Cảm ơn những người nhà bệnh nhân trong đau khổ bội phần vẫn gieo vào chúng tôi niềm hy vọng Để chúng tôi không nguôi mơ về một sáng mẹ bỗng ngồi dậy nhìn quanh hỏi đây là đâu rồi mơ về một khuôn mặt đẹp như Bồ Tát ngồi trên chiếc xe lăn trong nỗi vui củ
Xanh hơn niềm hy vọng

Cảm ơn những người nhà bệnh nhân trong đau khổ bội phần vẫn gieo vào chúng tôi niềm hy vọng. Để chúng tôi không nguôi mơ về một sáng mẹ bỗng ngồi dậy nhìn quanh hỏi đây là đâu; rồi mơ về một khuôn mặt đẹp như Bồ Tát ngồi trên chiếc xe lăn trong nỗi vui của cháu con.
Đợt cuối đông trời lạnh ngắt, có ngày đến mấy ca bệnh viện cho về; những trường hợp mà nếu rút ống thở xem như hố thẳm đã trước mặt. Tôi rất sợ mình trong hoàn cảnh đó đối diện với cái chết thường xuyên, liệu có vơi đi niềm đau như lần chứng kiến người nhà bệnh nhân quỵ xuống nhận tin dữ. Có lần vừa dọn cơm ăn ở hành lang tầng dưới, tầng trên bỗng vang “Ba ơi sao không về nhà. Ba ơi sao bỏ chúng con mà đi vậy?”... Lại nhớ hình ảnh cô bé ấy. Vừa bước vào phòng Cấp cứu đã thấy em gọi “chú ơi cứu cháu với”. Chợt nghĩ có bác sĩ đó còn tôi giúp được gì, rồi ra hiệu em gắng lên nằm yên, ở đây ai cũng đau đớn cũng đều vật vã. Nhưng rồi khoảng ít phút sau, em nữ sinh nhỏ bé người dân tộc ấy hụt hơi đột ngột đến khó ngờ. Từ đây khép lại những buổi mai được bạn đèo đến trường, từ đây cô bé đi về thiên đường xa lắm vắng tiếng cười đùa vắng tiếng mẹ cha gọi về trong cả những giấc mơ.

Chúng tôi vẫn còn mẹ. Hạnh phúc thay. Không lời nào tả xiết nỗi vui mừng lúc mẹ chúng tôi mở mắt sau quãng dài hôn mê. Chỉ ít giây thôi, nhưng nó như tia sáng khiến chúng tôi vượt qua nỗi lo lắng bồn chồn cả những lúc gần như tuyệt vọng gần ba tháng mẹ nằm ở khoa đặc biệt nhất của Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị.
Một ngày cuối năm, nghe tiếng kêu nhỏ ngoài hiên, chúng tôi mở cửa đã thấy mẹ ngồi xòa tay bám lấy cửa không tài nào ngồi dậy. Chúng tôi đâu có cơ hội hỏi mẹ nguyên do, hỏi mẹ đã quỵ xuống đó trong bao lâu giữa cái lạnh se sắt và mưa dầm; chúng tôi cũng không có cơ hội hỏi mẹ, tại sao chưa bao giờ tay mẹ rời gậy, mà đêm đó lại tự lần bước ra hiên một mình? Bởi mẹ không còn nói được nửa lời từ đó đến nay.

Đưa mẹ cấp cứu ở Bệnh viện Trung ương Huế, liền được chuyển lên khoa Hồi Sức. Nghe nằm ở khoa Tầng Sáu đó chắc ai cũng hình dung ra mức độ nghiêm trọng. Bác sĩ dơ phim lên cho chúng tôi xem, lắc đầu, bảo xuất huyết não gần như hoàn toàn. Sáng đưa vào, chiều mẹ chúng tôi đã phải thở máy. Ngoài quê chuẩn bị đụng sự xấu nhất. Từ Huế ra quê bảy chục cây số, người nhà sợ đến lúc bệnh viện cho về mẹ không kịp đến nhà thở hơi cuối, nên ngày kia xin phép chuyển ra Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị, để từ đó về nhà cũng gần hơn rất nhiều. Mẹ gắn mình với cái máy thở. Chúng tôi vẫn nhớ cảnh lúc ra đến đã khuya lắm, đưa mẹ đi chụp phim, mới rút máy một chốc mặt mẹ liền tái dắt. Sợ. Và đau. Rã rời, choáng váng. Nhưng rồi, được đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng y tá tận tình chăm sóc, mẹ chúng tôi bình thường dần, chụp phim thấy lượng máu trong não không rịn thêm. Đành là vậy, cái ý nghĩ về một điều tồi tệ vẫn dội lên tâm thức, khiến nhiều lúc tôi như thấy bầu trời trước mặt sụp xuống. Rồi một lần đang ngồi bâng quơ nhìn lên phòng Cấp cứu bỗng nghe dọng ai đó “không mẹ bầu trời tối tăm”, tự dưng nước mắt ứa ra. Chúng con có lỗi! Mẹ phải gượng trở về ngôi nhà cũ ngồi nhìn ra khu vườn xanh tươi với vạt mình tinh khoai lang và cải ngồng đang mùa trổ hoa rạo rực.  

