Vai trò của trụ trì được khẳng định là trụ pháp vương gia, trì Như Lai tạng nghĩa là Thầy trụ trì không giữ ngôi chùa vật chất Phật không dạy chúng xuất gia làm việc ấy, nhưng chính yếu là giữ ngôi chùa tâm linh Giữ gìn ngôi chùa tâm linh là các Thầy p
Trụ trì theo Di Lặc, thuyết pháp theo Duy Ma

Vai trò của trụ trì được khẳng định là trụ pháp vương gia, trì Như Lai tạng; nghĩa là Thầy trụ trì không giữ ngôi chùa vật chất. Phật không dạy chúng xuất gia làm việc ấy, nhưng chính yếu là giữ ngôi chùa tâm linh. Giữ gìn ngôi chùa tâm linh là các Thầy phải ở trong nhà của Đức Như Lai, được kinh Pháp Hoa nói rõ là tâm từ bi.
Sau khi Đức Phật thành đạo ở Bồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán. Các thanh niên dòng Da Xá trông thấy tướng hảo giải thoát của các vị Thánh này, nên đã phát tâm xuất gia. Cha mẹ và vợ con của các thanh niên Da Xá tìm đến Lộc Uyển thấy hào quang của Đức Phật và đại chúngtrang nghiêm cũng phát tâm quy y Tam bảo. Từ đó, Phật giáo có mặt ở Ấn Độ và trải qua suốt thời gian dài hơn 2500 năm, Phật giáo đã được truyền bá từ nước này sang nước khác, có lúc thạnh, lúc suy. Tìm hiểu nguyên nhân nào làm Phật pháp hưng thạnh, hay suy đồi, để chúng ta giữ gìn và phát triển được đạo pháp.

Bước đầu, không nghe Phật nói đến trụ trì, nhưng chính yếu là Ngài thường đề cập đến hoằng pháp, theo đó mỗi người đi một hướng, để mang kiến thức và sở đắc tu chứng vào đời làm lợi ích cho chư Thiên và loài người. Đó là sách tấn của Phật khi lập giáo khai tông. Nhưng về sau, có tịnh xá, có người cai quản chùa, người ta đặt nặng việc quản lý cơ sở vật chất thì mới nảy sanh sự hiện hữu của trụ trì.

Và đặc biệt vai trò của trụ trì được khẳng định là trụ pháp vương gia, trì Như Lai tạng; nghĩa là Thầy trụ trì không giữ ngôi chùa vật chất. Phật không dạy chúng xuất gia làm việc ấy, nhưng chính yếu là giữ ngôi chùa tâm linh. Giữ gìn ngôi chùa tâm linh là các Thầy phải ở trong nhà của Đức Như Lai, được kinh Pháp Hoa nói rõ là tâm từ bi.

Các Thầy giữ ngôi chùa vật chất mà rời tâm từ bi của Phật là đã ra khỏi sự an ổn của Phật pháp và rơi vào thế tục, bị hệ lụy bởi vật chất, thì không bao giờ thấy Phật. Mất tâm từ bi, nhưng giữ chùa vật chất, khó tránh khỏi nhiều mối tranh chấp, rất nguy hiểm. Đầu tiên là tranh chấp với thế gian, Thầy trụ trì sẽ mất đạo phong, vì đã rời nhà Như Lai, tức người tu mà cũng buồn phiền, tranh cãi, hơn thua, tranh chấp đất đai, nhà cửa, v.v...

Quan sát kỹ, chúng ta thấy xưa kia, Đức Phật và các bậc Thầy Tổ của chúng ta không bao giờ tranh chấp với ai, nhưng do công đức tu hành, do đạo lực của các Ngài mà chư Thiên và vua chúa hiến cúng. Tất cả các ngôi chùa hiện hữu trên thế giới xét cho cùng, ngôi chùa lớn nhất thường được coi là của chư Thiên cúng dường, kế đến là Hộ quốc nhân vương và trưởng giả, nói chung là đàn việt hiến cúng, không phải do các Thầy mua đất và vận động xây chùa.

