Không biết tự bao giờ, một truyền thuyết của nhà Phật đã hóa thân trở thành một mỹ tục trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, để rồi mỗi năm chúng ta lại có một ngày Vu lan ngày báo hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên Tới hôm nay, dù cuộc sống đã
Ý nghĩa thật sự của lễ Vu Lan Báo Hiếu

Không biết tự bao giờ, một truyền thuyết của nhà Phật đã "hóa thân" trở thành một mỹ tục trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, để rồi mỗi năm chúng ta lại có một ngày Vu lan - ngày báo hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Tới hôm nay, dù cuộc sống đã phát triển thì mọi người vẫn cần làm cho mỗi ngày đang sống là một ngày Vu lan... Ngay còn nhỏ, tôi cùng gia đình sơ tán về một vùng quê. Mấy năm liền, cứ đến rằm tháng bảy là tôi lại theo mẹ đi chùa. Thường thì những ngày này trời đổ mưa rả rích, mẹ tôi bảo đó là mưa ngâu. Trời mưa, chùa làng nhỏ nhưng vẫn đầy người qua lại, mẹ tôi bảo mọi người lên chùa thắp hương để báo hiếu cha mẹ, ông bà và cho những "vong hồn". Lúc được ăn chút cháo hoa, cầm gói bỏng ngô thì tôi thích lắm.
 
Rồi tôi lớn lên và nhập ngũ, mỗi năm về nhà một, hai lần. Thấy tôi gầy, mẹ khóc. Thấy áo tôi rách, mẹ cặm cụi ngồi vá lại cho tôi. Mẹ bắt ăn thật nhiều, dù ngày ấy cuộc sống gia đình tôi đâu có dư dả... Vậy mà tới khi biết Vu lan là gì, "xá tội vong nhân" ý nghĩa ra sao, biết nghĩ đến việc "Một lòng thờ mẹ kính cha - Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con" thì chỉ được vài năm, cha mẹ tôi về nơi chín suối.
 
Nghĩ mình chưa chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ được bao nhiêu, tâm sự với bạn bè, thì ra nhiều người cũng vậy. "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ" - câu nói của người xưa vừa là lời tổng kết, vừa là lời răn bảo mỗi người, dù đang làm cha làm mẹ cũng cần giữ gìn chữ hiếu của đạo làm con.    
 
Truyền thuyết nhà Phật kể rằng, xưa kia ông La Bộc đi theo Ðức Phật, tu hành đắc đạo, trở thành Bồ tát Mục Kiền Liên (Mahà Moggallàna) - một trong các đệ tử thân tín của Ðức Phật, có nhiều phép thần thông. Vì mẹ đã qua đời nên Mục Kiền Liên luôn mang niềm thương nhớ. Muốn biết mẹ mình khi ấy ra sao, ông dùng "mắt thần" tìm kiếm bốn phương, thấy mẹ đang ở trong "cõi quỷ", bị hành hạ khổ cực vì khi còn sống bà từng gây tội lỗi. Mục Kiền Liên thương mẹ, ông xuống "cõi quỷ" đưa mẹ bát cơm mà mẹ lại không được ăn.
 
Ông trở về hỏi Ðức Phật. Nghe vậy, Ðức Phật bảo dù tài giỏi Mục Kiền Liên cũng không cứu được mẹ, chỉ có một cách là hợp sức cùng mọi người. Rồi ngài thuyết kinh Vu lan (Ullambana Sutra) khuyên đến ngày rằm tháng bảy, Mục Kiền Liên cùng mọi người sắm sửa cúng lễ sao thật thành tâm thì sẽ cứu được mẹ. Ðức Phật còn bảo chúng sinh muốn báo hiếu với cha mẹ thì theo cách đó mà làm. Mục Kiền Liên làm theo lời Phật, cứu được mẹ.
 
Có lẽ từ truyền thuyết này mà hình thành nên lễ Vu lan. Và hằng năm đến mùa Vu lan, trong đó nhằm đúng ngày rằm tháng bảy, mọi người lại cùng nhau bày tỏ tình cảm, lòng tri ân đối với ơn cha mẹ, ơn ông bà, tổ tiên. Ðó là báo hiếu đối với công ơn của người sinh thành - đạo hạnh đứng đầu trong "tứ ân" của nhà Phật, như kinh Phật viết: "Ân đức cha mẹ vô cùng, kể không bao giờ hết", "tột cùng điều thiện, không gì bằng hiếu. Tột cùng điều ác, không gì bằng bất hiếu"...
 
Vậy là khi lời của Ðức Phật về một yếu tố của đạo lý làm người, gặp gỡ với tâm thức, với tình cảm của dân tộc đã "hóa thân" để ra đời một mỹ tục văn hóa "Tu đâu cho bằng tu nhà - Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu". Nên bao đời nay, Vu lan trở thành một ứng xử nhân văn trong xã hội, góp phần duy trì và củng cố đạo lý trong gia đình, trong dòng tộc mọi người đề cao chữ hiếu để nhắc nhở đạo làm con. Hơn thế nữa, chữ hiếu trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá con người, mà nếu không thành tâm, nghiêm túc thực hành sẽ bị dư luận lên án, cộng đồng chê cười.
 
