Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát
Phổ Môn Giảng Lục

Pháp sư Bảo Tịnh giảng thuật
Thôi Chú bình & Tôn Tử Á
kính lục
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch

Sàigòn - 1972 - PL 2516

--- o0o ---

 

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh 

DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH là đề chung của một bộ kinh. QUÁN THẾ ÂM BỔ TÁT PHỒ MÔN PHẨM là mục riêng của một Phẩm vậy. Đời nhà Dao Tần có ngài Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch Kinh này. Đây là dịch đề. Trước giảng đề chung, sau giải mục riêng, rồi sau mới lại giảng dịch đề.

Hiện nay giảng Kinh này là Pháp vi diệu rất khó gặp được và chẳng phải dễ dàng nghe hiểu đến. Mà nay quí vị hớn hở dũng mãnh đến nghe là việc tốt đẹp lắm vậy. Nhưng trong khi nghe Kinh bất cứ hiểu được thấu suốt và rõ ràng hay chăng, quý vị đều cần phải cung kính, yên lặng thành ý để mà lắng nghe. Ai nghe thấu rõ cố nhiên được đến chỗ lợi ích của Diệu Pháp, còn những ai chẳng lãnh hội nổi thời chỉ nên đem lòng chí thành cung kính cũng vẫn có thể được lợi ích chẳng phải nhỏ nhen, vì công đức nghe Kinh chẳng thể lường được vậy. Bởi lẽ đó, nên quý vị cần phát tâm từ bi, tâm ân trọng đặt mình trong khung cảnh vắng lặng để nghe Kinh, được vậy là có thể lãnh thọ được Diệu Đạo trong Kinh Pháp Hoa này, như ăn nhai cho tan nát, nước miếng thấm vào thời mới nghe có ý vị. Bằng trái lại là sự lãnh hội chẳng thấu rõ được.

Phẩm Phổ Môn tuy là một Phẩm trong bộ Kinh Pháp Hoa, nhưng là có thể đại diện cho toàn bộ, bởi vì Diệu Pháp đều là Pháp bất khả tư nghì vậy. Kinh Pháp Hoa toàn bộ 7 quyển cộng tất cả có 28 phẩm. Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ môn là phẩm thứ 25. Thế là đã chẳng phải toàn một bộ Kinh, mà tại sao phẩm này lại được trích riêng ra và lưu hành lẻ loi ư ? Bởi vì phẩm Kinh này đã từng có điều cảm ứng phi thường vậy. Nguyên do như sau:

Vào khoảng đầu đời nhà Tấn cuối nhà Bắc Lương, ở xứ Trở Cừ, có ông Mông Tốn nhân bị bệnh nặng, thầy thuốc chữa không lành. Nhơn lúc bấy giờ có Ngài Tôn Giả Đàm Vô Sấm, đến nhà thăm và ngài bảo: ‘ Bệnh này là bệnh nghiệp chướng - nên niệm Phẩm Phổ Môn trong Kinh Pháp Hoa tức có thể lành được ‘. Mông Tốn liền tuân theo và trì tụng chưa được hai ngày thời bệnh ông quả thật được lành ngay. Nhơn đó Mông Tốn mới phát nguyện trích riêng phẩm này và đơn hành lưu thông với hai Kinh nưã là A Di Đà và Kim Cang gọi là bộ Kinh Tam Bảo vậy. Cũng nhờ đó mà các xứ giảng giải phẩm Kinh này rất nhiều, vì Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là Đức Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn quảng đại linh cảm cùng với chúng sanh ở cõi Ta bà chúng ta đã có cơ duyên sâu nặng và thuần thục, vậy nên không một ai chẳng biết đến danh hiệu Ngài và cũng không có người nào mà chẳng sanh lòng cung kính đến Ngài vậy. Vả lại đã có biết bao nhiêu người đã cảm đến việc linh ứng của Bồ Tát. Sở dĩ hôm nay các thính chúng hớn hở dị thường dắt tay nhau mà đến nghe Kinh.

Hơn nữa, bản Lâm này (Cư sĩ Lâm) nhân ngày 19 tháng 2 mỗi năm là ngày Vía của Bồ Tát Quán Thế Âm mà thỉnh giảng Phẩm Phổ Môn thật là giáo pháp đã thích ứng với thời cơ và có Thể, có Dụng, có Sự, có Lý lắm vậy.

Nay đã muốn giảng kinh, tất nhiên trước phải giải thích đề kinh. Giờ đây trước hết là giảng 5 chữ DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là lấy Pháp và Dụ mà lập Đề. Kinh Phật có 7 thứ lập đề gọi là: đơn có 3 thứ, kép có 3 thứ, đầy đủ chỉ có một.

