Tuyển Phật trường là Trường thi tuyển chọn người làm Phật trong tương lai, còn gọi là Đại giới đàn, là Đàn truyền Đại giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni hay Cụ túc giới
Ý nghĩa tuyển Phật trường

Tuyển Phật trường là Trường thi tuyển chọn người làm Phật trong tương lai, còn gọi là Đại giới đàn, là Đàn truyền Đại giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni (hay Cụ túc giới)... Tuyển Phật trường là Trường thi tuyển chọn người làm Phật trong tương lai, còn gọi là Đại giới đàn, là Đàn truyền Đại giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni (hay Cụ túc giới) có từ thời Phật còn tại thế, và tùy theo thời gian, phong tục sinh hoạt của Phật giáo các nước, Phật giáo đang hiện hành và tại Việt Nam cũng thế, càng ngày càng được hoàn bị và phong phú trang nghiêm, thù thắng đặc biệt.

Mục đích cứu cánh của người xuất gia tu học Phật là thành Phật. Do đó, trong Kinh Hoa Nghiêm, Bồ tát Phổ Hiền nói: "Tôi nay phát tâm không phải vì mong cầu phúc báo cỏi Trời, cỏi Người, quả báo Thanh văn, Duyên giác, cho đến Bồ tát Quyền thừa, chỉ y cứ Tối thượng thừa (Phật thừa) mà phát tâm Bồ đề". Qua đó, cho thấy mục đích cứu cánh của người tu hành là giải thoát, thành Phật, chứng quả Niết bàn.

Muốn đạt được mục đích tối thượng ấy, không gì khác hơn là phải vào nhà Tam bảo Phật, Pháp, Tăng. Như Kinh Anh Lạc nói: "Muốn vào biển Phật pháp, thì phải có niềm tin. Muốn vào nhà Tam bảo thì phải thọ trì Giới pháp làm căn bản". Tại sao? Như Kinh Niết Bàn Đức Phật dạy: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, song phải do thọ giới, giữ giới thanh tịnh mới chứng được Phật tánh, thành Phật".

Vì lẽ đó, mà bước đầu tiên là phải vào Trường tuyển chọn người làm Phật, là đăng đàn thọ giới. Do đó, phải có Đại giới đàn truyền giới Tỳ kheo. Do có Tỳ kheo nên mới có Tăng thân hay Tăng bảo, cấu thành Tam bảo Phật, Pháp, Tăng bảo.

Có Tăng bảo tu hành thành Phật, nói pháp độ sanh, có người phát tâm xuất gia tu hành, kế thừa Tam bảo, làm cho Phật pháp – Tam bảo tồn tại mãi mãi ở thế gian không đoạn tuyệt. Sự kế thừa Tam bảo là công đức vô cùng lớn lao và rất quan trọng.

Vì quan trọng như thế, cho nên tất nhiên phải lưu ý, những điều cần phải có để tác thành Tỳ kheo giới, Cụ túc giới hay Thánh giới tu hành chứng quả A La Hán, tiến lên giải thoát thành Phật. Vì thế, Cổ đức nói: "Hoang mang giữa khoảng đêm trường. Nhờ đèn Tam bảo soi đường chúng sinh. Mênh mông biển khổ lênh đênh. Nương thuyền Tam bảo chúng sinh thoát nàn" (Minh minh trường dạ lý. Tam bảo vi minh đăng. Mang mang khổ hải nội. Tam bảo vi Từ hàng).

Đại giới đàn, tên khác của Trường tuyển chọn người làm Phật. Đại giới đàn là đàn truyền trao Đại giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni cho giới tử thụ giới. Giới Tỳ kheo có ba nghĩa:

Thứ nhất nghĩa là đầy đủ (Upasampadà Sìla = Cụ túc giới). Do giới này mà Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni thành tựu đầy đủ ba môn học Vô lậu – Giới, Định, Tuệ, các oai nghi, tế hạnh và những quả vị tu chứng. Như Cổ đức nói: "Kính lạy giới hay sinh định huệ. Chứng Bồ đề khế hiệp Chân như. Ác duyên ba nghiệp tịnh trừ. Tam thừa chứng quả Vô dư Niết bàn" (Pháp Trích lục).