Chủ yếu là các Thầy ở trong nhà Như Lai, ra ngoài, tức đánh mất tâm từ bi, thì ta còn chùa, còn người tu, nhưng thực chất không làm lợi ích cho người; nói cách khác, là không còn Phật pháp.

Vì vậy, Đức Phật thành đạo là Ngài thấy được các pháp theo nhân duyên vận hành trong vũ trụ, thấy mối tương quan tương duyên giữa con người với xã hội. Và thấy đúng như vậy rồi, Ngài khéo vận dụng nhân duyên này mà đi truyền bá chánh pháp. Bước theo dấu chân Phật, tôi khuyên những người xuất gia không nên nghĩ đến mua đất, cất chùa; nhưng phải nghĩ làm sao thấy đạo, đắc đạo, để chúng ta có đạo thì bấy giờ sẽ có chư Thiên, có Hộ pháp, có mọi người đến với chúng ta, là chùa được xây dựng.

Thật vậy, chùa Nam Hoa ở Trung Quốc khi chưa thành hình, đã có một vị phạm Tăng đến nơi đó nói rằng 500 năm sau, sẽ có một vị cao Tăng đến đây biến vùng này thành trung tâm Phật giáo. Theo tôi, vị phạm Tăng này đã thấy ngôi chùa tâm linh khi ẩn tu và Ngài đã bồi dưỡng, un đúc để sau này thành ngôi chùa vật chất. Chùa đã có trong tâm Ngài, vì trong tâm Ngài có Phật, có pháp, nên Ngài đem gieo trồng Phật pháp ở đây là gieo trồng Phật pháp trong tâm quần chúng.

Ý thức như vậy, chúng ta nỗ lực tu hành, thấy đạo, thấy nhân duyên của quần chúng với đạo, nên gieo Phật pháp vào lòng họ. Lòng quần chúng có Phật pháp và kết hợp với sự hỗ trợ Phật pháp của chính quyền, chắc chắn chùa sẽ thành.

Ở Thiên Thai tông, có Ngài Trí Giả đã thể nghiệm điều này một cách sâu sắc. Ngài đến Ngọc Tuyền ngồi trên phiến đá, thấy nơi đó có chùa và Ngài nỗ lực tu để ngôi chùa này hiện hữu, chứ Ngài không xây chùa. Ngài phát huy đạo đức đến độ cao có sức cảm hóa được người và phát huy trí tuệ khiến người kính trọng Ngài là tiểu Thích Ca. Ngài tu ở nơi vắng vẻ, nhưng lực cảm hóa của Ngài đến người tiều phu, cho đến các thôn nữ. Họ đã dâng cúng thức ăn cho Ngài. Và khi có người tìm đến cúng dường, Ngài thuyết pháp là đem Phật pháp để vào lòng các lão tiều phu, các thôn nữ. Những người này trở về khuyến hóa gia đình, bạn bè. Như vậy, người đến nghe Ngài thuyết pháp càng ngày càng đông, cho đến các quan địa phương và những người ở các vùng lân cận cũng đến nghe Ngài giảng dạy. Tùy Dạng Đế nghe tiếng đồn về đạo đức và trí tuệ của Ngài, nên đã đích thân tìm đến đảnh lễ Ngài Trí Giả và xin thọ Bồ tát giới tại gia và đem binh mã đến phá núi xây chùa Ngọc Tuyền. Lịch sử ghi rằng, người dân thấy Ngài tu ở phiến đá ngoài trời lạnh giá, cho nên đã khởi lòng kính trọng và thương quý Ngài, mới lấy khăn choàng che trên đầu của Ngài; về sau này cái khăn choàng đã biến thành chiếc mũ Quan Âm là phát xuất từ đời Tùy, Trung Quốc. Các vị Tổ mà chúng ta thờ trong những ngôi chùa cổ cũng có miếng vải che trên đầu cũng khởi nguồn từ đây.

