GNO - Lễ húy nhật Đại lão HT.Thích Giác Hạnh (1880-1981) diễn ra sáng 14-8, thành kính, trang nghiêm...

TT-Huế: Lễ húy nhật Đại lão HT.Thích Giác Hạnh

GNO - Sáng 14-8 (nhằm ngày 8-7-Quý Tỵ) tại tổ đình Vạn Phước (P.Trường An, TP.Huế), Hòa thượng trú trì và chư Tăng bổn tự đã trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật Đại lão HT.Thích Giác Hạnh (1880 - 1981). 

huy ky 6.jpg
Tôn dung Đại lão HT.Thích Giác Hạnh (1880-1981) tại tổ đình Vạn Phước

Trưởng lão HT.Thích Đức Phương, Phó pháp chủ HĐCM GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh TT-Huế; chư tôn đức giáo phẩm chứng minh BTS GHPGVN tỉnh; chư tôn đức thường trực BTS GHPGVN tỉnh; chư tôn đức Tăng Ni các ban ngành trực thuộc BTS; chư tôn đức Tăng Ni các tổ đình, tự viện, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất cùng đông đảo các đạo hữu Phật tử các giới đã quang lâm dâng hương, đảnh lễ tưởng niệm.

Đại lão HT.Thích Giác Hạnh, thế danh Nguyễn Ðức Cử, đạo hiệu Thích Giác Hạnh, sinh ngày 13-6-Canh Thìn (1880) tại làng Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ngài xuất thân trong một gia đình trung nông, thân phụ là Nguyễn Ðức Uẩn, thân mẫu là Lê Thị Lộc.

Ngài sinh trưởng trong một gia đình chịu ảnh hưởng Tam giáo. Thiếu thời, ngài theo học Nho văn. Khác với mọi Nho sinh, ngài luôn ưu tư về cuộc sống xuất tục. Ðã nhiều lần ngài trình bày với thân sinh về bản hoài xuất gia học Phật của mình.

huy ky 1.jpg
Trưởng lão HT.Thích Đức Phương thân lâm đảnh lễ, tưởng niệm

huy ky 2.jpg
Chư tôn thiền đức trong BTS GHPGVN tỉnh TT-Huế quang lâm đảnh lễ

Đến năm 17 tuổi (1897), ngài mới được xuất gia tại tổ đình Từ Hiếu (Huế). Sau 2 năm tu học với ý chí kiên định, tính tình hoan hỷ và nhẫn nại, trong tuần lễ Phật đản năm Kỷ Hợi (1899), ngài thọ giới Sa-di với ngài Huệ Nhật và được pháp danh là Tâm Cảnh và pháp tự là Thiện Quyên.

Ngày 8-3-Canh Tuất (1909), ngài thọ Cụ túc giới tại Ðại giới đàn Phước Lâm (Quảng Nam) do HT.Vĩnh Gia làm Hòa thượng Ðường đầu. Với chí nguyện tham học cầu ngộ chân lý giải thoát, nên ngài tìm đến học đạo tại chùa Tây Thiên. Trải qua một thời gian dài tu học nghiên cứu, ngài tinh thông kinh, luật, luận và nhất là phần giới luật được ngài nghiêm trì cẩn mật.

Từ năm 1915, ngài đã sớm thành bậc Pháp khí của Phật đạo. Lúc bấy giờ tại kinh thành Huế, ông bà Hiệp Tá Ðại học sĩ Nguyễn Ðình Hòe có lập một ngôi am nhỏ hiệu Phổ Phúc nằm trên đồi Bình An (Nam Giao - Huế) mong muốn mời ngài làm tọa chủ. Sau nhiều lần ông bà đến chùa Tây Thiên cung thỉnh, ngài hoan hỷ nhận làm trú trì Phổ Phúc am vào năm Ất Mão (1915) lúc ngài được 36 tuổi.

huy ky 3.jpg
HT.Thích Huệ Ấn chủ trì buổi lễ

Nhờ ý chí tiến tu và công hạnh hoằng hóa Phật đạo, ngài đã đắc pháp với Hòa thượng Tâm Tịnh, được ban Ðạo hiệu là Giác Hạnh, vào ngày 14 tháng Giêng năm Bính Dần (1926), kế thừa đời thứ 43 dòng Lâm Tế Thiền Tông. Cùng năm đó, ngài trùng tu chánh điện và đổi am Phổ Phúc thành chùa Vạn Phước (TP.Huế ngày nay).

Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, ngài được cung thỉnh làm chứng minh Ðạo sư của hội.

Năm 1933, để tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức, ngài đã dành những ngôi nhà tả hữu của chùa Vạn Phước làm cơ sở vật chất cho trường tiểu học Phật giáo để Tăng Ni có nơi tham học, do Pháp sư Mật Khế sáng lập và chủ giảng.