Đơn có 3 là:

1) Đơn nhơn, như Phật Thuyết A Di Đà Kinh.

2) Đơn Pháp, như Niết Bàn Kinh, Bát Nhã Kinh.

3) Đơn Dụ, như Phạm Võng Kinh, Anh Lạc Kinh.

Kép có 3 là:

1) Nhơn và Pháp, như Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện Kinh (Địa Tạng là Nhơn, bổn nguyện là Pháp)

2) Nhơn và Dụ, như Như Lai Sư Tử Hẩu Kinh (Như Lai là Nhơn, Sư Tử Hẩu là Dụ. Ý nói Đức Như Lai thuyết pháp như con sư tử rống).

3) Pháp và Dụ, như Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

Đầy đủ (cả 3) chỉ có 1 là: Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (Đại Phương Quảng là Pháp, Phật là Nhơn, mà Hoa Nghiêm là Dụ). Kinh này thuộc loại Pháp và Dụ mà lập Đề.
 

Diệu Pháp

Diệu Pháp là Pháp mà Liên Hoa là Dụ. Bởi vì Diệu Pháp khó hiểu nên mới mượn cái Hoa sen để làm ví dụ cho dễ hiểu vậy. Diệu Pháp là Pháp ấy mầu nhiệm chẳng thể dùng lời nói mà nói được. Pháp ấy là Pháp gì? Tức là sơn hà đại địa, thế giới quốc đô, y báo chánh báo, thế gian pháp, xuất thế gian pháp, sắc pháp, tâm pháp; tuy là muôn trượng giăng bày đầy nhẫy nhưng nói tóm lại thời chẳng ngoài 3 món là: Phật pháp, tâm pháp và chúng sanh pháp. Ba pháp này vốn không sai khác nên gọi là Diệu Pháp.

Tại sao không sai khác ư? Trước xin giảng rõ tâm của người ta ở tại đâu. Thông thường người ta chẳng rõ, hằng đêm trái tim nằm trong lồng ngực bảo là cái tâm của người ta đó. Kỳ thật là cái tâm của ngũ tạng chứ chẳng phải chơn tâm vậy, vì cái tâm ấy là cái tâm cục thịt. Và lại là cái tâm tập khởi, tâm phân biệt, tâm vọng tưởng; một mai chết rồi thời nó hủ hóa tiêu tan chẳng còn tư lường phân biệt được nữa vì đấy là tâm duyên lự chứ chẳng phải chơn tâm của chúng ta vậy. Nên biết rằng chơn tâm chúng ta là khắp cả hư không bao trùm pháp giới; trong Kinh Lăng Nghiêm gọi hư không mười phương ở trong tâm chúng ta giống như miếng mây điểm giữa thái thanh. Ta thử xem tất cả muôn pháp đều do tâm sanh, thường gọi tâm sanh thời các pháp sanh, tâm diệt thời các pháp cũng diệt theo. Trên đến bốn bực Thánh, dưới tận Thiên đường địa ngục đều do tâm mà có. Nên biết rằng ngoài tâm không có các pháp, tâm tức là bản thể của muôn pháp. Như ai thấu rõ được đạo lý này thời kẻ ấy ngộ được diệu lý hư không xiếu vậy. Cho nên tâm pháp gọi là Diệu Pháp.

Lại nữa, phải biết ác niệm trong tâm sanh khởi tức chỉ một niệm sanh diệt mà đã biến thành Nhân của ba ác đạo: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Mà một thiện niệm sanh là liền sanh và ba thiên đạo là Trời, Người và A Tu La. Niệm không, bèn thành nhị thừa. Niệm từ bi bình đẳng liền thành Phật, Bồ Tát. Nên gọi là mười phương thế giới đều do tâm mà có, vì tâm đủ mười pháp giới sự lý chẳng hai vậy. Lý đủ mới tạo thành sự đều ở nơi nhất tâm vậy. Sở dĩ Phật giới, chúng sanh giới thảy đều ở trong tâm bao la muôn tượng, mới có mầu nhiệm bất khả tư nghì. Nếu dùng tâm phân biệt tức là quấy, nên gọi là móng tâm tức sai, động niệm tức trái; nghĩ chẳng đến, tìm chẳng gặp. Nếu như ai biết được tâm này tức là chốn đại địa không một tấc đất.

