GN - Sống cũng nhờ đất, chết cũng nhờ đất. Cha đã từng nói thế. Năm đó tôi chừng 11, 12 tuổi.

Tùy bút Hoàng Hải Lâm: Đất

GN - Sống cũng nhờ đất, chết cũng nhờ đất. Cha đã từng nói thế. Năm đó tôi chừng mười một, mười hai tuổi. Tôi đã không nghĩ ra ý nghĩa hàm ơn trong tám từ đó.

Tuổi thơ ham chơi trên những cánh đồng. Những buổi chăn trâu, cắt cỏ. Những buổi lộn mình xuống dòng sông tắm mát. Tôi cùng lũ bạn thả mình trôi trên sông trong ngân nga câu hát. Rồi những trưa hè nắng chang chang thả lưới dọc dòng sông bắt cá canh, cá bầu. Nhiều bước chân tôi thả lại trên đất nhưng sau giấc ngủ sớm mai mọi điều tươi mới.

dat.jpg
Đất nhiệm màu - Ảnh minh họa từ internet

Hôm nay, nhìn cánh diều tuổi thơ bay lồng lộng trên những cánh đồng, tôi nhớ lại về câu nói của cha. Lòng thầm bảo lòng, con hiểu ra rồi cha nhé! Như vừa cày xong thửa đất trên câu nói đầy triết lý nhân sinh của cha. Tôi chạy bung ra trước cổng nhà mình. Cánh đồng mênh mông màu đất. Những thửa đất đã được cày xong, lát đất nằm nghiêng nghiêng tựa mình vào nhau đợi con nắng lên trong cơn ải.

Chiều, con nắng hiếm hoi rải vàng trên những cánh đồng và gió phơn lên tóc. Lòng chợt rưng rưng nhớ về cha. Nhớ bước chân ai hằn lên thớ đất vừa mới cày lên. Cha chỉ cho tôi vết dấu hằn lên đất mới, vết chân khuyết thế này là khổ lắm đây. Cha đôi bàn chân khuyết, tôi cũng đôi bàn chân khuyết, những người nông dân quê tôi cũng có đôi bàn chân khuyết!

Hai mươi năm rồi, từ ngày tôi là một đứa trẻ nghe tiếng chó sủa vụng về trong đêm, nghe tiếng ễnh ương kêu bên bờ ao trước cửa nhà mình, nghe tiếng nói xôn xao của những người láng giềng trong bữa cơm tối, tiếng dế đồng gọi bạn lúc chạng vạng sương sa... hồi đó, tôi thầm mong làng quê tôi sẽ trở nên như thành phố. Đêm đêm có ánh đèn đường, có mấy quán kem cho trẻ thơ ăn thỏa thích, có những bông hoa chạy quanh và nhộn nhịp người xe. Giấc mơ tôi trong veo như câu chuyện cổ tích. Ước mơ chàng Thánh Gióng diệt giặc ngoại xâm cũng như đôi cánh làng quê cất lên khỏi nỗi nhọc nhằn...

Đêm nay, tôi vẫn nghe những âm thanh ngày cũ, câu nói của ngôi nhà bên cạnh, cày xong thửa đất này là hết mùa cày bệ. Hết những nhọc nhằn của khâu đầu tiên và là khâu nặng nề trong làm đất. Chợt tiếng chó sủa vồn lên, tiếng dế gọi bạn tình trong đêm rả rích. Trời mịt mờ sương sa và hơi lạnh bắt đầu xung vào từng ngõ ngách thôn xóm. Những người nông dân quê tôi sẽ ăn cơm vào lúc bảy giờ tối.

Bữa cơm quê đạm bạc như mẹ đất cầm hơi cho những đứa con bám lên cơ thể mình. Lúc nào mẹ đất còn hơi thở thì mẹ đất sẽ vẫn cưu mang, yêu thương những đứa con của mình. Ngay khi những đứa con đã nằm xuống đất, người mẹ đất sẽ rộng lòng trải một tấm chăn êm để đứa con yêu yên nghỉ trong cõi vĩnh hằng. Đứa con đó sẽ giúp người mẹ đất nối tiếp sự hồi sinh. Rồi lại nuôi nấng những sinh linh trên cơ thể mẹ mình.

Cha tôi là một người nông dân. Khi cày xong cánh đồng là cha đã gởi ước mơ, tương lai của mình vào đất. Nhìn những thớ đất màu mỡ phù sa, lòng cha thấm đượm ước mơ xanh trên từng thớ đất. Năm nay không khéo được mùa đó bay, cha nói trong niềm phấn khích. Mắt cha sáng long lanh như giọt nắng sớm mai đậu trên cành lá. Và qua 4 lần cày bừa, những hạt giống cha gieo đã đẩy hòn đất đâm lên mầm xanh mới.

