Ăn cắp một vật dù lớn nhỏ, dù của ai cũng đều phạm vào tội trọng Nhưng con đã kịp thời biết ăn năn hối cải, biết rõ việc làm tội lỗi của mình và thành tâm tỏ bày sám hối, đây là một hành động dũng cảm mà không phải ai cũng làm được Trong cuộc sống không
Tượng Phật bị đánh cắp

Ăn cắp một vật dù lớn nhỏ, dù của ai cũng đều phạm vào tội trọng. Nhưng con đã kịp thời biết ăn năn hối cải, biết rõ việc làm tội lỗi của mình và thành tâm tỏ bày sám hối, đây là một hành động dũng cảm mà không phải ai cũng làm được. Trong cuộc sống không ai tránh khỏi những lúc lỗi lầm. Con đường tu đạo của người xuất gia đôi khi cũng còn sai phạm. Quan trọng là mình biết nhận lỗi để sửa đổi.
 
Ngày rằm khách thập phương các nơi đã có mặt tại chùa từ rất sớm. Hôm nay là ngày khánh thành ngôi bảo tháp Tổ Sư vừa trùng tu lại. Hầu như cả xóm đều đến chùa làm công quả cầu phước và để được xem quý thầy tụng kinh chẩn tế.
 
Buổi lễ cúng dường và trai đàn chẩn tế suốt từ sáng đến xế chiều mới hoàn tất. Như thường lệ chùa tổ chức phát chẩn cho dân nghèo. Đến chập tối công việc dọn dẹp xong xuôi, mọi người ra về với không ngớt lời bàn tán. Một buổi lễ trang trọng uy nghiêm mà lâu lắm họ mới được chiêm ngưỡng. Thật không uổng công sự chờ đợi náo nức bao ngày. Người lớn trẻ em đều hớn hở, hai tay ôm đầy bánh trái mà miệng không ngớt chuyện trò rôm rả.  

Nhưng người ta xôn xao vì một lẽ khác. Ở xóm nhỏ này, chuyện đầu trên xóm dưới đều tỏ như ban ngày nên chẳng ai giấu giếm được điều gì. Hơn nữa chuyện chùa cũng là chuyện của bá tánh thập phương mà. Tuần trước một tượng Phật mạ vàng của người Phật tử đem gởi chùa đã tự nhiên không cánh mà bay. Rồi chiều nay bỗng dưng châu lại trở về hiệp phố. Sau buổi lễ, thầy trụ trì vừa bước vào liêu phòng liền phát hiện tượng Phật Bổn Sư tỏa sắc vàng đang tọa lạc nơi chiếc bàn nhỏ. Hơi bất ngờ, thầy gọi sư bác hương đăng vào bảo mang tượng Phật đặt lại trên chánh điện. Mọi người cho là chuyện hy hữu ly kỳ. Cũng không ít lời xầm xì bán tín bán nghi. 

- Biết có phải mất hay là thầy trụ trì đem giấu cất, rồi bất ngờ đưa ra để thử lòng mấy thầy trong chùa.

- Ừ! Mình chỉ nghe kể lại chứ chẳng biết thật hư thế nào. Nhưng nay tượng Phật trở về chùa cũng là tốt rồi.

Có người thắc mắc nói bâng quơ: - Tượng Phật  có mạ vàng. Cả một kho báu chứ ít gì. Một khi đã vô tay bọn trộm cướp, chúng dễ gì nhả ra. Vả lại phòng trụ trì có ai dám vào.

- Thầy trụ trì ít khi nào khóa cửa phòng, dù đi đâu xa. Có lẽ tên trộm là người vùng này… sợ đem bán sẽ bị nhận diện nên mang trả lại.

- Ối dào! Chùa có hộ pháp. Ai đời dám lấy cả tượng Phật. Vật của Thập phương Tam Bảo, làm sao giữ đặng.

- Nhà chùa mà có tượng Phật mạ vàng. Chẳng khác nào làm cho người ta sanh tâm tham, trộm lấy là phải.

- Tôi cũng lấy làm lạ. Nếu tên trộm sợ tội lấy của chùa, sao không để đại ở đâu đó, mà lại bỏ ngay trong phòng thầy trụ trì.

Thầy trụ trì đứng bên hiên chùa tình cờ nghe được câu chuyện. Chùa mất tượng Phật, cả xóm đều biết thật chẳng hay ho gì. Thầy định nói với họ vài lời, nhưng mà biết nói thế nào đây... khi lòng thầy vẫn có điều phân vân chưa tỏ.
 
