Kinh Điển - Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Giảng Lục

 

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát
Phổ Môn Giảng Lục

Pháp sư Bảo Tịnh giảng thuật
Thôi Chú bình & Tôn Tử Á
kính lục
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch

Sàigòn - 1972 - PL 2516

--- o0o ---

Mục Lục

Thay Lời Tựa

Lời Nói Đầu

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

01 Diệu Pháp Liên Hoa Kinh

Diệu Pháp

Liên Hoa

02. Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm

03. Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập Dịch

04. Tại Sao Gọi Là Quán Thế Âm

05. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Được Giải Thoát

06. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Được Giải Thoát Nạn Lửa

07. Xưng Danh Hiệu Bồ Tát Được Cứu Khổ Thủy Nạn

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Được Cứu Nạn Hắc Phong La Sát Quỷ

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Được Cứu Nạn Đao Bịnh Gia Hại

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Được Cứu Nạn Quỷ Dạ Xoa Và La Sát

08. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Được Cứu Nạn Lao Ngục

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Được Cứu Nạn Oán Tặc

Kết Luận: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Được Cứu Khổ Bảy Nạn

09 Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Giải Trừ Lòng Dâm Dục

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Giải Trừ Giận Dữ

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Giải Trừ Ngu Si

10. Kết Luận: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Giải Trừ Ba Độc

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Cầu Được Con Cái

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Được Vô Lượng Vô Biên Phước Đức

11 Quán Thế Âm Cứu Khổ Chúng Sanh

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Thân Phật Để Nói Pháp

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Thân Duyên Giác Để Nói Pháp

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Thân Thanh Văn Để Nói Pháp

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Thân Phạm Vương Để Nói Pháp

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Thân Đế Thích Để Nói Pháp

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Thân Tự Tại Thiên Để Nói Pháp

12. Thị Hiện Đại Tự Thiên, Đại Tướng Quân, Tỳ Sa Môn Để Nói Pháp

Thị Hiện Thân Tiểu Vương, Trưởng Giả, Cư Sĩ, Tể Quan… Để Nói Pháp

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Nữ Nhân Để Nói Pháp

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Đồng Nam Đồng Nữ Để Nói Pháp

Pháp Tứ Nhiếp

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Chấp Kim Cang Thần Để Nói Pháp

Kết Luận Về 32 Ứng Thân Của Quán Thế Âm Bồ Tát

Vô Tận Ý Bồ Tát Cúng Dường Quán Thế Âm Bồ Tát

13. Vô Tận Ý Bồ Tát Nói Kệ Hỏi Đức Phật

Trì Địa Bồ Tát

Chánh Đẳng Chánh Giác

Phụ Lục

Bài Bạt

Thay Lời Nguyện của người ấn tống

Thay Lời Tựa

Đầu mùa Thu năm Mậu Thân tức 1968 có một số Cư-sĩ học Phật tại Nha Trang này muốn nhờ tôi giảng cho bộ Kinh Pháp-Hoa. Tôi nhận lời và đã khai giảng vào ngày 25 tháng 9, mỗi tuần giảng 3 buổi. Giảng xong quyển Vô-Lượng-Nghĩa, tôi dự định sẽ giảng Phẩm Phổ-Môn vào trong dịp Tết Kỷ Dậu. Thời ngày 25 tháng chạp, vừa giảng đến Phẩm Diệu-A⭠Bồ Tát.

Bộ Kinh Pháp-Hoa 7 quyển, có 28 Phẩm tất cả. Mà Phẩm Diệu A⭠thứ 24, Phẩm Phổ Môn 25 là đúng như sự đã dự định. Vã lại ngày 25 tháng Chạp A⭠là ngày Quốc lục "giáp ấn" nghĩa là những công việc gì đã bày ra trong năm, đến ngày ấy, dù đã xong hay chưa, đều vẫn phải xắp lại để đó, lo vui Tết nhất cái đã rồi ra giêng sẽ hay, thời Phật sự cũng như thế.

