Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát
Phổ Môn Giảng Lục

Pháp sư Bảo Tịnh giảng thuật
Thôi Chú bình & Tôn Tử Á
kính lục
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch

Sàigòn - 1972 - PL 2516

--- o0o ---

Thị Hiện Đại Tự Thiên, Đại Tướng Quân, Tỳ Sa Môn Để Nói Pháp

 

Người đáng dùng thân Đại Tự tại Thiên đặng độ thoát, liền hiện thân Đại Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Đại Tướng Quân đặng độ thoát, liền hiện thân Thiên Đại Tướng Quân mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tỳ Sa Môn đặng độ thoát, liền hiện thân Tỳ Sa Môn mà vì đó nói pháp.

Trên chót đỉnh Tứ thiền thiên là cung trời Ma Hê Thủ La, tức là Đại Ma Vương Thiên. Trời này có tám tay, ba con mắt. Ma này lực lượng rất dữ tợn. Thiên Đại Tướng Quân: Như Ngài Vĩ Đà Thiên Tướng, nguyên là một vị Đại Bồ Tát hóa hiện đến để làm Thần Hộ Pháp. Tỳ Sa Môn là Bắc phương Thiên Vương một trong tứ Thiên Vương Thiên. Đông phương gọi là Trì Quốc Thiên Vương, Nam phương gọi là Tăng Trưởng Thiên Vương, Tây phương gọi là Quản Mục Thiên Vương, Bắc phương gọi là Đa Văn Thiên Vương. Tỳ Sa Môn tức là Đa Văn Thiên Vương là Thủ lãnh của Tứ Thiên Vương. Nói một, gồm cả ba kia là đủ bốn vậy. Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc hiện Đại Tự Thiên Vương, hoặc hiện Thiên Đại Tướng Quân, hoặc hiện Tứ Thiên Vương, Hiện các thứ thân, không một thứ nào chẳng phải tùy loại thị hiện mà giáo hóa chúng sanh. Thường gọi là hiện thân đồng loại, dạy chỉ pháp tương đương với các mà giáo hóa vậy. Xét cho rốt ráo đều quy về một mục đích duy nhất khiến cho chúng sanh được thành Phật. Từ trước đến đây đã giảng xong sáu thứ thị hiện ứng hóa thân của Thiên Đạo.

 

Thị Hiện Thân Tiểu Vương, Trưởng Giả, Cư Sĩ, Tể Quan… Để Nói Pháp

 

Người đáng dùng thân Tiểu vương đặng độ thoát, liền hiện thân Tiểu vương mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Trưởng Giả đặng độ thoát, liền hiện thân Trưởng Giả mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Cư Sĩ đặng độ thoát, liền hiện thân Cư Sĩ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tể Quan đặng độ thoát, liền hiện thân Tể Quan mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Bà La Môn đặng độ thoát, liền hiện thân Bà La Môn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di đặng độ thoát, liền hiện thân Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di mà vì đó nói pháp.

Văn này giảng thị hiện thân Nhân Đạo. Người nhân gian: có Quốc vương, Trưởng giả, có Tể quan bách tánh. Tiểu vương là Quốc vương thế gian. Chuyển Luân Thánh Vương xưng là Đại vương. Bình thường ông vua một nước đều xưng tiểu vương như Tổng Thống ngày nay, dân chủ thì Chủ Tịch v.v… đều là giàu có bốn biển, ngồi mà nắm đại quyền một quốc gia, vì địa vị ấy rất cao sang vậy. Nếu thu nắm hết đại quyền mà biết đem Phật pháp giáo hóa cho trăm họ, trên làm dưới bắt chước, thời cả thiên hạ ai mà giám khinh lờn coi nhẹ, chắc chắn tuân hành tin chịu theo mệnh lệnh răm rắp vậy. Như cổ thời nhà Đường có Đường Thế Tôn, nhà Nguyên có Nguyên Thế Tổ, nhà Lương có Lương Võ Đế đều là những vị ấy ! Hiện Tiểu vương là thân luận. Dạy tam cương, ngũ thường, Thập hiện là khẩu luân. Soi cơ nên dùng phương tiện nào cho thích hợp mà thuyết pháp là ý luân. Ở trên đời có những người chẳng chịu tin Phật pháp, nên đem địa vị cao cả của Đế Vương, Tổng Thống, Chủ Tịch mà giáo hóa họ mới khứng chịu tin theo. Nên Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng ngần ngại gì, tức hiện thân Tiểu vương đến thuyết pháp giáo hóa khiến nó được giải thoát.

Đại phàm những người: Đạo cao đức trọng, thấy nhiều hiểu rộng, niên xỉ đức độ đều cao cả, mới được cả làng nước láng giềng, bè bạn họ hàng đều suy tôn sùng kính, đều gọi là Trưởng giả. O⮧ Trưởng giả ấy đều được mọi người tôn kính suy sùng, thời khi nói ra một lời là được nhiều người phục tùng chắc chắn. Nếu có chúng sanh nên dùng thân ấy mà được độ, Quán Thế Âm Bồ Tát tức khắc thị hiện thân Trưởng giả để khuyến dắt chúng, cảm hóa chúng và độ thoát chúng ngay.

Cư sĩ là người tại gia học Phật. Phật giáo cư sĩ lâm tức là nơi chỗ Cư sĩ học Phật nhóm hợp lại vậy. Như nhiều cây cối nhóm lại thành rừng, nên gọi là Cư sĩ lâm.

Đại phàm những ai: Chẳng tham danh lợi, chẳng mộ phú quý, tự đạm bạc giữ đời, liêm khiết an ẩn tự cư xử, sáng suốt hiểu biết lẽ đời để bảo thân, nhân cách cao thượng. Hoặc thọ Tam quy, hoặc trì Ngũ giới, thanh tịnh tự tu, chẳng bị phiền não trói buộc, kham chịu đựng mọi điều khó nhọc. Lấy ngay nơi tự thân nêu ra lẽ phải cho thiên hạ biết, đều được gọi là Cư sĩ. Hoặc có chúng sanh, nếu nói việc gì khác mà chẳng phải đạo nghĩa thời chẳng đủ cảm động tâm lý chúng; như quả đối chúng giảng đạo đức dạy nghĩa lý, tất được chúng nghe theo. Quán Thế A⭍ Bồ Tát cũng chẳng phòng ngại thị hiện thân Cư sĩ để hoằng pháp lợi sanh, khiến chúng được giải thoát.

