trên thực tế chúng ta cũng đang bối rối. Tuy nhiên ta vẫn cam đoan như thế để người đi kia mạnh dạn vẫy tay chào vĩnh biệt cuộc đời. Sau khi người kia đi xong, thì chuyện còn lại sẽ tính sau, lúc đó có quỵt lời hứa cũng không sao vì đức Phật cho phép. Khi khế ước hôn nhân đã kết thúc, một trong hai người đi thì người còn lại được quyền tái giá. Nhưng trong suốt thời gian bốn mươi chín ngày, xa hơn nữa là hai năm phòng hờ tình trạng người ra đi còn luyến tiếc thì vợ hay chồng còn lại không nên tái giá gây niềm uất hận. Hương hồn người ra đi cứ theo dõi ngày  đ êm và dẫn đến tình trạng bị vướng dính lại ở ngôi nhà của mình. Do đó chúng ta phải hy sinh, giữ trọn mối tình đẹp cho người kia, tốt hơn nữa, không nên có nhu cầu để bước thêm bước nữa. Như vậy là ta hỗ trợ cho người quá cố rất nhiều.

Câu thơ “Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc”. Quan điểm này hơi bi quan. Trong việc sử dụng đôi dép, còn một chiếc vẫn tốt hơn không còn chiếc nào. Chẳng hạn, nếu đang đi trên con đường chông gai, sỏi đá hay cát nóng, có một chiếc dép sẽ giúp ta đỡ phỏng chân, bàn chân còn lại, ta có thể dùng vải quấn vào. Như vậy chúng ta nào đâu thất hứa mà là đang sử dụng chức năng của chiếc còn lại.

Điều đó có nghĩa, một người đi trước thì người còn lại đừng vì thế mà chết theo. Đừng tự vẫn, đừng uất hận mà chết. Chúng ta phải sống để tạo phước báu hồi hướng công đức cho người quá cố. Nhà thơ Hàn Mạc Tử từng viết:

“Người đi một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn kia bỗng dại khờ
”.

Quan điểm của Hàn Mạc Tử cũng giống như rất nhiều người chưa hiểu đạo. Tình yêu là cả một thái hư hạnh phúc mà nếu mất nó bằng bất kỳ lý do nào gồm sức ép của gia đình, sức ép của xã hội, hay sức ép khác biệt giữa hai bên sẽ làm cho thái hư, hoặc vòng tròn hạnh phúc đó bị chẻ làm đôi. Một bên mất không còn vết tích, bên còn lại có cũng như không, “bỗng dại khờ”. Đó là vì người ta đã lầm tưởng, đã đánh đồng tình yêu với toàn bộ khối hạnh phúc mà con người có thể có. Thực chất, ngoài tình yêu chúng ta còn lý tưởng, còn lòng từ bi, còn tình thương hiếu kính đối với ông bà cha mẹ, con cái và hàng loạt các giá trị phụng sự khác. Ai cường điệu hóa và sống với quan niệm như Hàn Mạc Tử thì sự chia tay của cuộc tình sẽ làm cho người đó “dại khờ”, mất sức sống.

Có lần chúng tôi đi làm từ thiện tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Trung tâm này gồm nhiều thành phần: điên, già, tàn tật, trẻ mồ côi, và HIV-AIDS. Đến trại của những người điên, chúng tôi quan sát thấy những người điên tại đây bị nhốt vào trong một cái máng, phía trước máng có một hàng rào cách xa khoảng hai mét. Tất cả phải xếp hàng tuần tự đi ngang qua. Những người điên ít hơn quản lý người điên nhiều bằng gậy gộc để đưa họ qua bên kia nhận thực phẩm.

Trong lúc chuyền tay nhau những phần quà đến những mảnh đời khổ đau này, thì có một chị thiếu phụ khoảng chừng ba mươi tuổi nói liên miên với chúng tôi rằng:Thầy ơi, thầy nhớ giới thiệu em cho thằng Mỹ trắng nghe hông, đừng giới thiệu thằng Mỹ đen xấu lắm”. Có lẽ chị này đã được người ta hứa hẹn làm ông tơ bà nguyệt cho chị giải quyết những khổ đau vật chất trong đời thường, nào ngờ lại bị lợi dụng mất trinh tiết, mất luôn cả hạnh phúc. Chịu đựng không nổi dẫn đến cuồng điên. Với trạng thái điên như thế, chị chỉ còn nhớ hình ảnh duy nhất đã được hứa hẹn khi mình lên thành phố, đó là lấy chồng Mỹ trắng giàu sang, đẹp trai. Tình huống điên như vậy có thể trị liệu được.

Trong các nguyên nhân dẫn tới điên loạn từ xã hội và người thân, chúng ta chỉ cần đến bằng tình cảm chân thật, theo dõi bền bỉ diễn biến tâm lý của người đó để tạo ra một năng lượng tích cực. Việc gần gũi và truyền tâm lực của mình thì sau một thời gian, những chứng bệnh sẽ có thể vượt qua phần nào.

