Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát
Phổ Môn Giảng Lục

Pháp sư Bảo Tịnh giảng thuật
Thôi Chú bình & Tôn Tử Á
kính lục
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch

Sàigòn - 1972 - PL 2516

--- o0o ---

 

Quán Thế Âm Cứu Khổ Chúng Sanh

 

Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: " Thế Tôn! Quán Thế Âm Bồ Tát dạo đi trong cõi Ta bà như thế nào? Nói pháp cho chúng sanh như thế nào? Sức Phương tiện việc đó như thế nào?

Phẩm này có hai phen vấn đáp. Từ trước đến đây là phen vấn đáp thứ nhất. Là giải thích nguyên do lập tên Quán Thế A⭮ Đoạn này là vấn đáp thứ hai. Là hỏi vì lý do gì mà có Phổ Môn thị hiện. Ngài Vô Tận Ý lại một lần nữa xin bẩm bạch Phật Thích Ca rằng: Quán Thế Âm Bồ Tát ở Tây phương Cực lạc thế giới sau Phật A Di Đà sẽ thành Phật hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Phật. Vậy là Ngài hiện nay một vị Bồ Tát ở Tây phương, mà tại sao đến dạo đi khắp trong cõi Ta bà thế giới này? Chúng ta nương ở trên thế giới này gọi là Ta bà thế giới. TA BÀ là tiếng AᮠĐộ, Tàu dịch là Kham nhẫn. Là nói chúng sanh kham năng nhẫn nhịn tất cả ngũ trược ác thế, ba khổ, tám khổ, tất cả khổ não. Lại thêm sống say chết mộng, đem khổ làm vui, chẳng tự giác ngộ, chẳng muốn rồi xong sanh tử. Cho nên gọi là Ta bà thế giới.

Phật pháp cốt muốn người thấu rõ các khổ sanh, lão, bệnh, tử mà xé phá cái bọc mê mờ của các người. Quán Thế Âm Bồ Tát đến dạo đi Ta bà thế giới rốt ráo nói những pháp gì ư? Dùng Pháp phương tiện và việc giáo hóa chúng sanh lại như thế nào? Quán Thế Âm Bồ Tát đến Ta bà thế giới là chẳng đến mà đến. Vì Quán Thế Âm ở Cực lạc thế giới thật chưa từng động, như ánh sáng mặt trăng trên trời. Quán Thế Âm ở Ta bà thế giới như trăng nước ngàn sông. Có thần thông biến hóa trăm ngàn vạn ức hóa thân, mà bất động bổn tế, vẫn đến dạo đi cõi Ta bà, gọi là thân luân giáo hóa bất khả tư nghì. Quán Thế Âm Bồ Tát, vì chúng sanh, vô thuyết mà thuyết: Đại, Tiểu, Quyền, Thiệt, Thiên, Viên các phương pháp Pháp môn, gọi là khẩu luân giáo hóa bất khả tư nghì. Tùy căn cơ ứng biến, gặp cơ duyên hóa hiện. Bởi tài năng thi thiết giáo pháp, như đối với các chứng bệnh mà đầu thang thuốc: nên dùng phương pháp nào mới được tiện nghi, tức dùng ngay phương pháp ấy mà hiện thân thuyết pháp. Gọi là ý luân giáo hóa bất khả tư nghì.

Quán Thế Âm Bồ Tát như vị Đại Y Vương. Chúng sanh đều có thói quen, như mao bệnh tức bệnh nơi lông da, quyết phải nhân nơi tiện nghi mà lập ra phương pháp mới có thể trị trừ được chứng bệnh quen thói kia. Tóm lại mà nói, gọi là ba Luân giáo hóa bất khả tư nghì. Luân là nghĩa cái bánh xe, có công năng lăn chạy làm lợi ích cho người và vật. Ở tại chúng sanh gọi là ba nghiệp mà ở Quán Thế Âm Bồ Tát thời thành ba Luân cũng gọi là ba Mật. Hoặc hiện Phật, hoặc hiện Bồ Tát, hiện Tỳ kheo, hiện nữ thân v.v… do tam luân thân, khẩu, ý đến giáo hóa chúng sanh có thiên sai vạn biệt. Như một tấm gương lớn trong sáng dựng đứng trước, bản thể nó thanh tịnh, vốn không có một vật gì cả, nhưng tùy sở ngộ mà hiện ra vậy thôi.

