Kinh Điển - T́m hiểu Kinh Pháp Cú.

 

 

 

 

TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ

(DHAMMAPADA)

Tâm Minh NGÔ TẰNG GIAO

 * DIỆU PHƯƠNG XUẤT BẢN 2006 *

MỤC LỤC

 

1) Lời nói đầu

 

I

2) Nguồn gốc Kinh Pháp Cú

3) Vô thường và Vô ngã

4) Nhân quả và Nghiệp báo

5) Luân hồi

 

II

6) Tam độc: Tham, Sân, Si

7) Ái dục

8) Giới, Định, Tuệ

9) Người ngu và Người trí

10) Tam quy và Ngũ giới

 

III

 

11) Thập thiện

12) Lục độ Ba La Mật

13) Tứ diệu đế và Bát chánh đạo

14) Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả

15) Mầu áo cà sa

 

IV

16) Hương vị giải thoát

17) Nghệ thuật thuyết pháp

18) Đạo Phật là đạo yêu đời

19) Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi

20) Tài liệu tham khảo

 

LỜI NÓI ĐẦU

Người có lòng thành kính tin vào Đức Phật và theo Đạo Phật không phải chỉ hàng ngày thắp nhang đảnh lễ trước bàn thờ Phật, niệm Phật hoặc đọc dăm ba câu kinh, thỉnh vài hồi chuông, gõ đôi tiếng mõ hay lâu lâu rủ nhau đến chùa lễ bái là đủ. Chúng ta cần tìm hiểu rõ những lời dạy của Đức Phật vì Đức Phật đã từng nói rằng: “Tin ta mà không hiểu ta, ấy là bài báng ta.” 

Các kinh điển ghi lại lời dạy của Đức Phật thời rất nhiều, giáo lý của Đức Phật mênh mông bát ngát như biển cả, nhưng nói chung không có tính cách độc đoán và bí hiểm như những tín điều trong một số đạo khác. Kinh điển của Đạo Phật chỉ là những lời giảng dạy của một người như chúng ta, nhưng vị đó đã giác ngộ hoàn toàn. Vị đó đem những sự hiểu biết và kết quả tu tập được của chính bản thân mà diễn giảng cho chúng ta nghe để chúng ta tự suy nghĩ. Khi đã suy nghĩ kỹ rồi thời chúng ta thử áp dụng. Nếu nhận thấy đó là chân lý lúc đó chúng ta sẽ tin. Lòng tin bấy giờ mới thật là sáng suốt, chân chính và sẽ bền vững. 

Kinh Pháp Cú thường được coi là cuốn kinh tóm thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Kinh Pháp Cú đã được nhiều vị dịch sang tiếng Việt, khi thì dưới hình thức những câu “kệ”, khi thì thành “thơ”, khi thì thành “văn xuôi” v.v… Trong cuốn “TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ” này, để cho giản tiện, soạn giả đã chỉ trích dẫn những câu “Pháp Cú” trong cuốn Kinh Pháp Cú được chuyển dịch thành thể thơ “lục bát” do soạn giả hoàn tất và được xuất bản vào năm 2003.  

Khi soạn thảo cuốn Kinh Pháp Cú chuyển dịch thành  thể  thơ “lục bát” nói trên soạn giả đã  tham khảo một số tài liệu quý báu về Kinh Pháp Cú viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Các tác phẩm tiếng Anh đa số được dịch trực tiếp từ nguyên bản tiếng Pali. Các tác phẩm tiếng Việt thì được dịch từ nguyên bản Pali hay được dịch theo bản chữ Hán hoặc tiếng Anh. Muốn cho đại đa số quần chúng khi đọc Kinh Pháp Cú cảm thấy dễ hiểu, soạn giả khi chuyển dịch thơ đã cố gắng xử dụng chữ Việt với những ngôn từ bình dị, tránh dùng nhiều chữ Hán và những danh từ triết học hoặc đạo học cao siêu. Đôi khi một vài lời giải thích cũng đã được chuyển thành thơ và thêm vào trong bài. Để hoàn thành tác phẩm người dịch trong khi sắp xếp ngôn từ và tứ thơ đôi khi đã phải thêm bớt một vài chữ, hoán chuyển một vài câu trong cùng một bài, nhưng vẫn cố gắng chuyên chở đầy đủ ý nghĩa trong các lời dạy của Đức Phật. 