 

Cuộc đời có những nhân duyên thật khó lường. Tôi tin ở phước đức của mẹ. Tôi tin vào ánh mắt của những bác sĩ còn rất trẻ ở một bệnh viện lớn mới xây dựng và hoạt động chưa lâu. Dẫu kinh nghiệm là điều cần tích lũy, song trước hết ở họ có bản lĩnh, có tri thức y học tiên tiến lại được sự hỗ trợ của máy móc và thuốc men hiện đại. Những hành động tiêu cực không hẳn được loại ra bởi mấy dòng chữ của bệnh viện mạnh dạn dặn người nhà phát hiện thông báo, mà chính là niềm kiêu hãnh của tấm áo trắng trên mình những thanh niên tràn đầy nhiệt huyết, làm việc với thật nhiều ước vọng.

Tôi chưa từng thấy đội ngũ từ bác sĩ đến y tá điều dưỡng vui tươi, chân tình đến vậy ở khoa “đầu tàu” ở một bệnh viện mới thời khắc đối diện với những bệnh nhân mong manh sự sống, lâu lâu lại vang lên tiếng than, tiếng khóc của người nhà trong nỗi bất lực của số mệnh.

Tôi vẫn thường mỗi sớm sau khi đã lên với mẹ, xuống ngồi tỉ mẩn chế ly cà phê, ngồi ở hành lang của tầng hai nhâm nhi, nhìn lên căn phòng dài ấy với những khuôn mặt thân quen, thậm chí thấy rõ niềm tin trên mặt, thoảng nghe tiếng cười giữa các nữ điều dưỡng, đến cô hộ lý trẻ cũng toát lên sự nhẫn nại gần như hoàn hảo đưa lại niềm tin cho những phận người xa lạ. Tôi tưởng đến nhiều khuôn mặt ấy già dặn hơn, cả về tay nghề; chợt nghĩ lòng từ mẫn vì người bệnh có giảm dần theo năm tháng?

Cuộc sống đưa đẩy, những ai siêu thường lắm mới gạt nổi danh lợi, hướng về tha nhân phụng sự. Ngày xưa lương y như từ mẫu, chân lý này trong xã hội tân tiến đang dần nhạt bởi sự lên ngôi của vật chất. Người ta thường nói, lương y vốn là người tạo nên vô lượng phước đức, cũng là người rất dễ gây vô số nghiệp lực. Ngay đến ý niệm luôn mở ra niềm hy vọng cho bệnh nhân (dẫu theo quy trình chẩn đoán y khoa họ hết chữa đi chăng nữa) là nguyên lý mà các nhà khoa học lượng tử đã nhận ra, bởi ý niệm thiện hay bất thiệt xuất ra tương lai sẽ dội ngược lại chính mình. Càng ngẫm càng thấy tin yêu những con người tận hiến, càng thấy tin yêu cuộc đời vẫn nhiều lắm những lương y xem bệnh nhân như người thân như hàng xóm của chính mình vậy.

Từ Huế chạy xe ra Đông Hà, tôi thường xuất phát vào chiều thứ 6 đến chủ nhật về lại để làm việc, để “tích trữ lương thực”. Mỗi lần mang một ba lô đầy, gặp lại ai cũng hân hoan chào đón như với một chiến sĩ vừa trở lại bản doanh tiếp tục giữ vững vị trí. Có lẽ tình cảm chan hòa giữa những người nhà bệnh nhân đã khiến họ vơi buồn khổ, vơi đi quãng thời gian buồn tẻ đợi chờ được lên thăm người bệnh mỗi ngày lê thê. Một chàng thanh niên chưa vợ có việc làm trong Nam ổn định lương khá, ra chăm mẹ lâu quá đành ngậm ngùi bỏ ngang. Một bác người dân tộc chiều dở ra hộp cơm còn một nửa, người bên cạnh thấy liền cho thêm, ông ăn một ít rồi đóng hộp lại dành cho vợ. Những con người tới đây, dẫu đầy đủ về vật chất thì mặt tinh thần cũng buồn thảm, còn gì phải nặng lời với nhau, còn gì phải nhỏ to tị hiềm.

