VHPG Thưa cha mẹ, trước mênh mông trùng dương tình thương mà Người đã dành cho con, dưới chất ngất núi cao ân nghĩa mà con đã được nhận, thì mọi việc làm của con dâng lên phụ mẫu trở nên vô nghĩa như một vì sao giữa trời đêm lấp lánh, như một phút giây
Xin thắp một bình minh để thấy rõ ân nghĩa sanh thành dưỡng dục

Thưa cha mẹ! Trước mênh mông trùng dương tình thương mà Người đã dành cho con, dưới chất ngất núi cao ân nghĩa mà con đã được nhận, thì mọi việc làm của con dâng lên phụ mẫu trở nên vô nghĩa như một vì sao giữa trời đêm lấp lánh, như một phút giây trong thời gian bất tận, một điểm vật chất vô danh trong vũ trụ bao la, cho nên, con sẽ không dám nói lên từ báo đáp mà chỉ xin được đơn giản gọi là tri ân và tưởng niệm về Người.
  Có một lần tôi chợt nhớ mẹ tôi
Trong bóng tối Người trở mình rất khẽ
Sợ tôi biết bà thở dài rất nhẹ
Có điều gì câm lặng suốt đời tôi
Có một lần chiều mây đã ngừng trôi
Cha nhìn khắp mảnh vườn trong vạt nắng
Ngày đổ xuống đôi vai gầy, quá nặng
Có điều gì câm lặng suốt đời tôi

Tác giả vô danh nào đó đã đưa chúng ta về hoài niệm, một hoài niệm sâu thẳm như bóng tối phủ đầy tiếng thở dài của mẹ, một hoài niệm thênh thang tựa ánh chiều trải xa xăm sau lưng cha. Hoài niệm đó được xây dựng bằng những ký ức chấm phá loang lỗ.

Nhưng để thấy được những nét mực chấm phá đó của bức tranh kỷ niệm, hồn người ta phải rất tĩnh, rất sâu và đầy ắp yêu thương. Ai trong chúng ta, đặc biệt những người trẻ xao động, đã một lần có đủ trầm ngâm cùng thương yêu để ngồi nghĩ về khuôn mặt Mẹ cho rõ nét, về bóng dáng cha cho đậm hình và rồi nhận ra, hình như cha mẹ trong tim chúng ta không được ghi tạc sắc nét cho lắm.

Hãy nghe tác giả bài thơ thì thầm nói tiếp:

"Có điều gì câm lặng suốt đời tôi
Khi núi biếc sắp phủ đầy tuyết trắng
Khi chợt thấy đôi môi mình chợt mặn
Có điều gì câm lặng suốt đời tôi"

Vâng, có điều gì câm lặng suốt đời tôi, đời anh, đời chúng mình khi bất chợt thấy dòng sông trôi qua và mang đến những đổi thay trên vóc hình hai đấng sinh thành. Nhà thơ Lý Bạch đã phải thốt lên trước cảnh đó:

Anh thấy chăng?
Người cha già chạnh đau niềm tóc trắng
Sáng còn như tre xanh
Chiều đã bạc phơ như tuyết

Nhà thơ Trung Hoa mượn lời thơ bộc bạch nỗi cảm khái. Nhà thơ vô danh Việt Nam thì câm lặng và chợt thấy nước mắt chảy. Còn chúng ta, những người con mang hình hài từ tinh cha huyết mẹ rồi lớn khôn qua từng giọt mồ hôi cay đắng, sẽ làm gì khi ngồi đây cùng tưởng niệm về công ơn phụ mẫu?

Thiết nghĩ, trong giờ phút thiêng liêng này, việc làm ý nghĩa nhất dành cho cha mẹ là giữ cho thân thể an bình, hướng tâm trọn vẹn đến Đức Phật và cùng chiêm nghiệm công ơn cha mẹ như một cuốn phim quay rất chậm về những gì bao la mà hai con người đó đã mang tới, để lại cho cuộc đời mỗi chúng ta.

Chúng ta, với cái nhìn cạn cợt, chỉ thấy việc mình từ khi sinh ra, lớn lên cho đến giờ phút này cũng đơn giản như một cái cây nảy mầm từ hạt, nhận nước và phân bón từ tay người trồng rồi vươn thân xanh cao giữa đất trời.

