Căn phòng cô rất nhỏ: Nhỏnhư một bàn tay - tôi đùavới cô như vậy. Nhưng côbảo: Không, nhỏ như cái lỗ mũi chứ em! Đó là hôm tôi đến chào cô để vào Sài Gòn trọ học. Hai cô trò dẫn nhau ra biển. Buổi trưa, biển xanh thẳm, từng đợt sóng duềnh vào bãi đá roàm roạp.

Xương rồng, cô - tôi, gai - hoa, và…

Căn phòng cô rất nhỏ: Nhỏ  như một bàn tay - tôi đùa  với cô như vậy. Nhưng cô  bảo: Không, nhỏ như cái lỗ mũi chứ em! Đó là hôm tôi đến chào cô để vào Sài Gòn trọ học. Hai cô trò dẫn nhau ra biển. Buổi trưa, biển xanh thẳm, từng đợt sóng duềnh vào bãi đá roàm roạp.

Cô nắm tay tôi, bước đi trên bãi cát vàng vắng vẻ. Gió và nắng như tấp vào mặt. Cô hỏi: Em có biết vì sao người ta đặt cho quê mình cái tên Phan Rang không? Tôi đùa: Dạ, tại gió như phan, nắng như rang phải không cô? Cô cười, rồi trầm ngâm: Gần bốn mươi năm gắn bó với quê hương, cô nhận ra rằng người Phan Rang cũng như những thân xương rồng mọc lên trên cồn cát vậy - chịu gió, chịu nắng, chịu cái khô cằn của cát sỏi nhưng vẫn nở ra những bông hoa thật đẹp. Người ta hoa đất - người là hoa của đất đó, em biết không? Tôi không trả lời cô, ngước nhìn những thân xương rồng mà tôi vẫn hay gọi là cây bàn chải mọc ken dày trên cồn cát, những chiếc gai nhọn chỉa ra lởm chởm như một chiếc bàn chải mải miết chải lên trời…

Tôi vào Sài Gòn trọ học, mang theo hình ảnh hoa xương rồng đỏ thắm trong tim, mang theo cả cái nắng-gió Phan Rang và mang theo cả những cái gai lởm chởm. Những cái gai sẽ giúp cho tôi tự vệ (cô viết thư vào dặn: thân con gái bé bỏng giữa đất Sài Gòn nhiều cạm bẫy, em phải biết tự bảo vệ mình và tránh xa những cám dỗ, em nhé…); nhưng tôi cũng tự dặn lòng rằng mình phải biết nở hoa, phải biết chứng tỏ bản lĩnh của người dân xứ Phan. Phan Rang không chỉ khô cằn cát sỏi mà còn có cả cái ngọt ngào của những giàn nho xanh mướt. Đó là hai hình ảnh đối lập nhưng lại hòa hợp. Và tôi cũng chính là sản phẩm của sự hòa hợp ấy. Dường như ai cũng bất ngờ và… rùng mình khi nghe tôi nói rằng biểu tượng quê hương trong tôi là một thân xương rồng lởm chởm đầy gai góc - vì họ đâu có nghĩ rằng xương rồng cũng nở hoa và những bông hoa xương rồng thật đẹp. Từ mảnh đất khô cằn hoa đã nở, và từ mảnh đất khô cằn ấy tôi đã lớn lên. Tôi chính là một phần của quê hương. Trong tôi có nắng, có gió, có cát, có gai và có cả hoa nữa. Quê hương đã un đúc nên tôi và tôi phải nở hoa để dâng tặng quê hương…

Một hôm, khi đã là một cô sinh viên năm ba đại học, tôi trở về thăm quê và đến nhà cô - chính xác hơn là đến với cái phòng bé như lỗ mũi của cô. Cái phòng lỗ mũi ấy chứa toàn sách là sách, có nguy cơ đè bẹp chủ nhân của nó là một cô giáo mảnh khảnh, gầy nhưng lại có một tâm hồn dạt dào sức sống. Cô ôm lấy tôi vào lòng. Hai cô trò im lặng, niềm vui không át được nỗi bùi ngùi. Cô vẫn một mình một bóng và làm bạn với những tác phẩm dày cộm. Đó là niềm vui, là thức ăn tinh thần cua cô - một cô giáo dạy văn rất mực thương yêu đứa học trò chẳng mấy hiểu biết văn chương. Hai cô trò dẫn nhau ra biển. Biển vẫn xanh và roàm roạp sóng. Phan Rang vẫn nắng và gió như bao đời nay nó vẫn vậy. Bỗng dưng cô hỏi tôi: Em học về kinh tế, có bao giờ em tính được giá trị của cái nắng, cái gió, cái gai và hoa bàn chải của quê mình không? Tôi muốn bảo với cô rằng những thứ ấy là vô giá cô ơi… Nhưng tôi nghẹn ngào quá, không nói được, rưng rưng nước mắt, gục đầu vào đôi vai gầy guộc của cô. Thấy thương cô không chịu nổi…

VŨ HỒNG MAI


Về Menu

Xương rồng, cô tôi, gai hoa, và…

Khánh Hòa Lễ giỗ Tổ Khai sơn chùa đoàn åº Mùa gá Ÿi ï¾ï½ thiền hieu ve nhan qua đạo đức đối xử bình đẳng nét hóa Phật 15 tien trinh chet mộc hỡi Chọn BÃƒÆ i vị Học Bà cà chua Mâm ngũ quả ngày xuân thien vien truc lam Mat tong do 轉識為智 真言宗金毘羅権現法要 ß ï¾ å tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được luat lan thu tu 根本顶定 四十八願 biến Thủ sữa Thư chương ii thích ca thế tôn bổ 泰卦 nghÉ yeu Ngàn 佛教中华文化 CÃn phÃÆp trà chiêm nghiệm về vô thường thuận Ð Ð Ð chua tham nhÃ Æ tạng çš cồn TP chua ba la mat 25 loi phat day lam thay doi cuoc doi tich tai vat khong bang tich phuc bao Gương Lễ tưởng niệm lần thứ 38 cố Hòa cựu lúc