Năm giới căn bản của cư sĩ Phật giáo được Sant Mat triệt để tuân thủ Về tinh thần và thể nghiệm
Tự Tánh Di Đà 8 (tiếp theo)

Năm giới căn bản của cư sĩ Phật giáo được Sant Mat triệt để tuân thủ. Về tinh thần và thể nghiệm – không trụ chấp vào bất cứ hiện tượng tâm linh nào trong quá trình tu tập. Tâm buông xả tuyệt đối. Hạn chế hướg ngoại của các giác quan để hướng tâm vào hành trì miên tục.


Với quan điểm tiến bộ về tâm linh, Đức Phật vượt thoát khỏi sự ràng buộc của Thần học Bà La Môn và một số chi phái đương thời về đức tin cùng sự hiến tế.

Cũng vì thế, Đức Thế Tôn mở ra một hướng đi mới hoàn toàn biệt lập những gì mà tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống đã thiết lập trên căn bản kiến giải từ thuở sơ khai về nhân sinh – vũ trụ – hiện tượng do ly tâm hướng ngoại tại Ấn lúc bấy giờ.

Từ thế kỷ thứ 6 – 7 trước công nguyên, lục địa Trung Hoa có Tứ Thư- Ngũ Kinh do thầy trò Khổng Khưu san định về nhân cách, về ứng xử trong xã hội, cách điều hành xã tắc và an định giai cấp thứ bậc cho cộng đồng ổn cố. Đồng thời cũng có học phái nghiêng về tâm linh, xa lánh hồng trần như Lão Trang, thì người láng giềng cách nhau dãy Hy mã cũng cưu mang một triết lý uyên thâm không kém.

Khác với Tứ thư Ngũ kinh chuyên về tương quan xã hội với lễ nghi thì Kinh Vệ Đà lại chú hướng tới thiên nhiên thần quyền và nghi cách hiến tế. từ đó nảy sanh ra giai cấp Tăng lữ phục vụ Thần linh.

Trong một số giáo sĩ chủ trì việc hiến tế, trước khi tiếp nhận ân điển từ cỏi vô hình, họ xử dụng loại rượu giống như rượu nho của Kito giáo trong các buổi lễ Misa; lúc ấy ý thức không còn làm chủ thân xác, sóng não vô thức phát tác các tia năng lượng sinh thức bắt gặp tầng số rung động của năng lượng ngoại biên để cảm nhận một cách mơ hồ về sự mặc khải, đó là kết quả tất yều của quá trình tư duy hướng thượng về một đấng hằng hữu.

Là một phần của những hành giả Yoga nguyên thủy pha lẫn với chức sắc tôn giáo đương thời thể hiện một quyền năng siêu nhiên. Tư tưởng Vệ Đà vì thế theo thời gian đã biến thái từ đa thần sang nhất thần giáo, rồi từ nhất thần chuyển sang triết hệ kinh qua Vệ đà – Phạm Thư và Áo nghĩa thư.

Hệ quả trên được truyền thừa từ dân tộc Âu Ấn (Aryan). Cũng từ đây, mở đường cho một đức Thích Ca xuất hiện với một quan kiến hoàn toàn mới lạ. Dĩ nhiên hoa sen không thể mọc lơ lửng giữa trời, cũng thế, Phật giáo xuất hiện cũng phải bắt từ gốc rễ sâu xa của những học thuyết, tín ngưỡng mà một giai đoạn nào đó trình độ xã hội buộc phải đào thải hoặc chuyển biến.

Hai hiện tượng tín ngưỡng nảy sinh song hành đương thời, đó là Phật giáo và Kỳ na. Nhưng Kỳ na vẫn còn vướng víu một ít quan điểm quá khứ của Bà la môn, vì thế vẫn lúng túng trong cung cách thoát ly giữa lý tưởng giải thoát và tâm lý đời sống. Một hành giả Kỳ na va vấp từ cực đoan nầy đến cực đoan nọ để dò dẫm tìm một lối thoát khả dĩ cho kiếp tương lai giữa nhân và quả vốn đã tạo.

Do cuộc sống thanh bạch, khổ hạnh và giới luật nghiêm minh, trường chay tuyệt dục, mà Kỳ na đã được tồn tại giữa sự tôn kính trong xã hội. Chính sự lúng túng và thụ động chưa có lối thoát mà Kỳ na khó phát triển mạnh như Phật giáo. Riêng Phật giáo, Đức Thich Ca hoàn toàn phủ nhận một đấng sáng tạo.

