.

 

Kinh Tăng Chi Bộ

HT. Thích Minh Châu dịch


 

CHƯƠNG BỐN
BỐN PHÁP

VIII. PHẨM KHÔNG HÝ LUẬN

(I) (71) KHÔNG CÓ HÝ LUẬN

- Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thực hành con đường thông suốt và có những căn bản thẳng tấn để đoạn diệt các lậu hoặc. Thế nào là bốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có giới, nghe nhiều, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thực hành con đường thông suốt, và có những căn bản thẳng tấn để đoạn diệt các lậu hoặc.

(II) (72) CHÁNH KIẾN

- Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo thực hành con đường thông suốt và có những căn bản thẳng tấn để đoạn diệt các lậu hoặc. Thế nào là bốn ?

Tầm viễn ly, tầm không sân, tầm không hại, chánh tri kiến.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thực hành con đường thông suốt và có những căn bản thẳng tấn để đoạn diệt các lậu hoặc.

(III) (73) BẬC CHÂN NHÂN

1. - Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu không phải bậc Chân nhân. Thế nào là bốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, không phải bậc Chân nhân là người dầu không được hỏi, nói lên lời không tán thán người khác ; còn nói gì nếu được hỏi !

Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, thời không dè dặt, không ngập ngừng, vị này nói lên lời không tán thán người khác, đầy đủ toàn bộ. Này các Tỷ-kheo, cẩn phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này không phải Chân nhân.

2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, không phải Chân nhân là người dầu được hỏi, không nói lên lời tán thán người khác ; còn nói gì nếu không được hỏi !

Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, thời dè dặt và ngập ngừng, vị này nói lên lời tán thán người khác, không đầy đủ, không toàn bộ. Này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này không phải Chân nhân.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, không phải Chân nhân là người dầu được hỏi, không nói lên lời không tán thán về mình ; còn nói gì nếu không được hỏi !

Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, thời dè dặt và ngập ngừng, vị này nói lên lời không tán thán về mình, không đầy đủ, không toàn bộ. Này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu, vị này không phải Chân nhân.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, không phải là Chân nhân là người dầu không được hỏi, cũng nói lên lời tán thán về mình ; còn nói gì nếu được hỏi !

Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị này nói lên lời tán thán về mình, đầy đủ và toàn bộ. Này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu vị này không phải Chân nhân.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu không phải bậc Chân nhân.

5. Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu là bậc Chân nhân. Thế nào là bốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân là người dầu có được hỏi, không nói lên lời không tán thán người khác ; còn nói gì nếu không được hỏi !

Nhưng nếu được hỏi, và phải trả lời, dè dặt và ngập ngừng, vị ấy nói lên lời không tán thán người khác. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân là người dầu không được hỏi, cũng nói lên lời tán thán người khác ; còn nói gì nếu được hỏi.

Nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị ấy nói lời tán thán người khác, đầy đủ và toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân.

7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân là Người, nếu không được hỏi, vẫn nói lên lời không tán thán về mình ; còn nói gì nếu được hỏi !

Nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị ấy nói lên lời không tán thán về mình, đầy đủ và toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân.

8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân dầu có được hỏi cũng không nói lên lời tán thán về mình ; còn nói gì nếu không được hỏi !

Nếu được hỏi và phải trả lời, dè dặt và ngập ngừng, vị ấy nói lên lời tán thán về mình, không đầy đủ ; không toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu là bậc Chân nhân.

(IV) (74) NGƯỜI VỢ TRẺ

1. - Ví như, này các Tỷ-kheo, người vợ trẻ, trong đêm hay ngày, được đưa về nhà chồng, nàng cảm thấy hết sức xấu hổ, sợ hãi trước mặt mẹ chồng, cha chồng, trước mặt chồng, cho đến trước mặt các người phục vụ, làm công. Sau một thời gian, do chung sống, do thân mật, nàng có thể nói với mẹ chồng, với cha chồng, với chồng : "Hãy đi đi, các người có biết được gì !".

2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có Tỷ-kheo, trong đêm hay ngày được xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, cảm thấy hết sức xấu hổ, sợ hãi trước mặt các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, cho đến trước những người làm vườn và những Sa-di. Sau một thời gian, do chung sống, do thân mật, vị ấy có thể nói với sư A-xà-lê, với sư Giáo thọ : "Hãy đi đi, các người có thể biết được gì !".

3. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau : " Ta sẽ sống với tâm người vợ trẻ khi mới đến nhà chồng". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

(V) (75) SỰ TỐI THƯỢNG

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn sự tối thượng này. Thế nào là bốn ? Giới tối thượng, Định tối thượng, Tuệ tối thượng, Giải thoát tối thượng. Này các Tỷ-kheo, có bốn sự tối thượng này.

