Tôi xin bắt đầu bằng một câu chuyện thật, rất cảm động về tinh thần phụng sự xã hội của một cụ già Thụy Sĩ do một người cháu của tôi đang làm việc về ngân hàng tại Thụy Sĩ kể lại Câu chuyện nói lên ý nghĩa sâu sắc về tình người, về trách nhiệm của mỗi ch
Tuổi trẻ và lý tưởng phụng sự xã hội

Tôi xin bắt đầu bằng một câu chuyện thật, rất cảm động về tinh thần phụng sự xã hội của một cụ già Thụy Sĩ do một người cháu của tôi đang làm việc về ngân hàng tại Thụy Sĩ kể lại. Câu chuyện nói lên ý nghĩa sâu sắc về tình người, về trách nhiệm của mỗi chúng ta trong cồng đồng xã hội hôm nay và ngày mai.


Chuyện xảy ra trên chiếc cầu Lausanne, Thụy Sĩ. Mỗi năm vào những dịp lễ lớn, nhất là trong mùa Đông, một cụ già tên là Dupont thường đến cắm chiếc lều nhỏ cạnh đầu cầu để ở. Mùa Đông ở đâu cũng buồn và cũng lạnh, nhưng nơi cháu tôi định cư lại heo hút hơn nhiều nơi khác. Trong những ngày lễ lớn, với những người có diễm phúc, đó là ngày sum họp gia đình, tiệc tùng, đàn hát bên bếp lửa hồng ấm cúng.

Thế nhưng, với những kẻ cô đơn, không nhà, bịnh hoạn, nỗi trống vắng lại càng sâu đậm hơn, những vết thương nơi thân xác hay tinh thần lại càng thêm nhức nhối. Chiếc cầu Lausanne dài và rất cao từ mặt nước, do đó, đã trở thành điểm hẹn cuối cùng của những người bị bịnh trầm cảm (depression). Trên thành cầu cao đó, những người không còn hy vọng gì trong thế giới này, đã chọn gieo xuống để tự kết liễu đời mình. Mục đích của ông lão Dupont đóng trại ở đầu cầu, để mỗi khi có một người nào dừng lại bên dốc cầu nguy hiểm, ông sẽ tìm cách bắt chuyện, mời một ly rượu cho ấm lòng, và thậm chí giúp đỡ một ít tiền bạc nếu người đó đang thiếu thốn. 

Như người ta thường nói: "Nỗi buồn khi san sẻ, nỗi buồn sẽ vơi đi, niềm vui khi san sẻ, niềm vui sẽ tăng gấp bộị" Ông Dupont làm việc đó suốt 20 năm dài. Ông đã san sẻ chuyện buồn phiền trong đời nhiều kẻ khác, khuyên can những người không còn lối thoát nào khác. Con số những người ông cứu giúp thật sự không ai biết. Nhiều báo chí, truyền thanh, truyền hình xin phỏng vấn nhưng đều bị ông từ chối. Con số không quan trọng, nhưng điểm quan trọng là ông đã hy sinh, dâng hiến, đeo đuổi tâm nguyện cứu người. Và mới đây ông qua đời. Trong di chúc, ông để lại hết tài sản tuy khiêm nhượng nhưng đó là cả đời làm việc và dành dụm, cho những ai sẽ tiếp tục làm công việc của ông. 

Tinh thần phụng sự xã hội của ông Dupont, có thể được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Như một người Ki-Tô giáo, việc làm của ông là sự thể hiện của lòng bác ái, vị tha; đồng thời, cũng có thể là hành động để ngăn chận sự hủy hoại thân thể vốn ngược lại với niềm tin tôn giáo mà ông là một tín đồ. Hành động đó cũng dễ dàng được giải thích trong tinh thần Bồ Tát Đạo Phật Giáo với tấm lòng từ bi vô lượng, hy sinh cả mạng sống của mình để cứu độ chúng sinh. 

Qua câu chuyện của ông Dupont, chúng ta có thể nhận ra các đặc điểm và ý nghĩa của lý tưởng phụng sự xã hội. 