Những mỹ từ tôn xưng các đấng sáng tạo như Thượng đế, Brahma, Allah, Vishnu, Shiva hoàn toàn xa lạ đối với Phật tử thời bấy giờ. Bất cứ một đối thể quyền năng ngoài con người đều không được chấp nhận. Nhưng nếu là một biểu tượng của quang năng tự tánh như một Như lai bản thể tồn tại trong mỗi chúng sanh, thì cho dù danh xưng có khác, vẫn là một!

Hệ phái tương đồng

Sau khi Phật giáo phát triển tại Ấn độ trên dưới 18 thế kỷ ( trước và sau công nguyên ), một số học lý tâm linh chịu ảnh hưởng Phật giáo, đã nảy sinh ra những hành giả vừa có màu sắc Yoga, vừa mang âm hưởng Ấn giáo, vừa trang bị những luận thuyết của Phật giáo để hình thành một hệ phái tâm linh mới, đáp ứng nhu cầu thời đại về một hướng đi hòa nhập giữa thần học của Bà La Môn, Hồi giáo và nhân bản của Phật giáo hầu hướng đến giải thoát bản ngã hẹp hòi của con người.

Đó là hệ phái Sant Mat, thoát thai từ đạo Sikh, xuất hiện từ thế kỷ thứ 15 bởi Đạo sư Nanak khởi lập.

Sikh - Tuy sinh sau đẻ muộn, đạo Sikh được coi là tôn giáo lớn đứng hàng thứ 5 trên thế giói; Guru Nanak là khai tổ của đạo Sikh tại Punjab. Cũng như cách xưng hô của giáo phái Khất sĩ tại Việt Nam, tự nhận mình là trò, có nghĩa là người đang học hỏi, Sikh cũng có nghĩa như thế.

Hệ thống tổ chức lại giống Phật giáo Hòa Hảo, không có chức sắc mà chỉ có những người đủ tư cách đứng ra đọc Thánh thư như đọc sám giảng ở miền Tây Nam bộ Việt Nam. Không thờ hình tượng giống giáo phái Tin Lành.

Nanak xuất thân từ gia đình Bà La Môn, được giáo dục theo giáo hệ Hồi, Đạo sư Nanak chống lại việc nghi tế của Bà La Môn. Thuở sinh tiền, Nanak có nhiều đặc tính của một vị Thánh nhân từ. Ngài luôn thiền định để khám phá nội tâm.


Ngài lý luận bắt bí các thầy tế lễ, các học giả. Thích hạnh bố thí cúng dường. Khi khai mở đạo, ngài chủ trương không thờ hình tượng tuy tin có Chúa Trời. Chúa đến với loài người thông qua ngôn ngữ của các guru.

Sikh tôn trọng sự bình đẳng và giới tính trong xã hội. Chú trọng việc hành thiện hơn là hiến tế. Nhấn mạnh đến tình thương vô ngã. Nanak tìm đến chân lý, bằng việc tán dương và sùng tín Thượng Đế, một Thượng đế vô hình, không mang hình ảnh con người mà đầy đủ bản chất trọn lành, chân thật và trí tuệ.

Thượng đế của Sikh là một tổng hợp đa Thần giáo của Bà La Môn; Bà la Môn có Thần hủy diệt, Thần sáng tạo, Thần duy trì thì Thượng đế của Sikh mang đủ tính chất của các vị Thần đó. Chính vì thế, từ đa Thần tiến đến nhất Thần, Sikh đã hội tụ nhiều tín đồ của Bà La Môn một cách nhanh chóng.

Mục đích của đạo sư Nanak là kết hợp hài hòa giữa Ấn giáo và Hồi giáo, nhưng đến vị kế thừa thứ 6, (Har Govind) đã có sự rạn nứt và ly khai hẳn Hồi và Ấn gáo. Lễ nhập môn đạo Sikh trước kia đơn giản bao nhiêu thì đến vị tổ thứ 10, sau khi lập thành cứ địa và đạo quân của Sikh, Gobind Singh dùng nước và thịt để uống và vẩy lên người khi tuyên thệ nhập môn. Cũng từ đây, sau tên chính thức còn có chữ Singh (nghĩa là sư tử).

