Vui mừng hãnh diện hay ôm lòng oán giận, buồn phiền trước những thói đời thị phi là tự hại đời mình! Cho nên, là người con Phật hãy sống đúng Chánh pháp, giữ tâm chánh niệm tỉnh giác trước mọi ngọn gió đời.
Trước lời khen chê


Sống ở đời, người ta không những chỉ vật lộn với cơm ăn áo mặc, chiến đấu với tật bệnh, thiên tai… mà còn với cả thói đời thị phi nữa. Trong kinh Pháp cú (Bắc truyền), Đức Phật dạy:

Người ta ưa chỉ trích
Vốn là lẽ trong đời
Đã chê kẻ lắm lời
Lại khinh người ít nói
Ghét luôn người nhu hòa
Thiên hạ chẳng chừa ai.


Thật vậy, người đời khen chê, chỉ trích, nói xấu, chụp mũ… cả thiên hạ chẳng chừa ai, kể cả Đức Phật!

Chuyện kể rằng, khi Đức Phật du hóa cùng với 1.250 vị Tỳ-kheo đến nước Ma-kiệt-đà thì có hai thầy trò Phạm chí đi theo. Người thầy tên là Thiện Niệm và người học trò tên là Phạm-ma-đạt. Trong khi người thầy dùng vô số phương tiện để hủy báng Phật, Pháp, Tăng thì người học trò lại bằng vô số phương tiện tán thán Tam bảo. Hai thầy trò mỗi người một tâm tư, mâu thuẫn chống trái nhau.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn cùng các Tỳ-kheo đi đến Trúc Lâm và nghỉ đêm trong vương đường. Các Tỳ-kheo nhóm họp tại giảng đường và bàn luận về thái độ đối nghịch của hai thầy trò Phạm chí. Đức Thế Tôn từ trong tịnh thất, bằng tuệ nhãn thanh tịnh, biết được việc đó, Ngài liền đến giảng đường. Tại đây, Ngài cho biết thái độ của mình về những lời khen chê đó, đồng thời dạy các Tỳ-kheo phương cách nhận thức, đối diện những lời khen chê trong cuộc đời.

1.Nguyên nhân gây mâu thuẫn, chống trái nhau

Trước hết, Đức Phật chỉ cho các Tỳ-kheo biết nguyên nhân hai thầy trò Phạm chí có thái độ trái ngược nhau. Kinh ghi: “Hai thầy trò mỗi người một tâm tư, mâu thuẫn chống trái nhau vì do xu hướng dị biệt, kiến giải dị biệt, thân cận dị biệt”.

- Xu hướng dị biệt là đi theo, ngả theo những đường hướng khác nhau. Trên thế gian có nhiều ngả đường. Đường đời muôn vạn lối mà nẻo đạo cũng lắm nhiêu khê. Kinh Phạm võng cho biết có hai phạm trù nhận thức về nhân sinh và vũ trụ là quá khứ tối sơ  và tương lai mạt kiếp để thiết lập, xây dựng nên những trường phái triết học và tôn giáo khác nhau. 

Kinh ghi: “Các Sa-môn, Bà-la-môn y bản kiếp bản kiến, mạt kiếp mạt kiến, mỗi người tùy theo sở kiến mà nói, tất cả đều gồm trong sáu mươi hai kiến. Mỗi người tùy ý thuyết, thảy đều y trên đó, ở trong đó, chừng ấy không hơn. Cũng như người chài khéo, bằng tấm lưới dày mắc giăng trên ao nhỏ, nên biết, hết thảy các loài thủy tộc trong ao đều lọt vào lưới, không chỗ tránh thoát, chừng ấy không hơn”. 

Sáu mươi hai kiến hay sáu mươi hai học thuyết là cơ sở sản sinh ra những trường phái triết học và tôn giáo khác nhau của nhân loại. Mỗi người tùy theo duyên nghiệp của mình mà đi theo một tôn giáo, một trường phái triết học, một chủ thuyết chính trị, một pháp môn tu tập... khác nhau. Cái đó gọi là xu hướng dị biệt. Một khi đã đi con đường mình đã chọn thì cho con đường đó là đúng, là lý tưởng, là cứu cánh, cho dù thực tế đã phủ nhận nó.

