Yên Tử được coi là trung tâm Phật giáo của cả nước, là chốn Tổ của Phật giáo Việt Nam Nói đến Yên Tử non thiêng những người con Đất Việt lại nhớ đến Trần Nhân Tông, một vị Anh hùng dân tộc tài giỏi, một triết gia và một nhà thơ sâu sắc Không chỉ có thế,
Về với Yên Tử nhân 709 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập diệt Niết bàn

Yên Tử được coi là trung tâm Phật giáo của cả nước, là chốn Tổ của Phật giáo Việt Nam. Nói đến Yên Tử non thiêng những người con Đất Việt lại nhớ đến Trần Nhân Tông, một vị Anh hùng dân tộc tài giỏi, một triết gia và một nhà thơ sâu sắc. Không chỉ có thế, Ngài còn là một vị sư Tổ - nối dòng Thiền tông Thích Ca Văn (tổ thứ 33). Nói đến Yên tử, không phải chỉ có những người phật tử ở trong nước, mà những ai quan tâm đến Phật giáo ở nước ngoài đều nghĩ ngay đến một Phái thiền nhập thế do Trần Nhân tông sáng lập đầu thế kỷ thứ 13.

Tại sao gọi thiền nhập thế ?

Xin thưa, nếu Thiền dụng công thì làm sao ở thế kỷ 13 Quân Dân Đại Việt thắng được 3 cuộc chống Nguyên Mông vĩ đại, khi mà đội quân này mạnh đến mức đã đánh tan tất cả những đội quân thuộc các nước của châu Á và đánh sang một phần các nước châu Âu. Với đội quân mênh danh bách chiến bách thắng như vậy, nhưng đã bị thất bại thảm hại đến ba lần ở Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 709 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập diệt Niết bàn ( 11 – 11 PL 2561 – DL 2017) xin gửi đến độc giả và đạo hữu chùm thơ viết về Trần Nhân Tông với non thiêng Yên Tử nhân ngày Giỗ Sơ tổ Trúc lâm:

Ghi ở chùa Vua tắm (1)

Tắm ở nơi này và Cầm Thực cũng từ đây
Đức vua cởi bỏ áo long bào vào cửa Phật
Giây phút ấy ai hay, ngàn lau bay lất phất
Để bây giờ Trúc lâm thiền phái mãi thành tên.
Đến Chùa Đồng – Suối Tắm chửa nguôi quên
Ta bắt gặp tiếng chuông ngân đồng vọng.
Thắp nén nhang tâm thành hoài niệm
Bỗng gặp sắc mây hồng, thắp sáng ở Ngọa Vân.

Yên Tử non thiêng

Yên Tử non thiêng con tới đây
Ghé chân cửa Phật đức cao dầy
Chắp tay con lạy hương một nén
Sám nguyện lòng con chút phàm bay.

Ngọa Vân am

Mây nằm xuống đón Ngài về Tây Trúc
Chẳng phải vì bên ấy bớt ồn ào hơn cõi tục.
Ngài chống giặc, và ngài phổ đạo,
Hai việc lớn làm xong,
Ra đi nhẹ nhàng như trong mộng.
Ngọa Vân am (2) sắc mai vàng,
Pháp môn (3) còn để lại,
Cửa “không” huyền diệu hữu Đạo Trúc lâm.

Tháng 11- PL 2561
Tháng 12- DL 2017

Bài viết: "Về với Yên Tử nhân 709 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập diệt Niết bàn"
Nguyễn Đức Sinh/ Vườn hoa Phật giáo
18-Phố Quang Trung
Tp. Uông Bí-Quảng Ninh.
(ĐT: 0165.8091688)

-----------------

Chú Thích:

Quần thể Danh thắng Di tích lich sử Yên Tử có 11 ngôi chùa và hàng nghìn am tháp xá lị. Chùa Suối Tắm, Cầm Thực là 2 ngôi chùa nằm ở phía ngoài quần thể. Đây là 2 ngôi chùa Đức vua Trần Nhân Tông trước khi vào núi Yên Tử tu hành đã tắm và nhịn ăn giữ ở đây, nên chùa có tên như trên.

Ngọa Vân am: “mây nằm trên am cỏ”, Đây là nơi Tổ Trúc lâm viên tịch xả báo thân - nhập diệt Niết bàn.

Về Menu

về với yên tử nhân 709 năm phật hoàng trần nhân tông nhập diệt niết bàn ve voi yen tu nhan 709 nam phat hoang tran nhan tong nhap diet niet ban tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

thừa thiên huế long trọng khai mạc 7 cách tăng cường hệ miễn dịch đơn vムVấn vương hương nhài trắng Đọc kinh Ä á Phật giáo Tiền Giang Tưởng niệm 2 năm ngày HT åº Làm thế nào để có quả tim khỏe mạnh Chánh niệm có thể làm giảm sự thèm câu chuyện về người hùng đằng sau vÃƒÆ Giỗ huyen thoai bo tat thich quang duc va vi sao trai tan man ngay dau dong ni tôi xin đưa em Nửa ngày qua đất Phật nghìn à biết Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở nữ êm Nhất chùa diên khánh Sinh tố dưa hấu dâu tây mẹ vi sao chung ta khong truong sinh bat tu khái Điều trị lo âu Trò chuyện hiệu quả Tập thể hình mang lại những lợi ích chửi chua trieu ton Vì sao nên để điện thoại xa nơi ngủ Làm gì để nâng cao hiệu quả của hóa Ý nghĩa Duy ngã độc tôn Làm thế nào để ngăn ngừa chứng đau tuoi Đi bộ ít hay nhiều đều tốt cho sức tảng co nhung that bai khong la that bai co can phai di moi tu duoc các dạo Phương Chùa Nghĩa Hương tưởng niệm Tổ khai 17 lời khuyên dạy đáng suy ngẫm của Sinh tố bơ 30 giây thôi ý quả la i vê ơi gio heo may Sơ lược tiểu sử Ni trưởng Thích Nữ an cu