Những môn đồ đầu tiên gia nhập, có đặc điểm khác với môn đồ khác là để tóc, cài lược gỗ, mang theo dao 2 lưỡi, đeo vòng bằng thép và quần mặc khỏi gối. Vị tổ cuối cùng của Sikh đã tạo một lực lượng hùng mạnh theo gương Hồi giáo để chống lại áp bức và chống Hồi giáo. Tuy lực lượng ít nhưng họ dũng mãnh nên chiến thắng mọi đối lực thành lập một vương quốc riêng tại Punjab cho đến khi Anh quốc thống trị Ấn độ.

Đến đạo sư thứ 5 là Arjunmal mới thực sự kết tập lời dạy của sơ tổ và các bản Thánh ca của các đạo sư trước kia, làm thành sách Thánh thư Adi Grantha Sahib.

Một đoạn trong Thánh thư, chương Japa, cho ta thấy triết lý nguyên thủy của đạo Sikh nói về đấng tối cao: " Con là ta và ta là con, có gì khác nhau đâu? Đấng Nhất như bao hàm trong mọi vật mà Ngài ngự nơi ấy. Bản thân Ngài là Nhất bản mà chính Ngài cũng là vạn thù. Ngài không chết mà cũng chẳng tiêu vong. Ngài không đến mà cũng không đi..." Qua đoạn trên, tinh thần của Sikh ảnh hưởng Ki tô giáo, tinh túy Phật giáo, và cả Lão Trang của tiên đạo.

Nói một cách hàm tàng, chân lý chỉ là một. Tột đỉnh của mọi tâm linh chỉ là một. Trong chương Sorath Ngài xác định nhân loại đều mang bản chất của ánh sáng: ..."Ngài là ánh sáng của mọi vật, là Brahma ẩn trong mọi vật chứa, ánh sáng của Ngài hoàn chỉnh trong mọi dẫn thể (tâm hồn)"...

Cũng như bất cứ hệ phái tâm linh nào, khởi đầu luôn hướng nội, phi ngẫu tượng, không nghi lễ tán tụng...nhưng về lâu dài, không ít thì nhiều cũng có cái gì đó để tôn thờ, nhớ tưởng đến Thánh tổ, họ chọn hoặc hình tướng, hoặc màu sắc hoặc một vật biểu tượng, đạo Sikh cũng thế, sau khi ổn định Thánh địa và tổ chức vào nề nếp, cuốn Thánh kinh Adi Grantha Sahib là biểu tượng được tôn kính ở một vị trí đặc biệt trong đền thờ.

Hòa Hảo có tấm trần điều, Phật giáo có tượng chư Phật, Cao Đài có con mắt, Kito giáo có Chúa Jesus và cây Thánh giá...từ đó, các hệ phái tâm linh biến thành tôn giáo với nhiều lễ nghi giáo điều của một tổ chức.

Trong giáo lý của Sikh có những điều thông thoáng và tiến bộ hơn so với Bà La Môn và Hồi giáo. Rất gần với Phật giáo như tính vô ngã, tình thương vô điều kiện, pháp hành hướng nội, không thích thụ động, khích lệ sự bố thí, hy sinh cho mọi người, bình đẳng mọi giai cấp, phá bỏ mọi hủ tục do Bà La Môn để lại. "Adi Granth tr 747" :

Loại giáo lý Thần Thánh nầy là để phục vụ tất cả các đẳng cấp – Bà La Môn – Sát Đế Lỵ - Phệ Xá – Thủ Đà La. Bất cứ người nào đọc tên của Thần dưới sự chỉ đạo của sư Tổ đều có thể giải thoát khỏi cuộc sống tối tăm. Nhưng rất khác xa Phật giáo về một bản ngã mà Phật giáo luôn phủ nhận.

Quan niệm về một Thượng đế khác với Brahma hay Allah, một Thượng đế mang tính nhân văn phi hình thể. Nhưng suốt hệ thống truyền thừa, trong nội điển Adi Grantha Sahib cũng như khẩu truyền kế thừa của tổ tổ tương truyền không hề hàm tàng một pháp hành như Phật giáo. Dần dần mang màu sắc của tôn giáo như các tôn giáo khác.

Nhưng các Đạo sư của Sikh vẫn dùng Thiền định để hướng về Thượng đế như các tu sĩ Kito tĩnh tâm chiêm nghiệm trước tượng Chúa. " Đường Thiền vào lối Chúa" là cách nói của "Giáo hoàng áo đen" dùng phương tiện của đạo Phật hòa nhập cùng Thánh thể. Từ quan niệm hòa nhập cùng Thánh thể, một triết lý về Thượng đế của dòng truyền thừa Sikh mọc nhánh, tách bạch hẳn gốc ban đầu mà Sikh cũng như hầu hết các hệ phái tâm linh biến tướng ngả sang hữu thể qua âm thanh sắc tướng.