Lý tưởng phụng sự xã hội, trước hết, là một mục đích sống cao đẹp của một đời người. Một danh ngôn các bạn có thể đã nghe: "Lý tưởng chỉ hướng cho thuyền đời và làm nảy hoa cho cuộc sống". Một cuộc đời không lý tưởng như chiếc thuyền trôi vô định trên biển khơi, như nụ hoa không ánh sáng. Tôi tin rằng, ít nhất đã một lần, các bạn tự hỏi mình, ta có mặt trong cuộc đời này để làm gì? Nếu chúng ta đặt qua một bên niềm tin tôn giáo hay sự giải thích dựa vào niềm tin tôn giáo, và nếu chúng ta không có một lý tưởng để sống, sự có mặt của chúng ta sẽ vô vị biết bao.

Đó chỉ là sự lập lại một cách nhàm chán những công việc, những ngày, những tháng, những năm, những tiếng cười và nước mắt, những hơn thua và tranh chấp, cho đến cuối cùng một hơi thở hắt ra. Nhưng với một người sống có lý tưởng, sống có mục đích, những khoảnh khắc dù chỉ một vài giây phút cũng đong đầy ý nghĩa. Người có lý tưởng bao giờ cũng lạc quan và hy vọng bởi vì họ không chỉ sống cho hôm nay mà cho ngày mai và nhiều ngày mai sẽ tới. 

Lý tưởng là cần thiết. Trong cuộc sống, hẳn nhiên nhiều lúc vì áo cơm chúng ta có thể phải làm những nghề nghiệp không hợp với sở thích và khả năng của mình. Tuy nhiên, chỉ có những nghề nghiệp mà chúng ta có quyền tự do chọn lựa, yêu thích và đam mê theo đuổi mới có thể đưa chúng ta đến thành công được. Và trong những đam mê phục vụ, phục vụ con người vẫn là đam mê cao quý nhất. Nhà khoa học Albert Einstein có lần đã chia sẻ quan điểm phụng sự xã hội của ông: "Cuộc sống vì người khác là cuộc sống xứng đáng nhất" (Only a life lived for others is a life worthwhile). 

Nhà thơ Emily Dickinson đã viết trong bài thơ Không Vô Ích ( Not in Vain) nổi tiếng của bà: 

If I can stop one heart from breaking 

I shall not live in vain. 

If I can ease one life from aching, 

Or cool one pain, 

Or help one fainting robin 

Until his nest again, 

I will not live in vain. 


Tôi xin tạm dịch: 

Nếu tôi có thể ngăn được một tâm hồn đang tuyệt vọng 

Tôi sẽ sống một cuộc đời có ích 

Nếu tôi có thể làm vơi đi cơn đau nhức 

Hay làm nhẹ nỗi buồn lo của một người nào 

Hay tôi có thể vỗ về con chim sơn ca gầy yếu xanh xao 

Cho đến ngày được về bên tổ ấm 

Tôi sẽ sống một cuộc đời đáng sống cho tôi. 


Lý tưởng phụng sự xã hội, còn mang ý nghĩa trả một món nợ mà mỗi chúng ta đã và đang thọ ơn từ xã hội. Chiếc áo chúng ta mặc, hạt gạo chúng ta ăn, con đường chúng ta đi, chiếc xe chúng ta xử dụng, không đơn giản chỉ do tiền chúng ta làm ra hay mồ hôi nước mắt chúng ta đổ xuống, nhưng trong đó còn tích lũy công sức của bao nhiêu người khác. Trong thời gian ngắn ngủi của mỗi chúng ta trên thế giới này, không ai có thể tự tạo cho mình một cuộc sống độc lập, riêng tư, thỏa mãn tất cả nhu cầu cá nhân mà không cần đến người khác. Con người xã hội của mỗi chúng ta là kết quả của các mối tương quan xã hội. 

Tuy nhiên, khoảng cách từ ước mơ, suy nghĩ, nhận định, tâm thức, lý tưởng được chuyển hóa sang hành động cụ thể, sang các đề án cụ thể và thực hiện thành công mục đích sống của đời mình, không phải là con đường tráng nhựa, một dòng sông êm đềm nhưng là một chiếc cầu dài, chênh vênh và nhiêu khê, phức tạp. Để thực hiện lý tưởng phụng sự xã hội một cách thành công, chúng ta không phải chỉ có lý tưởng là đủ. Ngón tay, không phải là mặt trăng nhưng chúng ta sẽ không thấy được mặt trăng nếu không bắt đầu từ một góc nhìn đúng đắn của ngón tay. Lịch sử đã để lại cho chúng ta nhiều bài học về sự thất bại, không phải vì do thiếu lý tưởng nhưng nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau, đã biến lý tưởng thành ảo tưởng. 

