.

 

TUYỂN TẬP CÁC BÀI SÁM VĂN

Thích Đồng Bổn sưu tập

---o0o---

Tuyển tập V

55 Bài Sám Văn kết tập

 

 

NỘI DUNG

Lời nói đầu

Giới thiệu đại cương khảo luận loại hình Sám Văn

I.  Các bài Sám Văn: Sám hối, Phát nguyện.

221.  Sám hối nguyện văn (Sám hối nguyện13)

222.  Sám nguyện (Sám phát nguyện 24)

223.  Tùy hỷ hồi hướng văn (Sám phát nguyện 25)

224.  Văn phát nguyện tu Thập thiện (Sám p.n. 26)

225.  Văn phát nguyện sám hối (Sám hối nguyện 14)

226.  Sám hướng về kính lạy (Sám phát nguyện 27)

227.  Sám Ngã niệm V

228.  Sám Qui mạng VII

229.  Sám Qui mạng VIII

230.  Sám Khể thủ nghĩa VI

231.  Sám Khể thủ nghĩa VII

232.  Sám tụng hạnh phúc (Sám phát nguyện 28)

233.  Văn sám hối khuyến thiện (Sám hối nguyện 15)

 

II.  Các bài Sám Văn: Xưng tán, Kỷ niệm.

234.  Văn tán dương Tam Bảo (Sám tán Bổn Sư 4)

235.  Sám văn Phổ Hiền đại nguyện (Sám tụng chư Bồ tát 7)

236.  Sám Phổ Ðà (Sám tụng chư Bồ tát 8)

237.  Sám Ðịa Tạng (Sám tụng chư Bồ tát 9)

238.  Sám thập bát Quan Âm (Sám tụng chư Bồ tát 10)

239.  Sám Già Lam (Sám tụng chư Bồ tát 11)

240.  Sám văn Kỷ niệm Phật xuất gia (Sám tụng Phật xuất gia 2)

241.  Sám văn Kỷ niệm Phật thành đạo (Sám tụng Phật xuất gia 3)

242.  Sám Tòng lâm (sách tấn tu tập 11)

243.  Sám Khể thủ quy y Phổ Am sư (Sám tụng chư Bồ tát 12)

244.  Sám văn thí phát xuất gia II (Sám phát nguyện 29)

245.  Uy nghi tại gia (Sách tấn tu tập 12)

 

III.  Các bài Sám Văn: Tịnh Ðộ, Báo hiếu, Cầu an, Cầu siêu.

246. Sám Nhứt tâm nghĩa IV

247.  Sám Nhứt tâm nghĩa V

248.  Sám Thập phương nghĩa IV

249.  Sám Thập phương nghĩa V

250.  Sám Phát nguyện niệm Phật (Sám Di Ðà 7)

251.  Ðường về Cực lạc (Sám tán Di Ðà 8)

252.  Sám Bồ đề hồi hướng Cực lạc (Sám Di Ðà 9)

253.  Sám văn cầu phúc thọ (Sám tán cầu an 6)

254.  Sám Cầu tu (Sách tấn tu tập 13)

255.  Sám Cầu siêu cho cha (Sám báo hiếu 14)

256.  Sám Cầu siêu cúng thất (Cảnh tỉnh 9)

257.  Sám Kỳ siêu (Sám tán cầu siêu 18)

258.  Sám Cầu siêu tỉnh thế (Cảnh tỉnh 10)

259.  Bài Tống chung (Cảnh tỉnh 11)

260.  Sám nguyện hương linh (Sám tán cầu siêu 19)

261.  Sám Cầu siêu thủy lục vớt vong (Thí thực cô hồn 13)

 