Như ngày hôm nay là pháp hội giảng kinh thạnh đại như thế này, đầu tiên là nhân thiện tâm vị chủ trì bản Lâm máy động nghĩa là "muốn", thế là pháp hội thạnh đại, tức thì thực hiện được ngay. Lại nữa, như các cơ giới hiện nay: nào là phi cơ, tàu thủy xe lửa v.v…tất cả muôn vật đâu từng chẳng phải đều do tâm sanh mà có ư? Những điều vừa sơ lược kể trên có thể chứng minh rằng tâm lực bất khả tư nghì, tâm bao cả thái hư, lượng khắp cả sa giới. Cho nên THÍCH CA, DI ĐÀ đều do tâm ta tạo thành, Tam thừa Thánh nhân cũng là tâm ta gây nên; và lục đạo chúng sanh đâu chẳng phải như thế ư?

Sở dĩ chúng sanh là chúng sanh trong tâm các Đức Phật mười phương, mà mười phương các Đức Phật là các Phật trong tâm chúng sanh. Quán A⭠là Quán A⭠trong tâm chúng sanh, mà chúng sanh là chúng sanh trong tâm đức Quán A⭮ Nên gọi tâm này là Phật, tâm này phải làm Phật; tâm này là Bồ Tát, tâm này phải làm Bồ Tát. Chỉ cần phải có tu có hành mới đều có thể thành Phật thành Bồ Tát được! Cho nên nói gọi rằng tâm là " Diệu".

Nếu ai mê muội bản tâm bèn thành lục đạo chúng sanh là trời, người, a tu la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Nên gọi là tâm đủ địa ngục, tâm tạo địa ngục, tâm đủ thiên đường, tâm tạo thiên đường; và ngạ quỷ, súc sanh cũng đều như thế cả. Thiên đường địa ngục đã đều do tự tâm tạo tác cho nên gọi tâm pháp là Diệu.

Ba nghiệp thân, khẩu và ý của chúng sanh đều do phiền não tác nghiệp gây nên rồi chịu quả báo sanh tử luân hồi. Nhưng phiền não vốn là trống không, tức là liễu nhân Phật tánh. Phiền não nguyên là trí huệ, bởi lầm dụng tâm mà đem trí huệ làm thành phiền não. Trí huệ từ đâu mà có? Thể của phiền não tức là trí huệ, chẳng nên ngoại cầu. Thân-khẩu-ý có thể tạo nên thập ác, mà cũng có thể tạo thành thập thiện. Kinh Lăng Nghiêm đã nói: Sanh tử luân hồi hay là an lạc diệu thường, chẳng bởi ai khác duy sáu căn này mà thôi.

Bản tánh của chúng ta vốn là bất sanh bất diệt. Nhưng vì hư vọng nhân duyên hòa hiệp mà sanh, nhân duyên tách rời hư vọng mà diệt. Như vậy là biết từ duyên mà sanh tức là chẳng sanh, do duyên mà diệt tức là chẳng diệt. Cho nên tác nghiệp nguyên là giải thoát; sanh diệt tức là Pháp thân. Vì vậy nên Phật THÍCH CA MÂU NI, khi mới thành đạo, Ngài liền than rằng: Lạ thay, lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có Như Lai trí huệ đức tướng, nhưng bởi vọng tưởng chấp đắm nên chẳng chứng được đấy thôi! Vậy là biết trong tâm chúng sanh đủ Phật ba đức, cho nên gọi chúng sanh pháp là "Diệu".

Tâm pháp, chúng sanh pháp đã Diệu, thời ông Phật đã dứt rốt ráo năm chỗ phiền não và dứt hẳn hai món sanh tử lại càng "Diệu" biết bao. Chúng sanh là chúng sanh trong tâm Phật, sơn hà đại địa muôn trượng giăng bày, không một vật nào chẳng phải ở trong tâm Phật, không có sai khác, vậy nên mới gọi Phật pháp là Diệu. Tâm, Phật và chúng sanh là ba điều không sai khác. Pháp mà không sai khác ấy là Diệu pháp vậy.

Diệu pháp này người người vốn sẵn có đủ, không ai chẳng có. Phẩm Phổ Môn trong bộ kinh này tức là Diệu pháp không sai khác. Pháp này chẳng phải đem tư lường phân biệt mà có thể hiểu được. Sanh khởi phân biệt vọng tưởng là chẳng phải Diệu, tức Diệu mà thành thô. Như niệm Phật, niệm Quán A⭬ niệm được nhất tâm bất loạn, không tư lường phân biệt, tức là Diệu. Ai có thể vượt khỏi kiến chấp của phàm phu chẳng chấp có; có thể thoát khỏi kiến giải của bức Thánh chẳng chấp không. Vượt tình thức, lìa kiến chấp tức là Diệu pháp. Nếu mà chấp có, chấp không là rơi vào phàm tình vọng duyên tức Diệu mà thành thô.