Thứ hai, là cận viên, là gần kề với quả Niết bàn viên mãn. Niết bàn là trạng thái vắng lặng, thanh tịnh tuyệt đối, đầy đủ các công đức, Chân thường, Chân lạc, Chân ngã, Chân tịnh, bốn đức Từ bi hỷ xả, ba đức Giải thoát – Không, Vô tướng, Vô nguyện giải thoát.

Do tác dụng của giới thể mà chế ngự phiền não, đoạn trừ phiền não tham, sân, si, tâm thanh tịnh, vắng lặng tuyệt đối, trạng thái ấy là Niết bàn, chính là thành quả do giới thanh tịnh, tâm thanh tịnh, tuệ thanh tịnh, giải thoát thanh tịnh, tri kiến thanh tịnh mà có. Cho nên, Cổ đức dạy: "Mỗi bước đi trong cảnh Niết bàn. Lướt dòng sinh tử chớ hề nan. Chơn Không dần bước trong ly niệm. Tịnh độ là đây, là Niết bàn".

Thứ ba là thăng tiến. Như Kinh Tỳ Ni Mẫu nói: "Người phát tâm thọ giới luật Phật, là chính thức bước vào quỉ đạo quả vị Phật" (Nhân thọ Phật giới tức nhập Phật vị). Tại sao? Vì 10 phương ba đời Chư Phật đều do giữ giới mà thành Phật.

Có nghĩa là trong vô lượng kiếp tu hành, luôn luôn nằm trong quỉ đạo Phật quả. Do không lạc quỉ đạo, mới chứng được Phật quả. Vì vậy, khi thọ giới xong, người thọ giới thường phải phát nguyện từ đời này cho đến vô lượng kiếp tương lai, dù tan thân mất mạng, thề nguyền không vi phạm, phá hủy Luật Phật chế, giới luật đã phát tâm thọ trì, giữ gìn cẩn thận như giữ con ngươi, tròng mắt của mình.

Đồng thời, từ khi giới tử bước chân vào giới đàn, đã rủ bỏ những thái độ, lối sống phàm phu tục tử, chính thức dự vào hàng Thánh chúng, con nhà Phật. Vì thế, người xưa thường nói: "Con nhà Ông, không giống lông thì cũng giống cánh".

Do sự tương ứng khế hiệp Phật tâm, Phật hạnh, Phật quả như thế, mới có ngày thành Phật, như Phật. Thế nên Từ Vân Đại sư dạy: "Từ nay cõi Thánh bước lần. Bồ đề thêm lớn muôn phần cao xa. Được vào trong Pháp vương gia. Cõi Tâm thanh tịnh, nở hoa Bồ đề".

Nói thế có nghĩa là do giữ giới Tỳ kheo mà tu hành chứng các quả Thánh từ Sơ quả Tu Đà Hoàn cho đến Tứ quả A La Hán v.v... Nhất là trong khi truyền giới, các Giới sư thường nói: "Các ông chớ sợ. Chút nữa đây, Tôi sẽ đưa các ông lên đến chỗ cao ráo. Chỗ cao ráo ấy chính là nền tảng giới pháp, làm cơ sở tu hành tiến lên các Thánh quả" (Giới Đàn Tăng, Kinh Anh Lạc).

Về ý nghĩa tuyển chọn người làm Phật. Trên cơ sở đó, sơ tuyển là các giới tử phải đầy đủ 6 cơ quan: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý (tâm thức bình ổn) không khiếm khuyết, không dị hình, dị tật. Đây là do phúc đức đời trước đã thọ giới, giữ giới thanh tịnh, nên đời nay được quả báo là một con người hoàn bị cả thể xác lẫn tinh thần.

