Trống là một trong những nhạc cụ ra đời sớm nhất, từ khi ra đời trống được sử dụng rộng rãi và phân chia theo nhiều văn hóa và tôn giáo khác nhau Cách đây hơn 2 500 năm, kể từ thời Phật Thích Ca cho đến nay trống đã là một thành phần quan trọng của Phật
Ý nghĩa tiếng trống trong nghi lễ Phật giáo

Trống là một trong những nhạc cụ ra đời sớm nhất, từ khi ra đời trống được sử dụng rộng rãi và phân chia theo nhiều văn hóa và tôn giáo khác nhau. Cách đây hơn 2.500 năm, kể từ thời Phật Thích Ca cho đến nay trống đã là một thành phần quan trọng của Phật giáo. Trống được sử dụng trong các đền thờ và tu viện cho đến ngày nay với mục đích thông báo các thời khắc sinh hoạt và thời gian thiền định.
 

Theo chuyên gia về âm thanh đến từ Canada Gary Diggins: "Người hiện đại chúng ta là những người sau cùng phát hiện ra sự kỳ diệu từ tiếng trống: Âm thanh từ trống phát ra có khả năng xua tan căng thẳng, tiếp thêm sinh lực và làm cho những người bị tổn thương về mặt cảm xúc cảm thấy thoải mái hơn" (Psychology Today).

Nghiên cứu lâm sàng trên con người đã ghi nhận được vô số lợi ích điều đáng kể từ trống. Tiếng trống việc giúp cải thiện trí nhớ, giảm stress và tăng cường hệ thống miễn dịch, điều trị bệnh trầm cảm và hỗ trợ cho điều trị bệnh ung thư.

Dưới đây là 4 kết quả nghiên cứu về lợi ích của tiếng trống:

1. Nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí Cardiovascular Medicine cho thấy tiếng trống có thể là hạ huyết áp và giảm lo lắng.

2. Nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí bệnh Huntington, tiếng trống giúp các bộ phận trong não hoạt động tốt hơn.

3. Nghiên cứu năm 2012 được công bố trong Tâm lý học tiến hóa: tiếng trống giúp tăng cường khả năng chịu đau.

4. Một nghiên cứu năm 2001 được công bố trên tạp chí PLoS ONE: tiếng trống giúp giảm căng thẳng và nồng độ cortisol trong máu.

Trong truyền thống Đại thừa, trống và chuông thường xuyên được sử dụng để thông báo việc thiền định hàng ngày hoặc để cúng dường. Trống, chuông, chiêng  được sử dụng để đi cùng với kinh tụng để tập trung tâm trí, để tạ ơn, và để thư giãn. Việc sử dụng trống như một công cụ trợ giúp chánh niệm để tập trung sự chú ý đã có từ rất lâu trong Thiền Phật giáo.

Trống mõ là một thiết bị nổi tiếng để thông báo thời gian trong khi tụng kinh. Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, biểu diễn trống của các nhà sư Phật giáo đã trở thành một hình thức nghệ thuật và một hình thức đặc biệt mãnh liệt của thiền đòi hỏi cường độ gần như bị thôi miên và tập trung chánh niệm.

Âm thanh từ trống phát ra có tác dụng như bị thôi miên để cung cấp cho tâm trí một điểm tập trung bắt buộc.

Trong Phật giáo Kim Cương thừa, trống và chuông cũng là những biểu tượng ý nghĩa. Tiếng chuông tượng trưng cho sự "thanh tịnh" và trống thể hiện cho sự "an lạc".

Trống còn là một nhạc cụ giải trí đơn giản. Người chơi có thể sử dụng trống trong bất kỳ tư thế và kiểu cách nào mà họ cảm thấy thoải mái: ngồi, đứng hoặc nhảy múa. Nếu không có sẵn trống, nhiều người có thể làm một cái trống thay thế một cách hiệu quả  như cái xô, một cái hộp, thậm chí một cái gối.

 
Minh Tiến (Theo Buddhist Door)

Về Menu

ý nghĩa tiếng trống trong nghi lễ phật giáo y nghia tieng trong trong nghi le phat giao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

nghiep sứ lục tổ huệ năng phần 3 thay ro kho de bot vai tro cua nu tu phat giao trong thoi bac thuoc hôn VẠlan hồi 16 テス đạt xiv tưởng vạn sự tốt lành ăn lễ 正法眼藏 Sen tình thương sẽ không còn khi người ta duc chùa giác thiên ca sĩ sỹ luân và mẹ lên chùa cài hoa rung dai thu dan ngon lua bo phÃƒÆ ç 5 phút quán vô thường mỗi ngày để 真言宗金毘羅権現法要 tuy but hoa sen giua cho nhat ky hanh huong 5 Ăn đường nhiều có hại như thế nào Ăn một lượng nhỏ sô cô la mỗi ngày ç¾ thay ve tham que me that roi nguong tÃƒÆ sữa tản mạn mùa vu lan vì sao vua lương võ đế cả đời xây Trị bệnh bằng nước nóng Táo đỏ lê quýt có tồn dư thuốc bảo cúng PhÃÆp phat phap cho sinh vien duc dat lai lat ma khuyen khich an chay nhan ngay thiện cho kết thú chung Công ngà n nhật ký TÃ Æ loi nhan nhu vo cung y nghia cua nguoi me goi con tho phat le phat va cung phat Kim mong mạng Nhẫn cuối Quảng Ninh Trang nghiêm giỗ Tổ Pháp Loa Cái tận