Phiêu bạt ngàn trùng, cầu tìm ngàn cõi, lần theo dấu mộng, bay bổng chín tầng, lặn sâu không đáy, rồi bất ngờ oà ra trước cái bình thường sẵn có: tiếng ngói chạm tre, mưa rơi dội nóc, giọt nước gợn ao, hoa nở bên vườn…

	Tròn đầy hạt lứt

Ðầu năm bàn chuyện:

Tròn đầy hạt lứt

Sáng sớm Tết thôn quê, đến thăm nhà bạn, hai bên bờ đường ruộng mạ non hây hây trong khí lạnh còn vương năm cũ… Im ắng chẳng thấy ai, mùi hương trầm thoảng nhẹ dường như tỏa ra từ những đóa mai vàng nở rộ giữa nhà gợi ấm trong tâm. Lặng lẽ ra sau, hương cơm mới dậy lên mỗi bước… Ở góc chái bên hè, cô gái ngồi chăm chú đun từng nắm rơm vào bếp chẳng biết có người. Nhìn một lúc rồi lên tiếng: “Chăm chỉ quá há!”. Cô quay đầu nở nụ cười bừng tươi đôi má ửng hồng: “Em nấu cơm gạo lứt để cúng đầu năm”, giọng nhẹ êm không chút rộn ràng, mà sao lá trúc lao xao thập thò góc cửa…

Tôi ngồi ngẫm nghĩ người xưa

Đã từng bắt gặp nắng mưa phi thường

Tôi đi tôi đứng dặm trường

Tìm thơ bất chợt bên đường thấy hoa. (1)

Hạt gạo cũng thế, đối với người tự thấy mình là “thiện tri thức” hoặc “đủ đầy”, đó chỉ là vật tầm thường ăn cho qua bữa, chẳng đáng chú tâm.

Sư Tuyết Phong thời nhà Đường Trung Quốc lo việc bếp, một hôm đãi gạo, Thầy trụ trì đến thấy sư gạn cả cát lẫn gạo bỏ đi bèn hỏi:

- Đãi cát bỏ gạo hay đãi gạo bỏ cát?

Sư Tuyết Phong đáp:

- Gạo cát cùng bỏ.

Thầy hỏi:

- (Như vậy) Đại chúng lấy gì ăn?

Sư liền lật úp thau đãi gạo. Thầy bèn khuyên sư đi học nơi khác(2).

Khi học Đạo, người ta thường mong muốn giải quyết phần “tâm”, coi thường phần “vật”, cố với những điều xa xôi khó nắm, mà không màng xem những gì gần gũi trong tầm. Đâu biết hạt gạo, hạt cải cũng như đóa hoa, cành tre và mỗi sự mỗi vật dù nhỏ nhoi trong thiên nhiên đều ẩn hàm Chân pháp, Thực tướng, Bản lai diện mục của sự sống vô thủy vô chung, của Chân như trùng trùng hiển hiện.

Thiên ngoại mích tâm nan định thể

Nhân gian thực quế khởi thành tùng

Càn khôn tận thị mao đầu thượng

Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung.(3)

Dịch:

Ngoài trời tìm tâm thật khó thấy,

Thế gian trồng quế đâu thành tùng.

Đầu lông trùm cả càn khôn thảy,

Hạt cải bao gồm nhật nguyệt trong.(3)

Thật ra, muốn biết thì tâm phải định. Đức Phật dạy: “Có tâm định sẽ thấy được thực tướng của sự vật”. Tâm định là tâm lắng yên, tương tự như nước phải lắng yên mới cho thấy rõ những gì trong nước. Nếu nước xao động thì không thấy vật hoặc thấy lờ mờ biến dạng. Cũng vậy, khi tâm người vọng động, miên man luận lý, dập dồn ảo tưởng, chấp kiến thì không thể thấy nhìn chính xác. Chỉ khi nào tâm thật sự lắng yên, chăm chú tập trung vào một việc mới có thể hiểu biết rõ ràng và thực hành thông suốt. Điều này càng đúng trong việc nấu ăn.

Theo Thiền tông, nấu ăn là một cách tu, là phương tiện xóa bỏ tình trạng phân hai “chủ và khách”, “ta và người”, “tâm và vật”, “cao quý và tầm thường” để thấy được trạng thái nhất như, tương đồng, tương bổ giữa bản thân và những “cái khác”.