2. Này các Tỷ-kheo, có bốn sự tối thượng này. Thế nào là bốn ? Sắc tối thượng, thọ tối thượng, tưởng tối thượng, hữu tối thượng. Này các Tỷ-kheo, có bốn sự tối thượng này.

(VI) (76) KUSINÀRÀ

1. Một thời Thế Tôn trú ở Kusinàrà, tại Upavattana, trong rừng cây Sàla của dân chúng Mallà, giữa những cây Sàla song thọ, trong khi Ngài sắp sửa nhập Niết-bàn. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo :

- Này các Tỷ-kheo.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :

2. - Này các Tỷ-kheo, nếu có một Tỷ-kheo nào nghi ngờ hay phân vân gì về đức Phật, Pháp, chúng Tăng, Đạo hay con đường thực hành, thời này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy hỏi đi, sau chớ có hối tiếc : "Bậc Đạo Sư có mặt trước chúng ta, mà chúng ta không tận mặt hỏi Thế Tôn."

Khi được nói vậy, các Tỷ-kheo ấy giữ im lặng.

3. Lần thứ hai, Thế Tôn ... Lần thứ ba, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo :

- Này các Tỷ-kheo, nếu có một Tỷ-kheo nào nghi ngờ hay phân vân gì về Phật, Pháp, chúng Tăng, Đạo hay con đường thực hành, thời này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy hỏi đi, về sau chớ có hối tiếc : "Bậc Đạo Sư có mặt trước chúng ta, mà chúng ta không tận mặt hỏi Thế Tôn."

Lần thứ ba, các Tỷ-kheo ấy giữ im lặng.

4. Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo :

- Này các Tỷ-kheo, nếu có vị nào vì lòng kính trọng bậc Đạo Sư mà không hỏi, thời, này các Tỷ-kheo, giữa bạn đồng tu, hãy hỏi nhau.

Khi được nói vậy, những Tỷ-kheo ấy giữ im lặng.

5. Rồi Tôn giả Ànanda bạch Thế Tôn :

- Bạch Thế Tôn, thật kỳ diệu thay ! Bạch Thế Tôn, thật hy hữu thay ! Bạch Thế Tôn, con tin rằng, trong chúng Tỷ-kheo này, không có một Tỷ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, chúng Tăng, Đạo hay con đường thực hành.

- Này Ànanda, Thầy có lòng tín thành nên nói vậy. Nhưng ở đây, này Ànanda Như Lai biết rằng trong chúng Tỷ-kheo này, không có một Tỷ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, chúng Tăng, Đạo hay con đường thực hành. Này Ànanda, trong 500 Tỷ-kheo này, Tỷ-kheo thấp nhất đã chứng được quả Dự lưu, không còn bị thối đọa, chắc chắn hướng đến Chánh Giác.

(VII) (77) KHÔNG CÓ THỂ NGHĨ ĐƯỢC

- Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thế nào là bốn ? Phật giới của các đức Phật, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thiền giới của người ngồi Thiền, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ ... thống khổ. Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến ... thống khổ. Tâm tư thế giới, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

(VII) (78) THANH TỊNH THÍ VẬT

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn thanh tịnh thí vật này. Thế nào là bốn ?

Có bố thí, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh từ người cho, không thanh tịnh từ người nhận. Bó bố thí, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh từ người nhận, không thanh tịnh từ người cho. Có bố thí, này các Tỷ-kheo, không thanh tịnh từ người cho, cũng không thanh tịnh từ người nhận. Có bố thí, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh từ người cho, cũng thanh tịnh từ người nhận.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bố thí thanh tịnh từ người cho, không thanh tịnh từ người nhận ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người cho có giới, theo thiện pháp, còn người nhận là ác giới, theo ác pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bố thí thanh tịnh từ người cho, không thanh tịnh từ người nhận.

3. Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là bố thí, thanh tịnh từ người nhận, không thanh tịnh từ người cho ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bố thí ác giới, theo ác pháp, còn người nhận có giới, theo thiện pháp. Như vậy này các Tỷ-kheo, là bố thí, người nhận thanh tịnh, người cho không thanh tịnh.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bố thí, người cho không thanh tịnh, và người nhận cũng không thanh tịnh ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người cho là ác giới, theo ác pháp, và người nhận cũng là ác giới, theo ác pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bố thí, người cho không thanh tịnh, người nhận cũng không thanh tịnh.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bố thí, người cho thanh tịnh, người nhận cũng thanh tịnh ?

Ở đây này các Tỷ-kheo, người bố thí có giới, theo thiện pháp, và người nhận cũng có giới, theo thiện pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bố thí, người cho thanh tịnh, và người nhận cũng thanh tịnh.