Từ ngôi chùa tâm linh xây dựng bằng niềm tin của mọi người, tức người kính trọng Ngài và Phật pháp, nên ngôi chùa tâm linh hình thành thì ngôi chùa vật chất được dựng lên bằng cách quần chúng cúng đất, cúng tiền, đóng góp công sức. Vì vậy, chùa vật chất có ra từ chùa tâm linh, Phật pháp có ra nhờ Đức Phật thâm nhập Thiền định ở Bồ đề đạo tràng và Ngài tu chứng, thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác. Sau đó, Phật pháp nhờ các vị Thánh Tăng phát triển, nhờ các vị cao Tăng tu hành, truyền bá từ Ấn Độ, sang Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, v.v…
Các nhà truyền giáo không mang theo tiền của và vật tư, nhưng đến đâu, các Ngài chủ yếu xây dựng ngôi chùa tâm linh trong lòng người trước, sau đó, chùa vật chất mới được xây dựng, được bảo vệ; cho nên không có tranh chấp. Nhưng ngày nay, có nhiều điều tệ hại. Một số Thầy nói rằng vì đất có giá, nên người ta đã tìm cách lấn chùa, chiếm chùa. Thử nghĩ xem chùa này ai xây, ai lấy. Lúc trước, quần chúng xây, nay quần chúng lấy; lúc trước ông bà tổ tiên cúng, nay con cháu lấy. Ở một mặt nào đó, thấy như vậy; nhưng nhìn xa thì thấy khác. Vì đạo đức và trí tuệ của chúng ta kém, vì nhân duyên hết, nên không giữ được chùa.

Phật pháp thạnh hay suy tùy theo nhân duyên. Ngày xưa, các bậc Thầy Tổ của chúng ta được người kính trọng, cúng dường xây chùa; vì đức độ của các Ngài lớn, vì nhân duyên của các Ngài và dân chúng địa phương có, cho nên họ hết lòng ủng hộ chùa. Nhưng khi ta kế nhiệm làm trụ trì, đức độ và trí tuệ kém, khiến người không kính trọng, thấy ta ở đây không hợp lý, họ muốn đẩy đi, mà không được thì bằng mọi cách họ phá rối.

Tu hành phải thấy sâu xa. Nếu ta không đủ tài đức, hay hết duyên hành đạo nơi đây, ta tìm người có tài đức, có duyên đến giáo hóa thay ta. Đừng nghĩ rằng giao chùa lớn cho người khác là uổng; không giao làm cho Phật pháp suy hoại. Đừng để bị vướng mắc vào cơ sở vật chất, không thể tu, không thể phát huy đạo hạnh và tâm linh mình.

Chùa Kim Cang này do Tổ sư xây dựng đã trải qua bao lần thạnh suy, cho đến ngày nay Thầy Tắc Ngộ làm trụ trì, tôi thấy chùa này khác hẳn xưa kia rất đơn sơ mộc mạc. Thầy này trụ trì thì những người tranh giành đất đai không khuấy phá và Thầy đã sửa chữa, xây dựng mới chánh điện, nhà Tổ, nay xây thêm giảng đường khang trang. Tại sao người ta lại cúng dường xây dựng chùa này. Trước nhất là đức độ của Thầy trụ trì  có sức cảm hóa. Tôi thấy Phật tử về đây tu Bát quan trai đông, nên niềm tin của họ lớn hợp lại thành ngôi chùa tâm linh lớn. Và mọi người đều có một ý niệm chung là tu hành và muốn xây dựng ngôi chùa trang nghiêm, cho nên ngôi chùa vật chất theo đó mà hiện hữu. Ngôi chùa tâm linh lớn thì ngôi chùa vật chất sẽ lớn. Các vị trụ trì về chùa nhỏ, nhưng quần chúng đến tu đông và hết lòng với Tam bảo thì chùa sẽ sáng đẹp và lớn lần. Trái lại, về trụ trì ngôi chùa lớn, nhưng người tới tu giảm lần và không còn thanh tịnh, mà tranh chấp, cãi vả, thì chùa bắt đầu suy sụp lần theo tâm không tốt của vị trụ trì. Thật vậy, thực tế cho thấy những Tổ đình nổi tiếng một thời mà trở thành hoang phế; vì các vị cao Tăng qua đời, những người kế thừa không có đức hạnh và trí tuệ, mới bị người lấn chiếm đất chùa, cho đến mất chùa.