Bân mệt lả ngồi bệt xuống đất, cả người hắn rã rời đến chẳng còn chút tâm hơi sức lực. Nhưng sao lại đến nỗi này. Hắn chẳng đói. Cũng chẳng ốm đau bệnh tật gì. Mấy hôm trước đây Bân đã rất vui mừng phấn khởi như người ta bắt được vàng vậy. Mà hắn đã bắt được vàng rồi chứ còn gì nữa. Có điều... vàng chẳng từ trên trời rơi xuống nên Bân phải suy tính đủ cách để làm sao lấy được một cách êm xuôi trót lọt.

Mọi việc diễn ra khá là hoàn hảo. Một khối vàng ròng - Bân nghĩ vậy, đang ở trong tay hắn. Toàn thân Bân chợt run lên như người bị sốt rét. Hắn đã ăn cắp tượng Phật vàng trên chùa. Điều mà trước đây hắn không dám và không hề nghĩ đến.

Nhà Bân nghèo lắm. Nghèo nhất nhì trong cái xóm vốn không lấy gì làm trù phú này. Cái nghèo như loài cỏ dại cứ gậm nhắm mãi dòng họ nhà hắn đã bao đời nay, ngay cả những người tha phương đất khách cũng không làm sao bứt ra được. Đến đời bố mẹ Bân thì trôi dạt về cắm trụ ở đây. Hắn nghe mẹ kể lại, quanh năm họ theo mấy ông chủ thầu làm hồ vác mướn. Hai người gặp nhau rồi xây dựng tổ ấm và lo làm cắc củm từng đồng suốt bao năm cũng chẳng thể tạo dựng được ngôi nhà. Bân ra đời trong hoàn cảnh gia đình sống lay lất tạm bợ.

Cuối xóm chùa có khu đồng mả cỏ hoang rậm rịt ít người lui tới. Một vài gia đình tứ cố vô thân đành liều ra đó làm nhà trên mấy rẻo đất trống. Bố mẹ Bân cũng lò dò kiếm một khoảnh rồi đổ đất đắp nền mua vật liệu về cất lên mái nhà tranh nho nhỏ. Ngôi chùa nằm đối lưng với khu đồng mả. Lúc chùa bắt đầu khởi công xây dựng lại, bố mẹ hắn đã có mặt trong đám thợ hồ. Mỗi ngày đi làm, họ bồng theo đứa con nhỏ ba tuổi đến chùa. Thằng nhỏ tèm lem nhưng ngoan ngoãn ngồi chơi một mình trước sân không quậy phá cũng không vòi vĩnh khóc nhè như những đứa trẻ khác. Mấy thầy trong chùa hay đem bánh kẹo và đồ chơi cho nó. Lâu dần quen thân, Bân dạn dĩ chạy theo quý thầy vào tận trong phòng liêu.

Thằng bé Bân dù thiếu ăn khát sữa vẫn bụ bẫm mau lớn như thổi. Mỗi sáng khi bố mẹ đi làm, nó lại mon men đến chùa. Suốt ngày Bân tha thẩn trước sân hay xuống bếp coi mấy bà già nấu ăn và chờ sai vặt. Thầy trụ trì thường nhắc nhà trù cho nó ăn cơm. Có khi Bân ngủ lại đêm trong chùa vì bố mẹ đi làm xa không về. Thằng bé lớn tợn, bố mẹ cũng không nghĩ đến chuyện cho con đi học.

Nhiều đứa trẻ trong xóm cũng không hề được đến lớp. Thầy trụ trì bèn sắm tập vở, quy tụ chúng lại rồi dạy cho học. Thằng Bân vui thích hơn cả. Suốt ngày ở chùa, ăn cơm chùa lại được học chữ, tâm hồn bé thơ của nó cũng thấm nhuần ít nhiều ý đạo. Sau này khi đã biết chữ kha khá, quý thầy mới xin cho Bân học lớp bổ túc. Với chút chữ nghĩa lận lưng ấy, hắn vào làm công nhân. Cuộc đời Bân không còn vất vả cực nhọc như bố mẹ ngày xưa.

Khu đồng mả bị giải tỏa. Chính quyền địa phương cấp cho gia đình hắn mảnh đất nơi khác gọi là đền bù. Nhà chùa cũng kêu gọi Phật tử các nơi đóng góp xây nhà tình thương cho người nghèo trong xóm. Đương nhiên gia đình hắn đứng đầu danh sách... Bố mẹ Bân rất đỗi vui mừng khi nhìn ngôi nhà tường mái ngói khang trang đầu tiên trong cuộc đời của họ.

