Trong ăn uống, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, axit hữu cơ...

Vì sao rau không thể thiếu trong mỗi bữa ăn?

Ngoài ra, rau tươi còn ảnh hưởng tốt đến quá trình tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn.   http://tuvien.com/img/hoaphuongdo.vn/news/images/news/chinhtrixahoi/rau%20sach.jpg   Ảnh minh họa   Rau tươi ở nước ta rất phong phú, có thể chia thành nhiều nhóm: nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần...; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu...; nhóm cho quả như cà chua, cà bát, cà pháo, dưa chuột...; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi...
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau tươi khác nhau tùy theo từng loại rau. Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp (dao động từ 0,5-1,5%). Tuy vậy có nhiều loại rau chứa hàm lượng protid đáng kể như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4-6 %), rau muống (2,7%), rau ngót (4,1 %), cần tây (3,1%), su hào, rau dền, rau đay (1,8-2,2%). Về glucid, trong rau tươi có các loại đường đơn dễ hấp thu, tinh bột, xenluloza và các chất pectin. Hàm lượng trung bình của glucid trong rau tươi khoảng 3-4 %, có những loại có tới 6-8%. Chất xenluloza của rau có vai trò sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng hơn xenluloza của ngũ cốc. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu hóa dễ dàng.

Rau tươi kích thích sự thèm ăn và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hóa, đặc biệt rõ rệt ở các loại rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm...

Ăn rau tươi phối hợp với những thức ăn nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày. Thí dụ: trong chế độ ăn có cả rau và protid thì lượng dịch vị tiết ra tăng gấp hai lần so với chế độ ăn chỉ có protid. Cũng vì vậy, bữa ăn có rau tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hóa và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác.

Rau tươi còn là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng, nhất là các chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magiê. Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự do cần thiết để trung hòa các sản phẩm axít do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hóa tạo thành. Đặc biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali cacbonat, muối kali của các axít hữu cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hoá. Các muối kali làm giảm khả năng tích chứa nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu. Lượng magiê trong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao động từ 5-75mg%. Đặc biệt là các loại rau thơm, rau dền, rau đậu có nhiều magiê.

Chất sắt trong rau tươi cũng được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, xà lách là nguồn mangan rất tốt.

Nói tóm lại, bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hóa chất độc nguy hiểm

BS. Chúc Phong - Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Theo Phụ nữ)


Về Menu

Vì sao rau không thể thiếu trong mỗi bữa ăn?

đoàn thuc hanh hanh khong dinh mac chúng sac Tin co Hồn Tiếng chim và Mâm ngũ quả ngày xuân Thở Ùng hình Tưởng niệm Thánh tử đạo Đào câu chuyện về chàng thanh niên pháp sang Lễ húy nhật chư lịch đại Tổ sư tổ điểm đặc sắc cơ bản của tâm lý Trái tim bất tử Kỳ 4 Sự thật về 3 thực phẩm giúp giảm cholesterol 5 điều cần biết về ung thư vú thiền tập khi mang thai niệm võ tinh thần bồ tát thích quảng đức còn 5 biểu hiện thiếu vitamin thường thấy Ăn truyện lục tổ huệ năng phần 3 nền nhân ăn Thừa Thiên Huế Đại lão Hòa thượng truyện lục tổ huệ năng phần 3 pham Tà i Nhớ tuyết Nhập thiền su truyen thua ni gioi dac phap trong lich su phat Sữa hạt sen bổ dưỡng Phiền nhÃƒÆ thôi cuoc pháp ò trở Có thể dự đoán tuổi tác thông qua tế Tản mạn về Trâu bắc lòng từ hoà giã³ Thích nhật từ