Vì vậy, chúng ta thấy ngôi chùa vật chất bên ngoài mà biết được tâm linh của trụ trì lớn hay nhỏ. Nếu tâm linh sáng, thì chùa vật chất sáng theo; tâm linh mờ tối thì vật chất cũng mờ theo. Riêng tôi cố gắng xây dựng ngôi chùa tâm linh cho chính mình, tức vững tin nơi Phật pháp, hạ quyết tâm tu cho đạt được kết quả tốt đẹp và đem kết quả này gieo vào lòng quần chúng rộng bao nhiêu thì tâm linh phát triển bấy nhiêu. Kinh Pháp Hoa dạy về thường trụ Tam bảo, nhưng thường trụ Tam bảo này ở trong tâm chúng sinh. Bao giờ chúng sinh còn nghĩ đến Tam bảo thì Tam bảo thường trụ. Chúng sinh không nghĩ đến Tam bảo thì Tam bảo mất. Chúng sinh còn nghĩ đến Phật thì Phật ra đời trong tâm chúng sinh.
Hoằng dương Phật pháp là đem Phật pháp vào lòng chúng sinh, chắc chắn Phật pháp hưng thạnh. Ngày nay, Phật giáo đang phát triển trên đà cao, nhiệm vụ của chúng ta là cảm hóa quần chúng hướng về Phật, quy ngưỡng Tam bảo, sống theo tinh thần Phật dạy, thì Phật pháp hưng thạnh.

Phật giáo có điều rất đặc biệt, Đức Phật hiện hữu trên cuộc đời này, Ngài không muốn chúng sinh làm nô lệ cho mình, hay biến chúng sinh thành công cụ của mình. Mục tiêu chính của Phật là giáo hóa chúng sinh để họ có được cuộc sống hạnh phúc an lạc. Vì vậy, mọi người hướng về Phật. Trên bước đường độ sanh, Ngài đi đến nước nào cũng làm lợi ích cho nơi đó, không làm tổn hại bất cứ người nào, loài nào. Chính vì Ngài luôn mang lại sự lợi ích an lạc cho số đông mà các vua chúa vùng ngũ hà thời bấy giờ đều thỉnh Phật về thuyết pháp, để cho quần chúng nghe Phật sẽ sống đạo đức, sống an vui hơn. Vua chúa không dám động đến Phật, họ có thực lòng kính trọng Phật hay không, chúng ta không biết; nhưng chắc chắn họ phải e ngại lực lượng quần chúng hết lòng theo Phật, kính Phật.

Thiết nghĩ ngay cả khi Phật Niết bàn, Ngài cũng làm lợi ích cho nhiều người bằng cách chọn thành Câu Thi Na thuộc một nước nhỏ nhất trong vùng ngũ hà để Niết bàn, vì Ngài thương dân chúng nghèo khổ nơi này. Thật vậy, khi Phật Niết bàn thì các vua chúa và dân chúng trong vùng ngũ hà đã đến đó đảnh lễ kim thân Phật, tham dự lễ trà tỳ và chia Xá lợi Phật. Tất nhiên là việc xây dựng nhà cửa, làm đường xá, nói chung là hạ tầng cơ sở nhờ đó mà được thành hình khang trang để đáp ứng chỗ ăn ở cho vua chúa và tín đồ thời bấy giờ, tạo thành cuộc sống sung túc cho cư dân vùng đó. Và cho đến ngày nay, Câu Thi Na được coi như một trong những Thánh tích của Phật giáo, cũng thu hút nhiều đệ tử Phật khắp thế giới hành hương đến đó. Trên thế gian này, không có một vị Thánh nào được như Phật, đương thời vua chúa kính trọng Phật và khi rời bỏ huyễn thân thì Xá lợi Phật được tôn thờ ở khắp mọi nơi. Tu theo Phật, Tăng Ni nên suy nghĩ đến đâu là phải mang an vui, hạnh phúc cho người. Chỗ tranh chấp, không bao giờ chúng ta đến.

Xây dựng ngôi chùa tâm linh, đặt Phật pháp vào lòng quần chúng, họ kính tín Tam bảo, chắc chắn ngôi chùa vật chất sẽ xuất hiện. Tâm linh nhỏ thì chùa vật chất nhỏ. Tâm linh rộng thì chùa vật chất rộng. Bằng chứng là trước kia giảng đường của chùa Kim Cang này nhỏ, nhưng Phật tử đến tu đông, không đủ chỗ sinh hoạt; cho nên họ đã tự đóng góp  xây dựng thành giảng đường khang trang.