Trường hợp những người bị điên bởi cấu trúc của tâm và thần kinh trục trặc chẳng hạn sau tai nạn va đập đầu v.v... dẫn đến một bộ phận nào đó không còn hoạt động như trước thì vấn đề trở nên nan giải hơn. Còn ngoài ra điên do hoàn cảnh xã hội có thể phục hồi lại được.

Đạo Phật dạy trong bất kỳ tình huống nào, một người đi trước vì bệnh tật, vì lý do tai nạn hay chia tay với ta, thì bên còn lại cũng không nên quá đau khổ. Đừng dừng lại mà phải tiếp tục đi. Chỉ cần quán tưởng chúng ta đang vẫy tay chào với ba mươi sáu thể trược.

Dùng triết lý của Phật giáo để nỗi đau và uất hận không nối kết với chúng ta ngay đời này lẫn đời sau. Đức Phật dạy trong kinh rằng thân thể vật lý được cấu tạo bởi ba mươi sáu yếu tố. Những yếu tố đó vô thường biến hoại và làm cho chúng ta không bao giờ đạt được ước vọng. Nó sẽ còn hoài với hình ảnh rất  đẹp và dài lâu. Cho nên vẫy tay chào với ba mươi sáu thể trược như thế càng sớm càng tốt chứ có đâu mà sầu khổ.

Có lần, một cô đến nhờ chúng tôi tư vấn. Cô nói: “Thầy ơi, con biết cái thằng thương con này nó bội bạc lắm, nó sở khanh lắm, miệng nó dẻo lắm, nhưng con lỡ thương nó rồi, bỏ hổng nổi. Ngày nào cũng thấy nó chở hết cô này đến cô khác, tức quá. Thầy có bùa phép nào của nhà Phật để giúp cho nó trở về với con không?”.

Đã biết nó lừa như một kẻ sở khanh mà còn muốn trở về với mình. Lúc đó chúng ta chỉ còn cách vẫy tay chào với ba mươi sáu thể trược. Mình có phước nên mới sớm nhận diện ra rằng người kia là kẻ sở khanh để không phải lún sâu trên con đường khổ đau khi mối tình trổ hoa kết trái. Thà biết sớm ta sẽ có cách ứng xử thích hợp cho bản thân. Trong tình huống này, tốt nhất phải thương chính mình, rũ bỏ đừng nên tiếc nuối.

Vẫy tay chào là thái độ rất thân thiện. Ai làm xấu kẻ đó phải chịu hậu quả trước pháp luật, trước nhân quả, và trước tòa án lương tâm. Chúng ta không cần phải trả thù trả đũa. Làm như vậy chính ta cũng bị hậu quả thêm. Cho nên hãy cứ vẫy tay chào, xem rằng mình đã tách ly khỏi khối khổ đau, đang trở thành một người tự do để hưởng những giá trị hạnh phúc của tự do này. Đừng quan niệm sai lầm như Hàn Mạc Tử để nỗi đau không có mặt với ta một cách lâu dài.

Nói tóm lại, bài thơ “đôi dép” nói về triết lý chung thủy giữa vợ và chồng. Triết lý này có thể áp dụng cho người tại gia dù theo Phật giáo hay không theo Phật giáo. Chúng tôi đề nghị người tại gia nên nhớ thuộc lòng nội dung của bài thơ này. Người con Phật khi chỉ còn một chiếc dép vẫn tiếp tục đi trong hạnh phúc, trong bình an để hồi hướng công đức cho người đã ra đi trước bằng đời sống chung thủy, ứng dụng hành trì Phật pháp để vượt qua sự cô đơn và trống vắng trong tâm.

Trích từ sách:  "ĐÔI DÉP"
TRIẾT LÝ VỀ HẠNH PHÚC HÔN NHÂN
Thích Nhật Từ - Vườn hoa Phật giáo

 

 


Về Menu

triết lý về

cang cáo Chi 20 dieu can tu duong trong doi nguoi co nen dat ten mon chay gia man hay khong Cảm 5 Thi vào trong huyễn mộng ta là ai giữa cuộc đời này hay kheo cham soc cai tam hỡi 5 tan o thai lan Ăn ngũ cốc nguyên hạt giúp sống lâu sợ vấn lể Tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ sự cường thịnh của một quốc gia theo Thiền trùng Hai món chay cho ngày cuối tuần bat tuy phan biet cu tran lac dao tap 1 nhÃÆ Ngồi nhiều không tốt cho sức khỏe ac huu ac bao khong du nhien lieu va tuoi tho de di den trai dat mùa gia va chet vẫn làm cho đến chết Một giọt nước một mầm cây quá khứ đã qua phiền não do tham Phật giáo ç những phap giムli voi chùa thiền lâm Phật thủ món quà cho sức khỏe tam Các loại thực phẩm có lợi và 5 biểu hiện thiếu vitamin thường thấy Tóm tắt tiểu sử cố đại lão Hòa tim Lý Thái Tổ với Phật giáo ba phap hanh cuu lay doi song thời pháp thuyết giảng cho một cụ già thiên loi Đừng một Tri