Trong cuộc sống vật chất thì tự nhiên và con người mới có khả năng ban phước giáng họa cho nhau, còn trong đời sống tâm linh không có thế lực siêu nhiên nào có thể ban phước giáng họa cho con người được
Vài suy nghĩ về mùa lễ hội

Trong cuộc sống vật chất thì tự nhiên và con người mới có khả năng ban phước giáng họa cho nhau, còn trong đời sống tâm linh không có thế lực siêu nhiên nào có thể ban phước giáng họa cho con người được. Hàng năm cứ sau tết Nguyên đán là bắt đầu vào mùa lễ hội kéo dài đôi ba tháng. Lễ hội dân gian và lễ hội tôn giáo. Theo phản ánh của giới truyền thông thì có rất đông người tham dự tại các nơi thờ tự như đình chùa, đền miếu, di tích lịch sử văn hóa…riêng tại một số chùa, người tham dự có đến hàng vạn. Họ đến để ôn lại truyền thống của ông cha, để cầu an cho bản thân và gia đình, cầu siêu cho người quá cố, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa…

Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta nói chung, của Phật giáo nói riêng nhằm hướng mọi người đến chân, thiện, mỹ. Tuy nhiên, hãy còn có rất nhiều người hiểu sai, làm sai ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội, đặt niềm tin không đúng chỗ rồi có những việc làm, hành động phản cảm, thiếu văn hóa, trái đạo lý mang tính vụ lợi, bạo lực và mê tín dị đoan khiến cho lễ hội bị biến tướng, xô bồ xô bộn, không còn giữ được sự trang nghiêm, thành kính vốn có của nó.

Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến tình trạng trên và đã được nhiều người bàn đến, nói đến nên tôi không lặp lại mà chỉ đưa ra một vài suy nghĩ của riêng mình. Bất cứ một tôn giáo hay tín ngưỡng nào cũng đều có hệ thống nghi lễ và biểu tượng nghi lễ khác nhau. Hệ thống nghi lễ là một tập hợp mang tính thể chế bao gồm những nghi thức, lời nói, việc làm, đối tượng, sự kiện…biểu tượng nghi lễ là những đồ vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng. 
 
Cả hai đều được người ta sử dụng trong các cuộc cúng tế, được người ta cho là có khả năng giao tiếp với các thế lực vô hình, siêu nhiên có quyền ban phước giáng họa đến con người. Chính hai yếu tố nầy đã tác động đến hành động của xã hội, của tập thể, của cá nhân.về cả hai mặt tốt và xấu trong các cuộc cúng tế, lễ hội.
Phật dạy “vạn pháp do tâm tạo”. Vạn pháp là vạn vật. Pháp là vật có hình dáng và đặc tính riêng mà khi nhìn vào ai cũng biết đó là vật gì. Có hai loại pháp do tâm tạo. Một là tạo danh (tên gọi) đối với những vật có sẳn trong tự nhiên như trời đất, núi sông, cây cỏ, thú vật…hai là tạo sắc (hình tướng) đối với những phương tiện, vật dụng như nhà cửa, bàn ghế, xe cộ, quần áo….

Như vậy, trời Phật thánh thần là do con người tự đặt tự phong chứ không phải tự tánh của những người mang những danh xưng đó. Con người cũng tạo ra đình chùa, đền miếu để có nơi cúng tế, tạo ra tranh tượng, ấn tín và một số đồ vật khác để phụng thờ. Chúng hoàn toàn vô tri vô giác, chỉ có ý nghĩa kỷ niệm, kỷ vật chứ chẳng có ý nghĩa đền thiêng hay linh vật. 

Phật lại dạy rằng vạn pháp do duyên sanh, duyên hợp thì thành, duyên tan thì hoại, là giả tướng chứ không phải thật tướng. Thật tánh, thật tướng của vạn pháp là KHÔNG, một khoảng không trong sáng, tĩnh lặng, không dơ không sạch, không tặng không giảm. Đã không tánh không tướng lại vô tri vô giác nữa thì sự linh thiêng xuất phát từ đâu? Ai có thể mang đến cho con người? Họa phước không từ đâu đến mà chỉ do con người tự tạo phước, rước họa vào thân thôi. Muốn có cuộc sống bình an, giàu sang phú quí, tai qua nạn khỏi thì hãy từ bi hỷ xả, làm lành lánh dữ, giảm bớt ham muốn, siêng năng bố thí. Còn sống ngược lại thì rước lấy tai họa vào thân là lẽ đương nhiên.

Giáo lý của Phật Thích Ca chủ yếu hướng vào con người, vào cái khổ của họ và chỉ cho họ cách thoát khổ. Ngài không quan tâm đến sự hình thành, tồn tại và vận hành của vũ trụ, của thế giới tự nhiên vì đó là việc đã rồi, không có gì đáng bàn cãi. Bởi vậy, trong hệ thống giáo lý đồ sộ của Ngài chỉ có con người chứ không có hình bóng của thượng đế, thánh thần, ma quỉ và cả khái niệm cứu rỗi vì chỉ có ta mới cứu rỗi được ta mà thôi, “thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”, Ngài nhấn mạnh.

Trở về với đời sống tâm linh là trở về với cái tâm trong sáng, tĩnh lặng, không dơ không sạch, không tăng không giảm của mình. Trở về với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của ông cha chứ không phải trở về với những tập tục, lễ nghi lạc hậu vừa mang tính hình thức vừa mang màu mê tín dị đoan. Trong cuộc sống vật chất thì tự nhiên và con người mới có khả năng ban phước giáng họa cho nhau, còn trong đời sống tâm linh không có thế lực siêu nhiên nào có thể ban phước giáng họa cho con người được.
Trương Hoàng Minh

Về Menu

vài suy nghĩ về mùa lễ hội vai suy nghi ve mua le hoi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tu phat o ngoai khoi xa テ Phật giáo Chả bắp giòn giòn ngon ngon Luyện tụng kinh cầu siêu thì có siêu được nguoi tổ a tang lễ của người việt dưới góc nhìn gian ç Dự chốn Đại Nhật linh cam ung quan the am thay diem lanh co phai la dau hieu cua giai thoat bức thư nổi tiếng của tổng thống Cải duc phat chi ra 10 an hue cua cuoc Chẳng phải nhân duyên chẳng phải tự 01 loi gioi thieu cua duc dalai lama cần suy nghĩ thấu đáo trước khi thu phí sáu Bí quyết để sống vui sống khỏe la phu nu xin dung phan xet doi qua lang kinh mau Đóa hoa giữa bùn lầy duc ô nhiễm môi trường đến từ ô tu trong tình yêu Từ góc thưởng trà êm 22 天地八陽神咒經 詞典 真言宗金毘羅権現法要 nghiên cứu về ni giới một đề tài Gặp Äón Ung thư đại trực tràng gia tăng ở giå Huế của miền Trung ruột 放下凡夫心 故事 пѕѓ à Š人生是 旅程 風景 Một khoảnh đời bố mẹ và triết lý sá t cuoi doi trang tay 15 tien trinh chet tri tue va ki cuong phat giao s½ lạy phật ç benh am co that khong 不空羂索心咒梵文 chương x sáu lá thư và cái chết của am mặc định 大乘与小乘的区别