Thưở xưa, ở Quí Châu, thuộc Tu Văn, nơi động Bạch Sơn, có một mỏ Thủy ngân chảy ra. Người làng đến nhóm họp trong động để tranh nhau lấy nước Thủy ngân. Về sau họ bèn lập nhà cửa ở luôn tại đấy, chừng hơn hai trăm gia đình. Cách động hơn vài dặm, lại có khe nước, nước cạn mà trong mát, rất tốt. Một hôm có một cô gái nhan mạo rất xinh đẹp, truồng trần lội tắm trong khe. Người làng, sẵn tánh háo kỳ, khi hay biết thế, tất cả bà con, nam nữ, lão ấu, đại tiểu cả số đông hơn hai trăm gia đình đều ào ra, tranh nhau lấn xem cho tận mặt cô tắm lạ kỳ mới chịu. Một gộp đá vĩ đại ở trên đỉnh động, bỗng thình lình sập nhào xuống. Dân cư nhờ xem tắm mà tự nhiên đều thoát nạn đá đè. Liền sau khi gộp đá sập xong, dân chúng chẳng còn thấy cô gái truồng trần tắm nữa! Mới đoán biết là Đức Quán Âm biến hiện mỹ nữ đến làm kế cứu nạn cho họ. Dân chúng ở đấy thật nhờ thiện căn cảm động được như vậy. Sau ba năm có một người đến chỗ gộp đá sập ấy tìm cây cỏ thuốc. Từ trong kẽ đá có tiếng vọng ra "Cứu tôi với" kẻ tìm thuốc khi nhận ra tiếng người, mới dám hỏi y, và được biết trước đấy ba năm, khi đá sập, y bị kẹt tại đây. Khi người làng được tin ấy, mới xúm nhau chạy đến cứu ra. Họ mới biết trước đấy ba năm, khi dân chúng chạy đi tranh xem mỹ nữ trần truồng tắm, riêng một mình y ở lại nhà tại xóm động, nên mới bị nạn này. Bởi nhờ những tảng đá to hòn sập gát chồng chập lên nhau, nên mới có kẽ trống, y ở trong kẽ trống chẳng bị đè chết, nhưng cũng chẳng làm cách nào ra được. Đến lúc bụng đói, y chẳng biết làm sao? Nhân nhờ nhớ lại liền niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, chợt thấy một con chuột trắng, đôi mắt nó sáng như điện, soi sáng trên một tảng đá lớn có chữ đủ toàn phẩm Phổ Môn. Con chuột bèn lấy lưỡi liếm ăn những chữ trên tảng đá ấy, y cũng bắt chước ngày ngày cũng liếm ăn chữ như chuột, thời chẳng cảm thấy nghe đói khát gì hết. Hãy còn thừa hai ba hàng chữ chưa liếm ăn tới. Sau khi bà con nghe y thuật lại như thế, họ liền đến chỗ y bị kẹt cạy đá ra, xem thấy quả thật chỉ còn thừa hai ba hàng chữ. Phẩm Phổ Môn tức đang giảng hôm nay đây. Đấy là Từ bi phương tiện hiện các thứ thân mà thuyết các Pháp môn đều là bất khả tư nghì vậy.

 

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Thân Phật Để Nói Pháp

 

Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát: "Thiện nam tử! Nếu có chúng sanh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật đặng độ thoát, thời Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Phật mà vì đó nói Pháp.

Từ đây trở xuống chính giảng 32 ứng hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. Thân thể chúng ta có tri có giác là hữu tình, gọi là Chánh báo. Sơn hà đại địa, thế giới quốc độ, áo mặc đồ dùng là vô tình gọi là Y báo. Chánh báo nương quốc độ và các thứ Y báo mà được tồn tại. Y báo cũng nương Chánh báo mà có. Chánh báo có phước thời Y báo được phong phú đầy đủ. Ngược lại, Chánh chẳng có phước, đương nhiên Y cũng xấu xa hèn kém. Chánh báo của chúng sanh có phân biệt ra mười cõi. Y báo quốc độ bởi đấy nên cũng có chia riêng nhiều vô lượng. Tựu trung có thể chia làm bốn thứ:

Một là cõi Phàm Thánh đồng cư, tức là chỗ nương ở của sáu phàm hữu lậu ngũ ấm chúng sanh. Như chúng ta ở cõi Ta bà thế giới, tuy là chỗ ở sáu đạo hữu lậu chúng sanh, nhưng như núi Phổ Đà là chốn đạo tràng của Đức Quán Thế A⭬ núi Nga My là đạo tràng Đức Phổ Hiền Bồ Tát, núi Ngũ Đài là đạo tràng Đức Văn Thù, núi Cữu Hoa lại là Thánh Địa của Đức Địa Tạng Bồ Tát. Tuy là địa phương cũa phàm phu nương ở, nhưng đồng thời cũng là chỗ ứng hóa của bốn vị Đại Bồ Tát. Lại như hai núi Thiên Thai, Nhạn Đảng đều là những chỗ ứng hóa cũa các vị La Hán. Đem mắt kẻ phàm phu mà xem đến, đấy bất quá là núi cao, chùa chiền thông thường mà thôi chẳng có gì quí lắm, nhưng với trí nhãn của Thánh nhân thời những thắng cảnh đặc biệt cũa các vị Bồ Tát La Hán. Cho nên thế giới Y báo này, Phàm Thánh đồng cư, rồng rắn lẫn lộn. Chính như cõi Sắc giới thiên cũng có cung trời Ngũ bất hoàn tức chỗ nương ở của Thánh nhân quả thứ ba là A Na Hàm. Sở dĩ gọi là cõi Phàm Thánh đồng cư vậy.