Ôi, nếu con người từ nhỏ đến lớn chỉ có thế thì quả thật, ta chỉ nợ cha mẹ cơm ăn cùng áo mặc thôi sao? Nhưng không, ta đâu biết để có được như ngày hôm nay, ta đã nhận từ cha mẹ những điều mà cố suy nghĩ cũng không thể hiểu, không thể lường hết. Kinh Vu Lan, Phật cho ta biết điều đó:

Điều thứ nhất giữ gìn thai giáo
Mười tháng trường chu đáo mọi bề

Lời kinh này có thể ta đã đọc nhiều lần nhưng vẫn không thể hiểu hết ý nghĩa vô cùng trong đó. Vì sao? Có lẽ như câu ca dao kia:

Lên non mới biết non cao
Có con mới biết công lao mẹ hiền

Phải trải qua tâm trạng bên trong mình có một con người đang lớn lên từng ngày với sự mỏng manh của hạt sương, giọt nước mới hiểu nỗi lo âu, chăm chút từng li từng tí của mẹ khi cưu mang con mười tháng trường.

Tất cả tình thương của họ dành trọn cho cái thai nhi mong manh ấy. Mọi sinh hoạt, ăn uống của Mẹ đều vì con. Ngon - dở, thích - không thích, không có ý nghĩa với mẹ mà chỉ có cái gì tốt hay không tốt, cần hay không cần cho sự phát triển của con mà thôi. Còn cha, dần dần đảm nhận những công việc nội trợ của Mẹ với sự lạ lẫm nhưng ân cần, cố gắng chu toàn cho Mẹ và con được an nhàn, thoải mái.

Sau mười tháng trường chu đáo mọi bề, con có mặt giữa thế gian. Nhưng sự có mặt không dễ dàng, đơn giản mà được đánh đổi bằng cơn đau xé toạc tâm can của Mẹ, trái tim nóng hổi bồn chồn lo lắng của cha .

Bao nhiêu nỗi đau đớn, sợ hãi chỉ được tiêu tan khi tiếng khóc chào đời của con cất lên, thay vào đó là niềm vui rạng rỡ khi cha ẵm đứa con trong tay trước ánh nhìn lấp lánh từ mẹ. Trường hợp mẹ tròn con vuông thì vậy, nếu gặp trường hợp khó sinh, cha mẹ phải đối mặt với căng thẳng tột cùng.

Biết bao cảnh mẹ phải từ giã cõi đời cho đứa con có thể mở mắt thấy ánh sáng mặt trời. Cảnh tượng này, tâm trạng này, đau khổ cùng hạnh phúc này làm sao ta biết được, lỗi không phải do ta, vì còn quá nhỏ, chưa hề trải qua. Cho nên ca dao đã nói chỉ khi có con mới có thể hiểu là ý đó. 

Cưu mang mười tháng và trải qua những giây phút thập tử nhất sinh để cho ta có mặt giữa cuộc sống, chỉ mới là hai trong mười điều về ân nghĩa của cha mẹ được Đức Phật dạy. Bước đầu trên con đường thăm thẳm tạo dựng một con người gian nan là thế, nhưng cũng chỉ mới bước đầu.

Chặng đường tiếp theo là một chặng đường mà mỗi tế bào trưởng thành trong con lại bào mòn đi biết bao tế bào trong cơ thể cha mẹ. Không tính toán, không mặc cả, mẹ sẵn sàng bỏ đi tất cả điều gì mình có để con khỏe mạnh, lớn khôn.

Mẹ đã nhận về mình biết bao đêm mất ngủ cho con yên giấc, mẹ nhận về mình biết bao dơ bẩn cho con sạch sẽ, mẹ nhận về mình biết bao đói rách cho con no ấm, mẹ nhận về mình biết bao cực khổ cho con sung sướng, mẹ nhận về mình biết bao cay đắng cho con ngọt ngào, mẹ nhận về mình biết bao tủi nhục cho con ngẩng mặt, và nếu cần, mẹ nhận cái chết cho con được sống như một lẽ gì bình thường nhất trên đời, không suy nghĩ.

Và cha, với sự chừng mực của một người đàn ông, thường thương con bằng tình thương trầm lặng. Rất ít lời nhưng nhiều hành động, cha cho con cuộc đời mình. Có một lần, người đàn ông ấy đã khóc, vì vợ vì con:                        

Cha chẳng là người rứt ruột sinh ta
Nhưng chính bởi Mẹ đau mà cha đau hơn Mẹ
Mẹ không khóc sao mắt cha ứa lệ ?
 Ôi bao lâu cha mới khóc một lần.

(Đoàn Vị Thượng)

Ví tình cha như ánh thái dương mà nhạc sĩ nào đó đã làm, có lẽ đúng nhất. Mặt trời là nguồn sống cả muôn loài. Mặt trời không lên tiếng mà chỉ đều đặn hàng triệu năm ban phát năng lượng từ cơ thể mình, cho đến ngày lụi tắt.