Tể, tức là Quan lại. Là bá quan đại thần, như Quận trưởng, Huyện trưởng, U?ên, Chủ tịch, Chuyên viên. Quan tòa, Thanh triều, Tướng quốc, gọi là tể tướng. Bá quan đại thần thống xưng là Quan, đều là những kẻ sẵn có quyền thế trong tay, chức chưởng quản lý tất cả dân chúng. Những hạng người này, nếu được thọ hoằng dương Phật pháp, thời chắc có lợi ích lớn lao lắm. Nam Thông Từ Chuyên Viên, ngày trước có ở Bản lâm này diễn giảng, ông đối với Phật pháp có nghiên cứu khá rộng rãi. Lại như Kim Huyện Trưởng cũng là người có thâm tín Phật pháp. Kìa như các bạn: Đái Quý Đào, Vu Hữu Nhậm, Cư Chánh, Trương Tỉnh Giang, Châu Tử Kiều, đều là được liệt vào hạng Tể quan cả. Vì họ đều có thâm tín Phật pháp, có lắm nhiều nên dân chúng nhờ đấy nên thượng hành, hạ bắt chước làm theo. Cứ như thế là khuyến hóa là được hiệu lực rất lớn lao. Và lối phương tiện thị hiện này lại có dùng Tể quan để giáo hóa Tể quan nữa là khác. Lệ như các Trưởng quan bên ngành Quân chánh, vì những người quân nhân chỉ nghe theo mệnh lệnh cấp chỉ huy chứ chẳng phải những người phổ thông bình thường mà có thể giáo hóa họ được. Sở dĩ Quán Thế Âm Bồ Tát tùy thuận cơ duyên chúng sanh thị hiện thân Tể quan, thuyết pháp để khuyến đạo khiến họ được giải thoát.

Bà La Môn là quý tộc ở AᮠĐộ. Nước Tàu có bách gia tánh. Ở AᮠĐộ có tứ chủng tánh: 1) Sát Đế Lợi chúng tánh, là hệ phái vua chúa quý tộc. 2) Bà La Môn chủng tánh, như Đạo giáo ở Trung Quốc. Chỉ tu hành thanh tịnh, chẳng muốn làm việc gì cả, chuyên ưa thanh nhã. 3) Tỳ Xá chúng tánh, tức là bọn buôn bán đổi chác. 4) Thủ Đà chủng tánh, là hạng nông phu cày trồng và bọn tôi tớ. AᮠĐộ dùng hai dòng Sát Đế Lợi và Bà La Môn làm tôn quý. Nếu có những người đi ở nơi núi cao hang thẳm, tu Tiên luyện Đạo, như bản thân những vị Hòa thượng chẳng hạn, đến họ mà thuyết pháp, chắc là bị trở ngại, chổng chảng chẳng nghe nhau. Nếu thị hiện đồng loại bằng thân Bà La Môn, thuyết pháp đồng loại tương đương để dẫn dụ họ ngõ hầu có thể giáo hóa thành công. Sở dĩ Quán Thế Âm Bồ Tát, tức hiện thân Bà La Môn mà thuyết pháp khiến họ được giải thoát.

Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di là bốn chúng đệ tử của Phật giáo, Tỳ kheo là tiếng Aᮮ Trung Quốc có ba ý nghĩa, cho nên dịch âm mà chẳng dịch nghĩa vì cả ba dịch không gọn: 1) Khất sĩ: Đồ đệ của Phật giáo nên mang bình bát đi khất thực thì tốt hơn. Như các nước Tích Lan, Miến Điện, Xiêm La đều nhất luật y theo lời di giáo của Đức Phật. Nhưng ở Trung Quốc phong khí ấy chưa khai thác được. Sở dĩ chẳng thi hành chế độ này. Bên trong khất xin Phật pháp lấy nuôi huệ mạng; bên ngoài khất xin uống ăn lấy dưỡng thọ mạng. Cho nên trong phạm vi bốn mươi dặm, có giảng kinh, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni nhất định phải đi đến nghe giảng. Ví như không có lý do chính đáng mà chẳng đi nghe là chẳng cầu xin Phật pháp, tức là phạm giới, tức chẳng biết thế nào là dụng công tu hành, đâu đủ để thành tựu huệ mạng ư ? 2) Phá ác: Tỳ kheo nên phá hủy 10 điều ác. Nếu chẳng phá nổi ác đó, bèn là kẻ tục đầu láng lẫy chớ chẳng phải Tăng nhân. 3) Bố ma: Tỳ kheo năng khiến Ma sanh lòng khiếp sợ. Nhân vì thầy Tỳ kheo bước lên Đán Tỳ kheo để trải qua bốn phen thưa thỉnh, gạn hỏi rồi mới được lãnh thọ giới Tỳ kheo. Khi đó các vị Thần Hộ Pháp đều nhóm đến ủng hộ giới Đàn. Địa Hình Dạ Xoa báo cáo lên Không Hành Dạ Xoa. Cứ như thế truyền nhau lên đến trời Tứ Thiên Vương Thiên, trời Lục Dục, cho đến trời Ma Vương. Thời bấy giờ trời Ma Vương phát sanh lo sợ, bởi vì người đời làm ác đều là con Ma cháu Ma thuộc giòng họ của Ma chớ chẳng thể vượt khỏi ngoài phạm vi nó được vậy.

Nếu ai năng: đầu đội trời, chân đạp đất, lãnh thọ giới, giữ gìn giới, tu niệm Phật, giải quyết xong vấn đề sanh tử. Quay trở lại giáo hóa chúng sanh, xé quách phạm vi Ma Vương, đạp đổ cung điện của Ma Vương làm cho chấn động cả hoàn vũ. Đó mới là kẻ trượng phu xứng đáng phần nào vậy. Bởi cung điện và Ma Vương đều ở trong tâm chúng sanh. Mà tâm bất chính là cùng với Ma Vương tương thân tương thức tức là tiếp cận với nó. Nếu tâm chính mà chau dồi sửa sang cho thành tựu kho tàng Đại quang minh, thời cung điện của Ma Vương bị lung lay và sụp đổ hoàn toàn. Sở dĩ đấy nên Ma Vương rất sanh lòng khiếp sợ.

Như hiện nay nhất tâm nghe giảng kinh, tức là khất sĩ cầu Pháp. Trì giới tu hành, tức là phá ba nghiệp ác. Tức có thể làm cho Ma Vương run sợ. Đầy đủ ba điều kiện này mới được xưng là Tỳ kheo. Đâu những người xuất gia tu như thế, tức như các ông bà Cư sĩ, nhất tâm nghe giảng kinh, cấu Pháp yếu của Phật, tức là khất sĩ. Trì giới không phạm tức là phá ác. Trì giới niệm Phật, tức ma phải sợ hãi. Thân tuy tại gia, nhưng tâm thiệt xuất gia, tức là tại gia Tỳ kheo. Bất quá các thầy Tỳ kheo thọ trì 250 giới điều cụ túc nên mới hơn vậy thôi.

