GNO - Rạng sáng hômnay 22-12, BTS GHPGVN tỉnh TT-Huế đã trangnghiêm tổ chức lễ tảo tháp Tổ sư Liễu Quán.

TT-Huế: Tảo tháp Tổ sư Liễu Quán

GNO - Rạng sáng hôm nay 22-12 (19-11-Quý Tỵ), tại P.An Tây, TP.Huế, BTS GHPGVN tỉnh TT-Huế đã trang nghiêm tổ chức lễ tảo tháp Tổ sư Liễu Quán. Đây là một trong những hoạt động truyền thống của Phật giáo ở cố đô.

anh5.JPG
Chư tôn đức giáo phẩm dâng hương trước bảo tháp Tổ sư

Tham dự dâng hương đảnh lễ có chư tôn đức giáo phẩm chứng minh BTS, Thường trực BTS GHPGVN tỉnh TT-Huế, chư tôn đức Tăng Ni các ban ngành trực thuộc BTS, Tăng Ni các tổ đình, tự viện, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất cùng đông đảo bà con Phật tử các giới.

Tổ sư Liễu Quán sinh năm 1670, tại làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, miền Trung nước Việt, trong một gia đình không mấy được khá giả. Mồ côi mẹ khi ngài vừa lên sáu tuổi.

Năm 1682, được 12 tuổi, theo cha đi chùa Hội Tôn lễ Phật, gặp thiền sư Tế Viên, ngài cảm mến và xin phụ thân xuất gia tại đây. Ngài rất được thiền sư Tế Viên thương mến và hết lòng dạy dỗ. Những năm hành điệu tại chùa Hội Viên, ngài chỉ làm những công việc nhỏ nhặt như gánh nước cũng như hai thời khóa công phu và luật tiểu Sa di, ... Tu tập ở đây được chín năm thì thiền sư Tế Viên viên tịch, ngài tròn 19 tuổi. Sau khi chu tất tang lễ của thầy, ngài từ giả quý huynh đệ đồng tu ở đây rồi một mình lên đường tìm thầy học đạo tiếp tục.

Năm 1690, vượt Trường sơn ra đất Thuận Hóa, đầu sư với Tổ Giác Phong ở chùa Thiên Thọ, núi Hàm Long (tức Phật học đường Báo Quốc bây giờ). Được một năm thì phụ thân thọ bệnh, ngài xin phép được trở về nhà để săn sóc. Hàng ngày vào rừng lo đốn củi đổi gạo và thuốc men để chăm sóc cho phụ thân. Bốn năm sau, phụ thân mãn phần, lo tang chay và giao hết nhà cửa hương hỏa cho bà con quyến thuộc xong xuôi, ngài tiếp tục lên đường học đạo.

anh7.JPG
Hữu nhiễu bảo tháp

Năm 1695, nghe thiền sư Thạch Liêm tổ chức giới đàn ở chùa Thiền Lâm, cố đô Huế, ngài xin cầu thọ Sa-di giới với đạo hiệu thượng Liễu hạ Quán, húy Thiệt Diệu, thuộc dòng Lâm tế chánh tông đời thứ 35.

Năm 1697, thiền sư Từ Lâm làm Đàn đầu Hòa thượng, ngài tròn 27 tuổi được tấn đàn Tỳ kheo giới. Đắc giới xong, ngài ở lại đây hai năm để cầu học những giới pháp đã thọ chưa được thông suốt rồi lại tiếp tục tham cầu Phật pháp với các bậc tôn sư khắp nơi.

Năm 1672, ngài gặp thiền sư Tử Dung tại chùa Ấn Tôn (tức tổ đình Từ Đàm bây giờ), ở núi Long sơn, cố đô Huế, Tổ Tử Dung dạy cho ngài tham cứu câu thoại đầu :

Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ ?”.

Nghĩa là :

Muôn pháp về một, một ấy đi về đâu ?

Từ câu thoại đầu này, làm cho ngài ngày đêm suy nghĩ miên mang. Cuối cùng, ngài lại phải trở về chốn cũ Phú Yên để tịnh tu và tham cứu cho được câu mà Tổ đã trao. Suốt năm năm liền mà vẫn chưa làm bung vỡ được thâm ý của câu thoại đầu, lòng tự hổ thẹn. Một hôm, nhân đọc cuốn Truyền Đăng Lục, khi đọc đến câu :

“Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hồi xứ”

Nghĩa là :

Chỉ vật mà truyền tâm, chính vì vậy mà người ta không hiểu nổi ;  thoạt nhiên ngài tỏ ngộ và buông sách xuống với một tâm niệm an lạc.

anh4.JPG
Lắng nghe lại hành trạng của Tổ sư

Năm 1708, ngài tìm ra núi Long Sơn để gặp Tổ Tử Dung và trình bày ý của ngài cho Tổ rõ về công phu đã tu tập trong mấy năm qua.

Tổ bảo :

- “Hố thẳm buông tay,

Một mình cam chịụ,

Chết đi sống lại,

Ai dám chê mình ?”.

Ngài vỗ tay cười ha hả, Tổ liền nghiêm nét mặt, nói :

- “Chưa được”.

