GNO - Sáng qua, 24-11 (3-10-Giáp Ngọ) tại chùa Trúc Lâm (P.Thủy Xuân, TP.Huế), chư Tăng bổn tự...

TT-Huế: Húy nhật cố HT.Thích Giác Tiên (1880-1936)

GNO - Sáng qua, 24-11 (3-10-Giáp Ngọ) tại chùa Trúc Lâm (P.Thủy Xuân, TP.Huế), chư Tăng bổn tự đã trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật cố HT.Thích Giác Tiên (1880 - 1936) - Tổ khai sơn chùa Trúc Lâm.

Quang lâm dâng hương tưởng niệm có chư tôn đức Giáo phẩm chứng minh BTS GHPGVN tỉnh TT-Huế; chư tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh TT-Huế; chư tôn đức Tăng Ni các tổ đình, tự viện, niệm Phật đường, tịnh xá, tịnh thất cùng đông đảo quý đạo hữu Phật tử các giới.

hue 1.jpg
HT.Thích Giác Tiên (1880-1936)

Được biết, cố Hòa thượng người họ Nguyễn, sinh năm Canh Thìn - tức năm Tự Đức thứ 33 (1880). Nguyên quán Giạ Lê Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Song thân mất sớm. Năm Giáp Ngọ (1894), ngài xin xuất gia lúc 15 tuổi tại chùa Từ Hiếu, thờ ngài Tâm Tịnh làm thầy.

Năm Thành Thái thứ 12, Canh Tý (1900), ngài thọ Sa-di, lúc đó được 21 tuổi. Ba năm sau, năm Giáp Thìn (1904), khi ngài được 24 tuổi, Đại sư Tâm Tịnh nhường chùa Từ Hiếu cho bổn phái để về dựng am Thiếu Lâm, tức là chùa Tây Thiên hiện nay, ngài được về đây tu theo Bổn sư.

Năm Duy Tân tứ niên, Canh Tuất (1910), ngài thọ Cụ túc giới với Hòa thượng Vĩnh Gia tại chùa Phước Lâm, Hội An và được chọn làm Thủ chúng trong hàng thọ giới.

Vào khoảng năm Duy Tân thứ 7 - Quý Sửu (1913), Tỳ-kheo-ni, người danh gia vọng tộc họ Hồ, có pháp danh Thanh Linh, tự Diên Trường vừa dựng xong chùa Trúc Lâm ở Dương Xuân Thượng. Ni trưởng đã đến chùa Thiếu Lâm xin với Đại sư Tâm Tịnh cho thỉnh ngài Giác Tiên về làm vị khai sơn tọa chủ chùa ấy. Từ đó, ngài thâu nạp đồ đệ về Trúc Lâm, mở Đạo tràng giảng kinh.

Năm 37 tuổi, niên hiệu Khải Định năm đầu, Bính Thìn (1916), ngài được Bổn sư phú pháp và cho kệ:
                       覺  道  劫  空  先
                       空  空  般  若  禪
                       果  因  浮  行  解
                       處  處  即  安  然.
Phiên âm:         Giác đạo kiếp không tiên            
                        Không không Bát-nhã thiền       
                        Quả nhân phù hạnh giải
                        Xứ xứ tức an nhiên.
        
Trí Không dịch:
                        Đường giác không kiếp trước
                        Thuyền Bát Nhã chân không
                        Nhân quả hóa hợp giải
                        Ở đâu cũng thung dung.

Đồng thời, đặt cho pháp danh là Trừng Thành, hiệu Chí Thông, tự là Giác Tiên; thế thứ 42 dòng Lâm Tế, thứ  8 của dòng Liễu Quán.

Năm Khải Định thứ 5, Canh Thân (1920), ngài Huệ Pháp mở Đạo tràng giảng kinh ở chùa Thiên Hưng, các khóa giảng thường xuyên được mở ra do chính Hòa thượng Huệ Pháp chủ trì, ngài đã đem theo đệ tử cùng nhiều vị Tăng khác nhanh chóng tìm đến cầu học. Nơi đây, sau nhiều tháng ngày theo học, ngài được Hòa thượng Huệ Pháp khen tặng là người có túc căn thâm hậu, đủ sức xiển dương Phật pháp cho kẻ hậu tấn. Học trò của ngài đem theo ra học lớp Phật pháp này là các ngài Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện và Mật Thể.

Năm Quý Hợi (1923), ngài tổ chức Đại giới đàn tại chùa Từ Hiếu. Tại giới đàn này, đệ tử của ngài là Mật Khế thọ đại giới, và Bổn sư ngài là Hòa thượng Tâm Tịnh làm Hòa thượng Đàn đầu truyền giới.

Năm Bảo Đại nguyên niên, Bính Dần (1926), ngài được sắc chỉ chuẩn làm trú trì chùa Diệu Đế. Năm Kỷ Tị (1929), ngài mở cuộc trùng tu chùa Trúc Lâm.

hue 3.JPG
Chư tôn đức làm lễ tại lễ húy kỵ cố Hòa thượng khai sơn chùa Trúc Lâm

Bảo Đại ngũ niên, Canh Ngọ (1930), ngài vào Bình Định rước Phước Huệ Đại sư ra mở Sơn môn Học đường Trúc Lâm. Từ đó, năm nào Hòa thượng Phước Huệ cũng được thỉnh về Trúc Lâm giảng dạy. Các đệ tử của ngài như thầy Mật Khế, Mật Nguyện, Mật Hiển và Mật Thể đều được theo học và đã đóng góp tích cực trong công cuộc chấn hưng Phật giáo sau này.