Soạn giả khi chuyển dịch thơ đã ước mong rằng những vần thơ “lục bát”, một thể loại thơ đầy tình tự dân tộc, sẽ để lại trong tâm tư người đọc cũng như người nghe những tình cảm nhẹ nhàng thanh thoát vì thơ đầy nhạc tính và vang lên những âm điệu thân thương như những lời ru nơi quê mẹ. Ngôn ngữ có bình dị mới dễ hiểu. Thêm vần thêm điệu mới dễ đọc, dễ nghe. Từ đó mới dễ nhớ, dễ thuộc. Có nhớ, có thuộc mới dễ áp dụng những lời vàng ngọc Đức Phật dạy vào cuộc sống hàng ngày. 

Trong cuốn “TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ” này có phần “tích truyện” được thuật lại một cách ngắn gọn và thêm vào câu Pháp Cú trích dẫn nhắm mục đích để cho người đọc rõ là trong trường hợp nào Đức Phật đã tuyên dạy câu Pháp Cú đó và cũng để người đọc dựa vào tích truyện mà hiểu thêm được ý nghĩa lời của Đức Phật.  

Soạn giả cũng dựa vào một số bài giảng, bài viết và tài liệu về Kinh Pháp Cú cùng Phật Học Phổ Thông đã từng được phổ biến từ lâu nay để tóm lược và ghi lại trong sách một số khái niệm căn bản về Phật Giáo hầu giúp cho người đọc biết rõ con đường đạo mà mình đang dấn bước. 

Người đọc nếu sẵn nhiệt tâm hướng về đạo pháp nên nghiền ngẫm và thường xuyên suy niệm về những lời vàng ngọc chứa đựng trong kinh rồi đem ra thực hành, áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của mình. Hãy tự thanh lọc thân tâm. Chắc chắn người đọc có thể thâu hoạch được một niềm vui về tinh thần vượt lên cao hơn tất cả những thứ hạnh phúc khác trên thế gian, sẽ gặt hái được nhiều lợi ích cho chính bản thân mình ngay trong hiện tại cũng như trong tương lai. Người đọc sẽ thấy Kinh Pháp Cú luôn đem lại nguồn cảm hứng, an ủi, nâng đỡ, hộ trì và cải thiện tâm linh của mình trên những bước thăng trầm trong cuộc sống. Lời kinh khơi nguồn cảm hứng cao đẹp và mở ra một lối đi đầy hương hoa, tạo ra một sức mạnh cảm hóa kỳ diệu, giúp cho người đọc có một niềm tin vững chắc hơn trên con đường tu học để tiến đến bến bờ giác ngộ và nhờ đó mà được giải thoát. 

Tư tưởng Pháp Cú là bức thông điệp muôn thuở mà Ðức Phật đã truyền đạt cho con người trong cõi nhân gian với mục đích là dạy cho con người nhận chân được cuộc sống. Sống đúng nghĩa. Sống cao thượng. Kinh Pháp Cú xưa nay thường được xem như là cao điểm của tư tưởng hướng thượng hiền thiện. Trong công việc tu học để đạt đến chân lý, Đức Phật đã từng tuyên bố rõ ràng rằng Ngài chỉ là người dẫn đường chỉ nẻo chứ Ngài không thể “cứu rỗi” hay tu thay cho ai được cả và con người phải tự mình tu để giải thoát cho chính mình. Công trình tu tập và kết quả đạt được hoàn toàn nằm trong tay chúng ta. Chư Phật là ánh sáng. Chúng ta là con mắt. Nhờ ánh sáng mà mắt mới nhìn thấy được vũ trụ, vạn vật. Nhưng có ánh sáng mà không chịu mở mắt để nhìn thì cũng chẳng trông thấy gì. Ánh sáng của Phật bao giờ cũng chiếu đồng đều khắp mọi nơi cho tất cả mọi người. Ý chí muốn mở mắt ra để nhìn là việc của chúng ta. Không một vị Phật, một vị Bồ Tát hay một người nào khác làm hộ chúng ta chuyện đó được.  