Hãy ngồi yên một chỗ, những câu chuyện những con người mang nhiều số phận khác nhau vẫn dội vào. Hoàn cảnh của bệnh nhân đã đành, người chăm dần dà cũng lộ ra những khúc quanh trong đời. Một ông già, tếu tếu bảo tóc bạc rồi còn lau khu cho vợ như trẻ nít. Nhà ở tít trên cây số 75, ông có nương chuối đến vài ngàn gốc tết vừa rồi không thuê được người chặt buồng thế là mất trắng mặc chuối chín rục trên cây, số đã đem về không ai bán giùm, một ngày trở về thấy rụi xuống trong nhà tiếc ngẩn ngơ. Thắp nhang lên bàn thờ xem như tất niên sớm cho ông bà tổ tiên, rồi lặng lẽ khép cửa ra đường bắt xe lên viện, nấn ná mãi cứ vào lại ra không bước nổi. Nhìn người người ngược xuôi với hoa trái chạnh lòng nghĩ mình sao khổ thế. Lời ông pha chút vui vui mà thấm buồn.

Chiều hai chín năm cũ gió hiu hiu. Người bệnh ở các khoa khác đa phần xin về mấy ngày vui tết. Trong những hành lang sẫm tối vắng hoang liêu, gió lùa hun hút. Khuôn viên bệnh viện rộng thênh. Loanh quanh một vòng thấy đời sao bé nhỏ. Cố ghìm mình không phóng tâm về thành phố bạt ngàn hoa, cố ghìm mình không bước khỏi cổng bệnh viện để hiện hữu niềm hân hoan của một mùa xuân đang về tưng bừng. Cảm giác mình gục xuống. Nhưng rồi bỗng nghĩ mẹ nằm trong kia khổ vạn lần. Chợt nhớ câu hát cũ “chỉ bên mẹ là mùa xuân thôi”, lại vững tâm bước vào khu dành cho người nhà bệnh nhân. Gặp đứa cháu thương mệ quá trời, mang đến nào mứt gừng nào bánh thuẫn nào bánh tét. Tuổi đôi mươi phơi phới biết bao hẹn hò lại bảo “giao thừa Bẹp ở lại đây đón tết với mệ với o với mọi người”; nghe thương lạ lùng.

Vẫn tiếng líc rích của máy thở máy đo nhịp tim đo huyết áp từ trên tầng ba vọng xuống làm nôn nao trắng xóa cả đêm. Rồi giữa không gian khá tĩnh kia vọng tiếng gọi của nữ điều dưỡng nào đó trong veo: “Người nhà bệnh nhân Y...”. Gọi một mà nhiều người ở sảnh thò đầu khỏi chăn, người khác nhổm dậy bồn chồn. Vậy là không phải người nhà mình. Mẹ chúng tôi còn sống. Cũng tiếng gọi cao vút như vậy từng rót vào tàn đêm, mấy phút sau điện thoại vang. Tiếng sột soạt thu vén đồ đạc, tiếng bước chân thình thịch lên xuống cầu thang, tiếng cáng trượt phía tầng trên đưa bệnh nhân về nhà cùng tiếc nấc nghẹn làm xung động bao ánh nhìn theo nhạt nhòa bóng tối.

Tôi nhiều lần ở nhà cũng bị ám ảnh bởi tiếng điện thoại nửa đêm. Nghe rù là vùng dậy toát mồ hôi. Chắc có việc gì đó thôi, không liên quan đến mẩu tin xấu về mẹ. Rồi cũng phải ngủ, phải quên phải mở về tương lai một vùng sáng… Năm giờ trời còn đục, đã nhiều người lục tục dậy lên khoa làm vệ sinh. Nào giấy khô giấy ướt giấy đa năng, nào khăn nhỏ khăn to, nào tã nào tấm lót, nào nước sôi nước chè nước trầu om vào phích rửa cho thông máu, đỡ hăm loét. Phía góc khoa có một bệnh nhân bị tai nạn không giấy tờ tùy thân, đành gọi vui tên Vô Danh; các cô trở thành người nhà thay nhau chăm; ai còn son thì được “ưu tiên” chọc ghẹo gắng lo cho khéo rồi đưa về làm chồng, đẹp trai thế kia.

Vào với mẹ, tôi thường dừng lại bên Vô Danh bảo niệm “A Di Đà Phật” nhé, niệm nhiều rồi người nhà sẽ đến đón về, em sập mi mắt thay cho gật đầu. Bỗng một ngày Vô Danh bập bẹ phát âm, rồi nói ra tên mình và quê quán. Té ra ở gần cầu Trắng, có xa bệnh viện là bao. Đêm mồng 5/3/2016, sau gần 5 tháng, Khoa đón một vị khách đặc biệt - cha của Vô Danh. Người đàn ông khóc nức, cả ngày hôm sau đứng mãi bên con vừa chăm vừa khóc đến mắt đỏ hoe; cả nhà nhờ đến công an nữa tìm không ra, cứ tưởng con vào Nam làm ăn. Có thêm bà o cũng khóc, đau và tủi, bởi từng thấy người ta “rao” cháu trên facebook, nhưng trông mặt và người ốm xo và tên lại là Vô Danh nên phẩy qua.