Tỳ kheo ni. Chữ Ni tức chữ Nữ là gái. Đại phàm người gái xuất gia phải thọ trì 350 giới điều cụ túc, gọi là Tỳ kheo ni. Ưu bà tắc là ngũ giới nam. Ưu bà di là ngũ giới nữ. Tức là nam nữ Cư sĩ thọ trì ngũ giới. Lại dịch xưng là Cận sự nam, Cận sự nữ. Nghĩa là những người ấy hay gần gũi kham chịu phụng sự ngôi Tam bảo vậy.

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát tùy theo từng loại mà hiện thân: hoặc hiện tướng Tỳ kheo, hoặc hiện tướng Ni tăng mà giáo hóa cho bằng pháp thanh tu tịnh hạnh. Hoặc thị hiện Ưu bà tắc, Ưu bà di trì ngũ giới mà giáo hóa cho bằng phương pháp vẫn ở lại đời mà học được Đạo. Nhưng Quán Âm vốn chẳng phải bốn tương Tăng, Ni, Tắc, Di gì cả. Nhưng vì giáo hóa chúng sanh, nên chẳng phòng ngại tùy loại thị hiện. Ví như kịch viên nơi sân khấu, bất luận hoặc nam hoặc nữ, đều có thể xoa son đánh sáp, rồi thượng lên diễn đàn, múa nhảy giỡn cợt đủ thứ. Đến khi hạ hồi vẫn là không phải gì hết. Bồ Tát cũng như thế. Cho nên kinh nói: Chẳng động chân tế, diệu ứng không phương, khắp hiện pháp giới, bản tánh vắng lặng.
 

 

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Nữ Nhân Để Nói Pháp

 

Người đáng dùng thân phụ nữ của Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà La Môn đặng độ giải thoát, liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp.

Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân nũ nhân chỉ một đoạn này. Trước đó nói sau sẽ nói đều là hiện thân nam tử. Do đấy đủ biết Quán Thế Âm Bồ Tát vốn chẳng phải nữ tướng, bất quá tùy theo từng loại mà thị hiện một phen vậy thôi. Hoặc hiện bà phu nhân của ông trưởng giả, hoặc hiện bà phụ nữ của ông Cư sĩ, hoặc hiện phu nhân của vị Tể quan, hoặc thị hiện phụ nữ vợ ông Bà La Môn. Hiện các thân phụ nữ quí tiện bất nhất định. Tại Trung Quốc, Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện thân nữ nhân có: Quán Âm xách giỏ cá, Quán Âm mặc áo trắng, Quán Âm bồng con nít, hiện ra nhiều lắm lắm nhiều. Bởi vì chúng sanh thế giới Ta bà nặng tình ái dục. Nên gọi ái chẳng nặng, chẳng sinh Ta bà. Dùng thân cô gái mà giáo hóa, rất dễ lãnh thọ được lợi ích lớn lao, như trước đã nói sự tích Quán Âm xách giỏ cá, tức là nhờ nữ nhân mà giáo hóa vậy. Các bà nữ cư sĩ đã được thâm tín Phật pháp rồi đem thấm nhuần cho: con cái, chồng, dòng họ, nội, ngoại và bè bạn gần xa, thu được hiệu lực lại càng vĩ đại biết bao ! Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi phương tiện chứ vốn chẳng phải phụ nữ thân, mà chẳng phòng ngại phương tiện thị hiện thân phụ nữ để giáo hóa khuyến dắt khiến chúng được giải thoát.
 

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Đồng Nam Đồng Nữ Để Nói Pháp

 

Người dùng thân Đồng nam Đồng nữ đặng độ thoát, liền hiện thân Đồng nam Đồng nữ mà vì đó nói pháp.

Thế giới cũng có lắm nhiều nam nữ, với tình ái dục lợt lạt mỏng nhẹ, trọn đời ôm chủ nghĩa độc thân: Trai tơ chẳng lấy vợ, gái lứa chẳng dùng chồng. Hoan hỷ thanh tịnh tu hành. Đều là hạng người đời trước đã trồng cội đức. Tập tục ở tỉnh Quảng Đông có một loại nữ tử cho việc lấy chồng nuôi con là khổ sở, nên họ nguyện chẳng muốn dùng chồng, thủ trinh tiết trọn đời. Hạng người này đều là khuê nữ, trinh bạch tiết giáo ở vậy gọn gàn, gọi là Đồng nữ. Cũng tỉnh ấy có số nam tử, ưa thanh tịnh, ôm chủ nghĩa độc thân, gọi là Đồng nam, Đồng nữ mà vì đó nói pháp. Như kinh Hoa Nghiêm có Thiện Tài đồng tử, tức thành đồng nam mà thành Phật đạo. Kinh Pháp Hoa có Long Nữ lên tám tuổi mà thành Phật, tức là loại ấy. Từ trên đến đấy hiện thân nhân đạo là xong.
 

Pháp Tứ Nhiếp

 

Người đáng dùng thân Trời, Rồng, Dạ xoa, Cà thát bà, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, nhơn, cùng phi nhơn đặng độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.

Bồ Tát giáo hóa chúng sanh có pháp tứ nhiếp:

  1. Bố thí nhiếp: Tức đem của vật bố thí chúng sanh, thời chúng sanh mà được lãnh của thí, tâm sanh vui mừng bèn lãnh thọ giáo hoá dễ dàng. Ví như trẻ con, dùng kẹo, quả, của, vật đem cấp cho nó, rồi mới nhiếp thu nó, nó bèn vui mừng, nhân đấy tùy cơ khai đạo, tức dễ tin vào. Cho nên đối với tất cả chúng sanh đều nên tùy theo sở thích của nó mà khéo léo dụ dẫn, khiến chúng dần dần vào nơi Phật đạo.

  2. Đồng sự nhiếp: Như công với công, thương với thương, giáo viên với giáo viên… đem tình quen biết đồng sự với nhau mà nhiếp thu khuyến hóa lẫn nhau là sanh lòng tin dễ dàng.

  3. A?ữ nhiếp: Người đời đều thích nghe những lời ưa đẹp. Ưa người ta khen ngợi mình. Bởi vậy trước phải tán mỹ cái đã, rồi mới thu nhiếp và khuyến hóa họ.

  4. Lợi hành nhiếp: Ta thường đem những việc lợi ích, khiến họ mang ơn huệ, nhiên hậu họ mới chịu phục tùng. Như Trương Sắc O⮧ dựng lên một xưởng thợ mộc, đắp một con đường mã lộ rật có lợi ích lớn lao cho mọi người. Sở dĩ nói ra một lời, tức được nhiều người nghe theo. Quán Thế Âm Bồ Tát đối với Trời Rồng tám bộ chúng, với dị loại quỷ thần, súc sanh cũng tùy theo từng loại mà thị hiện, tức là Đồng sự nhiếp.
     