Một pháp môn hình thành rõ ràng kể từ sau 10 vị tổ đầu tiên của đạo Sikh. Kể từ Guru thứ 11, Gobind Singh Ji, sau chữ Singh có thêm chữ Ji biểu thị sự tôn kính khi mà vị đạo sư nầy chứng nghiệm pháp hành "ánh sáng và âm thanh"; và cũng từ đây, hình ảnh đạo Sikh chỉ còn lưu lại qua trang phục màu trắng, các hành giả, các minh sư có một đời sống nội tâm và quan điểm về một Thượng đế hoàn toàn khác ban đầu; Tên của dòng phái mới nầy được biết qua đạo hiệu là Sant Mat mà người ta vẫn quen gọi là đạo Sikh; Thực chất Sant Mat có một tiến bộ tâm linh đáng kể hơn, thoát ly hẳn sinh hoạt của Sikh.

Từ đây Sikh vẫn là một tôn giáo, nhưng hệ phái Sant Mat là nhánh phát xuất từ Sikh có một sinh hoạt tâm linh đặc thù, không nặng nghi thức của tôn giáo, vì vậy, quan niệm về một Thượng đế cũng hoàn toàn thoát xác, gần gủi với " Bản lai diện mục" của Phật giáo hơn, và giới cấm cho một hành giả tâm linh là 5 giói cấm của Phật giáo. Pháp hành nếu không từ Phật giáo thì cũng không xa Phật giáo về yếu tố cơ bản. Việc ăn uống cũng tuyệt đối trai tịnh.

10 vị tổ của Sikh: 1 Kabr Sahib (1398-1518)
2 Guru Nanak (1469-1539 )
3 guru Angad (1504-1552)
4 Gu ru Amaradas (1479-1574)
5 Gu ru ramdas (1534-1581)
6 Gu ru Arjandev (1563-1606)
7 Gu ru Har gobind (1595-1644)
8 Gu ru Har Rai (1630-1661 )
9 Gu ru Hari Krishan (1656-1664)
10 Gu ru Teg Bahadur (1621-1675)

Sant Mat là gì?

Sant Mat là phương pháp thiền quán ánh sáng và âm thanh tâm linh bên trong, do một vị thầy tại thế chỉ dạy. Đây là phương pháp thiền định cổ xưa lưu truyền qua bao thế kỷ, được vị Minh Sư ban cho đệ tử...

Đó là lời giải thích của dòng Sant Mat về pháp môn tâm linh không mang màu sắc tôn giáo. Sant Mat cố gắng phục hồi lại khuynh hướng đầu tiên của Đạo sư Nanak mà thời gian dài xuống cấp như bao tôn giáo đã xuống cấp từ hệ thống tâm linh thuần túy.

Sant Mat không có khuynh hướng truyền giáo, nhưng hoan nghinh những ai đến với Sant Mat; Sant Mat cần chất chứ không cần lượng, vì thế việc hành trì rất nghiêm ngặt trong giới luật cũng như thọ dụng, sinh hoạt trong cuộc sống.

Sant Mat chủ trương tự nỗ lực lao động và chia xẻ thành quả lao động cho mọi người mà không thọ nhận của những ai không cùng trong pháp môn tu tập. Về tư tưởng – hành động – lời nói luôn tránh bạo lực, cực đoan. Lòng từ bi bao trùm mọi sinh loại. Phục vụ vô ngã, vô vị lợi. Tự thân sống thật thanh khiết.

Quan điểm về một Thượng đế gần với tinh thần Phật giáo, nghĩa là một Thượng đế không hình tướng, không vị kỷ, không ban phước giáng họa; Tuy không dùng thuật ngữ nhà Phật, nhưng Thượng đế của Sant Mat hàm nghĩa Phật Tánh, Như lai tạng tánh, Bản lai diện mục...Thượng đế là chúng sanh, chúng sanh cũng là Thượng đế.

Quay về Thượng đế có nghĩa quay về tánh giác trong mỗi chúng sanh. Thượng đế là ánh sáng trí tuệ khi vô minh đọan diệt. Tuân thủ theo luật nhân quả để thoát khỏi nhân quả bằng pháp hành tránh bị ràng buộc bởi nhân quả!

Đời sống của một hành giả Sant Mat – tuyệt đối trai tịnh, không dùng vật thực và vật dụng liên hệ đến sinh mạng chúng sanh như sữa, mật ong, yến sào, trứng cho dù là trứng công nghiệp, các lọai da động vật...Không xử dụng chất say, gây mê.