Một Thầy trụ trì mà tâm hẹp, nghĩ rằng chùa của mình, nên gìn giữ cho mình, thì rơi vô tình trạng nhứt Tăng nhứt tự. Tâm trụ trì đóng kín, thì không ai tới. Nếu tâm trụ trì được mở rộng thêm một chút, sẽ có Phật tử đến công quả, có một bà già đến quét lá, một người đến nấu cơm, người đến trồng hoa, lau bàn Phật, v.v…

Các Thầy trụ trì phải có tâm bao dung như Bồ tát Di Lặc, vì Ngài rất dễ thương, ai cũng tới với Ngài được. Thực tế cho thấy những Thầy có tâm bao dung thường có đông đệ tử và họ sẽ trở thành đệ tử xuất gia. Chùa này có tấm lòng bao dung của Thượng tọa Tắc Ngộ, nên chúng tại gia và xuất gia đông. Và Thầy Tắc Ngộ bao dung, muốn mở khóa tu học cho Tăng Ni và vì nơi đây đã hiện hữu ngôi chùa tâm linh, nên nhiều Tăng Ni tập trung về đây. Đương nhiên không phải tất cả mọi nơi đều tổ chức được như chùa Kim Cang; nhưng chúng ta cũng làm được chừng mực nào đó. Tuy nhiên, quan trọng là phải có tấm lòng bao dung khiến cho người cảm mến mà tự nguyện đóng góp, xây dựng, bảo vệ chùa, thì Thầy trụ trì không phải cực khổ gì cả, chỉ cần giữ tâm từ bi và tâm bao dung để cảm hóa người.

Đức Phật Thích Ca quyền ký cho Bồ tát Di Lặc thay thế Ngài hóa độ chúng sinh Ta bà, mà chính yếu là thay thế tấm lòng bao dung. Các Thầy trụ trì nên mở lòng bao dung như Di Lặc, mới đem Phật pháp để vào lòng người được và làm lợi ích cho chúng hữu tình.

Trụ trì thì theo mô hình Di Lặc. Thuyết pháp thì phải như Bồ tát Văn Thù, hay như Duy Ma Cật.  Vì Duy Ma không đóng vai Thầy tu, không có hình thức ràng buộc, nên Duy Ma ở đâu cũng được, đem Phật pháp đến đâu cũng được. Đối với công nhân, Duy Ma là công nhân; với người trí thức, Duy Ma là người trí thức, với người kinh doanh, Duy Ma là người kinh doanh. Kinh Duy Ma nói rằng Ngài tới thành Tỳ Da Ly như một người bình thường, nhưng hễ ai có buồn phiền, đau khổ, thắc mắc, khó khăn, thì Duy Ma giải quyết cho họ một cách tốt đẹp. Ngài giải quyết được tất cả mọi việc, nhưng chưa bao giờ Ngài nói Phật pháp; vì Phật pháp Đại thừa là làm lợi ích, an vui cho số đông. Vì vậy, Phật pháp không hạn cuộc vào kinh Di Đà, hay kinh Phổ Môn. Nếu mang hình thức Thầy tu Phật giáo mà truyền bá Phật pháp ở nước theo tôn giáo khác một cách cực đoan, chắc chắn khó bảo toàn được mạng sống, nói chi đến giảng dạy Phật pháp. Còn đến với tư cách Duy Ma, nghĩa là cho lời khuyên nào cũng đúng, làm theo Ngài thì được lợi ích, tất nhiên được chấp nhận.

Và khi mọi người quý trọng Duy Ma rồi, thì Ngài giả bệnh, quả là một phương tiện rất dễ thương của Bồ tát! Những người đã từng được giúp đỡ, mang ơn Ngài, nên nghe nói Ngài bệnh mới đến thăm. Nhân đây, Ngài thuyết pháp. Người nghe xong thì Phật pháp mới hiện, nghĩa là có Bồ tát Văn Thù Sư Lợi đến thăm bệnh Duy Ma tiêu biểu cho nhập bất nhị pháp môn, hay nhứt thừa, chơn đế và tục đế kết hợp là một. Văn Thù Bồ tát tiêu biểu cho chơn đế và Duy Ma tiêu biểu cho tục đế. Hai đế này là một.