Là người Việt Nam, hẳn là ai cũng biết đôi câu lục bát: "Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Công sinh dưỡng của cha mẹ là vô tận. Mỗi người sinh ra và trưởng thành, đối với cha mẹ bao giờ cũng là niềm tự hào đồng thời là kết quả của những nỗ lực vượt qua bao nhiêu khó khăn vật chất - tinh thần. Công cha - nghĩa mẹ thấm sâu vào mỗi con người, mỗi gia đình, dòng họ, thấm sâu vào nền nếp sinh hoạt của cộng đồng, nên phải ứng xử sao cho xứng đáng.
 
Là một trong các nguyên tắc của đạo lý sống, trong truyền thống dân tộc, đạo hiếu là thiết thực đối với từng người con, đâu phải chỉ lúc cha mẹ lâm chung, mà chính là những năm tháng cha mẹ còn cũng như lúc yếu đau cần luôn được phụng dưỡng cả vật chất lẫn tinh thần.
 
Vì thế từ ngàn xưa, qua lời ru của bà của mẹ, qua điệu hát câu hò, đạo hiếu là bài học đạo đức đầu tiên được truyền lại trong mỗi gia đình và đến ngày nay, văn hóa Việt Nam vẫn bảo lưu, gìn giữ những câu tục ngữ, ca dao khẳng định và bày tỏ lòng thành kính với bậc sinh thành: "Lên non mới biết non cao - Nuôi con mới biết công lao mẫu từ", "Bao giờ cá lý hóa long - Ðền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa", "Thờ cha mẹ, ở hết lòng - ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường", "Mẹ già ở tấm lều tranh - Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con", "Chiều chiều ra đứng ngõ sau - Ngó về quê mẹ, ruột đau chín chiều",...
 
Không chỉ thế, với những ai xao lãng đạo làm con hoặc mượn việc "báo hiếu" để làm điều sai trái, tiền nhân cũng nhắc nhở, chê bai: "Cá không ăn muối cá ươn - Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư", "Mẹ già hết gạo treo niêu - Mà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai", "Sống thì con chẳng cho ăn - Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi"...
 
Trên một ý nghĩa rộng hơn, Vu lan không những dành cho chữ hiếu, mà còn là ngày "xá tội vong nhân", như chúng ta vẫn nói đến câu: "Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân". Xưa kia cha ông quan niệm rằng, sống ở trong cuộc đời không phải ai ai mất đi cũng có người thân cúng giỗ.
 
Có người mất đi vì không may gặp phải chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. Lại có người không hướng theo điều thiện mà làm điều ác, khi qua đời họ trở thành "cô hồn" phải chịu nhục hình nơi "cõi quỷ", mỗi năm chỉ một lần được "xá tội" về với dương gian nhận phần áo quần, đồ ăn do người thân cúng tế. Với các "vong nhân" không người thân cúng giỗ, với cả những người từng làm điều ác thì vào ngày "xá tội", người đang sống phải giúp đỡ bằng việc cúng vàng mã, cháo loãng, bỏng ngô...
 
Ðặt sang một bên quan niệm của một thời về "hai thế giới", chúng ta nhận ra ở đây một yếu tố quan trọng góp phần làm nên cốt cách và truyền thống văn hóa của dân tộc là lòng nhân ái, là quan niệm bao dung để cùng xây dựng cuộc sống hài hòa. "Xá tội vong nhân" vừa là tình cảm dành cho người không may mắn, vừa thể hiện lòng vị tha với người từng có hành vi xấu xa đối với đồng loại. Và phải nói rằng, chính những điều này đã góp phần duy trì nền tảng đạo đức của xã hội Việt Nam truyền thống.
 
Hôm nay, cuộc sống đã khác trước, nhận thức về thế giới, về nhân sinh cũng đã đổi thay. Con người sống với cuộc sống thực của mình, bằng bàn tay và trí tuệ của mình để làm nên cuộc sống cho bản thân, cho gia đình, xã hội. Cũng vì thế mà một hệ tiêu chí mới và tiên tiến về phẩm chất, hành vi của con người đã được xác lập. Ðó là tất yếu khách quan, là sự cần thiết của quá trình phát triển.
 
Nhưng trong tương quan giữa truyền thống với hiện đại, dòng chảy không ngừng của văn hóa lại chuyển tải trong đó một số giá trị nhân văn có ý nghĩa bất biến, chỉ có thể mở rộng, nâng cấp theo thời gian chứ không mất đi, như đạo hiếu của con người chẳng hạn. Dù xã hội văn minh đến đâu, dù cuộc sống no đủ thế nào thì mỗi người vẫn phải được cha mẹ nuôi dưỡng để trưởng thành, vì thế đạo hiếu vẫn luôn phải được đề cao.
 