Kinh A Hàm nói: "Đời nay được thân người, đầy đủ 6 cơ quan, là do đời trước đã thọ giới, giữ giới thanh tịnh, gọi là Tịnh giới thiện căn". Khi đầy đủ phần sơ tuyển, là được chính thức dự thi tiếp. Nói thế có nghĩa là được Thọ giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, nếu thiếu một cơ quan, thì không được thọ Đại giới.

Vì Tỳ kheo giới thì lấy sự giải thoát, thanh tịnh Tăng tướng Tam bảo làm quy hướng. Thế nên, Tổ Qui Sơn nói: "Đường đường Tăng tướng dung mạo khả quan, giai thị túc thực thiện căn cảm tư dị báo"...(Đường đường Tăng tướng, dung mạo dễ coi, đều do đã gieo căn lành đời trước, nên kiếp nầy được quả báo đặc biệt như thế).

Căn tánh là vấn đề quan trọng thứ hai của thí sinh. Vì đã có dòng giống Phật, dòng giống xuất gia, tu hành theo Phật, đi con đường Phật đã đi, làm theo việc làm của Phật, do đó, chí xuất trần rất mạnh, tâm khát khao cần cầu giới pháp tột độ, như nắng hạn đợi mưa rào, khát cần nước uống, đói cần thức ăn.

Vì vậy, trong bài kệ xuất gia đã tán thán: "Lành thay Thiện nam tử. Hay hiểu rõ đời là vô thường. Xuất gia cầu Niết bàn. Công đức không thể nghĩ bàn" (Thiện tai Thiện nam tử. Năng liễu thế vô thường. Khí tục thú Nê hoàn. Công đức nan tư nghì). Nói cách khác, Vân Thê Đại Sư đã huấn thị: "Mạc vị xuất gia dung dị đắc. Do nhân lịch kiếp chủng Bồ đề. Chớ bảo xuất gia là việc dễ. Đã do nhiều kiếp gieo trồng hạt giống Bồ đề".

Với ý nghĩa ấy, đối tượng thí sinh không phải là hạng tầm thường như bao nhiêu chúng sinh khác, mà rõ ràng đây là hạng Pháp khí Đại thừa, sẽ nối dõi dòng Thánh, thành Phật trong tương lai.

Với tầm quan trọng như thế, cho nên, môi trường chọn người làm Phật là phải phù hợp với căn cơ, trình độ và chí nguyện giải thoát của những ai đã được đầy đủ phúc duyên tham dự Trường thi cao quý, có một không hai trong đời sống phạm hạnh của người xuất gia tu học Phật.

Pháp Yết ma phải như Pháp. Do tác pháp Yết ma thành tựu mà giới thể vô tác của giới tử tại tâm. Như Đức Phật dạy: "Tại một trú xứ nào, nếu còn có đủ 5 vị Tỳ kheo tri luật thanh tịnh, làm pháp Yết ma truyền giới thì nơi ấy Phật pháp vẫn còn tồn tại lâu dài, có nghĩa là tuổi thọ Phật pháp còn được kéo dài mãi mãi".

- Tác pháp Yết ma thứ nhất thành tựu, thì cung điện Ma vương bị rung động, chao đảo, Ma vương bắt đầu lo sơ, chú ý nơi phát sinh luồn năng lực vô cùng mạnh mẽ, kỳ diệu nầy.

- Tác pháp Yết ma lần thứ hai thành tựu, cung điện Ma vương bị sụp đổ, Ma vương buồn thảm, khóc gào, vì từ nay có một số người từ bỏ họ, vượt ngoài vòng kiểm soát của họ, đi theo con đường giải thoát ba cõi.

- Tác pháp Yết ma lần thứ ba thành tựu, từ tâm của 10 phương chư Phật hiệp với năng lực giới pháp từ tâm các Giới sư thanh tịnh rót vào đãnh môn, nhập vào tâm các giới tử.