Trời là những người trời ở dưới cung trời Tứ Thiên Vương Thiên. Rồng, có những Rồng trời, giữ cung điện cho Trời, có Rồng biển, giữ cung điện cho Rồng biển, Rồng mưa bủa mây rưới mưa. Rồng kho tàng giữ kho tàng báu. Chủng loại lắm nhiều. Phước báo rất lớn, nhưng nghiệp chướng cũng nặng. Nhân vì đời trước nhiều giận dữ, cho nên bị họa làm thân Rồng. Loại chim Đại Bằng, rất ưa ăn Rồng, như ăn bánh bột, hai cánh nó rẽ rạch được nước biển cả thấy sát đáy, bắt Rồng mà ăn. Rồng chúa rất kinh sợ nó. Một hôm, nhân khi Đức Phật đang ngồi bên bờ biển, Rồng chúa đến xin cầu cứu. Đức Phật cấp cho nó một tấm áo cà sa. Rồng chúa mừng quýnh đem tấm áo cà sa về phân phát cho mỗi đứa Rồng dân được một sợi chỉ bằng tơ của cà sa. Từ đấy về sau khỏi bị nạn chim Bằng bắt ăn thịt nữa.

Dạ xoa, hình thù rất dễ sợ, mỗi khi đi chạy rất nhanh và khoái. Cán thát bà gọi là Khứu Hương Thần. Vị Ngọc Hoàng Thượng Đế ở cung trời Đao Lợi thích nghe âm nhạc, nên mỗi khi đốt hương lên tức Cán thát bà liền đến đánh nhạc, là nhạc thần của trời Đao Lợi. A tu la, dịch là không đoan chính, tướng mạo xấu xí. Mà loại gái diện mạo dung nhan rất mỹ lệ. Theo thứ tự loại này là dưới nhân đạo. Nương ở trong những núi sâu ở bên bờ biển cả. Họ có Thiên phước nhưng không có Thiên đức. Thường cùng trời Đao Lợi chiến nhau. Đế Thích tuy làm chúa, vẫn còn ưa gái đẹp vì chưa rời cõi Dục vậy. Nên khi thấy con gái của A tu la vương tên là Xả Chỉ, nhan mạo đẹp đẽ cực kỳ, liền cưới về là vợ.

Một hôm nọ, Đế Thích mời nhạc phụ là A tu la vương đến viếng Thiên cung cho biết. Khi nhạc phụ trở về trần gian, Đế Thích giàn thiên binh, thiên tướng ra hai bên tống đưa cho tôn nghiêm sự thể. Tính chất A tu la hay sinh nghi kNhân thấy thế cho là chàng rể Ngọc Đế này mời đến, dụng ý đem binh tướng nhà Trời ra để dương oai với mình nên đem lòng bất mãn.

Lại một hôm khác, Ngọc Đế sửa soạn giáng hạ trần gian để nghe nhà Tiên Gia Đạo sĩ giảng kinh. Hoàng hậu là con gái A tu la vương nghi ngờ là ngài có yêu thầm nàng nào dưới hạ giới chăng, nên mới đến ngai Ngọc Đế tấu nài xin đi theo. Ngọc Đế đem sự thực bảo cho nàng biết. Nhưng nàng không tin, nài xin nhất định đòi đi với dụng ý là để trinh sát chứ chẳng phải nghe kinh. Buộc lòng Ngọc Đế ngài mới phán rằng: Thể diện Trẫm xuống dưới trần gian mà đem đàn bà con gái theo lè kè một bên coi không đẹp, tốt hơn Hoàng Hậu nên ở nhà. Giờ đây nàng lại thêm nghi ngờ lợi hại hơn nữa. Nhờ nàng có phép thuật thần diệu, chờ khi Ngọc Đế lên long xa, nàng liền ẩn mình thót lên cùng theo Ngài giáng hạ trần gian.

Sẵn sàng chờ sẵn, khi Ngọc Đế ngự xuống long xa, nàng cũng từ trên xe xuất hiện. Sau khi thiên hạ đón rước tưng bừng nào là trống đánh, cờ bay, nhạc trổi, hoan hô, nào nà lệnh bắn, pháo nổ, hương trầm nghi ngút, hoa tung tưng bừng. Sau một hồi náo nhiệt, Đức Ngọc Đế mới nghỉ nghiêm, ngó nghiêng, chợt thấy bà Hoàng Hậu đứng thù lù một bên, Ngài câu mày hơi tức giận, sẵn trong tay nắm bó Hoa sen cộng dài của đám rước vừa hiến dâng, Ngài giáng mấy cái xuống bà Hoàng Hậu và thốt lời: Con yêu ! Ngăn bảo ở nhà không nghe đòi theo cho được. Đồ yêu báo đời. Bà vừa tức vừa thẹn trợn mày, nổi lên: Thằng quỷ, sao đánh lên mặt ta đau điếng và bà thét lên om sòm. Thế là con yêu với thằng quỷ hai đằng đánh nhau mắng nhau inh ỏi chẳng còn sự thể của thượng giới nữa. Bởi vì, khi mà sân si đen tối nó nổi lên, và choán mấy hao cõi lòng sáng suốt kia rồi, thời còn đâu là phải quấy, thể diện gì nữa !

Nhân đấy nên cũng là đã gây thêm một tội lỗi là mất tinh khiết nữa, là tiếng tăm của bạn nữ kiều, khi nào thốt ra cũng như tiếng chim oanh thỏ thẻ trên cành liễu mai. Trong đám người danh dự tham dự đám rước Ngọc Đế vẫn có mặt vị Tiên Nhân là người chủ trì việc giảng kinh cho Ngọc Đế nghe. Khi từ trên long xa ngự xuống, Tiên Nhân cũng đã đứng sẵn đâu đó. Tiếp đến xảy ra việc không lành, hai ông bà ẩu đả, mắng nhiếc lẫn nhau, thời tiếng chim oanh Hoàng Hậu đã vô tình bay lọt thẳng vào tai Tiên Nhân làm Ngài "mất đạo" nghĩa là đứt thần thông và quên hết kinh pháp. Bởi vì tiếng sân si vì ái tình, phát ra có sức phá hoại khá mạnh mẽ, nếu sự tu luyện chưa được vững vàng. Chủ trì giảng kinh mà quên kinh mất; Ngọc Đế và Hoàng Hậu là thính giả mà giữa đường xảy ra việc không đẹp như thế, thử hỏi còn ai giảng và ai nghe nữa. Thế là cuộc giảng kinh thất bại hoàn toàn, không phương cứu vãn đươc vậy. Và cũng bởi đó mà làm cho Ngọc Đế lại càng nổi xung nhiều lên.

