Kỷ niệm Đại lễ Phật đản ởViệt Nam năm nay vớisự có mặt đại diện cácnước đúng là một ngày đáng được ghi dấu mốc trong biên niên sử Phật giáo nước nhà. Có lẽ vì niềm hân hoan ấy nên từ ngay đầu năm tôi đã nghe người ta bàn bạc, hình dung sự kiện này.

Vui thay Phật ra đời

Kỷ niệm Đại lễ Phật đản ở  Việt Nam năm nay với  sự có mặt đại diện các  nước đúng là một ngày đáng được ghi dấu mốc trong biên niên sử Phật giáo nước nhà. Có lẽ vì niềm hân hoan ấy nên từ ngay đầu năm tôi đã nghe người ta bàn bạc, hình dung sự kiện này.

Đặc biệt là tôi nhận được cú điện thoại từ xa của anh bạn nhiều năm dài sống ở Mỹ. Ban đầu anh hỏi han sức khỏe (như là cái cớ vậy) để rôi sau đó anh nói về Đại lễ Phật đản sắp tới bày tỏ những nỗi vui mừng. Thấy anh quá say sưa, sợ anh tốn tiền nên tôi ngắt ngang, kêu anh gửi thư hoặc e-mail để nói cho hết ý, nhưng anh không nghe cho là chữ nghĩa đôi khi không tả hết được cảm xúc. Tôi xin tóm tắt đại ý suy nghĩ của anh. Con đường tơ lụa băng qua Bactria đến châu Âu, tuy là chưa có bằng chứng cụ thể về sự truyền giáo nhưng đã khẳng định được mối giao lưu Đông và Tây qua các câu chuyện ngụ ngôn của Êdop. Đến cuối thế kỷ XVIII (1788) Chánh pháp mới truyền đến châu Âu và năm (1875) truyền đến châu Mỹ. Riêng châu Phi mãi đến thế kỷ XX mới xuất hiện đạo Phật. Như vậy đạo Phật hiện nay đã có mặt khắp thế giới. Tuy nhiên phải đợi cho đến gần đây phương Tây mới hướng về đạo Phật, ăn chay, đọc kinh, áp dụng thiền để chữa bệnh, giảm căng thẳng. Đặc biệt chùa chiền được mọc lên thu hút người đến tu tập. Điều thú vị ngày nay ở Mỹ co nhiều người giống như bên ta mỗi tháng ngóng ngày trăng tròn để đi chùa… Tuy nhiên theo anh, sự phát triển ấy, cũng như sự kiện Liên Hiệp Quốc công nhận Đại lễ Phật đản có vẻ hơi chậm. Đến đây tới lượt tôi trao đổi cùng vơi anh, và sau cùng cả hai thống nhất nhận xét (không biết có đúng) đạo Phật bình dị thâm trầm, ngoài mục đích khơi dậy trí tuệ, cái có sẵn nơi mọi người, nội tâm thăng bằng tìm thấy niềm vui rồi người khác vui theo, đạo Phật không hề chủ trương ngọn cờ gì. Bất cứ việc thịnh, suy không phải diễn ra tự nhiên mà diễn ra từ từ và phải đợi đúng thời điểm. Có phải thế giới ngày nay đang sống trong những ngày tháng bất an, lòng người đầy nghi hoặc thành kiến. Vật chất thì tràn đầy mà tâm linh chẳng giàu có gì thêm. Sự xuất hiện của con thỏ và con rùa là để cho thiên nhiên thêm phong phú chớ không thể đem cái nhanh cái chậm giữa hai con vật ra so sánh. Phật không đặt ra thế giới bắt đầu từ đâu nên với Phật là không gian vĩnh hằng có sinh và diệt chớ không có vấn đề thời gian bắt đầu rồi kết thúc theo như suy nghĩ của con người. Không có chuyện nhanh hay chậm mà là người tìm thấy ở đạo Phật mang tới cho họ sự an ủi nào.

