Trong cơn đau đớn quằn quại, khiếp đảm, tức giận khi bị giết, cơ thể con vật diễn ra những biến đổi vô cùng to lớn tiết ra những chất chống đối Chất độc này sẽ lan tỏa khắp cơ thể, giữ lại trong từng mạch máu, đường gân, thớ thịt và sẽ
Vì sao chúng ta nên hạn chế ăn thịt?

Trong cơn đau đớn quằn quại, khiếp đảm, tức giận khi bị giết, cơ thể con vật diễn ra những biến đổi vô cùng to lớn: tiết ra những chất chống đối. Chất độc này sẽ lan tỏa khắp cơ thể, giữ lại trong từng mạch máu, đường gân, thớ thịt và sẽ “tòng khẩu nhập”, làm xáo trộn tâm trí người ăn!
Điều mà rất ít ai, kể cả các nhà khoa học, chú ý đến, nhưng Phật Giáo đã chỉ ra từ lâu lắm rồi, là: Trong cơn đau đớn quằn quại, khiếp đảm, tức giận khi bị giết, cơ thể con vật diễn ra những biến đổi vô cùng to lớn: tiết ra những chất chống đối.

Chất độc này sẽ lan tỏa khắp cơ thể, giữ lại trong từng mạch máu, đường gân, thớ thịt và sẽ “tòng khẩu nhập”, làm xáo trộn tâm trí người ăn!

Thế mà khi mổ dê, người ta đã khử mùi hôi của nó bằng cách dùng roi đánh đập, làm cho con vật toát vã mồ hôi, kéo theo mùi hôi thoát ra. Hành hạ con vật trước khi giết nó như thế, quả là độc ác, đã đành, mà điều đáng nói là đã khiến con vật quá sợ hãi, tức giận, phẫn nộ… nên tuyến thượng thận tiết ra nhiều độc tố. Đồng thời con vật phải kháng cự, giãy dụa, quằn quại… hết sức, nên phản ứng đốt cháy mãnh liệt, càng tạo ra nhiều chất độc hơn… Những chất độc đó nằm trong khắp cơ thể con vật, chờ đến lúc đi vào mồm người ăn thịt nó!

Lễ hội đâm trâu cũng vậy. Lòng can đảm, tinh thần “thượng võ” ở chỗ nào, khi mà người ta cột con trâu lại rồi dùng vũ khí đâm vào chỗ hiểm cho đến khi nó gục ngã thì reo hò, uống rượu ăn mừng (!). Việc làm này là dã man vì đã hành hình con vật nuôi trung thành, đã gánh vác công việc đồng áng nặng nhọc giúp mình, trong khi nó vô tội và bị tước hết mọi khả năng tự vệ!

Bị giết như thế, con vật vô cùng đau đớn, oán hờn, sẽ tiết ra rất nhiều độc tố để chờ đến giờ lên mâm cỗ liên hoan!

Trong lễ hội chọi trâu, người ta kích động cho những con trâu mộng lao vào cuộc tương tàn lẫn nhau hết đợt này đến đợt khác. Trong trạng thái căng thẳng và sử dụng cơ bắp tối đa kéo dài như thế, khiến các phản ứng đốt cháy bên trong và tuyến thượng thận của chúng tiết ra rất nhiều độc tố lan tràn và ứ đọng khắp cơ thể.

Nhưng ngay sau đó, những con trâu chọi tội nghiệp ấy liền bị cắt tiết, xẻ thịt! Chất độc trong khắp cơ thể nó chẳng còn con đường nào khác là lên mâm cỗ rồi ùa vào mồm những người liên hoan ăn mừng!

Sau lễ chọi trâu, rất nhiều người vụ lợi đã bán thịt trâu chọi “giả” với giá khá hời! Nhưng tôi, thì tôi chúc mừng cho những ai “được” ăn loại “thịt giả” đó!

Có thể thông hiểu với điều trên đây nếu chú ý quan sát trên chính bản thân mình: Sau cơn giận dữ, sỡ hãi tột đột, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi đau yếu… đó là do độc tố, đặc biệt từ hormon thượng thận tiết ra, thấm vào máu và lan truyền khắp cơ thể.

Một thí nghiệm lừng danh nhưng vô cùng đơn giản được tiến hành như sau: Dẫn hơi thở của người đang trong cơn phẫn nộ vào tuyết trắng. Tuyết sẽ xám xịt lại. Làm tan chảy những tinh thể tuyết đó rồi tiêm vào chuột thí nghiệm. Chuột sẽ chết ngay trong chốc lát!

Người ta đã mô tả sự việc sau: Hai vợ chồng trẻ nọ (ở Mỹ) xô xát nhau, người chồng không chịu nổi phải bỏ nhà ra đi, cô vợ còn gào thét chửi rủa theo. Đứa con mới sinh đang ngủ bật thức dậy khóc thét lên. Cô vợ vội ôm con, nhưng lửa phẫn uất đang ngùn ngụt, không biết làm gì, cô ấn vú vào miệng con vừa tiếp tục gào thét, chửi rủa!… Đứa trẻ bú no thì chết ngay tức khắc!

Xét nghiệm cho thấy hài nhi bị ngộ độc cấp tính! Chính chất độc do cơn thịnh nộ của người mẹ tiết ra đã tràn vào máu, tới sữa và giết chết đứa con thơ vô tội của họ!