Hai là cõi Phương tiện hữu dư, là chỗ ở của nhị thừa Thánh nhân, La Hán, Duyên Giác gọi là Nhị thừa chúng sanh. Lại xưng là vô lậu ngũ ấm chúng sanh. La Hán lấy Khổ – Tập – Diệt – Đạo bốn Đế làm cổ xe cởi đi. Duyên Giác lấy Vô minh duyên Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, A?hủ, Hữu, cho đến Sanh duyên Lão tử tất cả 12 nhân duyên làm xe chở đi. Nhị thừa đã dứt được kiến tư phiền não, và đã ra khỏi tam giới là cõi đồng cư phân đoạn sanh tử. Cho nên thế giới Nhị thừa trang nghiêm thanh tịnh. Nhưng lại phương tiện đạo tức con đường phương tiện. Kinh gọi là thành đô biến hóa vậy. Nhân vì chỉ liễu được một nửa phiền não sanh tử mà thôi, chứ chưa rốt ráo, lại còn dư thừa, nên gọi là cõi Phương thiện hữu dư.

Ba là cõi Thật báo trang nghiêm, là chỗ nương ở của các vị Bồ Tát đang phá vô minh. Dùng nhân chân thật cảm quả chân thật: Đem nhân chân thật cảm báo chân thật. Sắc pháp, tâm pháp, y báo, chánh báo, đều trang nghiêm diệu hảo phi thường. Bởi vì Bồ Tát là Đại Đạo tâm chúng sanh, phát tâm quảng đại độ thoát chúng sanh, chức công nhóm đức và trồng hột giống Đại phước nghiệp. Sở dĩ được tự tại vô ngại: Nhỏ năng hóa lớn, ít năng hóa nhiều, chánh báo có thể làm y báo, ngược lại cũng vẫn được. Cho nên khi trong kinh nói: Đầu một mảy lông năng hiện bảo vương sát hải, trong một hạt trần khả chuyển Đại Pháp Luân. Sợi lông nuốt chứa hết nước biển cả. Hạt cải đựng cả quả núi Tu Di Sắc, Tâm viên dung; Y, Chánh vô ngại. Đấy đều là nhờ trong nhân Bồ Tát tụ đủ lục độ vạn hạnh các món công đức mà được trang nghiêm. Cho nên gọi là cõi Thật báo trang nghiêm. Trước đấy là chín pháp giới của lục phàm tam thừa vậy.

Bốn là cõi Thường Tịnh Quang, là chỗ Phật nương ở. Phật là vô thượng chúng sanh. Bởi vì Phật đã rốt ráo hết sạch sanh tử, không ai trên hơn được, nên gọi Vô Thượng Tịch là Đại tịch diệt hải bất sanh bất diệt yên lặng thường hằng, tức là Giải thoát đức. Quang là Đại quang minh tạng thiêng liêng sáng suốt soi thông, tức là Bát Nhã đức. Thường tức là Tịnh với Quang chẳng hai, suốt xưa suốt nay, tức là Pháp thân đức. Mà gọi tên cõi Thường Tịnh Quang, tức là Mật tạng của ba Đức ấy vậy. Đến ấy mới thật là cõi rốt ráo. Ba cõi Đồng cư, Phương tiện, Thật báo là sự. Duy cõi Thường Tịng Quang là lý.

Như quý vị đến giảng đường này nghe giảng kinh. Nếu phân biệt người trai kẻ gái, cái bàn cái ghế; và với trong Pháp được nghe, khởi tâm tư lường phân biệt, đấy tức là cõi Thánh Phàm đồng cư. Nếu nhất tâm nghe kinh, liễu đạt thấy không có một vật gì cả. Duy là Không Cảnh hiện tiền. Chẳng phân biệt nam nữ sắc tướng trong chính chúng này, tức là cảng giới của cõi phương tiện hữu dư. Nếu trong đám ruộng tâm điền thanh tịnh trang nghiêm, phát quảng đại từ bi tâm, hy vọng mọi người đều được lợi ích thù thắng. Xem thấy giảng đường trang nghiêm diệu bảo, tức là chỗ tuyển Phật đạo tràng, đủ sanh lòng kính mong. Đấy tức là cảnh giới trang nghiêm của cõi Thật báo. Nếu đem tâm bình đẳng bất nhị, đến nghe hiểu kinh Pháp: năng, sở chẳng hai; y, chánh chẳng hai; tự tha chẳng hai; sắc, tâm chẳng hai. Nhất tâm thanh tịnh, khoáng thoát không dính vào đâu. Đấy là cảnh giới của cõi Thường Tịnh Quang vậy. Đồng là một cái giảng đường, với kẻ trí thấy trọn vẹn là trí, mà kẻ nhân thấy hoàn toàn là nhân. Như khi Đức Phật thị tịch tại song lâm, mọi người đều thấy có bốn cái khác nhau chẳng đồng, tức là những lẽ đấy vậy.