Ngài nói :

- “Bình thùy nguyên thị thiết”

Nghĩa là :

Tari cân vốn là sắt,

Tổ lắc đầu :

Sáng hôm sau, Tổ thấy ngài đi ngang, liền gọi vào và bảo :

- “Chuyện ngày hôm qua chưa xong, hôm nay hãy nói lại xem sao”

Ngài đọc :

-“ Sớm biết đèn là lửa,

Cơm chín đã lâu rồi !”.

Tổ nghe xong lấy làm đẹp ý và hết lời khen ngợi.

Năm 1712, khi Tổ và ngài gặp nhau lần thứ ba nhân cùng đi dự đại lễ Toàn Viện ở tỉnh Quảng Nam, ngài đem trình lên Tổ Tử Dung bài kệ Tắm Phật. Tổ hỏi :

- “Tổ tổ tương truyền,

Phật Phật thọ thọ,

Vị  thẩm truyền thọ cá thập ma ?”

Nghĩa là :

Tổ truyền cho Tổ,

Phật truyền cho Phật,

Chẳng hay các ngài truyền cho nhau cái gì ?

Ngài liền đáp :

- “Thạch duẫn trừu điều trường nhất trượng

Quy mao phủ phất trọng tam cân”.

Nghĩa là :

Búp măng trên đá dài một trượng

Cây chổi lông gà nặng ba cân.

Tổ dạy tiếp :

- “Cao cao sơn thượng hành thuyền,

Thâm thâm hải đề tẩu mã”.

Nghĩa là :

Chèo thuyền trên núi cao,

Cởi ngựa dưới đáy biển.

Ngài đáp :

“Chiết giác nê ngưu triệt dạ hống,

Một huyền cầm tử tận nhật đàn”.

Nghĩa là :

Gãy sừng trâu đất rống thâu đêm,

Dây dứt đàn tranh chơi suốt sáng.

Đến đây thì Tổ Tử Dung rất bằng lòng về sự tu tập của ngài.

anh6.JPG
Thành kính đảnh lễ trước bảo tháp Tổ sư

Hoằng hóa độ sinh:

Ngài đắc pháp và được truyền tâm pháp vào lúc ngài vừa 42 tuổi. Nếu thiền sư Chân Nguyên được xem là nhân vật chủ chốt để phục hoạt Phật giáo ở Đàng Ngoài (Chúa Trịnh), thì Tổ Liễu Quán là nhân vật quan trọng tiêu biểu cho công nghiệp phục hưng, xiển dương và trực tiếp lãnh đạo Phật giáo ở đàng Trong (Chúa Nguyễn).

Trước sau, ngài đã gặp và tham khảo cũng như được Tổ Tử Dung ấn chứng diệu pháp là ba lần:

- Lần thứ nhất năm 1702,

- Lần thứ hai năm 1708, lần này, Tổ Tử Dung ấn chứng cho ngài về sự đạt ngộ chánh pháp của Phật và cũng là năm mà ngài khai sáng tổ đình Thuyền Tôn.

- Lần thứ ba vào năm 1712 tại đất Quảng Nam khi Tổ Tử Dung và ngài cùng dự lễ Toàn Viện, lần nầy ngài đã trình bài kệ Tắm Phật với Tổ.

Ngài đã lập nhiều đạo tràng để truyền giáo như :

- Tổ đình Thuyền Tôn ở núi Thiên Thai, xóm Ngũ Tây, huyện Hương Thủy vào năm 1708, nhưng mãi đến năm 1747, chúa Nguyễn Phúc Khoát mới ban biển sắc tứ cho chùa nầy; đồng thời, Đại Hồng Chung đang được thờ tại đây cũng được đúc cùng năm nầy, tức là năm Cảnh Hưng thứ tám.

- Tổ đình Viên Thông sau lưng núi Ngự Bình (Chúa Nguyễn Phúc Khoát rất sùng kính uy đức và đạo hạnh của ngài, nhiều lần thỉnh ngài vào kinh để tham vấn giáo lý, ngài đều từ chối, vì không muốn dính líu sự lui tới ra vào với triều đình; do đó, chúa và quần thần hay vào tổ đình Viên Thông để hỏi đạo, nên núi này có tên là núi Ngự).

- Tổ đình Hội Tôn, tổ đình Cổ Lâm và tổ đình Bửu Tịnh ở Tuy Hòa, Phú Yên.

- Từ năm 1733 đến năm 1735, ngài đã mở liên tiếp ba Đại giới đàn để truyền trao giới pháp cho hàng xuất gia và tại gia. Trong những đại giới đàn này, ngài cung thỉnh các bậc Cao Tăng và tể quan cư sĩ ở Đế đô để chứng minh và ngoại hộ cho Phật pháp.

- Năm 1740, ngài làm Đàn đầu Hòa thượng cho Đại giới đàn Long Hoa ở tổ đình Thuyền Tôn.