Cha là mặt trời của con. Đều đặn mấy vạn ngày qua, Người trút đi sức khỏe, vóc dáng, tâm trí cho đến một ngày không còn gì cả. Để làm gì? Để những đứa con bé mọn có cơm ăn, áo mặc, thuốc men, nhà ở, đến trường, khôn lớn, thành người, sung sướng.

Phải cố mà tỉnh ngộ một điều, rằng: ta đã vắt kiệt sức, đã bào mòn thân thể, đã nhuộm trắng mái tóc và kéo gập vai cha còng xuống trong bao nhiêu năm tháng bằng những nhu cầu của mình. Có những nhu cầu chính đáng bên cạnh những nhu cầu chỉ để mua vui.

Vật chất có thể đong đếm. Bằng những phép tính, con sẽ tính ra số tiền mà cha mẹ dành để nuôi con tới ngày nay. Nhà càng nghèo thì các phép tính càng đơn giản.

Nhưng, xin nhớ rằng, không một phép tính nào của toán học có thể tính ra tấm lòng, tình thương mà cha mẹ đã dành cho con. Nhà càng nghèo, ngược lại với vật chất, tình cảm lại càng khó ước lượng hơn. Mỗi bát cơm con ăn ngon ngọt bấy nhiêu thì vị mặn đắng của mồ hôi cùng nước mắt của cha lại thấm đẫm bấy nhiêu.

Mỗi bộ đồ con mặc sạch sẽ, tươm tất chừng nào thì áo mẹ lại nhăn nheo, chắp vá chừng đó. Nếu sự sung túc, đầy đủ, ấm no của con là thiếu thốn, khốn khó của cha mẹ thì mặt khác, về tinh thần, đau khổ của con là đau khổ của cha mẹ, hạnh phúc của con là hạnh phúc của cha mẹ, thành công thất bại của con là thành công thất bại của cha mẹ.

Hơn thế nữa, những điều xảy ra với con nhưng cha mẹ lại là người cảm nhận gấp nhiều lần. Vì lẽ, họ đủ kinh nghiệm để hiểu chuyện đang xảy ra và trong tình thương vô cùng, họ đau nỗi đau cho con, vui cùng niềm vui với con. Có một bà mẹ đã nói về thành công của con mình như sau: “Khi con bạn đạt được một thành công thì thành công đó có ý nghĩa hơn bất kỳ thành công nào của bạn”.

Chẳng phải bậc làm cha mẹ nào cũng toàn mĩ, không lỗi lầm với con. Đã có những người cha, người mẹ làm những việc mà nếu nhìn bằng cặp mắt phán xét, ta không thể nào tha thứ chấp nhận được. Tuy nhiên, phần lớn ta nhìn những lỗi lầm của cha mẹ một cách thiên lệch qua lăng kính ích kỷ của mình.

Ta khó chấp nhận những khiếm khuyết của người sinh thành ra mình, cũng như có rất nhiều lí lẽ để kết tội họ. Trong khi ta đâu chịu hiểu cuộc sống này, bằng sức nặng của hàng vạn đau khổ chồng chất, đã làm cuộc đời cha mẹ không còn có thể như ý mình.

Vì vậy, rất nhiều lúc họ đã nói những điều không bao giờ muốn nói, làm những việc không bao giờ muốn làm. Ta chỉ thấy sự nóng giận, lời la mắng, ngọn roi đau mà không thấy bao đau khổ của mẹ cha ở phía sau. Đặc biệt, ta ít thấy lỗi lầm của mình như thể tất cả trách nhiệm thuộc về người lớn. Còn mình: vô tội và oan ức.

Có một truyện thần thoại phương Tây:

"...Một chàng trai yêu say đắm vị nữ thần tuyệt sắc và kiêu hãnh. Chàng ta cầu hôn và được vị nữ thần trả lời: - Ta sẽ chấp nhận lời cầu hôn nếu chàng đem đến cho ta một lễ vật để bày tỏ tình yêu của mình, đó là trái tim mẹ chàng. Thời hạn trong bảy ngày. Chàng trai trở về trong tâm trạng thất thần, không biết phải làm gì. Từng ngày trôi qua, người con trai ấy nửa sống nửa chết bên mẹ già tiều tụy vì lo lắng cho con. Đến khi biết chuyện, bà im lặng. Ngày cuối cùng của thời hạn đã đến, chàng trai thấy nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên tận cùng tâm hồn. Nhưng trong ngày cuối đó, người ta biết bà mẹ đã tự tử. Bà cho con trai mình trái tim để anh chiếm được trái tim của người mình yêu..."