Bà Hậu nhân vì khí sát ấy, tuy bên ngoài có bề lắng dịu, nhưng bề trong vẫn sôi gan tức giận, nên đi thẳng về chỗ thân phụ tức A Tu La vương tố trần sự việc xảy ra giữa hai vợ chồng cho thân phụ nghe biết. A Tu La vương cũng nhân việc ngày trước Ngọc Đế dùng thiên binh thiên tướng để tống đưa nhau, hiểu lầm nghi là dương oai dọa nạt mình. Nay lại thêm việc này nữa. Do đấy A Tu La vương tức tốc điều động binh tướng nhiều vô số và vận chuyển ngay để đi lên đánh phá Thiên cung của Ngọc Đế. A Tu La vương dùng sức thần thông, chân đạp sát biển cả, tay dương lên lung lay tòa Thiên cung. Chiến cuộc thật dữ dội. Ngọc Đế bị thua bại, bỏ Thiên cung trốn chạy.

Chạy đến chỗ Đức Phật với mục đích là cầu viện cứu. Sau khi thi lễ, Ngọc Đế khúm núm đứng nép một bên. Đức Phật dùng thường tình thế tục hỏi: Ngọc Đế ! Từ xa đến có việc gì ! Thưa: Bạch Đức Thế Tôn ! Con có chút việc, xin Thế Tôn từ bi cho con thưa. Ngươi cứ nói, Đức Phật dạy. Ngọc Đế thuật lại đầu đuôi tự sự từ khi khởi thủy cho đến hiện tình, nhưng cũng có chỗ còn giấu diếm quanh co lấp ẩn chứ chưa thật ngay thẳng. Và cuối cùng Đế thưa: Lạy Đức Thế Tôn tái sanh cho con một lần này con xin đội ơn vạn kiếp !

Với Đức Phật Ngài đã thừa hiểu, nhưng hỏi là hỏi vậy thôi. Cho nên Phật chẳng quở trách lắm mà Ngài dạy dỗ mà an ủi nhiều hơn: Ta vẫn biết các người còn nhiều tội lỗi lắm, nguyên do bởi: Ngu si, tham dục, nghi ngờ, ghen tương, sân giận, đánh đập, nghe lời con và cuối cùng chém giết lẫn nhau để gọi là giải quyết vấn đề, toàn là những việc không đâu cả, chung qui là do ngu si thì thật là các ngươi ngu si đến mức. Vậy thì đầu đuôi bởi ngu si. Ta nay dạy cho Ngọc Đế ngươi nên thọ trì kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa thời nhờ đấy mọi việc đều được yên xuôi tất cả. Và Ngài quở: Sự việc đã xảy ra to như hư không mà bảo "chút việc". Ngọc Đế mừng quýnh, vâng lãnh kinh ấy về, thời A Tu La liền đại bại và chạy chốn vào trong lòng ngó sen. Kinh ấy, là nghĩa Đại trí huệ rốt ráo. Ngu si chỉ có trí huệ mới trừ được thôi. Với sự việc kể trên, cho chúng ta thấy người đời tuy tu công đức, là việc từ thiện, nhưng phần nhiều hay nghi ngờ nhau, ưa tranh giành lẫn nhau. Nhiều khi ra mặt háo thắng hơn người cho kỳ được mới nghe. Do đó, sau khi chết mới đọa loài A Tu La.

Ca lầu la tức loài chim Đại Bằng. Một phen bay xa đến chín vạn dặm. Tánh nó ưa ăn thịt Rồng. Khi Đức Phật cấp cho Rồng tấm áo cà sa, do đấy chim Đại Bằng chẳng ăn Rồng được nữa. Nó mới đến xin lòng từ bi Phật mà nói: Đức Thế Tôn cứu Rồng như thế ấy, còn bọn chúng tôi thì chịu chết đói sao ? _có ý bất mãn. Phật liền khiến dạy Đại Bằng quy y ngôi Tam Bảo và thọ trì giới bất sát. Và khiến dạy các đệ tử Phật rằng mỗi khi cúng Phật rồi thọ thực phải dùng cơm hoặc cháo tối đa là bảy hột mà xuất sanh tức bố thí cho các loại chim Đại Bằng, các quỷ thần nơi đồng nội, và mẹ con quỷ la sát, khiến cho thảy đều được nhờ đấy mà sống còn tính mạng.

Khẩn na la, đầu có một cái sừng, giống như người mà chẳng phải người, tên là Nghi Thần, cũng là nhạc thần của cung trời Đao Lợi. Mỗi khi Ngọc Đế muốn nghe âm nhạc, thời nhạc thần này đến đánh nhạc cho Ngài ngự nghe. Ma hầu la xà, là thần rắn Đại mãng xà, từ đầu đến bụng dài mà thô lớn lắm. Bà Hy Thị là vợ của Lương Võ Đế, chẳng tin Tam Bảo, bà phá hoại chùa miễu. Sau khi bà chết đoa làm rắn Mãng xà. Cũng không xong, cầu cứu với Lương Võ Đế. Để thỉnh Ngài Chí Công Thiền Sư, nhờ Ngài soạn bộ Lương Hoàng Sám. Mới thay thế cho Hy Thị mà tu sám hối. Bà Hy Thị nhờ đấy mà thoát thân rắn Mãng xà, và được sanh lên cung trời. Người, là chỉ cho Nhân đạo trong bốn châu thiên hạ. Chẳng phải người, là chỉ cho các loại súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục thảy.

Quán Thế Âm Bồ Tát vì muốn cứu độ Trời, Rồng, Quỷ, Súc thảy tám bộ chúng sanh nên cũng thị hiện các thứ thân ấy, để vì họ mà thuyết pháp khiến họ đều được giải thoát. Chính rõ là Bồ Tát từ bi phổ độ chẳng phân biệt giai cấp chủng loại nào cả.
 

Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện Chấp Kim Cang Thần Để Nói Pháp

 

Người đáng dùng thân Chấp Kim Cang Thần đặng độ thoát, liền hiện Chấp Kim Cang Thần mà vì đó nói pháp.