Quán Thế Âm Bồ Tát, quán thấy những chúng sanh quốc độ nào, có những cơ cảm gì, nên dụng những loại thân nào cho tương đương xứng tức thì liền hiện thân ấy mà vì nói Pháp. Như có một loại chúng sanh, căn cơ thành Phật đã thành thục, một khi được thấy tướng Phật, liền được thành tựu độ thoát, thời Quán Thế Âm Bồ Tát liền tùy cơ duyên ấy hiện thân Phật để thuyết Pháp môn thành Phật ngay, khiến nó đoạn hoặc chứng chân là được giải thoát. Thân Phật có 32 tướng. Trên đỉnh đầu có tướng vô kiến đỉnh. Chặng giữa hai hàng lông mày, có tướng bạch hào, như Hào tưởng của Phật Thích Ca, dài hơn một trượng, chừng bằng ống kính nhỏ, trong ngoài suốt thấy, năng tung ra, năng cuốn lại. Trước ngực có tướng chữ .Dưới chân có tường Thiên bức luân. Lại có 80 vẻ đẹp tùy hình. Hiện thân là Thân luân. Thuyết pháp là Khẩu luân. Nên dùng thân nào hay pháp gì tức là Ý luân. Quán Thế Âm Bồ Tát, trước đã thành Phật, sớm thành tam mật tướng hải rồi. Mà thị hiện Phật tướng tức là thị hiện bổn lai diện mục vậy. Sở dĩ Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện ra tam luân, thật chẳng có thể đem tâm khẩu nghĩ bàn được.

Nhưng phải biết Pháp thân Quán Âm vốn là vô tướng. Kinh nói: Pháp thân khắp tất cả chỗ. Cũng không vì hình tướng mà khác được. Nhưng vì độ chúng sanh nên thị hiện Phật tướng. Kinh nói: Vô tướng mà phải có tướng. Kỳ thật phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Kinh Kim Cang nói:

 

Nếu do sắc thấy Ta,

Nơi tiếng tăm tìm Ta,

Người ấy hành tà đạo,

Chẳng thể thấy Như Lai.

Là đây vậy. Nhưng không sanh, không chẳng sanh, không tướng không chẳng tướng. Do đó nên tùy cơ hiện Phật tướng cũng là việc phải làm vậy. Cho nên phải nói thêm lại như vầy: Nếu chẳng do sắc thấy Ta, chẳng nơi tiếng tăm tìm Ta, người ấy hành tà đạo, chẳng bao giờ thấy Ta. Vì khám phá ra lối chấp không lưu tệ không ít, cho nên phải chuyển ngữ mới cứu vãng được vậy.

Thị hiện Phật tướng có bốn giáo nghĩa chẳng đồng:

  1. Tạng giáo Phật: Là Liệt ứng thân Phật. Cỏ tươi làm tòa ngồi dưới bóng cội Bồ đề. Thân chỉ có một trượng sáu thước. Tướng lão tỳ kheo già, hoặc thấy cao tám thước. Nhãn quang của những kẻ phàm phu ngắn, tâm lượng nhỏ hẹp. Sở dĩ chỉ thấy một trượng sáu hay tám thước mà thôi.
  2. Thông giáo Phật: Là gồm Liệt thắng ứng thân Phật. Hoặc khi hiện một trượng sáu thước, hoặc hiện lớn như núi Tu Di. Năng đại năng tiểu. Nhân vì những người tu bên Thông giáo, căn tánh dung thông, tâm lượng khá lớn. Nhưng cũng có những người liệt căn nên vẫn thấy thân nhỏ.
  3. Biệt giáo Phật: Là viên mãn báo thân. Thân Lô Xá Na Phật cao một ngàn trượng. Những người có căn tánh Bồ Tát, năng phát tâm quảng đại mới thấy được Viên mãn báo thân Phật này. Như khi Đức Phật Thích Ca đối với Bồ Tát thuyết kinh Hoa Nghiêm mới hiện ra thân này vậy.
  4. Viên giáo Phật: Tức là Thanh tịnh Pháp thân Tỳ Lò Giá Na Phật. Là Đại đạo tâm chúng sanh có lợi căn thành Phật mới thấy được. Pháp thân lấy hư không làm Tòa, thanh tịnh bản nhiên, đầy khắp pháp giới.

Tạng giáo Phật, Thông giáo Phật, lấy Chân không làm thể, gọi là Ứng hóa Phật. Biệt giáo Phật, lấy Diệu hữu làm thể, gọi là Báo thân Phật. Viên giáo Phật, lấy Trung đạo làm thể, gọi là Pháp thân Phật. Phật vốn không có phân biệt bốn tướng của bốn giáo, nhưng vì căn cơ chúng sanh có lanh, chậm, lớn, nhỏ. Sở dĩ chỗ thấy biết chẳng đồng đấy thôi. Ba thân của Phật, lấy trăng làm dụ dễ hiểu: Bản thể trăng là Pháp thân Phật. A?áng trăng là Báo thân Phật. Trăng dưới nước là Ứng hóa Phật. A?răng trong lòng nước, có lớn có nhỏ, dụ cho thân Phật có Liệt ứng thân và Thắng ứng thân. Đấy là thị hiện thân Phật thứ nhất.

 

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Thân Duyên Giác Để Nói Pháp

 

Người đáng dùng thân Duyên Giác đặng độ thoát, liền hiện thân Duyên Giác mà vì đó nói pháp.

