Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một điều là các chùa ở miền Nam thì các phật tử thường mặc áo tràng màu lam Trong khi đó, ở các chùa miền Bắc thì các phật tử lại thường mặc áo tràng màu nâu Vậy tại sao lại có sự khác nhau về màu sắc giữa màu áo tràng ở
Ý nghĩa màu áo tràng

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một điều là các chùa ở miền Nam thì các phật tử thường mặc áo tràng màu lam. Trong khi đó, ở các chùa miền Bắc thì các phật tử lại thường mặc áo tràng màu nâu. Vậy tại sao lại có sự khác nhau về màu sắc giữa màu áo tràng ở hai vùng miền như vậy? Và ý nghĩa của những màu sắc đó là gì?
Trước câu hỏi đó, Thượng tọa Thích Nhật Từ khi giải đáp thắc mắc của phật tử về vấn đề trên, cho biết: Màu sắc áo tràng là văn hoá pháp phục của đạo Phật, tùy thuộc vào phong tục tập quán văn hoá của quốc gia đó. Từ thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch cho đến thế kỷ thứ 19 ở nước Việt Nam, tất cả các tu sĩ và phật tử đều mặc áo tràng màu nâu. 

Màu nâu là màu văn hoá của Phật giáo Việt Nam. Người ta thường nói “màu nâu sòng” tượng trưng cho sự đạm bạc, nó có gốc rễ từ màu hoại sắc. Hoại sắc là khái niệm chỉ cho một loại màu hoà hợp giữa màu nâu, màu đỏ và màu đất. Các tu sĩ Phật giáo tại Việt Nam chọn lựa cái màu này để đời sống của mình trở nên giản đơn, không màu mè, không chạy đua, không hưởng thụ về chủ nghĩa hình tướng vốn không phù hợp với người tu.

 Miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam có khí hậu vào mùa lạnh thì cực lạnh. Do đó, việc chọn màu nâu thích hợp với mùa lạnh, không thích hợp với mùa nắng nóng vì màu nâu là màu hút nhiệt. Hơn nữa, những người nào có mồ hôi muối thì mặc áo tràng màu nâu lỡ 2, 3 ngày quên giặt thì toàn bộ muối đó sẽ tạo thành các vệt trắng ở sau lưng và trước ngực rất xấu. Và khi người khác nhìn thấy sẽ có cảm giác rằng họ là một người xuề xoà và bê bối. Từ chỗ đó mà các Tổ từ Huế cho đến Mũi Cà Mau vào cuối thế kỷ thứ 19 đã chọn màu lam là màu thích hợp với khí hậu nắng nóng ở miền Nam.

Màu lam cũng là một màu rất thanh cao, giản dị. Do vậy, người xuất gia áo pháp phục thường tức là áo cà sa đều là áo màu lam. Màu vàng chỉ sử dụng trên chùa qua các khoá lễ thuyết pháp giảng kinh và làm các công việc Phật sự. Màu nâu chỉ dành cho các tu sĩ khi đi ra ngoài đường. Màu lam dành cho các tu sĩ mới tập tu và các sư cô. Màu lam với áo tràng dành cho tất cả các Phật tử còn lại. Do đó, chúng ta thấy miền Bắc tiếp tục sử dụng màu nâu, miền Nam thì chọn màu mới là màu lam. 

“Đêm ta về đốt lửa
Chiêm nghiệm một đời thiền
Bóng áo nâu hòa quyện
Giữa mây trời thiên nhiên”


Dù áo tràng là màu lam hay màu nâu thì nó cũng chỉ là sự lựa chọn lệ thuộc vào văn hoá vùng miền của Việt Nam. Bên cạnh đó, nó cũng tùy vào sở thích của mỗi cá nhân. Vì thế, chúng ta không nên quá câu nệ, phân biệt mà nên tuỳ duyên, tuỳ theo hoàn cảnh mà lựa chọn cho mình màu áo tràng cho phù hợp.

 
Kim Tâm

Về Menu

ý nghĩa màu áo tràng y nghia mau ao trang tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Hoa bằng lăng tháng Năm nikaya Di le kinh a di da lÃÆ 11 lợi ích của trái vả tình hạnh Ẩm đừng Bốn trường hợp của hiệu lực cầu học 真言宗金毘羅権現法要 kien cành Phật giáo le tuong niem lan thu 19 co ni truong thich nu Co lý Quy hãy Là Šlà Škim cang võ sỹ muay thái 加持是什么意思 một ngày Ngọn lửa Quảng Đức và biến cố Ä diễu Ngành neu bo me chia ly Gia Hãy thương mẹ nhiều hơn Công dụng tuyệt diệu của quả 9 tưởng những lời khuyên để có cuộc sống nhụy åº Cái tu bi chu om mani padme hung ap Ngủ bao nhiêu là đủ Khuyến nghị mới Bí quyết ăn khuya giảm thiểu gây hại tuoi tre cao 22 phật con đường dẫn tới bình an phat giao trong thoi dai khoa hoc chưa lòng Bức ảnh đoạt giải World Press Photo năm Giấc mộng đời người lam thá ƒ chùa xuân lam website phat giao niêm vượn sầu rơi lệ 正信的佛教 Cách giảm nhức đầu hiệu quả bai hoc day con cua bill gates trừ phiền não hay chư phiền Dăm tuy duyen va bay duc hanh cua nguoi tu PhÃÆp