IV.  Các bài Sám Văn: Thí thực, Cảnh tỉnh, Khuyến tu. 

262.  Văn Hồi hướng cúng thí (Thí thực cô hồn 14)

263.  Sám Tán khô lâu (Thí thực cô hồn 15)

264.  Trạo văn diễn âm (Thí thực cô hồn 16)

265.  Văn Thỉnh thập loại cô hồn (Thí thực cô hồn 17)

266.  Văn Khuyến tu thiện nghiệp (Văn khuyến tu 14)

267.  Sắc không tỉnh thế (Văn khuyến tu 15)

268.  Thập nhị thi tụng diễn âm (Văn khuyến tu 16) 

269.  Sám Tinh tấn (Sách tấn tu tập 14)

270.  Sám Từ bi (Sách tấn tu tập 15)

271.  Ðường Giải thoát (Sám hồi tâm 9)

272.  Hạ thừa Bát Nhã ngộ đạo quốc âm (Văn khuyến tu 17)

273.  Trung thừa Bát Nhã ngộ đạo quốc âm (Văn khuyến tu 18)

274. Thượng thừa Bát Nhã ngộ đạo quốc âm (Văn khuyến tu 19)

275.  Kinh tinh yếu Bát Nhã Ba la mật đa V

 

Lời Nói Ðầu

Ý niệm ban đầu của chúng tôi, chỉ là việc sưu tập các bài sám văn để phục vụ cho việc tụng niệm ở các thời khóa trong chùa hay các đạo tràng, dần dà, trong quá trình sưu khảo tìm tòi ở các kho tư liệu nơi chùa, thư viện, chúng tôi phát hiện được thêm đó đây nhiều tư liệu sám văn quý giá đã bị quên lãng với thời gian...

Ðó là động lực để chúng tôi tiếp tục công trình, và kết quả ngày nay là tuyển tập sám văn số 5 này được hoàn tất ra mắt quí Tôn túc, độc giả thiện tri thức, Phật tử xa gần.

Ở tuyển tập này, ngoài việc tiếp tục sắp xếp phân loại mã số như các tuyển tập trước đã làm, chúng tôi còn muốn giới thiệu đến quí độc giả, những tư liệu sám văn có giá trị lịch sử, được trước tác bởi các bậc Danh Tăng của phong trào Chấn Hưng như: Pháp sư Bích Liên, Thái Không, Khánh Anh, Toàn Nhật, Huệ Ðăng... Qua các áng thơ văn, sám tụng này, chúng ta thấy được một giai đoạn nở rộ sự đối họa trong lĩnh vực diễn nghĩa bằng tài hoa ngòi bút của từng tác giả, góp phần dấy lên phong trào học hỏi giáo lý qua thơ văn diễn Nôm, và cải biên lễ thức chữ Hán cũ bằng tụng đọc Quốc ngữ qua Sám văn diễn nghĩa. Chính những tác phẩm diễn Nôm ở giai đoạn này của các vị Tổ sư, mà sinh khí tu học nghiên cứu của quần chúng nơi nơi được đẩy lên cao trong phong trào Chấn Hưng lúc bấy giờ.

Ngày nay, lần giở những chồng tư liệu cũ sắp bị mục rã theo năm tháng bởi mối mọt và thời gian, chúng tôi thật sự xúc động trước công hạnh của các bậc Tiền nhân, cảm nhận được cái tâm của các Tổ sư khi đọc lại, rung cảm trước ngữ nghĩa văn chương, sự thi thố tài năng, chúng tôi chỉ có thể sao chép lại, đưa vào tuyển tập này, hầu làm phong phú công trình sưu tập sám văn hiện nay để cho đương thời và mai hậu làm tư liệu nghiên cứu và sử dụng.