Không tạo thói quen đam mê và cảm giác ham muốn. Ngoài vấn đề liên đới đến sinh mạng chúng sanh, còn cả việc uế trược của một năng lượng làm cản trở sự tiến bộ tu tập.

Năm giới căn bản của cư sĩ Phật giáo được Sant Mat triệt để tuân thủ. Về tinh thần và thể nghiệm – không trụ chấp vào bất cứ hiện tượng tâm linh nào trong quá trình tu tập. Tâm buông xả tuyệt đối. Hạn chế hướg ngoại của các giác quan để hướng tâm vào hành trì miên tục.

Phương tiện hành trì: - quán chiếu vào ánh sáng tự tâm (quan năng tự tánh) và chỉ quán vào âm lưu nội tại. Một khuyết điểm nhỏ là các hành giả không được trang bị kỷ tinh thần kinh Lăng Nghiêm và kinh Kim Cang nên hay bị vướng vào những hiện tượng phát sanh từ ngũ ấm một khi tập khí quá khứ phát khởi do trạng tái tĩnh lặng của thiền định.

Tuy nhiên vẫn có không ít hành giả đắc pháp lúc ban đầu, một thời gian sau do vi tế ngã chi phối nên cống cao ngã mạng tự xưng là Phật sống, là Thượng đế...biến thành tà đạo - tuy Sant Mat cấm xử dụng và không xem trọng thần thông. Nếu một hành giả Sant Mat được trang bị đầy đủ những kinh nghiệm về hiện tượng tâm linh của Phật giáo, chắc chắn đạo quả sẽ hoàn chỉnh và thăng tiến vững chắc.

Bất cứ hệ phái tâm linh nào, đưa đế kết quả: - phát tiển lòng từ vô hạn – trí tuệ năng lưu – tâm hồn an lạc thanh thoát, vô ngã – thế trí biện thông ...đều là con đường chính đáng.

Kinh Kim cang dạy: ..."Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai"..."Cái ánh sáng và âm thanh" xuất hiện trong quá trình tu tập của Sant Mat là điều tất yếu của bất cứ pháp môn tâm linh nào, đó không phải cái đích đến hay mục đích phải thành đạt;

Đây là điều hệ trọng mà một hành giả tâm linh nếu không được hướng dẫn kỷ sẽ nghiêng lệch sang tà giáo. Một số hành giả Sant Mat cứ mong và thích thú khi cảm nhận được ánh sáng vi diệu hay âm thanh tuyệt hảo trong hành trình thiền định, là điều hoàn toàn sai lạc.

Ánh sáng do năng lượng sinh học cung cấp là loại ánh sáng cảm biến của loài đom đóm. Ánh sáng do năng lượng sinh thức là loại ánh sáng thanh tịnh của tâm thức mà suốt quá trình tu tập giữ giới, trai tịnh và thiền định cả thể chất lẫn tinh thần thanh tẩy, điều tất yếu xuất hiện qua sắc diện, giọng nói và phong cách.

Ánh sáng do năng lượng siêu thức là loại quang năng tự tánh, là vô lượng quang của tự tánh Di Đà trong mỗi chúng sanh, là bổn lai diện mục, là Như lai tạng tánh, là nguồn sinh lực vũ rụ không vô biên xứ.

Đó là điểm đến cho mọi hành giả tâm linh. Như vậy, "ánh sáng và âm thanh" của hành giả Sant Mat là phương tiện trụ tâm và quán chiếu, nói theo thuật ngữ nhà Phật là "chỉ và quán". Chỉ là ngưng tụ mọi ý tưởng nơi "ánh sáng và âm thanh", quán là luôn tỉnh thức đối với "âm thanh sắc tướng" để khỏi bị vọng tưởng dẫn vào mê lộ. Như vậy "ánh sáng và âm thanh" là phương tiện như bao nhiêu phương tiện của bất cứ pháp môn nào đi vào thiền định. Một khi năng lượng vũ trụ tác nhập vào năng lượng sinh học làm êm dịu hệ thàn kinh, dễ đưa hành giả vào hôn trầm.

Thiền định là dương tính loại trừ âm trược, quang học vũ trụ là dương tính loại trừ âm u chướng khí. Tâm linh hướng thượng là dương tính thoát khỏi thần quyền tà pháp. Cuộc sống của mọi sinh vật, kể cả thực vật đều tồn tại trên căn bản "ánh sánh và âm thanh"; thiếu ánh sáng mọi vật sẽ mang âm khí, thiếu ám thanh mọi sinh vật sẽ èo ụt.