Đặc biệt, cùng theo học tại Trúc Lâm lúc này có cư sĩ Lê Đình Thám, Y sĩ trưởng tại Viện Pasteur Huế. Cư sĩ Lê Đình Thám đã quy y với ngài từ năm 1928, được đặt pháp danh là Tâm Minh (chính cư sĩ là người vâng lời ngài triệu tập các bậc đồng lữ, thành lập Hội An Nam Phật Học năm 1932).

Ngài rất chú ý đến việc đào tạo Tăng tài. Nhờ những cố gắng đó mà ngài đã biến chùa Trúc Lâm thành nơi phát tích nhiều cột trụ của nền Phật giáo cận đại. Tiêu biểu trong số những Tăng sĩ lừng lẫy như: Đôn Hậu, Quảng Huệ, Trí Thủ, Mật Thể, Chánh Thống, Thiện Trí, Thiện Hoa, Thiện Hòa…

Bảo Đại thất niên, Nhâm Thân (1932), ngài cùng chư vị Đại đức trong Sơn môn và cư sĩ lập ra An Nam Phật học hội, cuối năm ấy mở lớp Đại học Sơn môn.

Năm Quý Dậu (1933), năm Bảo Đại thứ 8, ngài ủy thác cho thầy Mật Khế mở trường Tiểu học Phật học cho Sa-di các chùa tại chùa Vạn Phước, trường trực thuộc Hội An Nam Phật học.

Năm Giáp Tuất (1934), Ngài lại cùng đệ tử Mật Khế tổ chức Trường An Nam Phật học tại chùa Trúc Lâm, thu nhận 50 học Tăng. Cuối năm này, ngài lại quy tụ được rất nhiều học Tăng có học lực và trình độ khá cao để mở ra cấp Đại học Phật giáo, cũng tại Trúc Lâm.

Giai đoạn này là cao trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung, nhờ vào uy đức của ngài cùng tài uyên bác của bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám, và sự hưởng ứng nồng nhiệt của các bậc thức giả học Phật như: Ưng Bàng, Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Khoa Tân, Viễn Đệ, Nguyễn Khoa Toàn, Ưng Bình, Bửu Bác, Trần Đăng Khoa, Lê Thanh Cảnh, Lê Quang Thiết, Trương Xướng, Tôn Thất Quyên, Nguyễn Xuân Tiếu, Hoàng Xuân Ba, Lê Bá Ý và Tôn Thất Tùng.

Qua Hội An Nam Phật học và tạp chí Viên Âm, ngài và đệ tử mình đã khéo léo dung nạp được rất nhiều chánh kiến khác nhau, về cùng chí hướng là tận dụng người tri thức để phục vụ Phật pháp. Đối với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Huế, Hòa thượng Giác Tiên là người có công nhiều nhất.

hue 2.JPG
Nhất tâm kính lễ bậc thầy của nhiều học trò xuất sắc, người có nhiều công lao với Phật giáo

Năm Bính Tý (1936), ngày mồng 2-10 âm lịch, ngài cho triệu tập các môn đồ tứ chúng về đầy đủ và tụng bộ Pháp Bảo Đàn kinh, tụng đến phẩm Bát Nhã thì ngài cho dừng lại để dặn dò những điều cần thiết.

Ngày 4-10 năm Bảo Đại thứ 11 (11-11-1936), ngài viên tịch, thọ 57 tuổi đời, có được 26 Hạ lạp. Tháp ngài sau đó được tôn trí nơi phía tả khuôn viên chùa Trúc Lâm.

PG Huế


Về Menu

TT Huế: Húy nhật cố HT.Thích Giác Tiên (1880 1936)

Quảng ngữ của Hòa Thượng La Hánh Quế benh Khánh Hòa Giỗ Tổ khai sơn Đông Phước Quan điểm của Phật giáo và tâm lý học ngôi chùa của miền tâm thức và tình khi ï¾ï½½ Đà cương Thuốc chống trầm cảm làm tăng nguy cơ cau chuyen nguoi mu so Chánh niệm là trị liệu hiệu quả cho Nghi giáo Và 5 tan o thai lan mà Màu Đà Nẵng Tưởng niệm lần thứ 35 ngày 还愿怎么个还法 Có nỗi nhớ không mang tên quÃÆ Bắt bệnh theo thời tiết Lạm dụng caffeine có thể gây ra lo minh asvaghosha Xuân có đi có đến Tuà Thực dưỡng sống thọ sç ½ Tập hít thở để ngăn ngừa huyết áp hai tam co tinh tu khac long se an yen Học Sư bà Hải Triều Âm viên tịch thọ 94 thôi giao duc Phụ nữ mãn kinh cần chế độ ăn như Mục đích củadiễn xướng thơ catrong Nhâ n biê t 5 loại rau hay phun ho a bố vẻ tổ sư màu bun Bí quyết ăn khuya giảm thiểu gây đinh ngam lai de lon cao Hoằng pháp ở vùng đất mới dục ý nghĩa màu áo tràng 5 cõi vấn đề chùa tây thiên di đà