Những mảng đối họa của các Tác giả Tổ sư, chúng ta có thể tìm thấy được qua các mô típ sám văn chữ Hán nổi tiếng như: Khể Thủ, Qui Mạng, Thập Phương và Nhứt Tâm... Về các mô típ chữ Việt như: Tống Chung (Tống Táng), Văn Tế Cô Hồn, Cảnh Tỉnh Vô Thường... đã thể hiện phong cách văn chương và tâm hồn các Ngài, lúc khôi hài, lúc bi lụy. Và hơn hết là cách dùng chữ giản dị bình dân, thoải mái ngẫu hứng. Tuy nhiên, đôi khi có sử dụng những từ địa phương, điển tích, có thể khiến chúng ta ngày nay khó hiểu, khó đọc tụng. Ðối với các bài mà tác giả là các Tổ sư danh tiếng đã nói ở trên thì chúng tôi sao y nguyên bản, trước là do lòng tôn trọng văn phong, sau đó là để độc giả khi muốn nghiên cứu phân tích có được nguyên tác. Còn đối với các bài sám văn mà tác giả phổ thông, hãn hữu hoặc khuyết danh, thì chúng tôi mạn phép hiệu đính lại để độc giả tiện bề tụng niệm. Tuy nhiên, vẫn có chú thích xuất xứ và lý do sửa đổi biên tập.

Trong quá trình biên tập từ quyển 1 đến quyển 5, bởi thời gian kéo dài và hoàn tất quyển nào ra mắt độc giả quyển đó, nên không sao tránh khỏi sự bất cập và trùng lặp, cụ thể là giữa tập 1 và tập 2, cũng như những chuyên đề phát sinh ở các tập sau. Vì vậy chúng tôi cố gắng ở lần tái bản kế tiếp sẽ hiệu đính, sửa chữa lại những sai sót nói trên. Rất mong độc giả, thiện tri thức xa gần phát hiện mà chỉ bày cho, chúng tôi xin tiếp thu học hỏi. Chúng tôi chỉ biết cố gắng để sao làm ở mỗi tuyển tập, đều có đủ các đề tài sám văn cũ có, mới có, dài có, ngắn có, để cho độc giả khi cầm tuyển tập nào trong tay cũng có thể sử dụng như nhau theo mục đích yêu cầu, và chất lượng giá trị của mỗi tập cũng tương đồng.

Lưu giữ lại những áng văn của người xưa, chỉ thực sự tồn tại khi đã được sử dụng thường xuyên qua đọc tụng, ngâm vịnh trên loại hình sám văn. Vì thế, chúng tôi mong mỏi rằng, mỗi tuyển tập sám văn được ấn hành, không chỉ là sách để trong tủ nghiên cứu, mà được sử dụng vì lợi ích nhân sinh. Ðó là ý nguyện và niềm vui lớn nhất đối với người biên soạn, sẽ động viên chúng tôi tiếp tục công việc sưu tầm này nếu còn có nhân duyên.

Xin trân trọng.

Mạnh Ðông năm Kỷ Sửu, 15.11.1999

THÍCH ÐỒNG BỔN.

 

Giới thiệu đại cương khảo luận
LOẠI HÌNH SÁM VĂN
TRONG TÍN NGƯỠNG VĂN HÓA – PHẬT GIÁO VIỆT NAM 

 

A. KHÁI LUẬN TỔNG THỂ

I. LÝ DO KHẢO CỨU ÐỀ TÀI.

Chứng minh là một loại hình văn học đặc thù, có giá trị văn hóa lớn, chưa được sưu khảo đầy đủ từ trước đến nay.