Nhiều nước khác cũng thấy những chuyện tương tự như vậy.

Thực tế nêu trên đã giải thích vì sao khi ăn các động vật bậc thấp như tôm, sò, ốc, hến… sẽ ít độc hại hơn, vì hệ thần kinh của chúng chưa phát triển, nên không có phản ứng sợ hãi, tức giận, phẫn nộ trước khi chết do vậy không sinh ra các độc tố đầu độc người ăn.

Mặt khác, chúng hầu như sống ngoài tự nhiên hoặc không bị nuôi trong các quy trình công nghệ hiện đại, điều kiện sống không cách ly với thiên nhiên, lại không bị xử lý các hóa chất độc như kháng sinh, thuốc kích thích, thuốc sát trùng… nên cơ thể chúng không tích lũy các chất độc.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh ô nhiễm môi trường nặng nề ngày nay thì các cửa sông là nơi bị hứng chịu nhiều chất độc, nên các sinh vật sống dưới đáy, nhất là bộ nhuyễn thể đã tích lũy khá nhiều các kim loại nặng rất độc hại, cũng không nên ăn!

Ngoài ra, xét về phương diện giáo dục, có thể thấy điều vô cùng mâu thuẫn đến mức ngược đời là, cả gia đình, nhà trường, xã hội luôn luôn dạy trẻ nhỏ phải biết yêu thương các loài vật bằng mút, nhồi bông, đất nung, bằng gỗ… là những con vật ảo, nhưng lại ép các cháu ăn thịt những con vật thật đó (!!!). Tình thương yêu như thế chỉ là bề ngoài! Thích ăn thịt, thì làm sao trẻ có thể thực sự thương yêu các loài vật được?

Điều báo động khẩn cấp, mãi gần đây khoa học mới nhận rõ là: Thói quen ăn thịt đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển! Khí thải do chăn nuôi sinh ra đã đầu độc nghiêm trọng môi trường sống.

Khí thải chăn nuôi tạo ra nhiều hơn khí thải của ngành giao thông! Mà khí thải giao thông hiện nay đã là mối đe dọa quá lớn đối với loài người rồi!

Trên 60% khí thải nhà kính ở khí quyển phát sinh từ ngành chăn nuôi! Ăn thịt đã tạo ra khí thải nhà kính gấp bảy lần so với việc ăn chay! Đặc biệt, chăn nuôi còn tạo ra nhiều khí metan, độc hại gấp 21 lần so với khí CO2 (CO2 còn có ích cho quá trình quang hợp của cây xanh, trong khi metan gây hại nghiêm trọng cho cả động vật và thực vật). Metan là tác nhân chính hâm nóng bầu khí quyển, làm cho băng ở Bắc Cực tan ra, dẫn đến ba hậu quả khôn lường sau.

Tính phản chiếu lại ánh nắng mặt trời bị giảm, trái đất càng nóng hơn lên, từ đó bão tố, động đất ngày càng nhiều, sức tàn phá càng khốc liệt, hạn hán ngày càng nặng nề hơn!…

Băng tan sẽ làm cho mực nước biển dâng cao, xâm lấn đất liền, nhất là những vùng thấp trồng cây lương thực bị thu hẹp lại (vùng vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long ở nước ta là một trong những điểm sẽ hứng chịu hậu quả lớn nhất). Nguy cơ thiếu lương thực càng tăng hơn!

Băng tan, lượng nước dồn vào đại dương, làm cho trọng tâm của trái đất bị lệch đi, do vậy rất có thể dẫn đến trục trái đất bị thay đổi, quỹ đạo chuyển động không như xưa nữa! Hậu quả sẽ không biết thế nào mà lường hết được!

Có thể nói, thói quen ăn nhiều thịt có thể dẫn đến hậu họa tiêu diệt sự sống trên hành tinh này! Đây là điều cần cảnh báo khẩn cấp cho mọi người!

Theo Ngô Đức Vượng, “Minh Triết trong ăn uống của Phương Đông”

Về Menu

vì sao chúng ta nên hạn chế ăn thịt? vi sao chung ta nen han che an thit tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

khong thá ƒ ưng xa Mùa lê ki ma cau chuyen nguoi mu so nà Biết Linh ứng hay nhiệm mầu Linh ứng hay nhiệm mầu nhung cau noi hay dang de suy ngam Ai ngua Làm gì để giảm nguy cơ ung thư Làm gì để giảm nguy cơ ung thư tổ đề 5 điều cần biết về ung thư vú tầm ba n să c văn ho a cu a dân tô c viê t chua ngó Năm nguyên tắc của sức khỏe tinh thần Mùa hoa Tết Ä om vi sao ta cu troi lan trong vong sanh tu Phố lan canh gioi lam giau cao nhat chinh la ton sung dao Nhậ Dịch dong nghia voi loai vat Nữ ban An láÿ hiểu quán quÃÆ mà về Đức tin Tam bảo nơi an trú tâm linh Một nhà báo cao tuổi nhất trong làng báo le chí cuoi va hanh phuc trong con loc khung hoang Phiền chênh Hữu tình nghĩa Chiều Nhất đây cổ Thức khuya dễ bị tiểu đề