Khi Bân đến tuổi trưởng thành, bố mẹ hắn lần lượt qua đời. Bố mẹ mất, hài cốt được gởi vô chùa. Ma chay cúng thất, quý thầy đều lo hết mọi chuyện. Những tháng nằm bệnh, người mẹ không ngớt lời căn dặn con:

-Bố mẹ cả đời vất vả cũng không có gì để lại cho con. Tất cả những gì mà nhà ta có hiện giờ đều nhờ ân đức của thầy trên chùa. Con phải nhớ kỹ điều đó. Nhớ ơn để sống một đời lương thiện. Dù có nghèo khổ cũng chớ làm điều trái khuấy lương tâm. Bố mẹ ít học nên chỉ có bấy nhiêu lời. Con nhớ lấy.

…Thằng Xiêm - bạn nối khố của hắn cứ rỉ rả bên tai:- Tượng Phật người ta gởi cho chùa. Họ giàu mà. Mất tượng này lại có tượng khác. Đem bán tượng vàng cũng có khá tiền, mình sẽ có chút vốn đi buôn. Năm hết Tết đến rồi. Thử thời vận một chuyến, biết đâu chẳng khá hơn để vui vẻ ba ngày xuân tới.

Bân không đồng tình lắm với lập luận của thằng Xiêm, nhưng cũng bùi tai trước món tiền hời có thể kiếm được. Trước kia bố mẹ hắn có tậu được mấy sào đất gò trồng cây công nghiệp. Số tiền mua đất cũng nhờ thầy vận động mượn dùm. Mẹ hắn nói đúng. Những gì hắn có đều nhờ ân đức của thầy. Bố mẹ lăn lộn hết đời để vun đắp tương lai cho hắn. Và hắn đã trả ân mọi người qua vụ trộm táo tợn này.

Lớn lên đi làm Bân không còn dịp lui tới chùa thường xuyên nhưng hắn vẫn không quên ân nghĩa của quý thầy. Những hôm chùa có đám sám, Bân gác mọi công việc để đến chùa làm công quả. Bố mẹ hắn cũng là những Phật tử nên thường khuyên bảo con:- Ăn của chùa một ngày một bữa cũng là mắc nợ Tam Bảo. Mình phải lo bòn công tích đức trả ân chùa và gieo chút phước đời sau con ạ.

Bân lại có những suy nghĩ khác. Hắn tâm đắc câu nói đã đọc qua từ hồi còn nhỏ “Một câu một chữ cũng là thầy” Quý thầy không chỉ dạy hắn biết chữ mà còn dạy biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống làm người.

… Bân giật mình tỉnh thức nhìn lên bàn thờ bố mẹ. Hôm nay đã là rằm tháng chạp rồi. Thường thì ngày này hắn mua bông trái để dâng cúng Phật và bố mẹ. Nhưng hai hôm rồi hắn không đi làm, người cứ bần thần như thể bệnh hoạn dữ lắm. Căn bệnh này hắn biết rõ hơn ai hết. Bỗng Bân đứng phắt dậy, mặc vội áo khoác rồi xăm xăm đi ra cửa. Hắn đi về phía nhà thằng Xiêm.

Thằng Xiêm đang ngồi ngắm nghía lớp mạ vàng tượng Phật với vẻ thích chí ra mặt. Thấy Bân bước vào, gã nheo mắt cười tít:- Mày xem, tượng Phật thật đẹp. Màu vàng sáng chói cả mắt. Nhưng họ chỉ mạ vàng lớp ngoài thôi Bân ạ. Tuy vậy, mình đem lên phố bán cho mấy phòng phát hành kinh sách cũng được giá lắm.

Bân không trả lời. Mắt hắn hướng nhìn tượng Phật. Màu vàng rực rỡ trang nghiêm của Phật làm lòng hắn xốn xang ray rứt nhưng lại cảm nhận sự êm dịu qua ánh mắt từ bi độ lượng. Tâm tư hắn lắng đọng như được sưởi ấm từ thân Phật tỏa ra. Lời của mẹ lại văng vẳng bên tai: “Mau đem trả tượng Phật lại cho chùa. Tội lắm con ơi!”

