Tịnh độ của Đức Phật hiện hữu trong từng suy nghĩ, trong từng việc làm với tâm từ bi và tuệ giác của Ngài r nKhi Đức Phật an trụ trong Thiền định dưới cội Bồ Đề và thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác, bấy giờ, Tịnh độ mười phương hiện ra trước N
Ý nghĩa Tịnh độ

Tịnh độ của Đức Phật hiện hữu trong từng suy nghĩ, trong từng việc làm với tâm từ bi và tuệ giác của Ngài... Khi Đức Phật an trụ trong Thiền định dưới cội Bồ Đề và thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác, bấy giờ, Tịnh độ mười phương hiện ra trước Ngài. Có thể nói, Tịnh độ của Đức Phật hiện hữu trong từng suy nghĩ, trong từng việc làm với tâm từ bi và tuệ giác của Ngài.

Ý nghĩa Tịnh độ

Ở giai đoạn đầu, khi Ngài khoác áo Sa môn đi khất thực, sống cuộc đời vô cùng thanh đạm mà những người xung quanh thấy Ngài sống cực khổ, vất vả, nhưng thật sự cuộc sống phạm hạnh cao quý đó đã cho Ngài niềm an lạc vô biên. Ngài nhận ra được tâm an lạc chính là Tịnh độ.
Tinh thần này về sau được Thiền tông triển khai thành học thuyết Tịnh độ ở tâm. Người tu theo lý này cũng có đời sống phạm hạnh như Đức Phật, tưng bước chân chậm rãi hành Thiền, họ bước vào Tịnh độ và tâm họ cũng theo đó an trú ở Tịnh độ. Như vậy, cả thân tâm thanh tịnh thì thế giới hiện hữu là Tịnh độ; nói cách khác, Tịnh độ được hình thành trong tâm, thế giới nôi tâm trong sáng, thuần khiết là Tịnh độ.

Tuy nhiên, pháp môn Tịnh độ đi xa hơn một bước nữa. Bắt đầu tâm ở trong Tịnh độ rồi, nhưng hành giả không thể đem thân tứ đại vào Tịnh độ được, mà phải đem thân phước đức và trí tuệ mới có thể đi theo tâm thanh tịnh để thâm nhập Tịnh độ, từ đó hình thành cõi Tịnh độ thứ hai gọi là Thật báo trang nghiêm Tịnh độ, một thế giới do phước đức, trí tuệ và tâm thanh tịnh tạo nên.
Như vậy, qua loại hình thế giới thứ hai hiện thành Tịnh độ chư Phật mười phương; vì chư Phật đã có đầy đủ ba yếu tố cần thiết tạo thành Tịnh độ, đó là tâm chư Phật thanh tịnh, phước đức chư Phật viên mãn và trí tuệ chư Phật tuyệt đỉnh. Trang nghiêm bằng ba Thánh tài như vậy, chư Phật mới xây dựng được thế giới vật chất thanh tịnh thực và với phước đức trí tuệ hoàn mỹ, các Ngài tập họp được chúng Hiền thánh một cách đơn giản. Thực tế cho thấy nơi nào có phước đức và trí sáng, nơi đó dễ dàng quy tụ được người tốt, người giỏi. Tịnh độ Thật báo được kết hợp như vậy.
Đức Phật Thích Ca cho biết Đức Phật Di Đà trải qua vô lượng kiếp tu hành để kết thành thọ mạng viên mãn của Báo thân, nghĩa là từ khi phát tâm tu hành cho đến thành tựu đạo quả, Ngài đã hành Bồ tát đạo không mệt mỏi, phát huy được trí tuệ vô thượng và phước đức vô cùng, mới kiến tạo thành thế giới Cực lạc ở phương Tây.
Riêng pháp môn Tịnh độ chịu ảnh hưởng tinh thần Tịnh độ của Đức Phật Di Đà mà Đức Phật Thích Ca đã nói rằng chúng sinh ở Ta bà có duyên với Đức Phật Di Đà và Tịnh độ tông đã được triển khai từ Tịnh độ tam kinh, Tịnh độ ngũ kinh. Tịnh độ tam kinh đặt nền tảng trên ba bộ kinh là kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ và kinh Di Đà. Kinh Vô Lượng Thọ nói về hành trạng của Đức Phật Di Đà khi tu hành Bồ tát đạo. Kinh Quán Vô Lượng Thọ chỉ phương cách cho chúng ta đưa tâm về Tịnh độ Tây phương của Phật Di Đà. Và kinh Di Đà rút gọn lại nhân hạnh quả đức của Phật Di Đà để chúng ta lấy đó làm hành trang thực tập pháp môn Tịnh độ.
Pháp môn Tịnh độ ở Việt Nam cũng hình thành trên tinh thần Tịnh độ tam kinh, nhưng vì đất nước chúng ta có truyền thống tu Thiền từ lâu đời, nên pháp tu Thiền và Tịnh thường được hòa nhập lẫn lộn. Vì vậy, có người tu niệm Phật nhưng thực tập Thiền quán, hoặc có người tu Thiền nhưng niệm Phật để cầu chứng Niệm Phật tam muội, hay cầu sự gia bị của Đức Phật Di Đà để được vãng sinh Tây phương Cực lạc.

Pháp môn Tịnh độ phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo. Các Hòa thượng nghĩ rằng Phật pháp đang suy đồi, người ta không có điều kiện nâng cao trình độ kiến thức học Phật để biết rộng tất cả các pháp môn của Phật dạy cũng như khó thực tập các pháp môn khác, nên quý Ngài cho rằng pháp niệm Phật đơn giản, ai cũng thực hành được. Từ đó, pháp môn niệm Phật được đề cao và đứng đầu là Hòa thượng Trí Tịnh, Ngài đã thành lập Tịnh độ Liên hữu quy tụ những người tu Tịnh độ chuyên niệm Phật Di Đà. Và tiếp nối pháp môn niệm Phật của Hòa thượng Trí Tịnh là cố Hòa thượng Thiền Tâm đã thành lập đạo tràng tu Tịnh độ ở Đại Ninh. Từ đó đến nay, pháp môn Tịnh độ được phổ cập trong cả nước, tập trung nhiều Phật tử hành trì được lợi lạc.
Cầu mong rằng tất cả đệ tử Phật thực hiện đúng đắn giáo pháp Phật dạy để xây dựng cho mình cõi Tịnh độ tâm ngay trên nhân gian này và khi cánh cửa ở thế giới Ta bà khép lại, chúng ta bước vào Tịnh độ chư Phật trong mười phương.


Về Menu

ý nghĩa tịnh độ y nghia tinh do tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

hành lạy vọng tìm hiểu về hạnh phúc trong sân chùa dinh Già duoi bà kanadeva tho va thien Cẩn nghe phat giao Tích cực Gene và môi trường tác động lớn đến Phật Ngá tầm xử lý vấn đề tình cảm trong đạo 持咒方法 muoi nghiep lanh Thích Thanh Từ trung người giup do tu hoc kho Làng chu tu trong phat giao ba loi Ăn chay đúng cách xuà Cuối thu đi thưởng trà ở Tâm trà âu 籀n Nước có cồn Thuốc Tây Tạng có thể trị lành bệnh Viết cho cha yêu can lam gi khi nguoi dang hap hoi va vua moi qua Sạc khuyên テス bàn tháng bảy đi qua bún Sống go sac Nhớ ơi khoai lang ngày cũ gap duoc 5 nguoi nay ban da vo cung may man roi