Chấp Kim Cang Thần là Thần Hộ Pháp của Phật giáo. Phật giáo lấy từ bi làm bản loài. Nhưng những người ác thế gian thường nghĩ muốn phá Phật pháp. Thần Kim Cang tay cầm dùi chày bằng chất báu, chuyên môn đánh những đứa ác mà bẻ gãy ác tâm nó để nhờ giúp việc ủng hộ Phật pháp. Sở dĩ Phật giáo với chỗ nên dùng từ bi thì dùng từ bi mà nhiếp thọ; chỗ nên dùng oai mãnh để bẻ gãy nó thì dùng oai mãnh đối với nó. Có oai có đức hai mặt đầy đủ mới xong việc

Quá khứ vô lượng kiếp về trước, có một vị Quốc vương lấy hai bà phu nhân. Bà Đại phu nhân sanh ngàn người con, bà thứ hai chỉ sanh được hai người. Ngàn cậu con bà lớn mở cuộc bắt thăm để định coi ai thành Phật trước và sau. Kết quả Thích Ca được thành Phật vào thứ bốn, Lầu Chí thành Phật cuối cùng. Hai người con của bà thứ lại phát nguyện: anh trưởng: Ngàn anh thành Phật tôi nguyện làm Phạm Vương chuyên cầu thỉnh thuyết Pháp. Chú em cũng nguyện tôi xin làm Lực sĩ hộ pháp. Cho nên Đức Phật ra đời do Phạm Vương được trước tiên thỉnh Phật thuyết Pháp, lại có Hộ Pháp Thần thay Phạm Vương lo việc hộ Pháp.
 

Kết Luận Về 32 Ư?hân Của Quán Thế Âm Bồ Tát

 

Vô Tận Ý ! Quán Thế Âm Bồ Tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sanh, cho nên các ông phải một lòng cúng đường Quán Thế Âm Bồ Tát.

Quán Thế Âm Bồ Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta bà này gọi Ngài là vị Thì Vô U?b>

Đây là những đoạn văn tổng kết. Quán Thế Âm Bồ Tát đem ứng 32 ứng hóa thân thị hiện ở khắp mười phương tất cả các quốc độ mà độ thoát chúng sanh. Do đó Đức Phật mới bảo Vô Tận Ý rằng: "Quán Thế Âm Bồ Tát đã trọn nên công đức dường ấy, sở dĩ các ngươi nên nhất tâm nhất ý cúng dường vị Bồ Tát này. Với những khi gặp phải cấp nạn lo sợ, Bồ Tát Quán Thế Âm năng đem cho sức vô úy để giải cứu tai nạn kia". Quán Thế Âm Bồ Tát đủ Đại oai thần, có Đại thế lực, thời chúng sanh cũng có bảy nạn, ba độc và bao nhiêu những lo sợ, kinh hãi, khổ não mà năng trì niệm Thánh hiệu, để cảm với Bồ Tát thời chắc được Bồ Tát đem cho oai mãnh Vô sở úy, khiến được giải thoát. Ngàn chỗ khẩn cầu ứng ngàn chỗ. Không cảm nào mà chẳng thông. Cho nên Đức Quán Âm còn có biệt hiệu là Thí Ô U?ả nữa vậy. Từ trước đến đây đã giảng xong 32 ứng thân.

 

Vô Tận Ý Bồ Tát Cúng Dường Quán Thế Âm Bồ Tát

 

Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật: "Thế Tôn ! Con nay phải cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát", liền mở chuỗi ngọc bằng các châu báu nơi cổ giá trị trăm nghìn lượng vàng, đem trao ngài Quán Thế Âm mà nói rằng: "Xin Ngài nhận chuỗi trân bảo pháp thí này".

Khi ấy Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng chịu nhận chuỗi.

Đoạn văn này là Vô Tận Ý Bồ Tát phát tâm cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát. Đức Phật giảng thị hiện 32 ứng hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, không một thân nào mà chẳng vì độ chúng sanh: Cứu bảy nạn, giải ba độc và làm thỏa mãn hai nguyện cầu v.v… là cứu khổ cứu nạn. Đều dùng bản thể trung đạo phát khởi Diệu dụng trung đạo mà làm con thuyền Đại từ để qua lại trong bể khổ mênh mông, và trong khi gặp gấp nạn hay ban cho sức vô úy. Sở dĩ cần nên nhất tâm cúng dường. Vô Tận Ý Bồ Tát liền thưa Đức Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn ! Tôi xin tuân Tôn Mệnh, nhất tâm cúng dường. Rồi tức thì tháo gỡ một tràng chuỗi ngọc Anh lạc báu quý mà mình đang đeo nơi cổ xuống mới dâng cúng qua Đức Quán Thế Âm Bồ Tát".

Tràng chuỗi Anh lạc này dùng nhiều các viên bảo châu xỏ xâu lại nhau mà thành, thật là báu quý trang nghiêm dị thường; giá trị nó đáng mười vạn lạng vàng, tức là nhiều đến một trăm cái một ngàn lượng vàng ròng vậy. La Hán chỉ biết tự lợi, chẳng chịu đi làm việc cầu phước, sở dĩ thân thể ốm o tiều tụy, không có oai đức. Không có chuỗi Anh lạc trang nghiêm tức là không thị hiện oai đức. Bồ Tát tích cực cứu thế, nơi nào cũng làm lợi cho mọi người, sở dĩ có phước bảo lớn, đầy đủ công đức pháp tài và có Đại trang nghiêm. Vô Tận Ý là một vị bồ tát, phước báo cũng rất lớn lao, sở dĩ có chuỗi bảo châu Anh lạc. Độc một tràng chuỗi bảo châu Anh lạc có giá đến trăm ngàn lượng vàng, huống là bao nhiêu vật kiện khác nữa biết bao mà kể. Cúng dường bảo châu Anh lạc là sự. Nhưng, trong ấy có hàm ẩn một ý nghĩa thật rất sâu xa.

Nơi trước sau cổ Vô Tận Ý là tiêu biểu Diệu thể trung đạo thật tướng, tức là trung đạo chân không Diệu hữu. Bảo châu Anh lạc dụ cho Giới – Định – Huệ, Đà la ni và các pháp môn khác nữa, để trang nghiêm cho trung đạo thật tướng ấy. Chúng ta vẫn có thể có thật tướng ấy, nhưng chưa có Giới – Định – Huệ, các Đà la ni để trang nghiêm. Cho nên chúng ta phải trì giới, tập Định, học Huệ và tu các pháp môn Đà la ni để tự trang nghiêm lấy Pháp thân của mình, kẻo uổng ! Cởi tràng chuỗi Anh lạc bảo châu nơi cổ, là tiêu biểu đả chứng được trung đạo pháp môn, mà chẳng an trụ tất cả pháp môn để tỏ ra tu hạnh thường xả vậy, đấy là tiêu biểu cho pháp.