- Năm 1742, lúc này ngài đã 72 tuổi, vì sự nghiệp Phật pháp, ngài lại phải làm Đàn đầu Hòa thượng cho Đại giới đàn tại tổ đình Viên Thông và có đến gần bốn ngàn người tại gia cũng như xuất gia phát nguyện thọ giới.

anh3.JPG
Từ rạng sáng, mặc dù thời tiết rất lanh, chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tảo tháp

Một buổi sáng đẹp trời mùa đông năm 1742, nhằm ngày 21 tháng 11 âm lịch, tại tổ đình Viên Thông, ngài dạy đồ chúng đem bút mực ra để viết bài kệ như sau:

Thất thập dư niên thế giới trung,

Không không sắc sắc diệc dung thông,

Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý,

Hà tất bôn mang vấn tổ tông ?

Nghĩa là :

Ngoài bảy mươi năm trong thế giới,

Không không, sắc sắc đã dung thông,

Hôm nay nguyện mãn về chốn cũ,

Nào phải ân cần hỏi tổ tông?

Sau khi, ngài làm bài kệ xong, dùng trà thì Đại chúng đảnh lễ và đứng hầu quanh ngài. Trong chúng có vị khóc thành tiếng, ngài dạy :

- “Quý vị đừng khóc. Chư Phật thị hiện còn nhập niết bàn, còn tôi (tức là ngài Liễu Quán) thì đường đi nẻo về đã rõ ràng, không việc gì mà phải khóc ...”

Mọi người đều im lặng. Ngài căn dặn và tâm sự cùng đồ chúng một hồi lâu, ngài hỏi :

- “Đã đến giờ Mùi chưa ?”.

Chúng đáp :

- Dạ, vừa đúng.

Ngài dạy :

- “Sau khi tôi đã đi rồi, quý vị phải nghỉ đến sự vô thường nhanh chóng của cuộc đời mà siêng năng tu tập trí huệ, chớ nên quên lời dặn của tôi.”.

Ngài dặn dò xong, thân ngồi kiết già và nhắm mắt thị tịch. Chúa Nguyễn Phúc Khoát sắc làm bia ký và dựng tháp phụng thờ ngài trên núi Thiên Thai cạnh tổ đình Thuyền Tôn, xóm Ngũ Tây với thụy hiệu :  Đạo Hạnh Thụy Chánh Giác Viên Ngộ Hòa Thượng.

Tháp của ngài được xây gần tổ đình Thuyền Tôn, trên núi Thiên Thai. Trước khi ngài viên tịch, ngài phú pháp cho hàng đệ tử và truyền kệ như sau:

Thiệt tế đại đạo,

Tánh hải thanh trừng,

Tâm nguyên quảng nhuận,

Đức bổn từ phong,

Giới định phước tuệ,

Thể dụng viên thông,

Vĩnh siêu trí quả,

Mật khế thành công,

Truyền trì diệu lý,

Diễn xướng chánh tông,

Hành giải tương ưng,

Đạt ngộ chơn không.

Tổ sư Liễu Quán đã làm cho thiền phái Lâm Tế trở thành một tông phái đặc thù và linh động, có một nền móng vững chắc ở đàng trong (tức là từ Thanh hóa trở vào). Trước khi Tổ Liễu Quán xuất hiện, thiền phái Lâm Tế ảnh hưởng của Trung quốc (vì có ngài Nguyên Thiều, ngài Thạch Liêm, ngài Tử Dung, v.v..). Chính Tổ Liễu Quán đã Việt hóa tất cả từ văn hóa, kiến trúc và nghi lễ, v.v...

Ngài có bốn vị đệ tử lớn: Tổ Huấn, Trạm Quan, Tế Nhân và Từ Chiếu.

(Từ Chiếu, húy Tế Căn. Khai sơn chùa Hồ Sơn ; Tuy Hòa, Phú Yên )

Bốn ngài này đã tạo lập bốn trung tâm hoằng dương chánh pháp lớn lao khắp đó đậy ở đàng Trong. Và, từ thế kỷ thứ 18 trở về sau này nghiễm nhiên với danh xưng Thiền Phái Liễu Quán. 

Quảng Điền

(Tiểu sử của Tổ sư Liễu Quán được dẫn lại từ các tài liệu truyền thống của PG Huế)


Về Menu

TT Huế: Tảo tháp Tổ sư Liễu Quán

là ŠGió lam gi khi chung ta gap thi phi thoi ke chuyen gi roi cung qua Tưởng cuÑi thá ƒ Cười ngậm Nhà Phúc nu dien vien tre xuat gia gieo duyen mot thang học 7 viec lam tao qua bao xau 抢罡 Cung Thói chùa cầm sơn ngu can Tuổi còn Chiều tan cung cua su don gian chinh la tri tue DẠtôi ト妥 già vi nghĩ về khuynh hướng ái con duong nguoi xuat gia phai di tho de thay chinh minh vĩnh ÐÑÑ пѕѓ wat トo ho Lời Hai kien truc den tho phat giao co nhat tai noi duc Ngủ nhiều anh sẽ nhớ hạnh phúc và phước đức trong thiền ki廕穆 ï¾ å tu tanh di da 9 tiep theo 8 cách giữ cho tim khỏe mạnh cÃ Æ n çš Tác Người đứng đầu truyền thống Gelugpa giao nghi tầm buc Dễ