Cái năm Mậu Thân con khỉ, tài giỏi nhảy múa lung tung ồn ào, gây rắc rối tai hại cho thiên hạ đã qua; năm Kỷ Dậu con Gà, vỗ cánh dương mào, cất tiếng gáy thanh tao thảnh thoát để cảnh giác mọi người thức giấc thành tâm lễ bái trì niệm trước khi ánh bình minh chiếu sáng hoàn cầu. Tôi tiếp tục khai giảng lại Kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ Môn giảng lục vào chiều ngày mồng 3 Tết tân Xuân Kỷ Dậu.

Phẩm Phổ Môn giảng lục do Pháp sư Bảo Tịnh đã giảng vào năm 1937 tại Phật giáo Cư Sĩ Lâm ở lục địa Trung Quốc. Tôi giảng liên tiếp 12 ngày xong. Đang khi giảng, các Phật tử đến dự nghe tuy không đông lắm nhưng đều có ý muốn tôi dịch thành Quốc văn để phổ biến rộng rãi mọi người được đọc hiểu, nhờ đấy tăng thêm lòng tin đối với Đức Quán Thế A⭠Bồ Tát. Do đó, nên sau khi giảng xong, tôi mạo muội bắt đầu dịch thuật.

Trong bản dịch này, phần chánh văn, sao lại trong Kinh Pháp Hoa do Thượng Tọa Trí Tịnh đã dịch trọn bộ. Tôi chỉ dịch phần giảng lục và thuật thêm cho rõ ràng những ý nghĩa còn hàm súc bởi Hán văn thâm thúy. Các Phật tử hãy đọc phần giảng lục, mới thấy ơn đức Pháp sư Bảo Tịnh là dường nào!  Ngài đã đem trí tuệ thâm viễn mà bố thí Giáo pháp cho chúng ta.

Nếu chẳng gặp được hân hạnh này, thời chúng ta làm sao biết được những điều đã cảm ứng của Quán Thế Âm Bồ Tát.

Ngoài ra còn có bài lời nói đầu của Phí Phạm Cửu Cư sĩ, bài bạt của Thôi Chú Bình là một trong hai Cư sĩ đã từng dự giảng Hội và theo dõi ghi chép từ đầu chí cuối những lời giảng của Pháp sư. Các Phật tử đọc hai bài này sẽ thấy: Phật pháp khó gặp là dường nào; trên dưới bốn trăm năm chỉ có vài lần giảng; động cơ nào đã thúc đẩy nên mới có cuộc giảng trước đây 32 năm đã diễn ra quang cảnh phồn thịnh đông đảo làm sao và cũng nhờ đó mới có bản dịch này. Phải thật thà, xin thú nhận rằng những điều như trên ở xứ ta khó mà thấy được.

Phẩm kinh giảng lục này, Pháp sư giảng vào giữa mùa Xuân, qua Đông mới in thành sách, và cũng chỉ lưu hành trên lục địa Trung Quốc mà thôi. Sau 18 năm mới lọt qua Hương Cảng, và nhờ hai Phật tử là Trần Khoan Hằng và Lâm Bổn Minh phát tâm in ấn tống vào năm 1956, chính nhờ đấy nên Pháp Bảo này mới tới tay tôi. Đủ biết công đức lưu thông kinh sách, phổ biến Giáo pháp lợi ích lớn lao biết chừng nào!

Vậy nên tôi thành tâm cầu nguyện Đức Quán Thế A⭠Bồ Tát từ bi gia hộ hai Phật tử: Trần Khoan Hằng và Lâm Bổn Minh đều được: Thân tâm thường an lạc, tăng trưởng cội Bồ Đề, chóng viên thành Phật quả.

Về việc khuyến khích các Phật tử nên thành tâm trì niệm Đức Quán Thế A⭠Bồ Tát mới được lợi ích thật sự thì Pháp sư Bảo Tịnh đã từng nhắc đi nhắc lại hàng mấy mươi lần cho các Phật tử bên Tàu. Thời tôi cũng mong rằng: các Phật tử bên ta nên tuân theo những lời dạy của Pháp sư mà thực hành đi thì cũng chắc được sự lợi ích như những vụ đã có ứng hiện và đã ghi chép đầy đủ trong phần giảng lục này.