Xiêm ngạc nhiên nhìn trân khi thấy thằng bạn cùng thuyền cùng hội đang quỳ sụp lạy tượng Phật hết sức thành khẩn. Đôi mắt thằng Bân biểu lộ sự ăn năn hối cải tột cùng. Xiêm toan bước đến dành lấy tượng thì Bân đã giơ tay hất mạnh nó sang bên:_ Mày không được đụng tới tượng Phật này. Tao sẽ đem trả lại cho chùa, sẽ xin sám hối với quý thầy. Chúng ta đã làm một việc nghịch đạo tội lỗi, mày biết không?

Thằng Xiêm bực bội nạt lớn: - Mày có khùng không đấy. Mang trả lại chùa, chẳng khác nào nạp mạng cho công an.

Bân vẫn cương quyết:- Thầy hiền từ sẽ tha thứ cho kẻ lầm lạc này. Mà nếu bị pháp luật trừng trị cũng là đáng tội.

Bất chấp thằng Xiêm phản đối giằng co, Bân dành lấy tượng Phật chạy đi. Hắn băng qua khu đồng mả cỏ lau mọc lút người mới tới được sân chùa. Chùa đang hành lễ. Không suy nghĩ nhiều, Bân vội bước tới phòng thầy trụ trì, nơi hắn vẫn vào ra suốt một thời thơ dại.
 
Cả xóm quê nghèo đang rộn ràng chuẩn bị cho mấy ngày Tết sắp đến. Những người ngược xuôi muôn nẻo cũng vội vã theo các chuyến xe trở về trước lúc giao thừa khởi điểm. Ai cũng lo toan tất bật. Ai cũng tranh thủ làm xong công việc của năm cũ. Nhiều người lại dành thời gian đến chùa tụng kinh làm công quả. Cảnh chùa quê tấp nập người ra vào chào hỏi trong tình đạo hữu thâm giao.

Nhiều ngày qua, Bân đều có mặt ở chùa. Hắn làm tất cả mọi việc nặng nhọc với sự ăn năn sám hối và cõi lòng nhẹ nhõm sau những dằn vặt ưu tư. Đúng như Bân suy tưởng, khi hắn thưa thật chuyện mình ăn cắp tượng Phật, thầy trụ trì chỉ nhỏ nhẹ khuyên bảo:

- Ăn cắp một vật dù lớn nhỏ, dù của ai cũng đều phạm vào tội trọng. Nhưng con đã kịp thời biết ăn năn hối cải, biết rõ việc làm tội lỗi của mình và thành tâm tỏ bày sám hối, đây là một hành động dũng cảm mà không phải ai cũng làm được. Trong cuộc sống không ai tránh khỏi những lúc lỗi lầm. Con đường tu đạo của người xuất gia đôi khi cũng còn sai phạm. Quan trọng là mình biết nhận lỗi để sửa đổi. Qua sự việc này, con cố gắng tu sửa tâm tánh, quyết chí sống một đời lương thiện đạo đức. Có như vậy mới vượt qua những cám dỗ vật chất đời thường.

Tượng Phật đã trở về với bổn chủ. Dòng suối từ bi lắng sạch tâm người nơi bến đục trầm mê.
Lam Khê -

Về Menu

tượng phật bị đánh cắp tuong phat bi danh cap tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

lối mon mot so thai do sai lam cua phat tu hien nay Vận 42 Thịt đỏ Phá Ÿ 6 cách giúp bạn phòng ngừa cảm hiểu rõ hơn về tội và nghiệp giá trị thực tiễn của triết lý xã hã æ Trà Lẩu chay vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe tặng một vầng trăng Đâu muôn vật hiện có trên cõi đời đều dấu thiền chánh niệm đời Thịt đỏ Tản văn Ánh trăng rằm tuổi thơ chướng Yêu to nh脙茠脝 chà Thiền Vipassana một nghệ thuật sống Quảng Ngãi Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ duyên xưa Nghi lễ đời người theo Phật giáo kha chung cuoc buông Một nẻo về đắc nhân tâm mùa thu Ñi Hai cuốn sách về tình mẹ hàng ngàn ngon nến lung linh tưởng nhớ thà dâng đệ thua VÃ vo Chùa Nỗi Thừa Thiên Huế Đại lão Hòa thượng Cư sĩ Tâm Minh LÊ ĐÌNH THÁM 1897 1969 thà ngu gioi c½u nhung buc tuong duoc tim thay sau hang tram nam an dâm Giá Tức