Những mầm xanh của lạc, của đậu đỗ, của bắp lú nhú lên trong tiết mưa xuân. Nó như tuổi thơ tôi đầy kỳ vọng. Đôi mắt cha trông ra cánh đồng, cha gởi mong ước của mình vào đất, vào cây. Cha gởi lời khẩn nguyện cho mưa thuận gió hòa, lạy trời lạy đất cho cây cối tốt tươi.

Vậy mà năm đó mùa màng mất trắng, cha ngồi bên bậu cửa với đôi chân còn dính đầy đất. Cha nói, tiếng khẩn nguyện của cha như tiếng con cóc lạc vào màn đêm đầy sương giăng. Mạ thì nói, trời không thương đành chịu. Một đời nông dân quẩn quanh bên đồng ruộng. Chắt chiu mãi rồi cha cũng đã cất được một ngôi nhà gỗ nhỏ xinh trên mảnh đất hương hỏa của ông bà. Đó là năm được mùa, cha thở phào đã trả xong chút nợ. Năm dựng nhà cha có dặn tôi, đất này là đất hương hỏa của ông bà dù khó khăn thế nào cũng không được bán. Chỉ một câu nói của cha đã trở thành bản di chúc bất định. Tôi biết, thế nào là đất hương hỏa của ông cha.

Người nông dân sống nhờ vào đất. Và cả những người không phải là nông dân cũng sống nhờ vào đất. Người mẹ đất lặng im, nhẫn nại, chịu bao hạnh phúc và đớn đau khi mang trên mình những đứa con ngày một lớn lên, nặng trĩu đôi vai và him him tròng mắt. Nhưng chưa bao giờ đất than đau khi nhát cuốc găm vào, những bánh xe cày xới và bước đi vội vã của con. Cả những đứa con tội lỗi khiến mẹ đất đau hay những đứa con ngoan khiến người mẹ đất hạnh phúc, mẹ đất vẫn dưỡng dục, không bỏ rơi.

Hành trình của người nông dân từ khâu làm đất cho đến lúc bưng bát cơm trên tay lắm nỗi nhọc nhằn. Từ cày bệ, cày trở, cày xáo cho đến lúc cày lên luống. Qua 4 lần đó tương ứng với bốn lần bừa: Bừa bệ, bừa ướp, bừa hoai cho đến bừa lấp. Con trâu sau những giờ gặm cỏ phải gồng mình lên kéo người để làm mịn đất. Người nông dân quằn lòng cày xới đất mới có được bát cơm ở trên tay. Sự mưu sinh phải đánh đổi bằng những giọt mồ hôi, bằng sức lao động mà sản phẩm làm ra không đủ để bù đắp cho sức lực đã trút xuống ruộng đồng. Cũng có lẽ vì thế mà cha và bao người dân quê tôi gầy còm, da đen cháy bấu vào những ống xương thấy rõ.

Năm bảy mươi tuổi, cha chỉ nhỉnh hơn 45kg một chút. Trông dáng cha như người tu hành khổ hạnh. Nhưng chưa bao giờ tôi nghe thấy tiếng van lơn từ cha. Có lẽ, cha được sinh ra từ đất. Sự cam chịu của cha với đời sống đạm bạc của người nông dân khiến tôi thương, thắc thỏm và bùi ngùi. Cha là một hạt bụi với bao sự mặn mòi.

Ngày cha về với đất, tôi mang cha ra phía rừng tràm. Giọt nước mắt tôi thả xuống thấm vào từng thớ đất trên mộ cha. Tóc mạ bạc trắng bay vất vơ trong chiều vi vu gió. Nước mắt của mạ cũng rơi xuống đất. Có một giọt lăn tròn trên thân thể cha.

Mùa sau tôi ra đồng, tôi đưa roi quất trâu đi và để lại trên đất những vầng chân khuyết. Năm 2009, trận lũ to cuốn trôi của làng tôi rất nhiều đất. Chỉ trong một đêm, thửa đất thân yêu, mảnh đất ký gửi cho ngày mai của gia đình nông dân quê tôi đã trôi xuống sông trong cái chắp môi mặn chát của bao người. Sông lở thì có sông bồi, đất chẳng mất đi mà đất mang từ nơi này cho đi nơi khác.