- Kiến giải dị biệt là do nhận thức, hiểu biết khác nhau. Có thể cùng một vấn đề nhưng người hiểu thế này, người hiểu thế kia, đó là do giới hạn tri thức hay trình độ nhận thức bất đồng. Ngoại đạo hiểu chưa đúng về giáo lý của đạo Phật là chuyện bình thường! Trong Phật giáo, ngay khi Đức Phật còn tại thế đã có những Tỳ-kheo hiểu sai lời Phật dạy,  huống chi sau Phật Niết-bàn, sự phân chia bộ phái do bất đồng kiến giải giáo lý là điều dễ hiểu.

Trong kinh Tiểu kinh dụ dấu chân voi, Đức Phật đã lấy hình ảnh người thợ rừng theo dấu chân một con voi lớn để giải thích làm cách nào đệ tử đạt đến sự xác tín hoàn toàn đối với chân lý Ngài dạy. Qua đó, Ngài cảnh cáo rằng, chớ lầm tưởng những dấu vết rồi vội đi đến kết luận “đây là một con voi đực to lớn”, cho đến khi thực sự trông thấy nó. Cũng vậy, người đệ tử Phật, sau khi học tập, nghe pháp và thực hành theo, cho đến xuất gia, đạt được Lậu tận trí, vị Thánh đệ tử đi đến kết luận: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng khéo hành trì”.

Bản kinh cho thấy, chỉ có chư Phật mới hiểu được chư Phật. Rõ ràng, vị Thánh đệ tử, dù đã đạt đến địa vị Sanh tử trí, vẫn chưa thể nào hiểu được pháp của chư Phật, thì làm sao bằng vào nghiên cứu khoa học, nhìn bằng con mắt đối chiếu văn bản học, bằng tâm lượng phàm phu… mà có thể hiểu được pháp của chư Phật, để rồi khẳng định kiến giải của mình về Pháp là đúng?

Cho nên, đối với pháp Phật chỉ có thể cảm nhận được bằng chứng nghiệm, thể nghiệm tâm linh mà thôi. Những công trình nghiên cứu, khảo cứu, biên soạn, trầm tư về cuộc đời và giáo pháp của Đức Phật, trong một chừng mực nào đó, chỉ có giá trị như nhận xét của du sĩ Vacchayana trong bản kinh này.

- Thân cận dị biệt là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Tiếp xúc, thân cận, gần gũi với ai lâu ngày thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng tính cách, thói quen, quan niệm, tư tưởng của người đó. Thiền sư Quy Sơn Linh Hựu nói thân cận thiện hữu như đi trong sương sớm, tuy không ướt áo liền, nhưng từ từ sẽ thấm lạnh; còn gần gũi kẻ xấu thì cái thấy và việc làm xấu ngày một tăng trưởng.

Kinh Bổn tế trình bày chuỗi duyên khởi hình thành cõi dục, khiến chúng sanh luân hồi trong đó là do thân cận ác tri thức, tức gần gũi những người có nhận thức sai lầm. Do thân cận ác tri thức mới có sự nghe pháp ác. Do nghe pháp ác nên sanh lòng bất tín. Sanh lòng bất tín rồi liền không chánh tư duy. Không chánh tư duy thì không chánh niệm chánh trí. Không chánh niệm chánh trí thì không thủ hộ các căn. Không thủ hộ các căn rồi liền có đủ ba ác hành. Đủ ba ác hành liền có đủ năm triền cái. Đủ năm triền cái rồi, liền có đủ vô minh. Có đủ vô minh rồi, liền đầy đủ hữu ái, tức khao khát hiện hữu hay khát vọng sinh tồn.