Duy Ma nói, thì Văn Thù khẳng định rằng Duy Ma nói đúng. Đến phiên Văn Thù nói thì Duy Ma cũng khen là đúng. Chúng ta phải suy nghĩ ý này, làm sao người tu nói mà người thế gian phải nghĩ là đúng, không tranh cãi. Các Thầy cố tranh cãi thế này thế nọ là sai, vì chân lý là một, không phải hai, nhị đế dung thông. Vì vậy, thuyết pháp theo Văn Thù Bồ tát vào cuộc đời không làm chống trái cuộc đời, nên Duy Ma nói ở tục đế, Văn Thù ở chơn đế cũng cho đó là đúng.

Theo tôi, ai nói cũng đúng, chánh khách nói thì phải như thế. Người buôn bán nói thì phải như thế. Thầy tu nói thì có ngôn ngữ riêng cũng đúng. Ai cũng có suy nghĩ riêng và ngôn ngữ riêng tương ưng với thành phần xã hội của họ; hiểu như vậy, chúng ta chấp nhận tất cả các quan niệm khác nhau một cách dễ dàng và hài hòa trong cuộc sống, không chống đối. Còn nghĩ tôi theo Nam tông, hay theo Khất sĩ, hoặc theo cổ truyền, Bắc tông, v.v… mà chống phá nhau, làm sao Phật pháp tồn tại.

Chúng ta nhìn về cuộc đời, thấy tất cả mọi người đều đúng, xã hội cũng đúng, cái gì tồn tại thì phải đúng; không đúng thì không tồn tại được. Nhân duyên như thế, nên trong kinh Pháp Hoa, Phật nói đó là pháp nhĩ như thị, không thể khác. Ví dụ một người nào đó sống rất hung ác, nhưng họ vẫn tồn tại, vì phước của họ chưa hết, nên quả báo xấu chưa xảy đến với họ. Hoặc người tốt, giỏi, nhưng chưa làm được, vì thời của họ chưa tới. Ta khuyên họ nên chuẩn bị đầy đủ, vì cơ hội chỉ đến cho người có chuẩn bị.

Tất cả mọi việc đều đúng là chân lý, tức Phật pháp phải mang tính hài hòa được với xã hội, với tôn giáo khác; nói chi trong nội bộ Phật giáo chúng ta. Tu trong cùng một chùa, hay cùng một màu áo, cùng một lý tưởng sống theo Phật, nhưng không hài hòa được với nhau, thì dù có trụ trì, có chùa cao Phật lớn, nhưng vẫn cách xa Phật vạn dặm; đó là điều mà tôi muốn nhắc nhở Tăng Ni.

Chính yếu của việc trụ trì là trụ pháp và giữ gìn Như Lai tạng tâm của chúng ta, nghĩa là giữ tâm chúng ta luôn bình ổn, sáng suốt để nhìn cuộc đời một cách đúng đắn mà hành đạo. Những việc chưa đáng nói mà nói là tự chuốc họa vào thân, ham nói dễ dẫn đến tù đày, chết chóc. Những việc đúng lúc nên làm mà bỏ qua là đánh mất cơ hội tốt.

Tăng Ni phải giữ được Như Lai tạng tâm. Như Lai tạng tâm là gì? Trên bước đường tu, chúng ta cần nhận được yếu chỉ của hai con đường Duyên khởi thì tu hành mới đạt kết quả tốt. Đức Phật tu thành Phật là nhờ phát hiện lý Duyên khởi và Ngài dạy rằng ai thấy lý nhân duyên là thấy Phật pháp và thấy Phật pháp thì trở về Như Lai tạng tâm là trì Như Lai tạng.