Sau khi trao đổi với anh bạn, tháng Ba tôi có dịp cùng một số anh em nhà văn, nhà thơ ba miền đi một vòng thăm thú An Giang rồi trèo lên núi Cấm ngủ lại một đêm. Chúng tôi ngồi trước cửa chùa Vạn Linh ngắm pho tượng Di Lặc lớn nhất đồng bằng, thích thú nhìn hoàng hôn từ dưới chân núi dâng lên trên đỉnh lại sáng rực rỡ tượng Di Lặc nổi lên trong nắng chiều vàng. Ngài ngồi trên vồ đá cao cười hiền lành như nheo nheo mắt cười nhìn xuống cõi trần. Buổi sáng chúng tôi dậy sớm đón ánh bình minh tia nắng đầu ngày mát dịu. Thật là thú vị khi nhìn cảnh tượng khách không biết bắt đầu lên núi từ lúc nào, tờ mờ sáng đã thấy một dòng người lu lượt xuất hiện chống gậy lên vừa đi vừa niệm danh hiệu Phật thật là vui. Hình ảnh này là bằng chứng cho sức sống tâm linh hùng hồn nhất. Trong quán cà phê lâu ngày gặp nhau rất nhiều chuyện cần trao đổi nhưng có lẽ vì không biết tâm linh xung quanh anh em quên hết quay qua nói về chuyện đạo, tự nhiên bàn về ngày Lễ Phật đản sắp đến. Mở đầu là nhà thơ Hiền Phương dân miền Trung hiền lành nhưng chị đi một đường vòng đặt cho mọi người câu hỏi - cac ông à, có phải mình đi lạc từ triết học này đến triết học khác, cuối cùng mình trở lại với Phật giáo. Câu hỏi thật là bất ngờ nhất là khi chị Hiền Phương dùng chữ đi lạc nghe thú vị. Chị buộc tôi nhớ lại và phải công nhận. Giới nào không biết, riêng giới viết lách muốn có tác phẩm lớn đều phải tham khảo triết học. Họ đọc rất nhiều và quên đi, chỉ nhớ những điều đáng nhớ, trong số đó lại có nhiều cuốn kinh Phật như kinh Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Viên Giác, Kim Cang v.v… Không biết thì thôi, lỡ biết nó khó lòng quên vì kinh mô tả quá đúng về thế giới con người. Bằng chứng là nhiều người trong đó có Chế Lan Viên thú nhận “Lỡ đọc kinh Lăng Nghiêm, mấy chục năm muôn từ bỏ nó (sao lại từ bỏ) vẫn không bỏ được”. Và các nhà văn trên thế giới cũng vậy, tôi có thể kể ra hàng lô tác phẩm đậm tư tưởng triết học Phật giáo. Về phần cá nhân tôi, cũng như số đông các bạn trẻ tuổi khác, co một thời mê chủ nghĩa hiện sinh của J.P. Sartre, nhất là câu nói nổi tiếng “Địa ngục chính là tha nhân” nhằm đề cao vai trò con người làm chủ tự do của mình. Cho đến khi tìm hiểu đạo Phật, mới biết Phật cũng đề cao vai trò con người giác ngộ vượt qua bể trầm luân mà không có vấn đề tha nhân. Mà tất cả sai biệt hiện tượng cao thấp ở trần gian này là do tâm hiện bày… cuối cùng tất cả chỉ là ảo ảnh trước sự hữu hạn của đời người bay qua như chớp mắt. Phật dạy toàn  những điều thật, thật đến mức độ ta tưởng như Phật nói điều gì huyền bí mầu nhiệm. Tỷ như trong kinh Hoa Nghiêm, từng thế giới đồng hiện đan xen như tấm lưới trời, ta chạy không khỏi tấm lưới ấy nhưng ta sống như thế nào… Nhà văn Hoàng Minh Tường người Hà Nội, anh thú nhận có lẽ cũng hiểu được nhưng mà hiểu lờ mờ. Cho đến một ngày cuộc sống mệt mỏi anh muốn tìm sự yên tĩnh trốn trong nhà đóng cửa tắt điện thoại, tăt hết máy móc. Một giờ, hai giờ yên lặng trôi qua bỗng dưng anh nghe tiếng động rất là quen thuộc với mình mà bấy lâu anh không để ý. Đó là tiếng chắc lưỡi của những con thằn lằn đang bò trên tường. Và từ thằn lằn đột nhiên anh nghĩ, còn những ai nữa sống chung với mình bấy lâu nay. Anh bật ngồi dậy quan sát quanh phát hiện xung quanh nhà anh là cả thế giới sống động. Ngoài thằn lằn có thêm chú chuột nhắt, một con gián, lật đật chạy lên trên gác kiểm tra tủ sách anh phát giác thêm nào mối, nào con hai đuôi. Tới đây anh như được thực chứng nhớ lại kinh Phật, và rồi những gì đã thấy như chưa đủ, anh ngồi yên lắng nghe cơ thể mình. Rõ ràng trong cơ thể của anh dường như là thế giới dành riêng cho muôn loài khác và cuộc sống cũng đang diễn ra nhộn nhịp. Anh Hoàng Minh Tường kể lại câu chuyện và cười hiền lành - nếu như trước đây anh nóng nảy, bắt đầu từ đó tư tưởng mình có đổi khác chấp nhận hiện thực bằng sự ôn hòa. Đức Phật là nhân vật siêu phàm, nhân cách có một không hai trong lịch sử nhân loại. Thật khó lòng hình dung hết Đức Phật, mỗi người chỉ có thể hiểu Phật qua mỗi góc độ khác nhau. Tuy nhiên khi nói về Phật, chắc ai cũng nhận ra cái tinh thần từ bi bao la không phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo, lúc nào Phật cũng ở bên cạnh chúng sinh. Phật không hề đố kỵ, thành kiến với bất cứ ai, ngay đến kẻ thù, Ngài cũng tìm sư hòa giải, dùng tình thương để cảm hóa. Qua cuộc đời của Đức Phật, ta rất dễ dàng tìm ra những thí dụ minh họa. Đạo Phật là đạo phóng khoáng đề cao sự giác ngộ của mỗi cá nhân, nên có lẽ đây là tôn giáo duy nhất không trói buộc vô lễ nghi, cầu nguyện mỗi tuần, mỗi ngày. Ta có thể nhận ra tính cách của người theo tôn giáo khác, riêng với người theo đạo Phật… đôi khi rất khó nhận dạng. Tôi biết một Đại đức, muốn viết một cuốn sách tìm hiểu đạo Phật nó như thế nào nhưng mấy năm qua thấy thầy viết vẫn chưa xong. Tôi biết lý do kia không dễ dàng trong một sớm một chiều. Đơn cử trường hợp của bác tôi (đã mất). Lúc còn sống, bác cùng Hòa thượng Thích Tắc Phước sáng lập Gia đình Phật tử Chánh Dũng, bác làm huynh trưởng. Nhưng bác lại có chân trong hội Thông Thiên Học, đạo Cao Đài, bác cưới vợ cho con trai, con dâu theo đạo khác. Đặc biệt bác mở trường dạy học nuôi mấy ông thầy giáo cách mạng nằm vùng, sau này có ông trở thành liệt sĩ… trong khi con của bác có anh đi lính cộng hòa. Bên nào bác cũng có vai trò, thật không dễ hiểu bác là người như thế nào mà dung hòa được. Vậy mà bác lại là bác, vẫn tròn đầy bổn phận con người. Lúc nào tôi cũng nhớ bác, những kỷ niệm không thể nào quên qua bác Gia đình Phật tử Chánh Dũng năm xưa sinh hoạt rất là vui, xuất hiện lớp đàn chị như Minh Hiền, Minh Tường, cô Phụng, cô Nghĩa, họ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng Phật tử An Giang. Trở về với Đại lễ Phật đản, với các thí dụ vừa kể, qua đó ta thấy vì sao ngày này ngoài biểu ngữ Kính mừng Phật đản, đặc biệt chúng ta thấy thêm câu - Vui thay Phật ra đời. Nó giản dị giống như tiếng reo của chúng sinh lại vừa khái quát được triết lý của đạo Phật, đó là đạo, mang tới cho người niềm vui. Vui yêu đời tự tìm thấy con đường hướng thượng nhận ra những mối tương thông giữa người với người.