Ngược lại, thân cận thiện tri thức liền có đủ sự nghe điều thiện. Nghe điều thiện liền có đủ tín. Có đủ tín liền có đủ chánh tư duy. Có đủ chánh tư duy liền có đủ chánh niệm chánh trí. Có đủ chánh niệm chánh trí mới có đủ sự thủ hộ các căn. Có đủ sự thủ hộ các căn liền có đủ ba diệu hành. Có đủ ba diệu hành liền có đủ bốn niệm xứ. Có đủ bốn niệm xứ liền có đủ bảy giác chi. Có đủ bảy giác chi liền đầy đủ minh giải thoát. Như vậy, minh giải thoát này lần lượt được thành tựu toàn vẹn.

Tóm lại, một khi đã có xu hướng dị biệt, kiến giải dị biệt và thân cận dị biệt thì có mâu thuẫn, chỉ trách lẫn nhau, dù trong một tôn giáo.

2.Thái độ trước lời khen chê

Thấy rõ những lời chỉ trích, ca tụng, khen chê có từ ba nguyên nhân trên, Đức Phật dạy thái độ của người Phật tử chân chánh là chớ vui mừng hãnh diện hay ôm lòng phẫn nộ. Kinh ghi: “Này các Tỳ-kheo, nếu có ai dùng phương tiện hủy báng Như Lai, hủy báng Chánh pháp và chúng Tăng, các ngươi không nên ôm lòng phẫn nộ, có ý nghĩ ác hại đối với người ấy. Vì sao vậy? Vì nếu có ai dùng phương tiện hủy báng Như Lai, hủy báng Chánh pháp và chúng Tăng mà các ngươi ôm lòng phẫn nộ, có ý nghĩ ác hại đối với người ấy thì tự các ngươi đã bị kẹt rồi. Vì vậy các ngươi không nên ôm lòng oán giận hay có ý nghĩ ác hại đối với người ấy.

Này các Tỳ-kheo, nếu có ai khen ngợi Phật, Pháp, và chúng Tăng, các ngươi cũng vội chớ lấy điều đó làm vui mừng, hãnh diện. Vì sao vậy? Vì nếu các ngươi sinh tâm vui mừng là đã bị kẹt rồi. Do đó các ngươi không nên vui mừng. Tại sao thế? Vì đó chỉ là duyên cớ nhỏ nhặt về oai nghi giới hạnh, mà hàng phàm phu ít học, không thấu rõ thâm nghĩa, chỉ bằng vào sở kiến để tán thán một cách chân thật”. 


Vui mừng hãnh diện hay ôm lòng oán giận, buồn phiền trước những thói đời thị phi là tự hại đời mình! Mỗi người ai nấy đều có lòng tự tôn và làm chủ vận mệnh của đời mình. Lẽ nào, khi người ta muốn mình vui thì họ khen ngợi, tán thán đôi ba câu? Khi muốn mình buồn thì họ chê bai, thêu dệt đặt điều vài ba chuyện? Cho nên, là người con Phật hãy sống đúng Chánh pháp, giữ tâm chánh niệm tỉnh giác trước mọi ngọn gió đời. 
  Bài viết: "Trước lời khen chê"
 Thích Nguyên Hùng - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

trước lời khen chê truoc loi khen che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

vãµ phan Việt cac ban xuat gia tre giua vuon xuan thap hoa dao ly Tin Tri lang mang trươ c mô t nô i đau chung 17 phan 2 chet Tiếp Vì sao thai phụ nên hấp thu đủ axit Pháp vi bừng sáng con đường giác Hoài luÃƒÆ hãy nao Su van hanh hanh nguyen duc bo tat quan the am çš bテケi Chùa dấu giå NhÃƒÆ chung thÃƒÆ chí khau Phật giáo æ benh già học 浄土宗 仏壇 cảm cúm Ca cao tốt cho bệnh nhân mắc bệnh thận Ngủ dưới đèn làm khối u ung thư chua vien quang 8 công dụng tốt cho sức khỏe của cải Lễ húy kỵ Hòa thượng Tăng thống Bửu song chung voi me chong theo loi phat day Mứt lạc trong ký ức tuổi thơ 6 loại thực phẩm tốt cho nam giới tu tanh di da 4 tà đà là ai đề thanh dao theo tinh than thien tong