Vừa qua, các diễn đàn Phật giáo trên mạng đã nói đến chuyện, những người, có thể là toan tính thành lập tôn giáo mới, tiếp cận, cố gắng lập quan hệ với người theo đạo Phật bằng những ban hộ niệm , với điều kiện bắt buộc phải cắt đứt liên hệ với chùa ch
Tùy bút Tôn giáo mới qua chuyến đi “chùa”

Vừa qua, các diễn đàn Phật giáo trên mạng đã nói đến chuyện, những người, có thể là toan tính thành lập tôn giáo mới, tiếp cận, cố gắng lập quan hệ với người theo đạo Phật bằng những "ban hộ niệm", với điều kiện bắt buộc phải cắt đứt liên hệ với chùa chiền, Tăng Ni.


Xin nhấn mạnh, vấn đề nằm ở điều kiện phải cắt đứt liên hệ với chùa chiền, tăng ni, chứ không nằm ở hoạt động hộ niệm. Nếu chỉ hộ niệm thuần túy, không điều kiện, tụng niệm đúng nội dung kinh sách của đạo Phật, thì đó là một việc làm tán thán, đáng được ghi nhận công đức, dù ban hộ niệm có nhận hay không nhận phẩm vật biếu tặng cảm tạ từ gia chủ.

Còn ra điều kiện tiên quyết phải đoạn tuyệt với chùa chiền, tăng ni như vậy, thì đó là mượn hình thức hộ niệm để khống chế người. Điều đó hoàn toàn trái ngược với tinh thần đạo Phật, không có chút gì để có thể bào chữa.

Trong bài này, chúng tôi xin nói đến một hình thức tiếp cận tín đồ Phật giáo, nhằm mục tiêu dụ dỗ, lôi kéo vào tôn giáo mới. Đó là việc tổ chức đi "chùa".

Chuyện xảy ra hồi tôi còn là sinh viên. Một người quen, biết tôi là Phật tử, nên mời tham dự một chuyến hành hương chùa chiền. Nói là miễn phí thì cũng không hẳn, nhưng tiền vé cả chuyến rất thấp, không đáng vào đâu với tiền xe, bao ăn, bao ở (nghỉ lại "chùa").

Lên xe, tôi thấy ngay sự khác thường. Những "bổn đạo" tổ chức chuyến đi "chùa" chuẩn bị những chiếc áo sặc sỡ xanh đỏ để cúng "Mẹ Hiền Nam Hải" (họ không dùng từ Bồ tát Quan Thế Âm).

Xe đi ra Bà Rịa - Vũng Tàu đúng như thông báo, nhưng không tới chùa, mà tới một loạt am, cốc có thờ Bồ tát Quan Âm. Người trong coi thờ tự thường là phụ nữ mặc áo tràng, áo vạt mẻ, nhưng không cạo tóc. Ở những am, cốc đó, trong hệ thống cơ sở của họ, nghi lễ "mặc áo cho mẹ" được cử hành trước tượng Bồ tát Quan Thế Âm, mà họ gọi là "Mẹ Hiền Nam Hải".

Họ không tụng kinh Phật, mà đọc một thứ văn lục bát vần vè, đại ý là đàn con nay về với mẹ, xin "Mẹ Hiền Nam Hải" phù hộ, độ trì.

Ở ngôi "am" đầu tiên, tôi lịch sự chắp tay tham dự. Nhưng đến ngôi am thứ hai tôi không dự lễ mà bỏ ra ngoài.

Lên xe, tôi chất vấn người dẫn đầu đoàn hành hương, một người trung niên có vẻ đồng bóng, mỗi khi hành lễ mặc một kiểu áo tràng xanh lè.

Tôi hỏi thẳng: "Mấy ông bà không phải đạo Phật, vậy thực ra các ông bà theo đạo nào?".

úng! Chúng tôi không theo đạo Phật. Đạo của chúng tôi là... "...vô vi".

Tên đạo có bốn âm tiết, trước từ "vô vi" là hai từ gì đó, có thanh ngang không dấu) mà đến nay tôi không nhớ, hình như là "linh căn vô vi", hay "thiêng liêng vô vi" gì đó, tức là không hẳn chỉ là "vô vi".

"Tôi mong các anh chị tìm hiểu đạo chúng tôi và thường xuyên đi Bà Rịa –Vũng Tàu cúng "Mẹ Hiền Nam Hải" với chúng tôi". Người dẫn đầu đoàn nói với một số thanh niên nam nữ được mời đi với giá vé rẻ như tôi. Những người khác thì vô tư, nhưng tôi lộ vẻ không hài lòng, vì tôi muốn đi chùa Phật giáo, không phải đi cốc, cúng "Mẹ Hiền Nam Hải" Vô Vi.

Nhưng tôi nói thêm: "Tôi sẵn sàng tìm hiểu đạo của các ông bà".

Câu nói của tôi có một tác dụng mà tôi không ngờ. Từ câu nói đó, những bổn đạo của họ như rùng mình chuyển sang... một hội kín!