Thật đáng tiếc, trong các năm gần đây, tác động từ lối sống chạy theo vật chất, lấy vật chất làm tiêu chuẩn đánh giá quan hệ xã hội - con người - gia đình, rồi thái độ sống vô cảm và ích kỷ... đã làm nảy sinh trong quan hệ cha mẹ - con cái một số hiện tượng đáng phê phán, phải được điều chỉnh để giữ gìn sự lành mạnh của đạo đức xã hội. Ðối với sự thiếu vắng vai trò của đạo hiếu, cần nhìn nhận trong tính hai mặt. Một mặt, xuất phát từ một số cha mẹ thiếu trách nhiệm trong giáo dục gia đình, bỏ rơi con cái, phó mặc xã hội hoặc bằng việc thỏa mãn nhu cầu mà đẩy con cái tới tình trạng tha hóa.
 
Mặt khác, có nguyên do từ quan niệm thiếu đúng đắn (thậm chí rất sai lạc) của một số người đối với cha mẹ. Người lơ là trách nhiệm làm con. Người coi đạo hiếu là nghĩa vụ nhiều hơn là tình cảm. Người dựa vào đồng tiền để ứng xử mà quên rằng đối với cha mẹ, đồng tiền không phải là tất cả. Thậm chí có trường hợp bạc đãi cha mẹ đã bị dư luận từng kịch liệt lên án. Chưa nói tới một số người báo hiếu rùm beng để trục lợi, tốn phí tiền bạc cúng tế cầu may chứ không hẳn thành tâm với người đã khuất... Những hành vi ấy chỉ có thể lý giải từ quan niệm lệch lạc và sự yếu kém khả năng tự điều chỉnh về đạo đức của mỗi người.
 
Quan niệm đúng sẽ có hành vi đúng, nhất là khi trong bản chất của nó, đạo hiếu có quan hệ chặt chẽ với tình cảm, với thái độ chân thành. Về điều này, một hiền nhân xưa kia nhận xét: "Có việc thì giúp, có rượu, có thức ăn ngon mời cha mẹ là hiếu chăng? Giữ được sắc mặt vui vẻ khi ở chung với cha mẹ mới là điều khó", "Khi cha mẹ còn sống, chỉ chăm chú vào việc làm giàu, không phụng dưỡng cha mẹ là không tròn đạo hiếu"...
 
Như một triết gia từng nói, mỗi huyền thoại đều chứa đựng một ý tưởng của con người về hiện thực, với mùa Vu lan và ngày "xá tội vong nhân", cha ông muốn nhắn nhủ với cháu con lời răn dạy về đạo hiếu, để có đạo lý làm người. Thành kính với cha mẹ là một mẫu số chung của văn hóa nhân loại, song mỗi nền văn hóa lại có các cách thức bày tỏ khác nhau.
 
Tuy nhiên, ở nền văn hóa nào thì những người con hiếu đễ vẫn là tấm gương đạo đức được cộng đồng đề cao. Với người Việt Nam, Vu lan còn là ngày cảm thương đồng loại, vì thế ý nghĩa đã được mở rộng, để mọi người đều được hướng tới điều tốt lành. "Trẻ cậy cha, già cậy con", báo hiếu là chuyện hằng ngày, ở tấm lòng, ở việc làm cụ thể. Cần truyền dạy trong các gia đình những gì đạo hiếu đòi hỏi, thông qua ứng xử của cha mẹ với ông bà, tổ tiên để trở thành tấm gương cho con cháu. Xem nhẹ yêu cầu này, không ai khác, cha mẹ sẽ chịu hậu quả.
 
Mưa ngâu rả rích, tiết trời bắt đầu sang thu. Một mùa Vu lan đã về, các ngôi chùa lại được sửa sang đón khách hành hương. Các bà các chị lại chuẩn bị lễ chay cúng dường cha mẹ, ông bà và các "vong nhân". Lại mong không vì hiếu đễ mà mọi người bị cuốn theo sự lãng phí, cầu may, lơ là với hành vi báo hiếu thiết thực. Vì nếu thật lòng hiếu đễ, thì mỗi ngày sẽ phải là một ngày Vu lan.
 
Nguyễn Hòa - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

ý nghĩa thật sự của lễ vu lan báo hiếu y nghia that su cua le vu lan bao hieu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

lien phat day chan trau Một ngày Thở và cười chút thử lრLÃ Æ mot nguon luc cua dan toc M Cuối năm tha thẩn chùa Hương duc phat co dam nha tam ly tri lieu vo song pháp bat tuy phan biet cu tran lac dao tap 1 chu khong trong kinh bat nha bá i đường hang tram co vat phat giao duoc trung bay tai bao ThẠy tính tiểu Dương Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở nữ hay song nhu con lat dat luon dung day sau khi vap Nguyên 2016 bên khói mç å ² Bà Rịa Vũng Tàu Tang lễ cố Ni sư 1988 Chùa Xuân Bình Định Tưởng niệm Trưởng lão Giỗ gửi Chút Đồng Nai Hàng vạn người dự lễ tang Nước gừng nóng có thể làm mờ tàn diệu liên lý thu linh chuyển ngữ vong xoay cua nghiep luc lÃ Å Æ chuong mot phap Phát hiện sớm Alzheimer bằng thiết hong 有人願意加日我ㄧ起去 Ajahn loi phat day với xin thắp một bình minh để thấy rõ ân muon con lòng từ bi và con người