Nếu vô sở trụ mà sanh khởi tâm, lìa quá, tuyệt phi ấy là Diệu pháp. Mà hữu sở trụ, sanh khởi tâm, tức là Diệu pháp mà thành thô pháp. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh tức là Diệu pháp. Vậy nên mọi người đều có Diệu pháp, mọi người đều có thể thành Phật. Sự tu chứng của mười phương ba đời các đức Phật là chứng Diệu pháp không sai khác này mà thành Phật. Chúng sanh mê muội lầm dùng Diệu pháp không sai khác này rồi quấy khởi phân biệt tư lường tức Diệu mà thành thô, thành khổ não chúng sanh.

Bởi hoặc nên gây nghiệp. Do nghiệp sanh tử; như tâm của phàm phu đều cho tất cả là có, rồi chấp có tướng nhân ngã. Bởi đó mà khiến pháp Diệu này thành bất Diệu.

La Hán tuy liễu được sanh tử, nhưng đắm nơi không, rồi ôm lấy thái độ tiêu cực mà chẳng độ sanh. Tuy là đã chứng quả La Hán, lại là thô mà chẳng diệu chút nào cả.

Quyền Thừa Bồ Tát chấp đắm nhị biên, hoặc đãn trung, nhưng cũng chưa phải là rốt ráo, lại là thô cách nơi Diệu vậy. Duy Phật chẳng chấp không, có, nhị biên và đãn trung, lìa quá tuyệt phi siêu tình ly kiến, chứng Diệu pháp hoàn toàn, đấy là Chơn Diệu.

Nay dùng một ví dụ để nói rõ nghĩa trên: Chúng sanh sẵn đủ Diệu pháp nhưng chẳng tương ưng như vàng còn ở trong mỏ. Các Đức Phật chứng Diệu pháp nên đã tương ưng như vàng đã được đem ra khỏi mỏ. Vàng tuy có tại mỏ và ra mỏ khác nhau, nhưng bản thể nó chẳng hai, nên Kinh đã nói: Cần hết vọng duyên, tức Như Như Phật; một niệm xoay Tâm quang, liền đồng bản giác sẵn có.

Chúng sanh chỉ cần buông thả phàm tình, riêng không Thánh giải. Nơi các Phật chẳng thêm, nơi phàm phu chẳng bớt; ở chúng sanh chẳng dơ, ở các Phật chẳng sạch, tại các Phật chẳng sanh, tại chúng sanh chẳng diệt. Chỉ cần một niệm quay ánh sáng trở lại thời đương thể bèn là…

Nhưng hiện tiền vọng tưởng chấp đắm nên chưa chứng được, chỉ có Diệu pháp Phật tánh đủ sẵn mà thôi, nên gọi là Lý tức Phật. Quý vị đến đây nghe giảng kinh, hiểu rõ được tâm tức Phật trọn đủ Diệu pháp thời gọi là danh tự tức Phật.

Nhưng tuy biết mình sẵn đủ Diệu pháp, nếu chẳng chơn thật tu hành thời chẳng có thể tu hành thành Phật được, như vàng chẳng gạn lọc được tức chưa thành vàng ròng thuần túy được. Vậy chúng ta ngay từ bây giờ buông thả muôn duyên, một mảy tơ chẳng dính nơi lòng, già giặng niệm Phật, yên lặng nghe Kinh – lãnh hội rõ ràng- tâm cảnh đều tiêu vong – nhất tâm dụng công tu hành như thế, thời tuy chưa chứng đến Diệu pháp mà đã có thể hàng phục được phiền não, gọi là quán hạnh tức Phật.

Nếu là niệm Phật, niệm Quán A⭬ sáu căn đều nhiếp, tịnh niệm nối luôn – bên trong vong cả sáu căn, bên ngoài vọng hết sáu trần; trong quên cả thân tâm, ngoài quên hết cả thế giới – xa thoát căn trần chỉ còn một điểm linh quang sáng rực rỡ. Đấy tức là tự tánh Quán A⭠tương tự xuất hiện. Đấy tức thường gọi là Diệu pháp. Đến lúc này xem mà chẳng thấy, ngóng mà chẳng nghe; đến nỗi ăn vẫn bất tri kỳ vị nữa! Vì đã được vô nhân tướng, vô ngã tướng tâm và cảnh đều tiêu vong. Dụng công tu hành đến bực này, sáu căn mới thanh tịnh. Những phiền não bởi thấy và nghĩ mà có đều bị rơi rụng hết, gọi là tương tự tức Phật.