- Tác pháp Yết ma lần thứ tư thành tựu, vô tác giới thể thành tựu tại tâm giới tử, thành tựu Tánh Tỳ kheo. (Yết ma Yếu chỉ)

Xứ sở, đạo tràng trang nghiêm như luật như pháp, làm cho giới tử sinh tâm cung kính, ngưỡng mộ và cho là hy hữu, đặc biệt, như đang hiện hữu trong đạo tràng trang nghiêm của Phật trong thế giới Hoa Tạng, hay 10 phương cảnh giới Phật "Phật chúng sanh tánh thường rỗng, lặng. Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn. Lưới đế châu ví đạo tràng mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời. Trước bảo tọa thân con ảnh hiện, Cúi đầu xin thệ nguyện Quy y" (kinh Hoa Nghiêm).

Các thí sinh giới tử đã đủ tiêu chuẩn như thế, thì Hội đồng Giám khảo, là Hội đồng Thập sư, gồm Tam sư: Hòa thượng đàn đầu, Hòa thượng Yết ma, Hòa thượng Giáo thọ, cùng 07 vị Tôn chứng Tăng già, phải thanh tịnh, đủ túc số.

Trừ trường hợp vùng biên giới, nơi không có Tăng nhiều, thì chỉ cần có đủ Tam sư là Hòa thượng đàn đầu, Hòa thượng Yết ma, Hòa thượng Giáo thọ và Nhị chứng (02 vị Chứng đàn). Hòa thượng Đàn đầu, Yết ma, Giáo thọ tối thiểu 10 hạ trở lên; các vị Tôn chứng Tăng già tối thiểu 5 hạ trở lên.

Các Giới sư thanh tịnh, truyền trao giới pháp của 10 phương ba đời chư Phật. Các Giới tướng được gọi là Vô kiến biểu sắc, vì là do lời nói, nên thuộc về Sắc pháp, không thể thấy, vì không có hình tướng nên gọi là Vô biểu, nhưng không phải là không có. Vì các hàng Giới sư đều có đủ 3 Tâm:

- Thẩm lự tư: Tâm suy xét, nghĩ kỷ trước khi chấp nhận vào hàng Thập sư truyền giới cho giới tử.

- Quyết định tư: Tâm quyết định truyền giới cho các giới tử không có do dự, nghi ngờ, vì mọi việc đã đúng pháp, hòa hợp, nhất tâm qua lời nói: "Thành".

- Phát ngữ tư: Tâm thể hiện qua lời nói, nói lên các tùy tướng, giới pháp cho giới tử nghe để lãnh thọ. (Luận Câu Xá)

Về phần đối tượng, cộng với tâm khát khao, cần cầu thọ giới pháp của giới tử. Do có hai tâm hiệp nhau, thành một năng lực, lưu nhập vào tâm giới tử để thành tựu giới thể vô tác và giới tướng tùy pháp của một Tăng thân, là Tăng bảo.

Giới thể Vô tác, là Vô tác diệu lực, năng lực thành tựu tại Tâm. Từ đó, phát sinh năng lực diệu dụng ngăn ngừa, chế ngự các điều ác, đoạn trừ các điều ác của ba nghiệp: Thân, miệng, ý, ba nghiệp thanh tịnh.

Như Kinh Trường bộ nói: "Người có Giới luật là người có đầy đủ Trí tuệ. Người có đầy đủ Trí tuệ là người có đầy đủ Giới luật. Người có đầy đủ Trí tuệ và Giới luật là có Niết bàn" (Dìghà Nikaya). Đồng thời, từ Tâm thanh tịnh phát khởi hành động tu thiện nghiệp, thực hành chánh hạnh, lợi mình, lợi người, cứu độ chúng sinh, thừa hành Phật sự bằng tự tâm thanh tịnh, giới đức trang nghiêm, xứng tánh làm Phật sự, đó là ý nghĩa giải thoát thanh tịnh trong việc làm, vừa mang ý nghĩa tiêu cực (chỉ trì = không làm các điều ác) và tích cực (Tác trì = Thực hiện pháp Yết ma, kiền độ, thực hành các điều thiện....), làm nhưng không thấy mình làm, giữ giới nhưng không chấp giới, không thấy mình giữ giới, người khác phá giới, hay không thanh tịnh v.v..., như vậy là cứu cánh của sự thọ giới, trì giới, hành giới của người xuất gia tu học Phật.