Đây là thị hiện thân Duyên Giác thứ hai. Dưới Phật vốn có Bồ Tát mà vì Quán Thế Âm là đã hiện thân tướng Bồ Tát rồi nên không có hiện thân Bồ Tát nữa. Duyên Giác ra đời có Phật gặp Phật nên được lãnh thọ giáo pháp nhân duyên do Phật dạy. Lại gọi là Độc giác vì ra đời không có Phật không gặp Phật, độc tự giác ngộ. Như nay Thích Ca đã diệt, Di Lặc chưa ra đời. Sanh tại Phật tiền hoặc Phật hậu. Lại chẳng từng học nghe Kinh Pháp, riêng mình ở trong núi sâu rừng rậm, am tranh vách lá mà tỉnh tu Đạo nghiệp: Xuân xem trăm hoa nở, Thu thấy là vàng rơi. Nhân đấy ngộ biết thế gian vạn pháp từ duyên sanh, do duyên diệt. Rồi cũng nhân đấy mà biết tự tánh không sanh cũng không diệt. Không thầy, tự thông mà khai ngộ, gọi là Độc giác. Như khi Phật còn tại thế. Đương thời Phật nói giáo pháp 12 nhân duyên. Do nhân duyên sanh diệt, mà ngộ được lý bất sanh diệt chơn không, nên gọi là Duyên Giác.

Chúng ta sanh tử do nơi VÔ MINH quá khứ. Vô minh tức ái phiền. Do ái gây nghiệp hành, cho nên vô minh duyên HÀNH. Hai chi phần này là nhân quá khứ. Do nghiệp hành nên có nghiệp thức đi đầu thai là hành duyên THỨC. Do đây nên mới có danh sắc trong mẫu thai. Lục nhập danh sắc, tức là sắc tâm trong bào thai. Lục nhập tức lục căn. Đây là thức duyên DANH SẮC. Danh sắc duyên LỤC NHẬP. Sáu căn đầy đủ, mười tháng mãn thai mới có xúc. Nhân lúc ra thai mới có cảm xúc lạnh nóng. Cho đến sáu căn cảm xúc sáu trần. Lại nhân sáu món giác xúc, sanh sáu lãnh thọ. Đây là lục nhập duyên XÚC. Xúc duyên THỌ. Từ Thức đến Thọ năm chi này là quả hiện tại. Do Thọ mà sanh ái dục, khởi ra chấp lấy, đây tức là Thọ duyên ÁI. ÁI duyên THỦ. A?#7913;c vô minh quá khứ. Do A?#7899;i Thủ mà gây ra nghiệp, chắc chắn có nghiệp báo, tức Thủ duyên HỮU. Ba chi phần A?hủ, Hữu này là nhân hiện tại, cảm sanh ra đời sau hai chi là LÃO và TỬ tức là quả. Kinh nói: Hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Vậy là biết chúng sanh bị sanh tử luân hồi là do nơi quá khứ vô minh phiền não mà có.

Vô minh tức ái tâm hiện tại. A?#224; cội gốc của sanh tử, nên muốn xong sanh tử quyết phải dứt ái. Sở dĩ mới nói: ái bất trọng bất sanh Ta bà. Nếu quả thật dứt được ái tâm thời vô minh cũng diệt. Vô minh diệt là hành diệt theo. Hành diệt là thức cũng diệt luôn. Cho nên Sanh Lão Tử tất nhiên chẳng do đâu còn tồn tại được nữa. Như thế suy xét cùng cực, thuận sanh 12 nhân duyên, mà cùng tột đến ngược vòng lại cũng phải tiêu diệt 12 cái báo đời đó mới xong, đó là muốn xong sanh tử. Vậy biết duyên sanh duyên diệt, tức giác ngộ được lý chơn không bất sanh bất diệt, gọi là Duyên Giác. Quả Duyên Giác này cao hơn quả La Hán, vì La Hán chỉ dứt được chánh sử kiến tư phiền não. Mà Duyên Giác kiêm dứt tập chí kiến tư. Mê lý khởi phân biệt là Kiến; đối với cảnh sanh ái tắng là Tư, tức là sai lầm do thấy và nghĩ. La Hán chỉ dứt được chánh sử. Chính như cái bình đựng rượu; rượu tuy đã rót hết, mà hơi rượu vẫn còn. La Hán sở dĩ còn hơi hám. Duyên Giác chẳng những đã đổ hết rượu, lại đem chiếc bình ngâm để tẩy trừ hơi rượu. Nhưng cũng chẳng sạch hết được. Bất quá tạm cao hơn trên La Hán mà thôi.

Quán Thế Âm Bồ Tát, quán sát loại chúng sanh này, nên dùng thân Duyên Giác mà độ được, bèn thị hiện thân ấy đối với họ thuyết Pháp môn sanh diệt nhân duyên và bất sanh diệt, khiến cho liễu thoát được sanh tử, ra khỏi luân hồi.

 

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Thân Thanh Văn Để Nói Pháp

 

Người đáng dùng thân Thanh Văn đặng độ thoát, liền hiện thân Thanh Văn mà vì đó nói pháp.