Tiến lên nữa, phá vỡ ?#259;n bản vô minh, đích thân chứng Diệu pháp; bên Thiền Tôn gọi là đích thân thấy được bộ mặt thật bị bỏ quên từ xưa nay. Bên Thiên Thai Tôn thì bảo viên chứng được tam đế quán, mà Tịnh Độ Tôn cho là lý nhất tâm bất loạn, bất động tự tánh, chuyển thức thành Trí.-Trí tức là Diệu pháp. Chúng sanh chuyển trí thành thức, chư Phật chuyển thức thành trí, nên thân kiến được bổn lai diện mục. Chẳng Diệu mà Diệu. Đích thân thấy được tự tánh Quán A⭠và còn thấy đến cha mẹ đời trước nữa là khác, tức là đã chứng được Diệu pháp vậy. Đến tới địa vị này là có thể phân thân ra trăm cõi để thành Phật độ chúng sanh, nên gọi là phần chứng tức Phật.

Tuy đã xác chứng đến Diệu pháp Phật tánh, nhưng chưa rốt ráo, còn quyết phải dứt rốt ráo năm chỗ phiền não an trụ và dứt hẳn hai món sanh tử. Kiến tư, trần sa và vô minh ba thứ phiền não này đều dứt rốt ráo thanh tịnh. Phân đoạn và biến dịch hai món sanh tử cũng đều giải thoát rốt ráo. Tác nghiệp đã hết, tình thức trống không mới thực chứng được Chơn giải thoát. Như Đức THÍCH CA đã chứng rốt ráo Diệu pháp này, nên mới gọi là cứu cánh tức Phật.

Đây là dùng Diệu pháp để hiển hiện nghĩa lục, tức Phật. Nghĩa này do Tổ Thiển Thai sáng lập. Dụng ý cho người tu hành, tự biết mình đã đến bực Phật nào một trong sáu. Chữ Tức là nghĩa chẳng rời nhau vậy.

Chúng ta đối với tất cả sự vật đều dùng suy lường phân biệt. Mà suy lường là tác dụng của thức thứ bảy; phân biệt là tác dụng của thức thứ sáu. Một khi sanh khởi suy lường phân biệt là liền rơi vào trong hố thẳm của ý thức, che khuất tâm tánh diệu bảo. Đấy tức là căn bản của sanh tử vậy.

Như chúng ta có thể chẳng sanh khởi hằng thẩm suy lường, chẳng khởi theo niệm so đọ phân biệt, thời vô sở trụ - nghĩa là trụ bên "Hữu" mà phân biệt; chẳng trụ bên "Không" mà so đọ. Nhị biên chẳng trụ, trung đạo chẳng ở, tức thì Diệu pháp hiển hiện. Đến đây tức là vô trụ sanh tâm, dù có phân biệt cũng chẳng phải là ý thức vậy. Nay đem việc ăn và ngủ mà nói, tuy việc rất tầm thường nhỏ nhen, nhưng cũng vẫn là Diệu pháp. Tức thường gọi là đầu đầu thị đạo, tả hữu phùng nguyên nghĩa là gặp gì cũng là Đạo; và hai bên thành giếng cũng gặp được mạch nước, chớ chẳng cần đào thẳng đáy sâu mới có mạch.

Ngày trước có ông cư sĩ tên Bàng Uẩn, nhà ông rất giàu có. Sau khi đã hiểu Đạo và vì muốn tu đạo, nên ông đem cả gia tài giàu sang ấy mà đổ hết xuống sông Hán Dương, rồi nguyện cam phần nghèo khổ. Và ông khiến người con gái đan đồ tre để bán, người con trai cày ruộng để làm kế sanh sống cho cả gia đình. Một hôm cả gia đình hội nghị để đàm Đạo – cố nhiên ông là vị chủ trì. Sau khi khai mạc, ông mới bắt đầu vào nội dung rằng: Dụng công tu hành chẳng phải dễ. Chứng được Diệu pháp khó, khó, khó, khó. Mười hộc hột mè rải ngọn cây (ý nói khó còn một hột dính đầu cây). Bởi vì còn tham lam ăn ngon mặc đẹp và thói quen của ân ái, nó hay phân biệt nghĩ bậy bạ – từ hồi nào đến nay nó đã thành thói quen nặng nề. Ngày nay tuy đã hiểu rõ đều là "không". Nhưng trên sự thật muôn việc nó chẳng chịu "không" được, vì phiền não vọng hoặc thả buông nó chẳng rơi xuống và cũng vì con đường vọng hoặc nó đã quen thuộc lắm rồi, nên chẳng dễ sanh lòng niệm Phật, tham thiền và tu quán. Nay muốn chứng Diệu pháp là con đường sanh lộ mà chẳng dễ quen. Vậy biết tu hành là thật khó, thật khó.