Đây không phải thần thoại hoang đường mà là cuộc sống. Chọn lựa của bà mẹ ấy có lẽ không được chúng ta - Những người nhìn bằng ánh mắt đúng sai ích kỷ - chấp nhận. Nhưng đó sẽ là chọn lựa của tất cả bà mẹ đã xem đời mình là của con, sá gì sống chết, sá gì một trái tim. Miễn con hạnh phúc, còn mọi điều khác đều vô nghĩa. Chợt nhớ lời kinh Vu Lan:

Điều thứ chín miễn con sung sướng
Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam
Tính sao có lợi thì làm
Chẳng màng tội lồi bị giam bị cầm

Và hãy nghe thêm một câu chuyện có thật, không phải là thần thoại:

"...Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba và ba đích thân lên đưa tiền lên cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba... Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:  - Có dư đồng nào không con?  Tôi đáp:  - Còn dư bốn ngàn ba ạ.  Ba nói tiếp: - Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa. Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng..."

Vậy đó, trong suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, ta tiếp tục nhận lấy công ơn nuôi dưỡng vô tận của cha mẹ. Thơ ca, văn chương đã gượng gạo nói lên ân tình đó. Và mãi mãi là gượng gạo nếu ân tình đó không được thâm cảm tự đáy lòng của những người con.

Một ngàn bài thơ nói về tình cha sẽ chẳng có ích gì cho một người chưa từng lắng lòng dành cho cha một phút nghĩ tưởng. Cả vạn câu hát cho mẹ sẽ không bằng một lần ngắm nhìn từ sau lưng trong im lặng để cảm nhận trọn vẹn sự thiêng liêng của mẫu từ.

Tuổi trẻ người ta thường dành cho tình bạn, tình yêu, ước mơ, hướng vọng về phía trước, rong ruổi ra ngoài xa. Cha mẹ đôi khi đã trở thành vật cản trong tâm trí họ. Sự nghiêm khắc, răn dạy của cha được họ hiểu là độc đoán. Cử chỉ ân cần, nhắc nhở của mẹ lúc này chỉ nên dành cho trẻ con, còn ta đã lớn, không cần.

Và họ ra đi cho thỏa chí tang bồng, cho vừa lòng lang bạt. Lúc đó, thật dễ dàng để quyết định đi chơi cùng bạn bè thay cho một chuyến về thăm mẹ, những điểm vui chơi thị thành có sức hấp dẫn hơn nhiều so với căn nhà cha sống. Họ rất dễ dàng quên đi cái nơi mà tuổi thơ mình được bảo bọc che chở trong đôi tay mẹ, dưới tấm lưng cha như thế nào.

Đã có rất ít người trẻ đủ sâu sắc, trầm tĩnh để hiểu công cha nghĩa mẹ. Tình thương, lòng hiếu thảo ai cũng có sẵn, chỉ có điều giữa cơn quay cuồng của cuộc sống lắm khó khăn, nhiều cám dỗ, ta không biết hướng đi nào cho đúng, không xác định được đâu là chân giá trị cho đời mình. Và không biết cái gì cần phải được nâng niu, bảo vệ hơn cả nên ta đang để vuột mất khỏi tầm tay viên ngọc mà những trẻ em trong trại mồ côi khao khát có được.

Một trong những đặc điểm để được gọi con người là biết ơn và báo ơn. Mà ơn căn bản nhất trong đời ta là ơn cha mẹ. Nếu không làm được điều này, biết ơn và báo ơn cha mẹ, thì phải xét lại tư cách làm người của ta một cách nghiêm trọng.

Đệ tử Phật không bao giờ nhận vào hàng ngũ mình những kẻ bất hiếu. Nhưng, thế nào gọi có hiếu và thế nào gọi bất hiếu là một câu hỏi lớn cho chúng ta suy gẫm cả đời.

Xin quay lại với bài thơ Có điều gì câm lặng suốt đời tôi để nghe lòng mình một lần nữa trong đêm thầm dâng lời lên cha mẹ:

Có một điều tôi biết đã xa xôi
Như bóng nắng tắt dần khi ngày hết
Như ký ức nay chỉ còn những vệt
Mẹ đi rồi cha cũng chiếc lá rơi.
Có điều gì câm lặng suốt đời tôi.

Âm hưởng bài thơ có sắc màu nuối tiếc, mà dường như đó là âm hưởng phảng phất trong rất nhiều bài thơ về cha mẹ. Chúng ta đã rất chậm để không phải nuối tiếc: chậm hiểu, chậm làm trong khi thời gian lại quá nhanh. Nó lại càng nhanh hơn cho tuổi già.