Đây là thị hiện thân Thanh Văn thứ ba. Thanh Văn tức là La Hán. Do nghe âm thanh, Tứ đế mà được ngộ Đạo, gọi là Thanh Văn. Tứ đế là gì? Tức là biết khổ, dứt Tập, mộ Diệc. Khổ là quả Khổ của ba cõi sáu đường sanh tử. Hai thứ này là nhân quả khổ của thế gian. Khổ do tập nhân mà có khổ quả. Nhất định dứt Tập nhân mới mong ra khổ quả. Lại cần phải biết khổ mới dứt tập được. Cho nên "biết khổ" là cửa trước để tiến vào Đạo.

Thuở xưa có một vị lão Tăng, thích tu hạnh Đầu đà, nên ra đi phương xa để cầu Sư tham học. Nhân lúc vừa đói bụng, mới đi khất thực vào trong một xóm có đông nhiều người nữ cư sĩ. Họ cũng là những người tu hành, mà đầu còn búi tóc. Các bà ấy, khi thấy vị lão Tăng đến họ mới nghĩ rằng vị Đại đức này, chẳng mấy khi Ngài đến xóm làng ta, mà hôm nay Ngài quang lâm đến thật là hân hạnh cho chị em mình biết bao, vi là nhất Tăng chí, như nhất Phật lai. Liền đấy các bà hớn hở cùng nhau sốt sắng sắm sửa làm cơm chay thượng đẳng đặc biệt; đồng thời họ cũng trần thiết một Pháp tọa và hương án đầy đủ hương hoa trầm trà quả trái rất là nghiêm trang. Khi đâu đấy xong, các bà tề chỉnh y phục, cung kính đảnh lễ và thỉnh lão Tăng thăng lên Pháp tòa để nhờ Ngài thuyết pháp khai thị cho chị em con chút Pháp nhũ giúp cho trong đường lối tu hành! Nào ngờ đâu lão Tăng này, từ bé đến giờ chưa từng thính Pháp văn kinh gì hết, mà giờ đây biết lấy gì khai thị cho ai. Ngài đăng đàn rồi, cứ ngồi yên, toát mồ hôi, xamh mặt tím tai, tâm thần vô cùng lí bí, bực quá mới thốt ra lời tự thán: "Khổ thay!!". Rồi Ngài vẫn ngồi yên như một pho tượng mới vừa khai quang điểm nhãn.

Nãy giờ các bà quỳ trước Pháp tọa để đón nghe lời khai thị, ngoài tiếng KHỒ chẳng nghe Ngài ban lời gì nữa cả. Nhưng thán khí của một tiếng khổ bay ra trong cảnh bất giác bất tri có thần diệu phi thường khẩn thiết, nên đã lọt vào tai các bà nghe trọn vẹn. Do đấy các bà khởi nghĩ riêng thân phận của mọi người: Trước khi tu hành, lúc còn nhỏ dại chịu sự bó buộc của cha mẹ; khi lớn khôn đi lấy chồng, rồi sanh con nuôi cái, lo cho gia đình sanh sống, thiếu trước hụt sau, nhân tình thế thái lúc vầy lúc khác. Đến nay tuổi đã chừng này đầu bạc răng lay… Đã từng nếm đủ mùi ngọt chua cay đắng, đã trải qua biết bao cảnh vui buồn vinh nhục…Ngày quá khứ, các bà nghĩ đến đâu là cảnh khổ nó dàn ra đầy đủ rõ ràng nơi tâm trí. Chao ôi! Khổ ơi là khổ, khổ biết bao! Nghĩ sao cho xiết. Về ngày tương lai, các bà nghĩ thấy mù mịt mịt mù… thân thể gia đình, sống còn chết mất… ruộng dâu bãi bể nào ai dám bảo đảm cho ai được đâu ! Nghĩ vậy, bất giác lòng bi ai nó hiệp đến… Một bà khóc thút thít, rồi các bà tiếp theo ào khóc lên hung hu hu hu.

Lão tăng chẳng hiểu ất giáp mô tê nguyên do vì sao mà các bà khóc đến thế ? Ngài kinh hãi hoảng sợ, nhưng cũng chẳng làm sao mà thoát xuống Pháp tọa cho được. Các bà suy nghĩ cảnh khổ đến cực độ, cho nên vong cảng vong tình, bất ngờ các bà chọn vào Khổ đế thiền định tam muội. Bấy giời quang cảnh im lặng như nhà không người. Lão Tăng ta mới có dịp, sẽ lén xuống Tòa, lanh lẹ nhặt chiếc bình bát lên vai, chẳng có lời từ biệt, một mạch đi thẳng luôn, chẳng nghĩ gì đến cơm nước cả. Vài phút sau, các bà mới dần dần tỉnh dậy, thì lão Tăng đã xa lắm rồi. Các bà ân hận chưa kịp cúng dường và họ nói: Chẳng biết ngày nào Đại đức lão trở lại đây đặng bọn chúng mình cúng dường lên Ngài một bữa cho xứng đáng thỏa lòng, vì Ngài đã khai thị cho chị em ta một chữ KHỒ mà bọn mình thọ dụng chẳng biết bao giờ cho hết, thật là quý hóa thay !