Vô Tận Ý cởi Anh lạc hạ xuống, đem cúng dường qua Quán Thế Âm Bồ Tát, nơi miệng xưng rằng: "Nhân giả ! Mời Ngài nhận lãnh chuỗi Anh lạc pháp thí của tôi đây!". Hai chữ Nhân giả là Bồ Tát với Bồ Tát bình đẳng xưng hô với nhau. Quán Thế Âm Bồ Tát đủ đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, cho nên xưng là Nhân giả. Cúng dường bảo châu Anh lạc, nguyên thuộc về tài bố thí, mà sao gọi là pháp bố thí ? Phải biết tràng chuỗi ấy là tràng chuỗi bảo châu Anh lạc ở trong tự tâm. Vì ngoài tâm không có pháp, ngoài pháp cũng không tâm. Bảo châu Anh lạc tức tâm, tâm tức bảo châu Anh lạc. Tâm tức pháp, pháp tức tâm. Mắt thấy tai nghe, tất cả muôn vật, không một sự vật nào chẳng thuộc về nơi tự tâm. Toàn vật tức tâm, toàn sự tức lý. Cho nên tức tài bố thí mà chuyển làm pháp bố thí vậy. Nhưng với bọn ta là chúng sanh chưa có thể như thế được: Lấy pháp ở ngoài tâm, chấp đắm sự vật là thật có. Cho nên tâm với pháp cách ngại nhau, Tài với Pháp đều khác hẳn.

Có những người đem của cứu nạn, tận lực thi hành. Rồi nhân đấy mà tự cho công đức mà mình đã làm được là to lớn lắm. Thế là gặp một vụ bị hủy báng, liền sanh lòng buồn rầu, tức khắc hiện sắc mặt chẳng vui. Đấy gọi là chấp tướng bố thí. Và đấy cũng là nhân hữu lậu của người và trời. Nhân vì chẳng thấu rõ Phật pháp, chẳng biết chúng sanh là ở trong tự tâm của ta; cứu người tức cứu ta, cho nên không công đức khả cư, thời đâu còn có những lời phỉ báng nữa. Được như thế thì trọn ngày làm công đức. Vã lại làm việc ta và người là bổn phận vậy, thời tuy là tài bố thí cũng tức là pháp bố thí. Nếu thí má chẳng vong, ba luận chẳng không, tức là có ý thức tác dụng, thời đối với Phật pháp chẳng thích hợp một chút nào cả.

Ngày xưa, khi Đức Lạt Ma Tổ Sư mới đến Trung Quốc. Lương Võ Đế hỏi Tổ: Trẫm ưa làm công đức, đi đến đâu tạo lập chùa chiền nơi đó, đắp Tượng, xây Tháp, in kinh ấn tống và độ vô số tăng chúng. Những công đức ấy sẽ như thế nào ? Đạt Ma trả lời: Không có công đức gì hết ! Bởi vì ngươi chấp tường bố thí, bất quá hưởng được phước báo người trời mà thôi. Một khi phước báo ấy hết, cũng y nhiên phải đọa lạc. Vì hữu lậu bố thí là hữu lậu công đức vậy. Võ Đế hỏi: Chân công đức là thế nào ? Tổ đáp: Tịnh trí diệu viên, thể tự trống lặng, phải nương theo thể ấy mà bố thí, và tất cả các hạnh nghiệp khác nữa, cũng đều nương nơi đó, mới gọi là vô lậu công đức. Tức pháp bố thí, tức gọi chân công đức vậy.

Tịnh trí diệu viên thể tự trống lặng là nghĩa thế nào ? Có thể khẳng khái bố thí, tức là đem tiền của là cái mà mọi người đều nặng lòng yêu tiếc đi cứu tai cứu nạn. Pháp bố thí này mới là có đủ trí huệ. Nếu chẳng trí huệ là đâu chịu bố thí như thế ấy ? Tuy nhiên có trí huệ bố thí, nếu một phen chấp tướng, bèn sa vào nhiễm hữu vi hữu lậu, thời trí huệ ấy tức là bất tịnh vậy. Nếu được ba luận thể chống không, chẳng chấp đắm có tướng người bố thí, chỗ sở an của hành tâm không công đức khả cư, nếu trí huệ bố thí như thế là thanh tịnh thời không ô nhiễm, mới được gọi là tịnh trí vậy. Được như thế chẳng có tâm phân biệt năng thi và sở thi và chẳng có tâm tư lường, trọn đầy nhẩy khắp thanh tịnh bản nhiên biến cả pháp giới. Do đó nên mới gọi là Diệu viên.

Vô sở trụ mà sanh tâm bố thí, chẳng rơi vào tâm – ý – thức mà tu bố thí; năng thi sở thí đều tiêu vong, trọn chẳng khá được, vì là Thể nó không tịch tức trống lặng vậy. Vô trụ mà sanh tâm, gọi là Tịnh trí Diệu viên, sanh tâm mà vô trụ, tức gọi Thể tự trống lặng. Được như thế đấy mới gọi là: Chẳng chấp tướng bố thí phước bằng hư không, lượng khắp pháp giới. Trái lại chấp tướng phân biệt thời có hạn lượng tức thành hữu lậu công đức vậy.

Vô Tận Ý là bực đại Bồ Tát, tức tài thí mà làm Pháp thí. Tài thí Pháp thí ngang bằng không sai khác. Nhưng Vô Tận Ý đem Anh lạc cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán A⭍ chẳng chịu nhận là vì Vô Tận Ý tuân lời Phật dạy mà phát tâm cúng dường, chưa thấy Đức Phật dạy nhận, sở dĩ chẳng dám thọ lãnh.

Ngài Vô Tận Ý lại thưa cùng Quán Thế Âm Bồ Tát rằng: "Xin Ngài vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này".

Bấy giờ Phật bảo Quan Thế Âm Bồ Tát: "O⮧ nên thương Vô Tận Ý Bồ Tát này và hàng tứ chúng cùng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, nhơn va phi nhơn v.v… mà nhận chuỗi ngọc đó".

Ngài Vô Tận Ý thấy Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng chịu nhận chuỗi cúng dường nên lại mời thêm một lần nữa rằng: "Thưa Nhân giả ! Tôi phát tâm cúng dường Anh lạc là vì chúng sanh vậy. Nhân thấy chúng sanh nhận bao khổ nạn, thật chẳng nỡ nói ra cho hết trạng thái ấy được. Xin Ngài đem lòng đại từ đại bi thương xót bọn chúng sanh này mà nhận phần chuỗi Anh lạc cúng dường này cho". Vô Tận Ý Bồ Tát vì một hạng chúng sanh mà phát tâm cúng dường. Chính lúc ấy Đức Phật bảo Thế Âm Bồ Tát rằng: "Ngươi nên sẵn lòng đại từ đại bi mà nghĩ đến sự hảo tâm của Vô Tận Ý và bốn chúng cùng tám bộ Thiên, Long, Nhân, phi nhân thảy đang trên hội Pháp Hoa này mà nhận phần chuỗi Anh lạc này đi !".