Vợ ông là Bàng Bà, nãy giờ chăm nghe và ứng rằng "Dễ-dễ-dễ. Trăm đầu ngọn cỏ ý Tổ sư, ngắt một cộng mà nêu lên đều là… Đạo. Lũy tre xanh, hoa mai vàng thảy đều là Bát nhã. Hạt sương mai đọng đầu cỏ và cảnh vật màu xanh màu vàng… đã có người nhân đấy mà ngộ Đạo – thì việc gì mà mình than khó". Ý Bà, Tô Đông Pha đã bảo Tiếng khe róc rách lưỡi rộng dài, sắc núi xanh biếc thân thanh tịnh. Địa-Thủy-Hoả-Phong-Căn-Trần-Thức-Giới đều là Diệu pháp, Phàm tình vọng duyên, tánh đó vốn không, tức nơi thô là Diệu. Không một quyền mưu nào mà chẳng phải chơn thiệt Diệu tánh thiên nhiên xưa nay vẫn như vậy,- cho nên bà ta mới nói "Dễ".

Đến cô con tên Linh Chiếu-thông minh dị thường, cô thưa: " Cũng chẳng khó, cũng chẳng dễ. Hễ đói thời ăn, mỏi đi ngủ". Đi-Đứng-Ngồi-Nằm đều là Diệu Pháp. Bất quá chúng ta ăn với ngủ đều chẳng thành quan trọng. Thử nghĩ khi ta ăn ngủ, thường khởi vọng tương sanh phân biệt rau tốt rau xấu, vị ngon vị dở. Rồi với ngon tham mà ăn nhiều, với dở thời chán mà ăn ít. Đấy là tức Diệu Pháp mà thành thô pháp. Nếu như có thể nhất tâm bất loạn bình thản đến mâm cơm ăn, trực nhiên mà ăn, chẳng khởi tư lường phân biệt. Thường gọi là trọn ngày ăn cơm mà chẳng có nhai trúng hột gạo nào hết, vì vô ý thức tác dụng vậy. Cho nên ăn cơm như vậy gọi là ứng cúng, gọi đó là Diệu pháp Phật sự. Aꮠcơm đã như thế thời ngủ thức cũng thế.

Khi ngủ điên đảo mộng tưởng là chẳng phải ngủ thật. Ngủ thật phải như người thật ngủ nghĩa là không mộng mới phải. Không điên đảo mộng tưởng thức hay ngủ nhất như tức là Diệu pháp. Ngày xưa có người sư huynh của Ngài Ngọc Lâm Quốc sư, cả ngày chỉ có ngủ với thức mà thôi. Người ta cho là lười biếng. Nhưng cái ngủ của ngài chẳng đồng với cái ngủ của người khác. Trong giấc ngủ mơ mơ tỉnh tỉnh, tỉnh tỉnh mơ mơ, lối dụng công tu hành ấy của Ngài thật hơn Quốc sư Ngọc Lâm rất nhiều. Sở dĩ mới nói ngủ với thức như vậy cũng tức là Diệu pháp. Ngủ và ăn đã như vậy thời tất cả các pháp đều đâu chẳng phải như thế ư? Nói tóm lại là pháp này chẳng phải dùng suy lường phân biệt mà có thể hiểu thấu. Nên gọi đó là Diệu pháp.

Sở dĩ chẳng cần bỏ phân biệt và suy lường, nhất tâm lặng lẽ thoạt vậy không ghé vào đâu. Tôn Thiên Thai gọi là nhất tâm tạm quán; Tôn Định Độ cho là nhất tâm bất loạn. Chỉ cần chừng đấy đủ cùng với Diệu pháp thấy mặt nhau được rồi. Cho nên ngày xưa Đức Phật THÍCH CA phải mất thời gian lâu tám năm mới giảng xong hai chữ Diệu Pháp. Tổ Thiên Thai Trí giả cũng phải ba tháng tròn đàm luận mới xong Diệu Đạo. Nếu mở rộng ra để luận đàm thời thuyết ngang thuyết dọc cho đến cùng kiếp cũng khó mà hết được vậy. Chỉ cần một điều là do quí vị đích thân chứng kiến đến, nay ra mới xong việc.