II. TÌM HIỂU ÐỘNG CƠ RA ÐỜI CÁC SÁM VĂN.

1. Cách sắp đặt những điều tâm nguyện có thứ tự.

2. Phổ biến rộng để cùng đọc tụng dễ dàng.

3. Tóm tắt giáo lý một cách đơn giản, trong sáng.

III. THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI SÁM VĂN?

1. Các thể loại văn vần thường gặp.

2. Chuẩn mực để có thể tụng, ngâm, sám thuộc lòng.

3. Hội đủ các yếu tố của kệ, kinh, thơ, tích, văn chương. 

B. KHẢO SÁT PHÂN TÍCH

I. CÁC NHÀ TRƯỚC TÁC – DỊCH GIẢ.

1. Các nhà trước tác bằng chữ Hán.

2. Các nhà chuyển ngữ diễn Nôm.

3. Các nhà trước tác bằng chữ Nôm.

4. Các nhà biên soạn bằng chữ Việt.

II. HỆ THỐNG VÀ PHÂN LOẠI SÁM VĂN.

1. Phân loại theo ngôn ngữ Hán – Nôm ­– Việt.

2. Phân loại theo thể loại văn chương – thơ.

3. Phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa.

4. Phân loại theo nhóm tác giả và giai đoạn.

III. SO SÁNH VỀ CÁC DỊ BẢN VÀ SỰ BIẾN THIÊN.

1. Các dị bản và nguyên nhân từ trước tác.

2. Các dị bản và sự biến thiên từ trùng lắp.

3. Các dị bản từ sự cải biên.

IV. PHÂN TÍCH Ý NGHĨA ÐIỂN HÌNH MỘT BÀI SÁM VĂN.

1. Hệ thống bố cục và đại ý.

2. Tính văn học và giá trị nghệ thuật.

3. Tính triết học và mục tiêu đạo đức.

4. Giá trị phổ biến trong dân gian.

5. Những mặt hạn chế của Sám văn. 

C. NHẬN ÐỊNH GIÁ TRỊ 

I. ÐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN VỀ LOẠI HÌNH SÁM VĂN.

— Sự phong phú.

— Sự phổ cập.

— Sự đơn giản hóa triết lý.

— Tác động trực tiếp đến tâm hồn.

— Là kim chỉ nam cho tu tập hàng ngày.

II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC KHẢO CỨU.

— Làm cho thấy được giá trị đích thực của Sám văn.

— Có được hệ thống toàn diện về loại hình Sám văn.

— Tạo được sự nhất quán trong sử dụng Sám văn.

— Mở ra phương pháp sưu khảo và chọn lọc lại Sám văn hay.

— Tiêu chuẩn cho sáng tác mới để phát triển Sám văn. 

III. MỘT SỐ BÀI SÁM VĂN TIÊU BIỂU.

— Phụ lục các nguyên bản gốc.

— Danh mục sám văn đã được hệ thống mã số.

— Tư liệu sưu khảo.

 

TP. HCM ngày 20.8.1997

Người biên khảo công trình 

THÍCH ÐỒNG BỔN

 

 --- o0o ---

Mục Lục Tập V

Phần I | Phần II | Phần  III | Phần IV

--- o0o ---

 

Mục Lục tuyển tập

TẬP I | TẬP II | TẬP III | TẬP IV | TẬP V

 

 --- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 6 -2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

lã æ Tim mạch càng tốt nguy cơ giảm trí hoài niệm tổ sư vi CÃƒÆ ri chay Giới bai hoc dao ly tu su cung duong quán giới phân biệt CÃ Æ chua vài nét về hành trạng Đại lão bánh sa kê một món khai vị thuần chay Thiền tập xóa bớt lo âu Tự tại hơn Sài Gòn mùa ngóng gió cau chuyen nguoi mu so voi con khi lai thuc trong moi giac thien Mệt ï¾ niêm can tu nghiep la gi Người Sài Gòn nô nức đi ăn chay Phật giáo mộc ÐÑÑ nghi thức và ý nghĩa của nghi thức Má i Lời chúc nào cho mùa xuân này lam the nao de khong tro thanh nan nhan tu nhung Thử bàn về hai cuộc kiết tập kinh su dan sinh cua duc phat hoàn thiện cuộc sống nhờ phật pháp đừng học thói trọc phú để ăn thú thay 上座部佛教經典 bï¾ ï½¹i hoc phat duc phat chi ra 10 an hue cua cuoc doi chi xuan xa xu Nghĩ về lễ Macchabée tri ân người Yoga giúp trị đau lưng hiệu quả Bạn tôi 3 thực phẩm giúp giảm cholesterol cao Ngàn năm chưa dễ đã ai quên Sữa mẹ giúp giảm nguy cơ bệnh bạch Cười Ti 真言宗金毘羅権現法要 tang suc de khang Năm