Năm Nhâm Ngọ (1941), ngài được cung thỉnh làm Yết-ma Hòa thượng tại Ðại giới đàn chùa Hưng Khánh tỉnh Bình Ðịnh do ngài Chí Bảo làm Ðường đầu Hòa thượng.

Ngài rất quan tâm về việc hoằng hóa độ sinh, nên đã từng cố vấn đạo hạnh cho hai tổ chức Phật giáo đương thời là Giáo hội Tăng già Trung Việt và Hội An Nam Phật học. Ngài cũng đã chung sức cùng chư tôn Giáo phẩm Tăng Ni hằng quan tâm đến các lãnh vực giáo dục, xã hội và hóa đạo bằng những phương thức nghi lễ của thiền môn. Ngài tự nguyện đứng vào trong Ban Kinh tài để vận động tài chánh cho báo Viên Âm. Tờ báo này được duy trì mãi đến ngày báo Liên Hoa ra đời, nhờ sự đóng góp một phần của ngài.

Là người dốc lòng phụng sự đạo pháp và cũng rất hiếu hạnh, ngài không quên nơi chôn nhau cắt rốn, nên đã trở về quê hương năm Mậu Tuất (1958), cùng với chư vị Trưởng lão ở làng Ái Tử trùng tu chùa chiền, tạo lập trụ sở để tỏ lòng người đạo tử nhớ nghĩa sanh thành.

Năm 1963, ngài tham gia công cuộc vận động, đòi thực thi 5 nguyện vọng của Phật giáo Việt Nam.

huy ky 5.jpg

huy ky 4.jpg
Tăng Ni, Phật tử hậu học thành kính tưởng niệm ngài - bậc tiền bối hữu công,
đã dành trọn đời mình cho việc hoằng dương chánh pháp, phổ độ chúng sinh...

Ðến năm Ất Tỵ (1965), ngài thấy tuổi tác đã cao không thể đảm đương Phật sự, nên đã trao chức trú trì cho kế pháp tử trưởng là Hòa thượng Thích Tâm Hướng. Cùng năm này, ngài được mời làm Tôn chứng A-xà-lê các giới đàn Từ Hiếu, Báo Quốc và Thiền Tôn (TP.Huế).

Năm 1967, ngài vào miền Nam (Sài Gòn) tiếp nhận chùa Tuệ Quang. Năm 1970, ngài cho xây lại chùa này, và năm 1971 đã chú thành một đại hồng chung, sau đó đổi hiệu chùa là Vạn Phước vào năm 1973.

Năm 1973, ngài được Giáo hội cung thỉnh làm thành viên Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng thống. Cũng trong khoảng thời gian này, ngài chỉ đạo cho Hòa thượng Tâm Hướng chú đại hồng chung và trùng tu chùa Tịnh Ðộ nằm phía Tây Bắc cạnh chùa Vạn Phước, đường Lam Sơn - Huế.

Từ đấy, ngài không quản ngại mọi khó khăn có khi hành đạo ở miền Trung, lúc du hóa tận phương Nam. Nhiệm vụ của một trưởng tử Như Lai trong đời ngài đã viên thành. Thân ngũ uẩn giả hợp ấy đã đến hồi quy tịch, ngài an nhiên thị tịch vào giờ Tý ngày 10 tháng 7 năm Tân Dậu (nhằm ngày 9-8-1981), trường thọ 102 năm, được 72 hạ lạp. 

Chùa Vạn Phước hiện nay do HT.Thích Tâm Thọ, Giáo phẩm chứng minh BTS GHPGVN tỉnh TT-Huế thừa đương chức vị trú trì.

Duy Anh - Quảng Minh


Về Menu

TT Huế: Lễ húy nhật Đại lão HT.Thích Giác Hạnh

hoà dao phat la dao cua con nguoi Pháp Cần chua phuoc son chÒ đinh clip gieo trồng hạt giống bố thí nen Ngụ ngôn lá Ngụ ngôn lá áo Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ hen thờ lễ bến Chùa Sơn Long luÃÆn Tác dụng của chất xơ trong điều trị Ð Ñ Ñ Nước có cồn Món chay trong hành trình văn hóa ẩm tich duc cho doi sau moi la dieu nen lam tim cach tri lieu khi trai tim da bi ton thuong ï¾ å nguồn gốc và ý nghĩa vẻ chùa hội phước quang thiền tinh xa ngoc trung tinh nghiep dao trang an cu Đức Bung tay gieo hạt Tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Trẻ bach dam co tu Chữa tuệ Cẩn đừng sống với cái tôi quá lớn rÙng 5 tan o thai lan Nhá chůa khoi Điểm tựa bình an Tảo Có thật là có những loại súp Và Vui nào tạm bợ vui nào chân thật hanh tam kinh thoi dai Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ sư khai sơn