Trở lại gia đình họ Bàng: Một hôm ông hỏi cô con đã đến giờ Ngọ chưa Ta sắp nhập diệt? Dạ chưa. Cô thưa. Rồi cô liền thượng lên pháp Tòa do ông thiết sẵn mà nhập diệt. Sau khi tống táng cô con xong, ông sai người ra đồng báo tin cho cậu con biết ông sắp nhập diệt. Cậu con được tin, cậu liền nhập diệt, thân vẫn đứng, tay còn nắm cái chui cày. Thế là ông bị hai lần chậm trễ mới đến mình. Sau khi chôn cất hai con và chồng xong, bà Bàng nghĩ rằng còn ai nữa mà chôn lấp mình, nên bà tự vào trong hang đá mà nhập diệt. Nên có câu Bàng Bà ẩn thạch gian.

Còn nói về tài sản: Từ hồi nào đến giờ, bị trôi lăn quanh quẩn mãi trong tam giới lục đạo, nguyên do đều bởi tiền tài danh vọng nên đã gây nhiều nghiệp chướng tham lam, chấp đắm, sân si mỗi khi đắc thất. Nay muốn ra khỏi luân hồi được tự tại giải thoát, tất nhiên phải nới bỏ những thứ dây ràng buộc ấy mới được thành công chắc chắn.

Vậy thì sao chẳng đem bố thí, có phải tốt lành hơn không?

Mình đã nhận biết sanh ra tội lỗi bởi nó mà đem cho kẻ khác thời họ tài gì nhận của cải đó mà tạo thành hạnh phúc. Cho nên cho nó xuống sông, khỏi gây lụy cho ai là tốt hơn hết.

 

Liên Hoa

Hoa sen này chẳng đồng với Hoa sen của phàm thường, nhưng mượn đấy làm ví dụ để dụ Diệu pháp vậy thôi. Hoa sen trong có hột, ngoài có hoa. Hột là quả, hoa là nhân. Hoa với quả cùng sanh, ví dụ nhân quả đồng một lúc nghĩa là chẳng lìa bản giác diệu tâm. Cái gốc sen nằm kín trong bùn nước, mà hoa sen vượt hẳn lên trên nước bùn. Bùn ví cho lục đạo chấp "hữu"; nước, dụ cho nhị thừa đắm "không", Hoa sen vượt lên trên bùn nước tức ví dụ Diệu pháp vượt hẳn lên trên "hữu không" mà hiển lộ chơn lý trung đạo nghĩa chẳng phải không, chẳng phải hữu. Cái gốc sen chẳng rời nơi bùn nước tức dụ Diệu pháp song chiếu tức không tức hữu hiển lộ đạo lý Viên trung diệu đế chiếu cả chơn lẫn tục; ngăn cả hai, chiếu cả hai, ngăn và chiếu chẳng hai, vì tâm trùm cái hữu của lục đạo và cái không của nhị thừa. Cho nên mới có thể rộng độ lục đạo và tam thừa. Sở dĩ đấy là mầu nhiệm của dụ, pháp trong kinh này vậy.

Lại nữa, Hoa sen và hột sen hai vật ấy chẳng rời nhau: Có hoa tất có hột, tức chứng nhân quả bất nhị. Đức THÍCH CA khi mới thành Phật, vì cơ duyên thành Phật của chúng sanh chưa thuần thục, nên chẳng thể nói ngay Diệu pháp của Pháp Hoa được. Mà chỉ nên giảng pháp quyền môn phương tiện mà thôi: Như Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã các kinh. Trước là để khéo léo, dẫn dụ, khuyến khích, dắt dìu. Nên trước tiên giảng tam quy ngũ giới, sau mới nói mười hai nhân duyên và các pháp tam thừa. Nhưng, tuy dạy các đạo pháp ấy, mà kỳ thật vì Phật thừa nên gọi là vì Thật mà phải thi thiết Quyền; tức như vì hột mà có hoa.

Sau bốn mươi năm liền liên tục ngày đêm thuyết giáo, bây giờ thời đã đến, và căn cơ của chúng sanh đã thuần thục, Phật mới mở Hội Pháp Hoa, mới khai quyền hiển thiệt đem tam thừa đồng qui về nhất Phật thưà không thô nào chẳng Diệu tức như hoa nở là hột hiện. Kinh nói: Nếu có kẻ nào nghe Pháp này, không một ai chẳng thành Phật. Lại nói: Một xưng Nam Mô Phật, đều cọng thành Phật đạo. Lại như hoa rơi hột thành dụ cho bỏ Quyền lập Thiệt. Ngoài Thiệt không có Quyền; ngoài Diệu không có thô. Khi mà Diệu pháp đã hoàn toàn hiển lộ không một chúng sanh nào chẳng phải là Phật. Đấy là 14 phẩm trước của kinh Diệu Pháp Liên Hoa này vậy.