Duyên khởi có hai là A lại da duyên khởi và chơn như duyên khởi. A lại da duyên khởi là khởi theo vô minh vọng thức. Con đường này ta đóng kín, vì nó sẽ dẫn vào sanh tử, chịu hết khổ này đến khổ khác. Trong A lại da của chúng ta chất chứa vô số tội lỗi từ vô thỉ kiếp cho đến hiện đời. Vì vậy, nếu đem nói phải trái thì nói hết đời cũng không hết việc. Một số người vô chùa thường nói rằng: “ Tôi biết hết các Thầy, biết hết các Phật tử”;  nhưng biết đó là vọng thức vì lúc nào họ cũng phiền não.

Phải đóng kín con đường A lại da duyên khởi, để mở con đường Niết bàn là chơn như duyên khởi. Đóng kín con đường A lại da duyên khởi, hay đóng kín cửa trần thế bằng cách bế quan, tức không nghe, không nhìn, không suy nghĩ. Mở cánh cửa thứ hai là con đường Niết bàn, tức tâm bình ổn và từ tâm an ổn này mà thọ trì, đọc tụng kinh Đại thừa để tìm áo nghĩa của Đại thừa mà sống và lạy Phật để kết duyên. Tụng kinh để hiểu lý kinh, rồi theo lý này vào tận nguồn tâm thanh tịnh nhất là tâm chơn như khởi lên thì thấy Phật, Bồ tát, Thánh Tăng.

Trên bước đường tu, nếu giữ được tâm chơn như, ta nhìn cuộc đời, thấy tất cả người tu là Thánh Tăng, tất cả cư sĩ là Bồ tát, không thấy chúng sinh đáng ghét. Đối với người cho chúng ta chén cơm, quả chuối, ta nghĩ họ là Bồ tát, thì họ sẽ là Bồ tát. Kinh Pháp Hoa gọi ý đó là Thọ Bồ tát ký.

Khi từ Nhật Bản trở về Việt Nam, tâm tôi trong sạch, nên nhìn ai cũng thấy tốt, thấy người xấu cũng tốt, nên họ đem thức ăn cúng dường tôi. Một Thầy ở phòng bên cạnh nói rằng coi chừng bà đó dữ lắm. Nghĩ người xấu thì làm sao họ tốt với mình được. Nếu họ chưa tốt là vì túc nghiệp của mình. Hiểu như vậy, nên nỗ lực tu, lần lần họ cũng trở thành tốt với ta.

Chơn như duyên khởi là trì Như Lai tạng. Từ tâm chơn như khởi thấy tất cả chúng sinh có tánh Phật, sẽ thành Phật trong tương lai. Vì vậy, ta ươm mầm Phật pháp cho họ, nuôi lớn hột giống Bồ đề này, thì lần lần họ có tín tâm với Tam bảo và cũng sẽ trở thành Phật tử tốt, hoặc thành người xuất gia.

Mong rằng các Thầy trụ trì cố gắng đem Phật pháp gieo vào lòng người không gì hơn là giữ gìn tạng tâm Như Lai và khởi tâm từ bi, tâm bao dung với mọi người, thì ngôi chùa của chúng ta sẽ bền vững và phát triển, Phật pháp sẽ trường tồn.

HT. Thích Trí Quảng - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

trụ trì theo di lặc thuyết pháp theo duy ma tru tri theo di lac thuyet phap theo duy ma tin tuc phat giao hoc phat

xuat thé phụ Phật giáo dam tang am Ð Ñ Ñ Ð Ð Ð húy Phà Štổ sư nguyên thiều với hành tung và thi Bí quyết để sống vui sống khỏe Macchabée mãi tri ân người Không phải là lời của Phật thuc giao phap thoi luan khong bien ho hay tien doan An chay CÒn Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá lÃÅ Sự giác ngộ dễ thương duyen Chánh niệm có lợi cho cả thân và tâm phan ung cua phat giao truoc cuoc tranh cu tong ngà chùa Ông ç giao nghia trá THICH cả chùa tượng sơn chua khai tuong Chùa Ông lý ò cửa Thư thoÃƒÆ nhung thang nam lam chu tieu 5 tan o thai lan ban ve dao phat cung nguyen cong tru tam thu goi chi 17 phan 2 chet BÃ åº Nghệ chua cam vu tôn trọng người khác chính là mỹ đức là Šmiê n trung quê con ơi Thung lũng linh lan ト妥