Đấy là "Biết Khổ". Còn biết bao chúng sanh hiện đang nhung nhúc lặn lội nổi chìm trong cơn biển khổ mênh mông không bờ bến, trọn đời mãn kiếp chịu khổ mà chẳng hề biết khổ. Trái lại đem khổ làm vui. Đấy tức là có Khổ mà không có Đế vậy. Chữ Đế là nghĩa chân thật chẳng hư dối. Nếu ai biết chân thật là khổ, mới quyết định cần tìm xét căn nguyên của khổ mà dứt cái tập nhân. Nếu chẳng thế, chẳng bao giờ dứt được phiền não tập nhân, là khổ quả trọn chẳng mất được.

Mà muốn dứt tập nhân phiền não, quyết phải thật hành Đạo đế là chân nhân xuất thế vậy. Đạo là gì? Là Giới - Định - Huệ vậy. Như nhất tâm niệm Phật, ba nghiệp thanh tịnh, chẳng trì giới mà giới tự trì. Niệm đến nhất tâm bất loạn, yên yên lặng lặng vậy, tức là Định. Niệm được huệ chiếu hiện tiền, rõ ràng rõ ràng vậy, tức là Huệ. Tu hành Giới – Định – Huệ này, tức Đạo đấy. Mục đích đối trị tham, sân, si là tập nhân phiền não. Khổ nhân đã tiêu, thời khổ quả tự diệt, tức chứng được Diệu đế là chân quả xuất thế. Sở dĩ mộ Diệt thời phải tu Đạo. Y theo bốn Đế như thế, tu trọn là đoạn hoặc chứng nhân, gọi là La Hán Thanh Văn.

Quán Thế Âm Bồ Tát quán sát trong các loại chúng sanh, nên dùng thân Thanh Văn mà độ được, tức hiện thân Thanh Văn đối với họ thuyết Pháp Thanh Văn Tứ đế, khiến họ được giải thoát. Từ trước đến đây, đã hiện ba ứng hóa, là hiện thân xuất thế Thánh nhân. Pháp đã thuyết ra tuy đều có chẳng đồng, nhưng mục đích rốt ráo, không đâu chẳng phải vì muốn đạt đến Diệu Pháp thành Phật quả vậy.

 

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Thân Phạm Vương Để Nói Pháp

 

Người đáng dùng thân Phạm Vương đặng độ thoát, liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp.

Cung trời Sắc giới có vị Đại Phạm Thiên Vương, quản lãnh đại thiên thế giới, không còn ái dục, sắc thân thanh tịnh, nên gọi là Phạm Thiên. Mà xưng Phạm Vương là chẳng những đoạn dục lìa ái, tu ngũ giới thập thiện đầy đủ, được định lực sơ thiền, mà còn tu Từ Bi Hỷ Xả bốn món vô lượng tâm nữa. Như muốn sáng lập làm tất cả sự nghiệp từ thiện xã hội cho dân chúng để mưu cầu hạnh phúc cho điều vui cho chúng sanh, đấy là Từ. Vớt khổ cho chúng sanh là Bi. Mà phát tâm vui mừng là Hỷ. Đối với ba tâm Từ Bi Hỷ này Phạm Vương làm xong xả mà đi, nhất tâm vào Định. Như thế là tu bốn vô lượng tâm, đủ đại phước huệ, mới được làm Đại Phạm Thiên Vương. Nếu chỉ dứt dục, tu sơ thiền là Phạm Thiên Tử. Mà gồm tu Từ Bi Hỷ Xả, tự lợi lợi tha là mới đến địa vị Phạm Vương. Quán Thế Âm Bồ Tát cũng vì nhân loại chúng sanh này nên dùng Phạm Vương mà độ được, tức hiện thân Phạm Vương, vì thuyết pháp lìa ái dứt dục, từ tâm nhập Định Pháp, khiến họ được giải thoát.

 

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Thân Đế Thích Để Nói Pháp

 

Người đáng dùng thân Đế Thích đặng độ thoát, liền hiện thân Đế Thích mà vì đó nói pháp.

Đế Thích, lại xưng Thích Đế Hoàn Nhân. Thế tục gọi là Ngọc Hoàng. Gia Tô giáo gọi là Thượng Đế, tức là Đạo Lợi Thiên Vương. Đế Thích tàu dịch là Năng tác chủ, tức là vị Thiên chủ của 33 cung trời, như ta thường gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Thuở xa xưa ơ chốn nhân gian này có một cô gái bần nữ, vào thời Tượng pháp của Đức Phật Ca Diếp, trước Phật Thích Ca. Cô bần nữ này xem thấy pho tượng Phật Ca Diếp thếp vàng lâu năm nên vàng bị tróc rơi rụng, cô nghĩ tưởng nên làm công đức này cho pho tượng được trang nghiêm. Tội nghiệp cô sanh sống bằng nghề ăn mày, nên cô đi hành khất hằng ngày dành dụm được một ít tiền, đem mua vàng để thếp tượng Phật. Và cô lại thuê 32 ngườ thợ đến làm việc sơn thếp. Sau khi công tác hoàn thành, những người thợ nhận thấy cô gái bần cùng mà làm một điều lành lớn lao, họ lấy làm kính phục và họ đều phát tâm cúng dường công tác, góp phần công đức với cô mà chẳng lấy tiền công. Nhờ nhân duyên này mà bọn thợ kia được làm 32 vị Thiên Tử ở 32 cung trời, mà người bần nữ làm vị Thiên Chủ của 32 cung. Các cung trời này đều ở trên đỉnh núi Tu Di. Bốn phương đều có cung trời, trung ương một cung tức là cung trời Đế Thích ngự, đấy là cô gái nhờ công đức thếp vàng tượng Phật là một nhà hảo tâm từ thiện nên mới được làm vị ấy. Người ta nói tất cả mọi người được lên trời hay xuống đất đều bởi do một đấng thiêng liêng chi phối ? Kỳ thiệt những điều lành dữ của con người do người tự tác tự thọ: Thọ hay yểu, phúc hay họa, duy tự tâm vun trồng, đều do nghiệp thân đời trước cảm rước lấy quả ngày nay, chứ chẳng phải ai năng làm chủ cho ai được cả. Nếu tự mình chẳng thay cũ đổi mới lấy mình, mà chỉ một bề ỷ lại nơi đâu thời thật la ?7897;t việc chẳng nên có.