Phục vụ xã hội là một thách thức lớn và đầy khó khăn vì đối tượng của chúng ta phục vụ không phải là những bộ máy thuần kỹ thuật nhưng là con người. Mỗi người là một phần tử của thế giới, nhưng đồng thời, mỗi người cũng là một thế giới, riêng tư, sinh động và thay đổi thường xuyên. Những ưu tư, lo lắng của ngày hôm qua có thể không phải là của ngày nay. Những đam mê, mơ ước của đêm nay có thể sẽ biến mất khi chúng ta thức dậy. 

Lý tưởng phụng sự xã hội còn là một cách để thăng tiến chính mình. Như chúng ta thường nghe, không trường đại học nào dạy chúng ta nhiều hơn là trường đại học cuộc đời. Xã hội dạy chúng ta kinh nghiệm sống, dạy chúng ta hiểu biết, khôn ngoan, cách đối xử với nhau, dạy chúng ta tính kiên nhẫn, khiêm cung, biết vươn lên sau những lần vấp ngã. Có rất nhiều trường hợp mà chúng ta phải trả một giá rất đắt cho những bài học ngoài xã hội, nhưng chắc chắn, chúng sẽ khó bị lãng quên hơn so với những bài học ở trường.

Trường học dạy chúng ta kỹ thuật lãnh đạo nhưng không thể trang bị chúng ta một đức tính, một tư cách của người lãnh đạo, thành thật, kiên nhẫn và tận tụy, biết tiến khi cần tiến và cũng phải biết lui khi đến lúc phải lui, biết can đảm đương đầu với thách thức khó khăn nhưng cũng biết bao dung và tha thứ. Những đức tính đó chỉ có thể học bằng sự va chạm với thực tế của cuộc sống, bằng việc chia ngọt xẻ bùi với đồng hương của mình. Với kinh nghiệm từ bản thân, tôi đã học được rằng, bông hoa tình thương đẹp hơn khi mọc lên từ nỗi khổ đau, và cũng từ những thăng trầm của đời mình tôi học được rằng chỉ có tình thương mới thật sự dẫn đến cứu cánh của con người.

Mỗi người chúng ta có thể khác nhau trong niềm tin sau cuộc sống này, nhưng trong khi chúng ta còn đang chia sẻ chung một môi trường, một xã hội, chúng ta đang có chung một đạo với nhau, đó là đạo làm người. Và vì thế, tôi xin kết luận bài nói chuyện bằng câu nói cuối đời của ông Dupont: "Ta được sống trong xã hội đầy đủ thế này, ta nợ biết bao nhiêu người, nếu không làm việc để trả nợ những ân nghĩa ta vay, thời ta nợ đến bao giờ mới trả nổi."


Trần Trung Đạo

Về Menu

tuổi trẻ và lý tưởng phụng sự xã hội tuoi tre va ly tuong phung su xa hoi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Già Tổng luận năm Thủ uẩn sテΠæ to di tam la chu nhan cua bao dieu hoa Bodhgaya một ngày ceo vc corp thiền để hạnh phúc chân Một ngày Thở và cười Mất ngủ tổng quan về quán đỉnh phần 1 Ý tổng quan về quán đỉnh phần 1 vọng tưởng luân hồi Tháng tư một sắc mai hồng mát ï¾å Những nén nhang không tắt chuong vi Học Thức Mối liên hệ giữa thầy phÃÆp Tà o Sóc chua ba la mat giムViết cho mùa rét Ä Tu mười huong tín ngưỡng tôn giáo là phải có giá Vận động Mứt lạc trong ký ức tuổi thơ mạ Cái sân vuông Chay пѕѓ Háºnh cần làm gì để tạm dời bàn thờ và thich thanh tu đức phật Nước cành Tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Từ Ý lược dã¹ng tháºn quan chet ve su song chua huong son Trở về với thiên nhiên y học của xưng Quả nho có nhiều công dụng tốt Phúc Tín ngưỡng Dược Sư và ý nghĩa thời Tại sao nên kết hợp Đông Y trong bệnh ba câu chuyện đáng suy ngẫm về triết