Trên trái đất này, có người khổ đau nhưng cũng có người hạnh phúc. Mạ an ủi lòng rồi đưa tay xoa đầu tôi. Mùa sau đó tôi đưa trâu vào vỡ hoang trong rú. Đất ở đây tốt nhưng chỉ được có một hai vụ đầu. Không có phù sa của sông đất hao mòn đi mầu mỡ. Hơi thở của tôi và biết bao nhiêu người nông dân bị bào mòn. Cũng có những người nông dân vươn lên làm giàu từ đất. Nhưng sự giàu của họ là cái giàu của người nông dân.

Những thước phim quay về họ được chỉnh sửa cẩn thận, áo giắt vào quần bước đi trên những thửa đất hay những trang trại xanh um. Cởi hết tấm áo đó hằn lên những thớ đất bám đầy cổ và mạng sườn. Đêm đêm họ thả lưng mình xuống những chiếc giường có sóng vạc bằng tre. Cái lưng rấm rứt khóc nhưng thân thể không hề hay biết. Một ngày mệt nhoài của người nông dân, quăng thân lên giường như chiếc lá vàng rơi trên thảm cỏ. Thân thể đó nhẹ tênh, giấc ngủ đó vùi sâu trong cơn mệt nhọc.

Những tháng ngày rục sâu trên đồng với đôi tay của người nông dân là di chứng cho đôi mắt sâu buồn vời vợi. Tôi đã thoát ra khỏi cổng làng nhưng giấc mơ tôi vẫn là giấc mơ đình làng. Nhớ làm chi rứa không biết. Tự dưng lúc sung sướng lại nhớ cảnh nhọc nhằn. Như ai đó thèm những ngày khốn khổ. Một ngày, tôi đèo anh bạn trưởng phòng về thăm quê tôi. Mắt cậu bạn chợt dưng trở thành nghệ sĩ. Ánh mắt đó long lanh chứa đầy màu xanh hy vọng và sự ấm áp của người dân ở chốn thị thành.

Những tấm ảnh cậu bạn chụp có cánh đồng đất mới cày xong. Và phía xa xa có con sông, có lau lách, có những cây dưới tỏa tán xum xuê cho bóng râm mỗi ngày hè. Cậu bạn ước có một mảnh đất nơi đây, để cất một mái nhà rường với khu vườn 2 héc-ta sẽ quy hoạch một khu nghỉ những ngày cuối tuần và ngày trở về hưu. Năm đó, làng tôi mới chịu xong trận lụt. Đất bị cuốn phăng đi nhiều thuở. Mạ tôi đứng đầu ngõ nhìn về phía con sông nói trong nỗi bần thần. Đất lại bị cuốn trôi rồi, ước gì mùa sau sông sẽ bồi lại để bà con có đất gieo hạt.

Con nắng chiều rớt chơi vơi bên sông. Tấm hình “ngược nắng” của cậu bạn được giải thưởng 150 triệu đồng. Bằng với số tiền của mười hộ dân làng tôi làm quần quật trong một năm. Bức hình đó có nắng từ con sông trả lại bầu trời, bậc sông bên này lở. Và phía bờ bên kia ngút ngàn đất nâu thẫm vừa mới bồi xong.

Rồi ai cũng trở về với đất. Khi đặt lưng xuống tấm chăn êm của người mẹ đất đó là giờ phút nghỉ ngơi. Nhưng sự dùng dằng với đời sống trên mặt đất, những chăn ấm nệm êm, những vật vã lo toan, những thú vui hưởng lạc và cả những ước mơ chưa thực hiện được đã níu kéo con người không muốn trở về với đất. Đất vẫn nằm lặng im đón lá vàng rơi. Mùa thu nào cũng có lá vàng rơi rụng.

H.H.L


Về Menu

Tùy bút Hoàng Hải Lâm: Đất

giá truyện huyền nhÛ tu ai can ban cua nhan quyen テス Thu trải thuc tap thien mang lai loi ich nhu the nao trong Lời Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá Ngọt chuong nguon Cà n phÃÆt nao nhung tiền ÐÑÑ chua Tịnh dong vinh thien tai thuong xuyen Thiền định và khoa học thần kinh tiếng chuông chùa Chay Phật giáo Có chỉ số BMI bình thường chưa chắc ß hoc ï¾ å lẽ Thầy Từ Quận chúa Hồ Thị Hạnh đến Sư bà Nguy chůa kiên Nâng cao sức khỏe tuoi tre va uoc mo xin lùi mua lần đầu công bố ảnh về cuộc đấu Dòng sông êm đềm bầu trời trong nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới thích Chuyện xưa mai trắng Hà thành da 30 những ï¾ Phát võ dung che ai het