Trời Thiên Đế lấy một ngàn năm làm một tuổi thọ. Nhân gian một ngàn năm ở cung trời ấy là một ngày đêm. Tuổi thọ của người trời ấy so với người Tiên lâu dài hơn. Người ta nói các nhà tu Tiên đạo trường sanh bất tử. Kỳ thiệt sánh với sống lâu của người thường có phần lâu hơn mà thôi. Nhưng Thiên Đế và Tiên Đạo đều chưa liễu sanh tử được. Tuy là cung điện các cung trời trang nghiêm, trải qua chừng vài ngàn vạn vạn năm sau vẫn bị đọa lạc như thường. Bởi vì hữu lậu phước báo. Một khi quả báo hết phải đọa lạc trở lại vào trong ác thú. Sở dĩ cầu sanh lên nhà trời trọn vẹn chẳng được lâu dài mấy. Kìa như các Hội: Tam Thời, Vô Vi, Tiên Nhiên, Đồng Thiện Xã tuy đều khuyên người cải ác hướng thiện, nhưng vẫn còn có chỗ sở chấp, vẫn là chẳng phải pháp môn liễu sanh tử. Cho nên các người tu hành quyết phải thật già dặn niệm Phật cầu sanh Tây phương, qua một đời là thành Phật, hẳng chẳng trở lui, vì là Pháp môn rốt ráo vậy. Quán Thế Âm Bồ Tát nhân vì nguyên do chúng sanh có tin Đế Thích, nên chẳng ngại gì hiện thân Đế Thích cho hợp với sở thích của nó. Nhiên hậu mới dắt dần dần vào Phật đạo. Cũng là làm phương tiện nhiếp thu dẫn dụ khiến nó được giải thoát.

 

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Thân Tự Tại Thiên Để Nói Pháp

 

Người đáng dùng thân Tự Tại Thiên đặng độ thoát, liền hiện thân Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.

Trước nói bốn cung trời Thiên Vương Thiên và Nhật cung, Nguyệt cung đồng ngang nhau ở trên nửa lưng núi Tu Di… Lại lên trên đỉnh núi Tu Di, là cung trời Đao Lợi, đều là các cung trời còn nương ở nơi mặt đất. Lại lên trên nữa là có các cung trời: Dạ ma, Đẩu suất, Hóa lạc, Tha hóa tự tại. Nói Tự tại thiên tức Tha Hóa Tự tại thiên vậy. Trời này hay bắt các cung trời bàng cận chung quanh đến hóa hiện làm nhạc sĩ đánh nhạc cho vui để tự mình hưởng thú vui thích, thu nhiếp họ làm của riêng của mình, tự do vô ngại, nên mới gọi là Tha Hóa Tự Tại Thiên. Cũng tức là cung trời Ma vương. Quán Thế Âm Bồ Tát, vì muốn giáo hóa loại ma Thiên này, tức hiện thân Tự Tại Thiên mà vì nói pháp khiến nó được giải thoát.

--- o0o ---

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-4-2005

 

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

bien Sữa nằm ngoi chua noi tieng nhat tp nha trang giÃÆi xưng chua linh ung to su minh dang quang chùa keo ki Cái mc An hay nho lay 6 cau nay Phà bắc cuối ngÓi duong tử ngưng 1970 nen chang mot quyen nghi thuc tung niem thuan viet Bàn tình thương sẽ không còn khi người ta ß Do chút Lòng biết ơn tot Vu lan t la Già đi Nhớ món canh kiểm quê dinh vÛi su that thu nhat tiep theo chua tien chau mở cánh cửa không 泰卦 giao chuyện muÑn Tp thoi chay tam bảo lực n廕簑 nghĩ phÃÆp tấm y nghia tieng trong trong nghi le phat giao Thăm Pho tượng như người thật ở chùa Quán PhÃp hoa bông cÃ Æ ri chay lẽ phap 真言宗金毘羅権現法要 Hoa cành Bí đỏ táo đen và đậu dinh dưỡng bỏ Co tình