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại bố thí thanh tịnh này.

(IX) (79) BUÔN BÁN

1. Rồi Tôn giả Sàriputta ... ngồi một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn :

- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, có hạng người do buôn bán như vậy, đi đến thất bại ? Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, có hạng người, do buôn bán như vậy, không thành tựu được như ý muốn ? Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, có hạng người do buôn bán như vậy, thành tựu được như ý muốn ? Do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng người do buôn bán như vậy, lại được thành tựu ngoài ý muốn ?

2. - Ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa-môn hay Bà-la-môn và hứa hẹn như sau : "Thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần giúp đỡ", nhưng người ấy không cho như đã được hứa. Nếu từ chỗ đấy mạng chung, đi đến chỗ này, dầu cho người ấy có buôn bán gì, buôn bán đi đến chỗ thất bại.

3. Ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn và hứa như : "Thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần giúp đỡ", nhưng người ấy không cho như đã quyết định muốn cho. Nếu từ chỗ đấy mạng chung, đi đến chỗ này, dầu cho người ấy có buôn bán gì, buôn bán ấy không đi đến thành tựu như ý muốn.

4. Ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn và hứa như sau : "thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần giúp đỡ". Và người ấy cho như đã quyết định muốn cho. Nếu từ chỗ đấy mạng chung, đi đến chỗ này, dầu cho người ấy có buôn bán gì, buôn bán ấy đi đến thành tựu như ý muốn.

5. Ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn và hứa như sau : "Thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần giúp đỡ", và người ấy cho hơn như đã quyết định muốn cho. Nếu từ chỗ đấy mạng chung đi đến chỗ này, dầu người ấy có buôn bán gì, buôn bán như vậy được thành tựu ngoài ý muốn.

Này Sàriputta, đây là nhân, đây là duyên, ở đây, có hạng người do buôn bán như vậy đi đến thất bại. Đây là nhân, đây là duyên, này Sàriputta, ở đây, có hạng người do buôn bán như vậy, không thành tựu được như ý muốn. Đây là nhân, đây là duyên, này Sàriputta, ở đây, có hạng người, do buôn bán như vậy, thành tựu được như ý muốn. Đây là nhân, đây là duyên, này Sàriputta, ở đây, có hạng người do buôn bán như vậy được thành tựu ngoài ý muốn.

(X) (80) TINH TÚY CỦA SỰ NGHIỆP

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita. Rồi Tôn giả Ànanda đi đến Thế Tôn ; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ànanda bạch Thế Tôn :

- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, nữ nhân không ngồi giữa trong pháp đình, không có dấn thân vào sự nghiệp, không đi đến tinh túy của sự nghiệp ?

- Phẫn nộ là nữ nhân, này Ànanda. Tật đố là nữ nhân, này Ànanda. Xan tham là nữ nhân, này Ànanda. Ác tuệ là nữ nhân, này Ànanda. Đây là nhân, đây là duyên, này Ànanda, nữ nhân không ngồi giữa pháp đình, không có dấn thân vào sự nghiệp, không đi đến tinh túy của sự nghiệp.

 --- o0o ---

 

 | Mục lục Kinh Tăng Chi bộ || Phẩm ́ |

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |


Tổ chức đánh máy: Hứa Dân Cường
Trình bày : Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện tử bộ Kinh này.
( Trang nhà Quảng Đức, 01/01/2002)

 

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Chữa bệnh bằng âm nhạc buÓn NhÒ Tiền Giang Tổ chức buffet chay từ thiện quy Canh Tiền Giang Tưởng niệm Thánh tổ Kiều huệ năng và sơ tổ trúc lâm Hội thảo khoa học về Hòa thượng TT một đây Già Có mục tiêu sống tốt ít nguy cơ bị hay nhin sau vao cuoc song nhu no dang la tuc quang Sức Những bóng hồng của dinh Độc Lập kỳ phan 7 pham ve tam phap cu 33 trăng chum loi dang cua tue thien le ba tho thiû Hình như xuân về y nghia va nguon goc cua hai vi than tai va tho Aspirin giúp giảm nguy cơ tái phát đột một câu chuyện đáng suy ngẫm về lục loi MÃƒÆ Ngừng vội cau chùa bÓ Bến Tre Buffet chay gây quỹ mùa Trung thu vÛi vå å sám hối như thế nào là đúng người TT Huế Buffet chay gây quỹ từ thiện phÃÆt thang Thức Trì huy Công day Tiểu đường trong thai kỳ có thể sinh Hai món chay cho ngày cuối tuần chương 1 trong thiền Long trọng tưởng niệm Tổ Minh Hải thử Long trọng tưởng niệm Tổ Minh Hải tvtl sung phuc khai giang sinh hoat he danh cho