Đang khi ngồi cặm cụi dịch phẩm kinh này, tôi vừa hay tin Phật tử Lê Đình Thám đã mãn phần. Người rất có công với Đạo Pháp. Tôi thành tâm chú nguyện cầu xin Đức Phật A Di Đà Từ bi tiếp hộ hương linh Phật tử Lê Đình Thám Pháp danh Tâm Minh siêu sanh về Phật quốc. (Hưởng thọ 73 tuổi).

Sau cùng nguyện đem công đức này hồi hương về Pháp giới chúng sanh mau thành Phật quả.

Ngưỡng vọng:

NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI TẦM THANH CỨU KHỒ CỨU NẠN QUẢNG ĐẠI LINH CẢM ỨNG QUÁN THẾ ÂM BỔ TÁT MA HA TÁT

chứng minh gia hộ

Nha Trang, ngày Phật Đản 2513-1969

DỊCH GIẢ CẨN CHÍ

 

Lời Nói Đầu

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Quán Thế A? Bồ Tát Phổ Môn giảng lục của Cư sĩ Phi Phạm Cửu dịch.

Đức Phật thường dạy phước huệ song tu, mà giảng kinh là yếu kiện của tu huệ, vì có đủ trí huệ thời phước đức cũng nhờ đấy mời được dồi dào thêm. Vậy việc giảng kinh, ta thường thấy nơi các vị Cổ đức đã soạn thuật như sau: Đầu đời nhà Nguyên có sách Ngữ Lục của Ngài Hoài Hải Hòa thượng, cuối đời nhà Minh cũng có sách Ngữ Lục cũa ngài Lãnh Sơn Thiền sư. Khoảng trên dưới bốn trăm năm trời mà chỉ có vài lần giảng kinh này mà thôi: từ đấy trở đi hẳn không còn nghe Pháp âm diễn giải kinh điển này nữa, vì vắng teo không người thừa kế. Mãi đến khi Dân quốc được thành lập thì việc diễn giảng kinh điển mơi?ần dần bắt đầu thạnh hành:

1 – Cư sĩ Lưu Linh Hoa giảng Kinh Pháp Hoa tại Hội Giáo Dục

2 – Pháp sư Thái Hư giảng phẩm Phổ Môn tại Quán A? Nham

3 – Pháp sư Nhân Sơn giảng kinh A Di Đà tại chùa Pháp Luân

4 – Pháp sư Bảo Tịnh giảng Phẩm Phổ Môn tại Đường A? Cư Sĩ lâm

Trong bốn lần giảng này, 3 lần trước, hãy còn thuộc về thời kỳ phát khởi lòng tin cho mọi người, nên thính giả thưa thớt có thể đếm được. Mà lần thứ tư thời thật là đông đảo phi thường hơn 3 lần trước rất nhiều. Những kẻ thiện nam tín nữ ở gần xứ Đường A? chừng 10 hay 20 dặm họ đều dự bị đem theo những thực phẩm quà bánh tiền bạc, họ chịu đựng gió lạnh, tuyết rơi cùng nhau lũ lượt đến phó Hội thính giảng ngày một đông thêm cả hàng vạn người mỗi ngày thật là một quang cảnh đông đảo náo nhiệt phi thường. Mỗi khi giảng xong, tiếng niệm Phật hồi hướng vang dội tận từng mây. Vì Giáo pháp đã thấm nhuần những vùng lân cận nên tự nhiên được đông đảo náo nhiệt như thế, in như sắp có đại kiếp sẽ xảy đến nên người ta lo chuẩn bị trước vậy. Rất lấy làm lạ thay!  phải chăng đó là do sức từ tâm bi nguyện của Quán Thế A? Bồ Tát mà khiến vậy thôi!