Do Phật mở đầu giáo hóa chúng sinh bằng thuyết Tứ diệu đế, rồi luật nhân quả nên có người vội vàng hiểu lầm đạo Phật là đạo tiêu cực. Thật ra đây là một tôn giáo trí tuệ tìm đến niềm vui, có vui tâm mới sáng suốt nhận ra mặt mũi cái khổ dẫn đường cho nhân loại. Ta có thể tìm hiểu, nghiên cứu kinh điển nhà Phật và đem so sánh, đối chiếu với những kinh sách khác. Tiếng nói tương đồng của các tôn giáo của mọi người, chính niềm vui mới chia sẻ được, ngược lại nhân nào quả nấy khó tìm ra tiếng nói chung.

Ngô Khắc Tài


Về Menu

Vui thay Phật ra đời

tim hieu y phuc phat giao nguyen thuy nam tong giû v廕 抢罡 truyen luc to hue nang phan cuoi sam nhung Rà vì sao ta cứ mãi đam mê trong tình yêu biệt Mùa thi ơi Long nghi ve me nhan mua vu lan the quẠƯớc vọng cho một tương lai ç Lễ húy nhật lần thứ 34 Đại lão Æ Mưa giới thứ 5 chàm trở Thử áp dụng thiền Vipassana trong điều Lễ húy kỵ Tổ sư khai sơn Thiên Thai tranh Trưởng mạ 18 bai hoc dat gia giup ban ton tai tren the gioi duc phat noi ve tiem nang cua con nguoi that thiện phat tu va van de thien Phận làm con theo lời Phật dạy là ŠV Chùa 还愿怎么个还法 ấn cẠcảm nhận về cuộc đời của pháp sư Chữa Mệt cua Chơn Giá khung hoang 1 4 cuoc doi ngậm luẠt chí Cho một người xứ Quảng thân thương Tự Tháºn