Đức Dhakpa Tulku Rinpoche được xác nhận là hóa thân của Gaden Tripa (1) Lobsang Dhargye Rinpoche thứ 49 – vị lãnh đạo truyền thống Geluk của Phật giáo Tây Tạng.

	Vài về Đức Dhakpa Tulku Rinpoche

Vài về Đức Dhakpa Tulku Rinpoche

Đức Dhakpa Tulku Rinpoche
 

Thân mẫu ngài là Shelo Dolma đã hạ sinh ngài năm 1926 tại Kongpo, miền nam Tây Tạng. Khi ngài được năm tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đã xác nhận ngài là hóa thân của Gaden Tripa Lobsang Dhargye Rinpoche thứ 49. Sau khi được xác nhận không lâu, ngài được đưa tới Lhasa để làm lễ đăng quang, có cha mẹ và những vị trợ tá trong đời trước của ngài đi cùng. 

Sau đó ngài trở về Tu viện riêng Dhakpa Namdol Ling ở Meldro Gungkar, phía bắc Lhasa, ở đó ngài nhận những giới nguyện Sa Di và bắt đầu học thuộc lòng những bài cầu nguyện đầu tiên của ngài. Khi Dhakpa Rinpoche được mười tuổi, ngài tới Học viện Sera Mey và trải qua mười sáu năm ở đó để nghiên cứu triết học Phật giáo. Năm 26 tuổi, ngài thành công trong kỳ khảo sát Geshe và nhận thứ hạng cao nhất là Lharampa Geshe. Năm 1952, Rinpoche vào Học viện Mật thừa Gyuto và trải qua bảy năm nghiên cứu toàn bộ các nghi lễ Mật thừa, nhận thứ hạng Ngagrampa trong các Nghiên cứu Mật thừa. Ngài tới Ấn Độ năm 1959. 

Năm 1962, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chỉ định Đức Dhakpa Rinpoche là Tu viện trưởng Tu viện Sera Mey, Tu viện trưởng đầu tiên của Tu viện Sera Mey ở hải ngoại. Rinpoche đảm nhiệm chức vụ Tu viện trưởng trong ba năm nhưng bởi sức khỏe không tốt nên ngài đã rời Tu viện và tới miền đông bắc Ấn Độ để điều trị tại Kalimpong. Trong thời gian ở Kalimpong, nhiều người Tây Tạng ở địa phương đã tạo được mối nối kết chặt chẽ với Rinpoche nhờ những giáo lý và gia hộ tâm linh của ngài. Cho tới năm 1990 Rinpoche đã sống một cuộc đời hết sức trầm lặng ở Kalimpong và dùng hầu hết thời gian để nhập thất và thiền định. Mặc dù Rinpoche là một trong những vị Thầy tâm linh cao quý và quan trọng nhất sống ở Ấn Độ, nhưng bởi bản tánh khiêm tốn và những thực hành cá nhân của ngài nên ngài ít được bên ngoài biết tới. Tuy nhiên, trong thực tế ngài là một trong những vị Thầy vô cùng hiếm hoi hộ trì các giáo lý từ những dòng truyền thừa bí mật, quan trọng và quý báu bậc nhất mà ngài đã nhận lãnh từ Pabongka Rinpoche và nhiều Lạt ma hóa thân chứng ngộ cao cấp khác ở Tây Tạng. Trong suốt đời ngài, Rinpoche đã tích cực tìm kiếm giáo lý từ các Đạo sư tâm linh của những truyền thống Phật giáo Tây Tạng khác, khiến cho sự hiểu biết và giáo lý của ngài càng thêm phong phú. Hiện tại, ngài đang trao truyền tất cả những giáo lý bí mật này cho các Lạt ma và Geshe trẻ tuổi trước khi ngài quá già. Vì thế, Rinpoche được khẩn cầu trao truyền tất cả những giáo lý và những nhập môn Mật thừa khác cho các Rinpoche trẻ ở Tu viện Sera Mey, là nơi ngài an cư ba tháng mỗi mùa đông. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tán thán Dhakpa Rinpoche về sự dâng hiến các thực hành và bố thí Pháp của ngài. 

Nguyên tác: “Venerable Dhakpa Tulku Rinpoche”  Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên(Thư viện hoa sen)

Chú thích: (1) Gaden Tripa: vị Hộ trì Pháp tòa Gaden, người lãnh đạo truyền thống Geluk của Phật giáo Tây Tạng.


Về Menu

Vài về Đức Dhakpa Tulku Rinpoche

đời buc tuong phat co nhat viet nam tránh việc sát sinh Đất Phật Bà hãy cứu con màu sắc ca sa đàn 嫖妓 mầu bảy giao ke テ Thầy Á bên Phận thực åº ý nghĩa của việc cúng nước trên bàn Tang lễ cố Ni trưởng Thích nữ Đạt tren doi nay cai gi quy nhat những vấn đề cần suy nghĩ phần 5 mối bố khóa tu dành cho tuổi trẻ sự khan hiếm tình Ngày Duong mở Hoạ Huyết áp thấp cũng gây nhồi máu cơ tim giáo phat giao the ky xi 五藏三摩地观 ton Kheer curd chapati và thức chay xứ Ấn Thư Thủ phạm trong bóng tối tieng nam chu vang giup ban vuot qua kho khan va thu bệnh chua tra am hai cot hoa thuong chon may chuc nam ma khong phan toi thay phat truyện lục tổ huệ năng Magnesium bát chánh đạo Những lá thư xuân Phở cuốn chay Saigon Tu vi Khủng chương 4 Có nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh Gi voi chuong 1 chùa sơn thủy hay nhin sau vao cuoc song nhu no dang la ly Âm hÓi ngôi chùa quan trọng bậc nhất thái lan co tinh yeu nao hon tinh yeu cua cha va me Mất hay danh lua trai tim cua ban Phật giáo ngay song