Từ đây đến tận cùng đời vị lai, cho đến khi thành Phật đều như thế. Thế nên Bàng Long Uẩn Đại Sư dạy: "Mười phương cùng hội tụ. Người người học Vô vi. Đây là Trường tuyển Phật. Tâm không thì chấm đậu" (Thập phương đồng tụ hội. Cá cá học Vô vi. Thử thị tuyển Phật trường. Vô tâm cập đệ qui).

Tóm lại, Tuyển Phật trường là Trường thi tuyển chọn người làm Phật trong tương lai, còn gọi là Đại giới đàn, là Đàn truyền Đại giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni (hay Cụ túc giới) có từ thời Phật còn tại thế, và tùy theo thời gian, phong tục sinh hoạt của Phật giáo các nước, Phật giáo đang hiện hành và tại Việt Nam cũng thế, càng ngày càng được hoàn bị và phong phú trang nghiêm, thù thắng đặc biệt.

Như Kinh Giáo giới La Hầu La có đoạn: "Nơi Đạo thọ hiển bày Tâm địa giới. Sáng lung linh vời vợi Pháp thân. Đường xưa Da Xá xuất trần. Kỳ Viên, Xá Vệ trang nghiêm Pháp mầu. La Hầu một dạ cần cầu. Tam sư truyền thụ pháp mầu Thinh văn, Thầy trò tiếp nối truyền đăng. Đạo vàng sáng mãi trăng rằm đêm thâu. Thoát vòng sinh tử từ lâu. Sáu căn thanh tịnh một bầu thanh lương".

Tuy nhiên, đều căn bản là vẫn y cứ các pháp truyền thống theo Phật qui định như Tam sư, Thất chứng thanh tịnh, đủ túc số; các Pháp Yết ma đúng như pháp; thành phần giới tử đầy đủ 6 căn, có chí Đại thừa, khát khao cần cầu thọ giới; đạo tràng truyền giới trang nghiêm thanh tịnh, đúng pháp v.v... thì thành tựu ý nghĩa, cả hình thức lẫn nội dung là Trường tuyển chọn người làm Phật.

Được như thế, thì cứ mỗi kỳ khai đàn truyền giới, các giới tử lần lượt bước vào, nuôi lớn Thánh thai trong lòng, chờ mong ngày thành Phật; bằng giới đức trang nghiêm thanh tịnh, tự vận hành trong thâm tâm giới tử, từ đời này đến đời sau, cho đến khi giải thoát, thành Phật. Như Đạo Tuyên Luật Sư huấn thị: "Các ngươi cố gắng tu hành. Tương lai thành Phật, chúng sanh được nhờ".

Về Menu

ý nghĩa tuyển phật trường y nghia tuyen phat truong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tho Hãy mÃ Æ mong Tu 22 Thiền Vấn tham lam la mot lieu thuoc doc Chạm 10 hoa quả dành cho người tiểu đường đức ke niêm lua loai tuyết Mùa hoa sấu Pháp doi mat va chuyen hoa kho cau vài nét suy ngẫm về đào tạo tăng 5 cách làm trắng răng tự nhiên Tức cÃy Suy nhược thần kinh bệnh dễ nhầm Mỗi năm Mách bạn địa chỉ quán cơm chay ngon cñu thiû Tt çš Tưởng niệm 62 năm Tổ sư Minh Đăng Quang Tứ uoc Ăn nhiều rau củ quả để sống lâu nghi thuc cung giao thua VẠxuan xa xu giao khái chua bongeun chon binh yen cho tam hon phật lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Thừa Thiên Huế Tưởng niệm 10 năm lợi Sự Già Lá sen Mưa lơi Mẹ Lễ tưởng niệm lần thứ 38 cố Hòa cua