Khoa học chứng minh, cho cây trái nghe âm nhạc, cây sẽ mau lớn, quả sẽ to. Thai nhi nghe nhạc hay mẹ thường tâm sự với con khi con còn trong bào thai, trẻ con sẽ mạnh khỏe, thông minh. Cây rừng phát triển nhờ ánh nắng và sức gió...Ohsawa chú trọng thực phẩm mang dương tính.

Dương tính đi lên, âm tính đi xuống. Người mang nhiều âm tính thường sa vào trầm cảm, u uẩn. Một pháp môn hướng thượng luôn là pháp môn giải thoát, tùy cấp độ của pháp môn mà giải thoát từng phần hay toàn triệt. Ngoài pháp môn hướng thượng còn tùy thuộc vào tư tưởng, thực phẩm và sinh hoạt xã hội.

Sant Mat tuy không là của nhà Phật, nhưng pháp hành và đời sống theo tiêu chuẩn của Phật giáo; quan điểm về xã hội, cộng đồng nhân loại và sinh vật luôn là tinh thần hỷ xã, hy sinh, công bằng và tình thương vô điều kiện, không hạn giới.

Bản thân một hành giả là tri túc, nghiêm túc và thánh thiện. Ngôn hành không mang tính ích kỷ, bạo động nghĩa là hỷ xã và ái ngữ như Phật giáo. Không chủ trương truyền bá như các tôn giáo khác, nhưng sẵn sàng chấp nhận để hướng dẫn việc tu tập thuần túy tâm linh cho những ai tự nguyện đến với Sant Mat. Kể từ đạo sư thứ 11, Guru Gobind Singh Ji, đạt được cảnh giới tâm linh, gọi là minh sư, Sant Mat đã truyền thừa qua

12 Sant Ratnagar Raoji ( không biết do thất lạc hồ sơ )
13 Tulsi Sahib ( không biết do thất lạc hồ sơ )
14 Swami Ji Maharaj (1818-1878 )
15 Baba Jaimal Singh Ji (1838-1903 )
16 Baba Sawan Singh Ji (1858-1948 )
17 Sant Kirpal Singh Ji (1894-1974 )
18 Sant Thakar Singh (1929-2005 )
19 Baljit Singh Ji (1962-tới nay)

Ngoài Sant Mat còn rất nhiều hệ phái tâm linh có khuynh hướng giải thoát như Phật giáo, nhưng mức độ giải thoát như thế nào còn tùy thuộc vào giáo lý và pháp môn đặt trên căn bản giải quyết nhân quả quá khứ, ngăn chận nhân quả xấu hiện tại và thoát khỏi nhân quả trong tương lai; Nơi đó, điểm đến vẫn là quang năng tự tánh của mỗi hành giả được hiển lộ toàn diện để nhập vào năng lượng siêu thức cùng vũ trụ vô biên.

MINH MẪN

26/3/2012


(còn tiếp)
 
 

Về Menu

tự tánh di đà 8 (tiếp theo) tu tanh di da 8 tiep theo tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

chẠLÃm chua ngoc am những điều phái nữ cần biết khi đi 5 tan o thai lan tinh hai mat cua ai duc Doanh nhân Phật tử loi phat day ve tinh yeu nam nu yeu cung phai hoc TP Viên dung åº Sữa giúp cơ thể chắc khỏe đẹp mà đa upagupta lời phật dạy về tình yêu nam nữ yêu những vấn nạn trong đặc thù biệt đèn bat nhi niem vui khong nguyen nhan cay kinh gioi ôi Chính xau Lược sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông Lý Tiểu Một chế độ ăn chay đúng đắn lam sao de biet duoc co kiep truoc kiep sau hay to ra minh la phat tu quan diem cua phat giao ve van de hop tuoi nhau quan điểm của phật giáo về vấn đề ma bodhidharma kính giá trị dinh dưỡng từ trái bưởi giá trị tư tưởng thiền học bài phật Sự giác ngộ dễ thương nan Thức Lá Ÿ bà tôi một THICH si mÃƒÆ ra bテケi giáo giÃÆ tổ la Gõ cửa nhân gian ý nghĩa tuyển phật mặc nhiên hoa nở dam nguon chướng thuc hanh de co cuoc song hanh phuc hon ngay hom 06 chương 6 nhẫn nhục