Và đau lòng nhất là ta chỉ thường tỉnh ngộ khi cha mẹ đã già, có khi còn trễ hơn. Vì vậy, ta đã không kịp làm những điều mà lẽ ra ta phải làm từ rất sớm.

Rồi một chiều nào đó anh về , nhìn mẹ yêu, nhìn thật lâu rồi nói với mẹ rằng: mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ có biết không? Biết gì? Biết rằng con thương mẹ nhiều không?

Chiều nào đó trong bài hát là một trạng từ phiếm chỉ, nó có thể là bất cứ chiều nào hoặc không là chiều nào cả. Đừng để nó trở nên một ngày chỉ tồn tại trong bài hát, phải biến nó thành một ngày cụ thể, ngay trong buổi tối hôm nay.

Chúng ta có thể nói ra hoặc không nói ra lời thương yêu của mình, nhưng không thể để con tim cứ lãnh đạm cùng khối óc ngủ yên khi nhắc đến cha mẹ. Ta sẽ dễ dàng quên đi những phút giây trong đêm nay nếu từng ngày không ôn lại. Một ngày có 1440 phút, chỉ xin mỗi chúng ta kiên nhẫn dành một phút mỗi ngày để suy nghĩ thật sâu sắc về cha mẹ.

Chắc chắn một điều, nếu làm được điều đó trong nhiều năm tháng, đến một ngày kia ta sẽ chợt nhận ra rằng mình thật hạnh phúc vì có cha mẹ và còn cha mẹ. Nhưng đây là việc làm vô cùng khó khăn.

Một phút trong một ngày không có nghĩa gì cả, tuy nhiên một phút trong một ngày và giữ cho đều đặn hàng trăm, hàng ngàn ngày là cả quá trình nhiều thử thách. Như thế mới giật mình khi biết rằng: Cha mẹ đã nghĩ đến ta, lo cho ta cả đời, cả vạn ngày không mỏi mệt. Lời ca dao thấm thía làm sao:

Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày

Thưa cha mẹ, trước mênh mông trùng dương tình thương mà Người đã dành cho con, dưới chất ngất núi cao ân nghĩa mà con đã được nhận, thì mọi việc làm của con dâng lên phụ mẫu trở nên vô nghĩa như một vì sao giữa trời đêm lấp lánh, như một phút giây trong thời gian bất tận, một điểm vật chất vô danh trong vũ trụ bao la, cho nên, con sẽ không dám nói lên từ báo đáp mà chỉ xin được đơn giản gọi là tri ân và tưởng niệm về Người.

Đêm nay, con xin thắp một bình minh sau bao đêm tăm tối không thấy rõ ân nghĩa sanh thành dưỡng dục. Và dưới ánh bình minh đó, xin chắp tay dâng lời nguyện cầu tự đáy lòng chân thật của mình.

 Huyền Thiên Nhất Liễu
 

 

Về Menu

xin thắp một bình minh để thấy rõ ân nghĩa sanh thành dưỡng dục xin thap mot binh minh de thay ro an nghia sanh thanh duong duc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Lợi chua am cua bac Thói quen ăn uống thế nào để va trai cai nghien Ð Ð Ð hòa thượng tịnh sự 1913 tăng tÃÆ ngoi chua noi tieng nhat tp nha trang học cách gieo nhân lành để cuộc sống ăn trong chánh niệm chum tho bong xa muon phien cua thay nghiem sang ki廕穆 hạt Ngọn đền tháng tư Thanh Hóa Tưởng niệm Phật hoàng và chư hon 2 000 ban tre ve tham du ngay tu sinh vien y nghia ve truc quan Thử áp dụng thiền Vipassana trong điều Sóc Trăng Hòa thượng Dương Dal viên thanh van hien than trong cuoc doi duoi moi chua linh phong goi hon tre cha me va con cai mong thoat luan hoi gui me cua con ngay 8 lãi 9 lợi ích khi cho tinh dầu bơ vào 8 vấn đề sức khỏe thường được quan chua bo de kho Công dụng tuyệt vời của một số loại Khi ăn nên nhai kỹ PhÃp ngoi chua trong chuyen tinh ngang trai cua cong thể suy nghiem loi phat cay ruong Chùa Bà Thao Bắt đầu từ tâm trạng khỏe 10 nghiệp lành mang lại phước đức chùa hòa thạnh chùa cây mít Hạnh nước mùi vị nước Nguyện to su chãƒæ 9 cách phát bồ đề tâm hấp Mì ăn liền không tốt cho tim mạch các nguyên tắc đạo đức của phật tử nguyện Thận lam the nao de chuyen nghiep Cây chùm bao tri