Phản văn tự kỷ mỗi thường quan

Thẩm sát tư duy tử tế khan

Mạc giáo mộng trung tầm tri khách

Tương lai diện thượng đổ sư nhan. (4)

Dịch:

Hàng ngày quán lại chính nơi mình

Xét nét kỹ càng chớ dễ khinh

Trong mộng tìm chi người tri khách

Mặt thầy sẽ thấy trên mặt mình.(4)

Với ý thức đó mới có thể nấu một nồi cơm gạo lứt đúng mức. Trước khi nấu phải đãi gạo. Vậy là chú tâm vào một việc duy nhất là chỉ lấy có gạo khi rửa bỏ bụi dơ, lượm sạch sạn cát, lúa trấu, hạt hư, v.v… Nếu trong lúc làm công việc cần tế nhị này mà nghĩ tưởng nhiều điều thì chắc chắn kết quả như Sư Tuyết Phong. Rồi khi nấu, phải chú tâm đến nước để dùng cho vừa phải, chú tâm đến lửa để tăng giảm tùy thời, chú tâm đặt nồi cho ngay ngắn, chú tâm đậy vung, phủ vải hoặc lá chuối cho kín hơi, v.v… Phải hết sức chú tâm, chú tâm cao độ. Phải hoàn toàn sống thực với bổn phận mình làm. Nhờ thế, hạt gạo lứt sẽ bày lộ công năng trọn vẹn tròn đầy. Nhưng chưa đủ, lúc ăn cũng phải chú tâm như lời Phật dạy: “Này chư Tỳ kheo, trong việc ăn uống thì Tỳ kheo phải ăn, uống, nếm, nhai trong sự hiểu biết rõ ràng”(5). Khi đó, gạo lứt mới thật sự là diệu dược nuôi thân, là diệu phương giải trừ phiền não.

Kể từ gạo lứt muối mè

Dưa chua cải muối đi về kỷ nguyên

Mở đầu cách mệnh cường kiên

Ohsawa chữa bệnh điên thật tài

Tôi từ tiếp nhận lai rai

Thuần thanh cảnh giới quai nhai dị thường

Biến hình biến thể phi dương

Xuân hương xuân sắc xuân hường bốc cao

A đầu tỳ tử hoàng mao

Du dương tài điệu thơ dào dạt dâng

Đôi lời ngỏ với lý lân

Mừng Xuân muôn dặm tử phần tái sinh.(6)

Chân Phương

(1) Thơ Bùi Giáng, Tuyết Băng Vô Tận Xứ, Nxb. Văn Nghệ 2007. (2) Theo “Thiền sư Trung Hoa” của Sư Thanh Từ. (3) Kệ của Sư Khánh Hỷ đời nhà Lý; lời dịch của Sư Thanh Từ. (4) Kệ của Sư Hương Hải thời Chúa Nguyễn, lời dịch của Sư Thanh Từ. (5) Kinh Đại Tứ Niệm Xứ, đoạn “Tỉnh Giác”. (6) Thơ Bùi Giáng, di cảo, tư liệu Thanh Hoài.


Về Menu

Tròn đầy hạt lứt

sợi 3 thực phẩm giúp giảm cholesterol cao nÃ Æ chùa thanh trước ï¾ å Æ thí Kiên Giang Chùa Phật Quang tổ chức Bảo Ai không nên ăn cam quýt Những Từ Rạch Cát tới Tòa Đại sứ gi廕 泰卦 cẠi Vui tử tuÃÆ chua sung an 07 bardo va nhung thuc tai khac ban bang da saphir Nhá Nỗi Tưởng Giai món Bác b瓊o thất bại nh脙茠脝 trùng hay chung song than ai voi cac ban dac biet doc kinh vo chong ç hanh dong co va nguyen vong duoi chan ngai dia tang lời ngoi bau tang Gene và môi trường tác động lớn phat giao con duong cua tuoi tre cận Bậc cao tăng đạo đức thủy chung mẠu Bậc cao tăng đạo đức thủy chung Những món chay bổ dưỡng trong mùa Vu Lan thiện chua dao Vấn Kiên Giang Ni trưởng Thích nữ Liễu Liên 1973 Phật giáo thay ương chánh niệm chua vinh khanh Phở 不空羂索心咒梵文 ï¾ ï½ nhá ã thuyen troi tren sa