Ước mong sao những lời dạy của Đức Phật trong tập Kinh Pháp Cú sẽ là ngọn đuốc rực rỡ soi sáng dẫn đường, là ngón tay chỉ hướng cho mọi hành động, ngôn ngữ, tâm tư của người đọc và do đó đem lại an lạc và hạnh phúc. Tự mình nghe theo lời Phật dạy mà tu sửa, rồi tự mình sẽ giác ngộ và sự giác ngộ đó sẽ giúp cho mình được giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử đầy khổ đau. Niết Bàn yên vui tươi sáng đang chờ chúng ta. Chúng ta mỗi ngày cố gắng đi một chút chắc chắn thế nào cũng sẽ tới đích, cũng sẽ thành công. 

Xin trân trọng giới thiệu đến các độc giả cuốn “TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ” của soạn giả là cư sĩ Tâm Minh Ngô Tằng Giao, một cuốn sách vừa hữu ích lại lý thú vì sách đã đề cập được tới khá nhiều tình tiết trong Kinh Pháp Cú. Mong rằng tác phẩm này sẽ góp được một phần nhỏ bé và khiêm tốn trong việc truyền bá Phật Pháp.

 NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Mùa Phật Đản 2006

DIỆU PHƯƠNG

 

--- o0o ---

Mục Lục > Phần 1 > Phần 2 > Phần 3 > Phần 4

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-05-2006

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

duc phat o dau xuan cao buồn phật ngọc cho hòa bình thế giới hai cuc doan ma nguoi xuat gia can phai tranh xa Bí quyết cho răng đẹp nụ cười xinh tÃƒÆ o Mùi khói bếp sau tuoi tre voi van de giai thoat 不空羂索心咒梵文 chà Giáo sư Trần Văn Khê biết tụng kinh Nộm ve BÃn khong tuc thi sac an tâm với bình đẳng Pa tê đậu đỏ tam thu goi chi 金刚经6个版本 kinh vi nguoi ma tao nghiep ac thi chinh minh phai chiu nghe thuat lam viec cùng thực tập phật pháp để gia đình đừng bao giờ lỡ miệng nói những câu Thức ăn vặt có thể gây hại cho nếu có ai mượn tiền con hãy nói điều thủy hai loc dau nam coi chung phai toi dung mao dep den tu dau Tái sinh chùa bồ đề Bánh cúng món ăn mùi nhớ nhung cau noi hay dang de suy ngam probiotics phap Lý giải bí mật chữa bệnh hóa hổ Đức Phật và lời dạy của cha tôi Thiền Hệ trước lời khen nhung ca khuc phat giao che la vi pham phap luat Lý giải những cái hắt hơi sự phát triển kinh tế nhìn từ triết bà kanadeva can lam gi de tam doi ban tho va tuong phat tu dieu de trong giao ly dao phat thuÑc cái thấy vô thường Ð Ñ Ñ Ít ăn ngủ chữa hieu them ve con duong chanh niem thong qua muoi chuyến Thiền định giúp giảm hội chứng ADHD 泰卦 5 điều cần tránh khi bụng đói ï¾ï½½ Lâm Đồng Lễ húy nhật Đại lão Nobel Y học 2016 mở ra cơ hội điều Không tôi ông gút gÓ VÃÆ Hà u Não bộ lão hóa nhanh là do đâu Từ Hòa