Kinh Điển - Kinh Phạm Hạnh.

 



Kinh Phạm Hạnh
HT. Thích Thiện Châu dịch

---o0o---

Chánh Kinh

Điều nầy do Thế Tôn và Alahán nói về và tôi được nghe :

" Các Tỳ kheo, sống Phạm Hạnh (brahmacariya) (1) không phải vì mục đích lừa dối quần chúng, nịnh hót quần chúng, lợi lộc, cung kính, danh vọng, thắng lợi, và được người biết đến ta. Mà, các Tỳ kheo, sống Phạm Hạnh là vì mục đích (được) Thắng trí (abhinna) (2) và Liễu tri (parinna) (3)."

Thế Tôn nói điều nầy rồi nói lại điều nầy như sau:

"Thế Tôn đã thuyết giảng về Phạnh Hạnh với kinh nghiệm chính mình trong mục đích được Thắng trí và Liễu tri, ấy là con đường đưa đến Niết Bàn." Trên con đường mà các Đại nhân, Đại ẩn sĩ noi theo nầy, những ai đấn bước và thực hành đúng theo lời dạy của Phật thì đau khổ sẽ lắng dịu."

 

Chú Thích

(1) Phạm Hạnh (brahmacariya): Đời sống thanh tịnh: chỉ cho đời sống tăng ni hay cư sĩ, những người dấn thân trong chánh pháp (Dhamma); do đó giữ gìn thường xuyên tám giới, trong đó giới thứ ba là Phạm Hạnh mà không phải là tà hạnh (không vợ chồng) với mục đích là chứng được Tâm giải thoát bất động (akuppa ceto-vimutti).

(2) Thắng Trí (abhinna): Trí tuệ thù thắng gồm có 6:

- 5 thứ đều thuộc thế gian do sự toàn thiện của thiền định mà có là: 1) Thần túc thông (iddhi-vidha), 2) Thiên nhỉ thông (dibbasota), 3) Tha tâm thông (cetopariyanana), 4) Thiên nhãn thông (dibbacakkhu), 5) Túc mạng thông (pubbe-nivasanussati);

- cái thứ 6 thuộc xuất thế gian do sự toàn thiện của tuệ quán mà có: 6) Lậu tận thông (asavakkhaya).

Về năm thứ đầu, những nhà tu hành ngoại đạo cũng có thể chứng được. Thông thứ sáu thì những người muốn giải thoát và tu hành đúng chánh pháp và diệt trừ phiền não mới chứng được. Khi chứng được là giải thoát, tức là thành A-la-hán, chấm dứt sống chết khổ đau.

(3) Liễu Tri (parinna): Hiểu biết trọn vẹn; gồm có 3, thuộc thế gian:

- 1) Liễu tri những điều đã biết (nata-parinna), sự hiểu biết về tính chất đặc biệt của hiện tượng như thân thể là bị chi phối bởi sanh già bịnh chết, như cảm thọ là có chức năng cảm giác vui buồn...;

- 2) Liễu tri trong sự quan sát (tirana-parinna) tuệ quán 3 tính chất vô thường, khổ, vô ngã (vipassana-panna), xuất hiện sau khi đã hiểu biết về các hiện tượng như thân thể là vô thường, cảm thọ là vô thường, v.v...

- 3) Liễu tri nhờ thấu triệt (pahana-parinna): tuệ quán về ba tính chất kể trên xuất hiện sau khi đã thấu triệt các khái niệm vô thường, khổ, vô ngã.

Nói cách khác, Liễu Tri là sự giác ngộ hoàn toàn về các hiện tượng như 5 uẩn và tính chất của chúng là vô thường, khổ, vô ngã. Liễu Tri đưa đến giải thoát nghĩa là không còn tham đắm và bị ràng buộc bởi sự vật trong thế gian; do đó mà khổ đau chấm dứt.

 

Luận Giải

Kinh Phạm Hạnh nầy rút ra từ quyển "Phật thuyết như vậy" (Itivuttaka, Duk. I.9), Pali Text Society, trang 29. Nội dung kinh thật là rõ ràng. Sống Phạm Hạnh là vì giác ngộ (Thắng trí, Liễu tri), giải thoát (đau khổ lắng dịu), mà không phải vì danh lợi, quyền thế (lợi lộc, cung kính, danh vọng, được người biết), bởi vì muốn được danh lợi, quyền thế nên mới lừa dối và nịnh hót quần chúng.

Xa hơn, kinh còn nhấn mạnh:

1) cá nhân sống Phạm Hạnh, không nên lợi dụng sự sống Phạm Hạnh như một phương tiện để đạt đến những gì không cao đẹp.

2) người sống Phạm Hạnh, tạm gọi là đoàn thể tổ chức tôn giáo, không nên lợi dụng vai trò đạo đức để thực hiện ý đồ phi đạo đức.

Ngày xưa, khi Phật còn ở đời, ngoài đạo trong đạo đã có những cá nhân, đoàn thể, không theo đúng mục đích của nếp sống Phạm Hạnh và tôn chỉ đạo đức. Ngày nay không thiếu gì cá nhân và đoàn thể cũng phạm những lỗi lầm ấy.

Do đó, Kinh Phạm Hạnh nầy vẫn còn có ý nghĩa và cần phải tụng đọc.


Chân thành cám ơn chị BY đã đánh máy vi tính, cư sĩ Bình Anson gởi tặng,  
(Trang nhà Quảng Đức 02/2002)

 --- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

có hiểu mới có thương Thiền một nét đẹp văn hóa học Mùa xuân phía trước chơn ngoai tinh la ke sat nhan pha huy hon nhan va hanh chua long tuyen dâu luÃÆn 09 nghi kinh dien dai thua co phai la nguy kinh cua Tổ Chùa chùa giác hải Chạy Cân nặng liên quan thế nào đến đau nhận con nguoi hien dai va nhu cau ve cuoc song tam c½u Hơi Ngồi thiền trị trầm cảm tà m chùa phra si sanphet BÃn ni hÃnh Hoa Dựng tượng Quách Thị Trang trước mũi vua chua thien hung trái tào chúng ta đang dần bỏ quên ngôi chùa linh mot ngay tren nui tay thien t廙 phiền muộn trong tâm hồn bạn phat phap phat giao nhạc TP con duong di den phat dao chả phụng ti Chẳng Su hạnh phúc trong sân chùa xuc dong truoc la thuong chu facebook gui con gai tỳ sa môn thiên vương sóc thiên vương Tức y nghia dang huong trong tam linh nguoi viet Mật yen lời niet gioi