Đến Vũng Tàu, tôi cũng bỏ ra ngoài không hành lễ.

Tình cờ gặp một người Nga trung niên ngồi nghỉ dưới bóng cây ven đường. Tôi bắt chuyện với anh ta để giết thời gian. Thấy tôi nói tiếng Nga với "người Liên Xô", nhóm bổn đạo "... vô vi" lại càng dè dặt hơn nữa.

Họ hủy bỏ đi đến những am, cốc khác, đổi lộ trình về đảo Long Sơn, thăm Thánh địa Nhà Lớn của đạo Ông Trần (một dạng tôn giáo mới nội sinh đầu thế kỷ XX, nhưng chỉ phát triển ở một địa phương tại Bà Rịa – Vũng Tàu).

Dường như, họ không muốn cho biết các cơ sở của họ nhiều thêm nữa. Người bạn bán vé đi "chùa" cho tôi cũng bối rối, trách tôi: "Mày nói chuyện với Liên Xô chi mà người ta tưởng mầy là công an, khiến đi không đủ "chùa"!"

Tôi bảo người bạn tôi giải thích rõ, tôi không phải công an, tôi học tiếng Nga ở đại học để chuẩn bị học với đạo diễn Liên Xô. Nhưng có điều đã lộ ra, họ sợ công an. Vì họ là tôn giáo mới!

Đến nay, tôi không biết đạo "... vô vi" đó ra sao, nhưng sau đó có lần đi Vũng Tàu, nhìn vào cơ sở của họ của họ ở núi ông Trịnh, tôi thấy tượng Bồ tát Quan thế Âm lại khoác một tấm vải mới đỏ bóng, chóe lửa dưới ánh mặt trời.

Cái kiểu sửa "Bồ tát Quan Thế Âm" thành "Mẹ Hiền Nam Hải" phải chăng là một dạng sửa "Nam Mô A Di Đà Phật" thành "A Mi Đà Phật" để tạo một chỉ dấu phân biệt nào đó?

Có lẽ, cũng như vậy, trong đạo Thanh Hải, tu "Quan Âm pháp" thì lại niệm Thanh Hải!

Cũng một điều, là dù sợ bóng sợ gió "công an", chỉ vì mấy câu "tiếng Liên Xô" mà phải thay đổi lộ trình để giữ bí mật cơ sở, nhưng họ vẫn nhất quyết không đi chùa, dù ở Bà Rịa-Vũng Tàu rất nhiều chùa, mà kéo cả đám xuống thuyền vào Thánh địa Nhà Lớn.

Họ không muốn gặp Tăng Ni.
 

Câu chuyện đi "chùa" thành đi cốc này tôi đã quên, nhưng do câu chuyện ban hộ niệm kiểu tôn giáo mới khiến tôi nhớ lại.

Dường như, cả hai đều có mẫu số chung:

- Họ cũng mượn tiếng Phật giáo để truyền bá tôn giáo mới.

- Họ cũng thờ Phật, nhưng cố ý "cải biên" đi cho có yếu tố khác biệt.

- Họ cũng cố hết sức để không liên hệ tới Tăng Ni!

- Và họ sợ công an.
 


Về Menu

tùy bút tôn giáo mới qua chuyến đi “chùa” tuy but ton giao moi qua chuyen di chua tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

cuộc đời vẫn đẹp sao van vat huu linh vay an chay co ich gi Nghiến răng Dấu hiệu của stress truyen luc to hue nang phan 1 món chay từ đậu gà cho mùa chay đủ linh cam ung quan the am gÃƒÆ sự Dưới bóng Từ bi tư liệu đặc biệt về hậu duệ thánh 有人願意加日我ㄧ起去 Tưởng 22 song nhu the nao truoc khi ban chet steve jobs ruou chua nhon Gởi tac uong triết nhung khac biet giua thien va yoga น ท Ä Æ lang nghe tieng nuoc chay tan man ngay dau dong 泰卦 tâm kinh và tính không 01 loi gioi thieu cua duc dalai lama Phật dung dạo hoa trai mot canh chua vo thuong Má³ 真言宗金毘羅権現法要 húy tinh than tue giac van thu phan i Gặp tri tue va ki cuong Nhớ cây có một cuộc sống thử chữa trị bệnh tâm thần bằng Bí quyết cho răng đẹp nụ cười xinh rung giữa đạo đức phật giáo và giới luật cho phận Tang su tu tin dich thuc la gi bệnh từ miệng vào che ngu con gian phiền lòng từ ái long Những món ăn trong hội chùa của Bắc quán chết về sự sống chết Lễ tưởng niệm Ni trưởng Bạch Liên lạy phật niềm tin tôn giáo trong đời sống tâm ht hà nh Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ chua long tuyen 止念清明 轉念花開 金剛經 ç Tiền Giang Tổ chức buffet chay từ nhin lai ve y niem vo thuong nhan mua vu lan