Phẩm Phổ Môn này mà được giảng giải rất tường tận và rõ ràng là nhờ Pháp sư Bảo Tịnh, Pháo sư đã dùng diệu trí thâm viễn, đối cảnh mà giải thích diễn đạt thấu suốt nơi tai, vào tuột xuống tận đáy lòng của thính chúng. Một khi hạt giống thiện tịnh đã được trồng xuống là bắt đầu nứt mộng rồi lên cây, nảy lá nở hoa và kết quả – khiến cho gia đình trở thành gia đình Phật giáo, xã hội trở thành xã hội Phật giáo; mỗi người, trong gia đình, ngoài xã hội đều tùy theo chức phận của mình chẳng nên vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường: cha lành, con thảo, bạn bè kính tin, vợ chồng thuần khiết trinh lương cứ thế mà dũng tiến… thời đối với nhân sanh hạnh phước, quốc gia thạnh trị là hữu ích biết bao kể sao cho xiết!

Đến ngày nay Pháp âm của Pháp sư đã cùng với thời gian bay đi tản mát xa rồi, nhưng pháp môn thanh giáo của Pháp sư vẫn còn được truyền lại là nhờ hai vị Cư sĩ Thôi Chú Bình và Tôn Tử Á đã phát tâm thường trực trong lúc nghe giảng chú tâm theo dõi lời giảng của Pháp sư từng câu từng tiếng mà biên chép lại tường tận đầy đủ sau 14 ngày liên tục vừa thính giảng vừa ghi chép xong (bắt đầu khởi giảng vào ngày 2 tháng 2 năm Mậu Dần tức vào năm 1937) trình lên Pháp sư xin ngày phủ chính và hoàn thành xong một quyển sách rồi đem cho xuất bản lưu thông với mục đích là để cho những ai chưa gặp may mắn nghe tiếp Pháp âm mà được quyển kinh này cũng như được tham dự nghe giảng; còn ai đã may mắn dự hội cùng nghe lại gặp kinh này là như được thấy Pháp hội Linh Sơn một lần nữa, chẳng khác. Đấy là cái thâm ý của những vị hảo tâm cúng tiền để in thành sách và ấn tống này vậy.

Phật giáo Cư Sĩ Lâm là do Cư sĩ Trần Dự Đường đứng ra cổ động và củ hợp một số đông thiện nam tín nữ gần xa tùy nguyện sung vào sáng lập, chẳng quản gì nhọc thân khổ chí trăm cay ngàn đắng vẫn chẳng từ nan. Sau khi bản Lâm đã được thành lập xong bèn thỉnh Pháp sư về giảng kinh thuyết giới, sự tốn kém hàng bạc vạn, mà ban đầu không dự bị một ngân khoản nào để chi phí. Trần Cư sĩ đã từng thầm lo đuối sức vì tài chánh kém, nhưng vẫn nhờ sự thành tâm của đàn việt bốn phương quy về như mây mưa mà cúng thí nên trên từ hướng án Phật đài, dưới đến nhà trù bếp táo không phiền lo lắng, cho nên công việc được mau chóng thành tựu viên mãn – tỏ bày ra đây một niệm may sao có thể làm một chứng phán tiêu trừ tam tai bát nạn vậy ư? Tôi kính cẩn viết mấy lời này ngõ hầu thắp đèn trí huệ, đốt nén tâm hương, sanh lòng hoan hỷ. Mỗi khi lật quyển hành trình, cúi đầu cung kính cầu nguyện mọi người đều tinh tiến tu trì phước huệ song song.

 

--- o0o ---

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13

Trở về Trang Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

--- o0o ---

Vi tính: Bích Thanh; Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-5-2005

 

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

1993 to thÒ Nhç Tiêu tăng chướng tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được 6 that thap co lai hy ra Ho niệm a dừng nhận cÃ Æ nghi le Tái sinh bat chanh dao 4 gioi thieu mat phap thoi huÃƒÆ VẠ9 dieu nhat dinh phai khac cot ghi tam de chua บทสวดพาห งมหากา 1945 Sống nghiệp báo và tái sinh những câu hỏi nhá TP 00 åº 回向文 福智 Xử Ä tao chí chua an xa Nhà Làng tào duc phat khong tu dau den va cung khong di ve dau ke biet yeu la dau nhung sao van co chi co thanh tam thưởng nguyen tac cua hoa binh la ung xu bat bao Húy L០lam Bún Huế chay