Nhưng người đời chỉ biết Đức THÍCH CA trước là Tất Đạt Đa Thái Tử, lên 19 tuổi xuất gia, tu khổ hạnh 6 năm, đi du lịch 5 năm, đến năm 30 tuổi mới thành Phật. Họ đâu biết rằng sự thật Thích Ca với vô lượng trần sa kiếp về trước đã sớm thành Phật và đã chứng thấu Diệu pháp này rồi. Thế thì tại sao phải tái lai mà thành Phật nữa ư? Vì thương xót chúng sanh còn đang chịu khổ sanh tử luân hồi, cho nên chẳng sanh mà hiện có sanh, chẳng phải diệt mà hiện ra diệt, qua qua lại lại trong cõi thế giới Ta bà này chẳng biết bao lần mà kể Như kinh Phạm Võng nói. Ta nay đến cõi Ta bà thế giới lần này nữa, kể cả trước sau cộng là tám ngàn lần rồi ! Đấy cũng là ước về Hóa tích mà nói, chứ chơn diện mục của Đức Phật này là khai hóa tích để hiện bổn môn hiện thân độ sanh giống như "ngàn sông nước trong ngàn trăng hiện". Trăng dưới nước là hóa tích, trăng trên trời là bổn môn. Do Bổn mà giáng Tích, như vì hột nên mới có hoa. Khai Tích để hiện Bổn như hoa nở là hột hiện ra. Bỏ Tích lập Bổn thời như hoa rụng hột được thành tựu vậy. Tích Môn ba dụ, Bổn Môn ba dụ không một dụ nào chẳng phải ví dụ cho Diệu pháp. Diệu pháp mầu nhiệm sâu sắc e quí vị chẳng dễ hiểu rõ ràng, nhân dùng Hoa sen làm ví dụ. Những kẻ trí giả nên lấy dụ hoa sen để mà lãnh hội giác ngộ Diệu pháp vậy.

Kinh

Tiếng Phạn gọi Tu-da-la, Tàu dịch là Khế Kinh. Trên là khế hiệp với Phật đạo, dưới khế hiệp với quần cơ, nên gọi là Kinh. Lại Kinh là thường vậy: ngàn nẻo đều quy về một gốc, thường trụ chẳng biến đổi vậy. Lại nữa, Kinh là Pháp: Sở dĩ chỉ dạy cho người ta phải dùng pháp độ phép tắc vậy. Lại thêm nữa, Kinh là đường tắt, nghĩa là con đường con đường cho chúng to tu hành đi thẳng vậy. Lại còn là một nghĩa này, Kinh là khuôn khổ nghĩa là làm khuôn khổ để hoằng dương Phật pháp mà giáo hóa chúng sanh vậy. Đây là giải thích nghĩa của chữ Kinh có tất cả bốn nghĩa khác nhau như vậy.

Từ trước đến đây giải thích năm chữ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là Tổng Đề đã xong.
 

--- o0o ---

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13

--- o0o ---

Source: www.phatviet.com

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-4-2005

 

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ý tắm phật sợi duong 涅槃御和讃 cổ Bác Đại lão Hòa thượng Duy Giác viên tịch ç tac hai cua viec noi doi hành Tinh Dấu BÃÆn Tinh thần Thiền Tông Li CHÙA tu廙i 普提本無 tự lá Ÿ hỏi tap tenh lam nguoi muc dich cuoc doi la g i dạo Ăn chay ti nh Mẹ lòng từ NhÃƒÆ su khao khat tim cau giac ngo cua nu gioi xin chao cac vi phap su biệt bẠvạn đừng Chua hay CÃn Giç húy Sơ lược tiểu sư Tổ Huệ Đăng hạnh doanh mot 五痛五燒意思 Quan hệ thầy trò trong kinh luật Phật tu và nghiệp Phát luu y ve giac ngu doi voi nguoi cao tuoi nen cung tat nien nhu the nao Bớt nóng với trà và salad hoa Phật giáo ДГІ udumbara vài suy nghĩ về vấn đề cầu an và cầu chùa hải ấn nÁn Suc stress quảng qua viet bên 無量義經 nghe thuat song tinh thuc ma nguoi phat tu can 泰卦