Mẹ chúng tôi vẫn nằm đó, gần cửa. Có thời gian người phù lên, hơi thở mỏng hơn tờ giấy lụa. Rồi hen, đờm tấn cổ, phổi viêm. Bác sĩ mở phế quản cho dễ thở. Có người bảo thường như vậy là sống thêm được ít ngày. Nghe mà xót! Nhưng lại nhớ đã vài lần bác sĩ thử cho mẹ cai máy, chỉ được ít phút khuôn mặt ấy rần lên rồi khựt khựt… Nay khác rồi. Bước ngoặt trong đời mẹ. Thân hình ấy đã xẹp lại những dư thừa, da dẻ hồng tươi như hồi còn ở nhà, dường như lượng máu trong não đang dần hấp thu ngược vào cơ thể. Mấy cô điều dưỡng còn chọc “o sáng mô cũng tô son cho mệ hả”; một bác sĩ thêm “mệ nằm lâu tươi da thắm thịt môi còn hồng hơn con gái nữa kìa”. Rồi sáng đó, đôi mắt mấy tháng nhắm liền ấy bật mở. Chúng tôi ùa lên “mẹ ơi mẹ ơi, mẹ thấy ai đây không”. Nỗi mừng trào lên tắc nghẹn, niềm vui có thể khiến người ta bật khóc. Giờ mẹ không phải thở máy, vậy là thời gian ngắn nữa có thể cho về nhà; bác sĩ dặn “chăm cho khéo mệ còn sống lâu”, rồi tận tình bày cho nhiều “bí quyết”.

Ôi, đời một người khó lường định mệnh, 92 tuổi phước tưởng cạn vẫn thắp lên thứ ánh sáng diệu kỳ. “Con à, không ngừng thắp niềm hy vọng trong từng giây phút, sống trọn với nó, hướng vào tâm nhận diện sự thanh tịnh trong ngần và chỉ hướng ra ngoài sự bao dung với tất cả mọi người ta gặp”. Thầy tôi từng dạy như vậy. Duyên lành ẩn giữa những bí mật khôn cùng. Lời cảm ân chân thành âu không bao giờ đủ, cũng xin gửi đến những bác sĩ, điều dưỡng, y tá từng ở bên mẹ chúng tôi suốt thời gian mẹ nằm ở khoa Hồi sức Tích Cực và Chống độc Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị.

Cảm ơn những người nhà bệnh nhân trong đau khổ bội phần vẫn gieo vào chúng tôi niềm hy vọng. Để chúng tôi không nguôi mơ về một sáng mẹ bỗng ngồi dậy nhìn quanh hỏi đây là đâu; rồi mơ về một khuôn mặt đẹp như Bồ Tát ngồi trên chiếc xe lăn trong nỗi vui của cháu con. Và tôi còn tưởng về hình dáng ấy với chiếc chổi cán dài quét hoa giấy rụng đầy sau hồi nhà. Mơ dáng mẹ vội vã gom lúa giữa cơn giông đang về. Mơ những lần mẹ lại chống gậy quanh xóm, bảo đèo mệ về mệ nhớ nhà quá rồi.

 
Nhụy Nguyên - Vườn hoa Phật giáo 

Về Menu

xanh hơn niềm hy vọng xanh hon niem hy vong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

từ bi hỷ xả Mì xào chay BÃo Thức ăn vặt có thể gây hại cho não vÃÆ Khói bếp chiều qua đông Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nhút nhát Giải Món chay dễ làm Bún lứt trộn bạc hà O Củ quả màu cam ngừa ung thư Khá Ăn chay theo phong cách Tây Tạng giữa Sài houn HVPGVN tại Hà Nội tưởng niệm cố テス nhị Tiểu đường làm suy giảm khả năng tư THICH Người làm ngành nghề nào có khả năng có con đường cứu khổ chúng sanh là triệc việt Bệnh do vi rút Ebola những điều cần chuong vii Chè hoa thuong yto zosimichi y 1979 thích hay la mot pho Leo vách núi và thái cực quyền giúp nuoc mam cúng dường 3 món bổ dưỡng cho tháng Bảy mùa chay vuon sau roi le và tri Những nhận xét thú vị Những nhận xét thú vị chuyen bá nh thời pháp thuyết giảng cho một cụ già đại Tức sam hoi va thien quan na haklena au Kiên tieng nguoi vÙi bún pháp Yêu