Tức thời Quán Thế Âm Bồ Tát thương hàng tứ chúng và Trời, Rồng, nhơn, phi nhơn v.v… mà nhận chuỗi ngọc đó chia làm hai phần: Một phần dâng Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, một phần dâng tháp của Phật Gia Bảo.

Vô Tận Ý ! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần tự tại như thế, đạo nơi cõi Ta bà.

Tức thời, là chính lúc Vô Tận Ý khẩn thỉnh Quán Âm nên đem lòng từ mẫn mà nạp nhận mà Đức Phật cũng dạy Quán Âm phải nhận chuỗi ngọc cúng dường đi. Đức Quán Thế A⭍ Bồ Tát vì lòng thương xót bốn chúng và tám bộ, sở dĩ chẳng nhận mà phải nhận. Nhận xong, đem phân chuỗi ấy ra làm hai phần: một phần cúng Phật Thích Ca, một phần cúng Phật tháp Ba Đảo. Thích Ca Mâu Ni Phật là vị Giáo chủ Ta bà thế giới.

Thích Ca là họ, dịch là Năng Nhân, Mâu Ni là tên dịch là Tịch Mặc. Năng nhân tiêu biểu lòng Từ bị lợi tha. Năng, là tài năng lực lượng tức là tài năng tích cực lợi nhân. Nhân, tức là nhân từ cứu khổ cho vui. Tịch Mặc, tiêu biểu trí huệ tư lợi: Yên vắng, lặng soi, tức đem huệ soi phá vô minh nơi mình là tự lợi. Đời cũng có những người vì chúng sanh làm sự nghiệp từ thiện. Cái dụng tâm ấy cố nhiên là chẳng phải dễ, nhưng đáng tiếc thay là họ chỉ biết tích cực cho công việc mà chẳng đem lý trí để quan sát để làm trống không những gì đã có, cho nên khó được kết quả tốt đẹp mỹ mãn. Nay, quyết phải dùng công phu Tịch Mặc làm cho chết cái tâm sanh manh, rồi một lòng dạ nhớ Phật, nhớ đến khi nào mà thân và tâm đều tiêu vong, mới đánh đổ cái chấp nhân ngã, bứt dứt cho hết các thứ dây phiền não. Thản nhiên: Nghịch cảnh đến chẳng giận, thuận cảnh về cũng chẳng mừng. Thế, tức là làm chết hết cái trộm cắp.

Nhiên hậu mới phát tâm ra làm những việc thay thế dân chúng mà mưu đồ hạnh phúc cho nhau, vì nhân quần làm lợi ích cho đa số ! Được như thế là ta và người đều đạt được đến kết quả mỹ mãn vậy. Đã chẳng có lo nghĩ thành bại hay đắc thất, lại cũng không một vật gì dung tình. Đến đấy tức xả kỷ tùng nhân, tổn minh lợi người, gọi là do tiêu cực mà tích cực, tức xuất thế mà nhập thế. Thích Ca tức Diệu hữu nhập thế, Mâu Ni tức chân không xuất thế. Chỗ gọi là Thế, xuất thế gian, nhất dĩ quán chi. Cố nghĩ danh nghĩa thời có thể biết Đức Phật chẳng phải là một mùi tiêu cực vậy. Thấu rõ được những lẽ trên mới ra làm sự nghiệp lợi sanh dân chúng, tức là cùng với những người làm thông thường cùng nhau làm những việc lành, chắc chắn thu được hiệu quả vĩ đại vô cùng vậy. Sở dĩ chúng ta là những người học Phật nên lấy bốn chữ Thích Ca Mâu Ni để làm khuôn thước.

Đương khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh Pháp Hoa, ở ngay trước giảng đường, bỗng nhiên từ dưới đất vọt lên một ngôi Tháp báu, trong đó Đức Phật Đa Bảo. Đức Đa Bảo Phật, là vị Cổ Phật đã thành Phật đạo từ vô lượng kiếp về trước và đã nhập diệt lâu rồi, nhân này Phật Thích Ca thuyết kinh Pháp Hoa là việc nan đắc hy hữu, sở dĩ từ trong lòng đất vọt lên ngôi Tháp báu để làm chứng minh công đức.

Quán Thế Âm Bồ Tát, ban đầu chẳng nhận chuỗi Anh lạc, sau mới chịu nhận. Nhận xong chia làm hai phần, rồi dâng lên hai vị Phật Thích Ca và Đa Bảo Tháp, là thọ nhận mà chẳng thọ nhận. Chẳng thọ mà thọ gọi là Diệu hữu, tức Thích Ca. Thọ mà chẳng thọ gọi là Chân không, tức Mâu Ni. Họp lại mà nói: Đạo ở trong ấy đủ rồi vậy.

Đức Phật bảo Vô Tận Ý rằng: "Quán Thế A⭍ Bồ Tát này có oai đức thần thông như thế ấy, mới đến Ta bà thế giới này có công đức cao độ thật là bất khả tư nghì".

Giảng Phẩm Phổ Môn Quán Thế Âm Bồ Tát, do bổn môn và tích môn thị hiện 32 ứng thân dạo khắp cõi Ta bà, đến đây là xong.

--- o0o ---

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-4-2005

 

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Dịch Mẹ đốt xuà chùa bồng lai Phơ chay duy tri va trao truyen loi cua duc phat la Mắt Phật ở Lumbini viet bang ca yeu thuong an chay duoi goc nhin phat giao Nếu bạn yêu Sài Gòn chùa mật đa co BÃ t廙 Ngay 泰卦 tim hieu ban chat kho dau ma di tu Tọa đàm về Thiền sư Minh Châu Hương quang nam truong lao ht thich chon phat vien tich Thận trọng với sản phẩm có mùi Canh còi ý hang big bang lai Cỏ vị chu khong trong kinh bat nha Nguyên nhân nhiều người trẻ bị ung đời người kỳ thực chỉ là 6 sự cam nang vao doi cho nguoi phat tu tai gia chương iv coi goc cua sanh tu va niet ban đa rahulata Mưa ấm Tháng Giêng Bí mật dinh dưỡng của hạt đậu diệu liên lý thu linh chuyển ngữ chùa thiên chÓng Hấp thu quá ít muối cũng gây hại cho ba n vu lan 4 thá Như ý dong co va nguyen vong Vận động đêm qua hoa chết cÃÆ Tương khẩu 1973 Đức 5 thước đo căn bản về phương pháp Thường Hãy tim cau su giac ngo vi tha Nghi vê lê Macchabée tri ân Nước lut bat tuy phan biet cu tran lac dao tap 1 Bệnh dạ dày lam the nao de giai nghiep xau trã