.

 

Kinh Tăng Chi Bộ

HT. Thích Minh Châu dịch


 

CHƯƠNG BẢY
BẢY PHÁP

V. PHẨM ĐẠI TẾ ĐÀN

(I) (41) THỨC TRÚ

1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy thức trú này. Thế nào là bảy?

2. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, thân khác, tưởng khác như loài Người, một số Thiên nhân, một số các loài ở trong đọa xứ. Đây là thức trú thứ nhất.

3. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, thân khác, tưởng là một Phạm chúng thiên được sanh nhờ chứng sơ Thiền. Đây là thức trú thứ hai.

4. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, thân là một, tưởng khác như chư Thiên Quang A⭮ Đây là thức trú thứ ba.

5. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, thân là một, tưởng là một như chư Thiên Biến Tịnh. Đây là thức trú thứ tư.

6. Có các loài hữu tính, này các Tỷ-kheo, vượt hoàn toàn các sắc tưởng, chấm dứt các chướng ngại tưởng, không tác ý sai biệt tưởng, đạt đến Không vô biên xứ, biết rằng: "Hư không là vô biên". Đây là thức trú thứ năm.

7. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, vượt hoàn toàn Không vô biên xứ, đạt đến Thức vô biên xứ, biết rằng: "Thức là vô biên". Đây là thức trú thứ sáu.

8. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, vượt hoàn toàn Thức vô biên xứ, đạt đến Vô sở hữu xứ, biết rằng: "Không có vật gì". Đây là thức trú thứ bảy.

Này các Tỷ-kheo, có bảy thứ trú này.

 (II) (42) TƯ LƯƠNG CHO ĐỊNH

1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy tư lương này của định. Thế nào là bảy?

2. Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Nhất tâm, này các Tỷ-kheo, được bảy chi phần này làn tư lương; đây được gọi là Thánh chánh định, này các Tỷ-kheo, với các sở ý, với các tư lương.

 (III) (43) LỬA (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy loại lửa này. Thế nào là bảy?

2. Lửa tham, lửa sân, lửa si, lửa những vị đáng cung kính, lửa gia chủ, lửa các vị đáng cúng dường, lửa củi.

Này các Tỷ-kheo, có bảy loại lửa này.

 (IV) (44) LỬA (2)

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthì, tại không, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, một tế đàn lớn đang được thiết lập cho Bà-la-môn Uggatasarìra, năm trăm con bò đực được dắt đến trụ tế đàn, năm trăm con nghé đực được dắt đến trụ tế đàn, năm trăm con nghé cái được dắt đến trụ tế đàn, năm trăm con dê được dắt đến trụ tế đàn, và năm trăm con nghé cừu được dắt đến trụ tế đàn. Rồi Bà-la-môn Uggatasarìra đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Uggatasarìra thưa với Thế Tôn:

- Tôi được nghe như sau, thưa Tôn giả Gotama: "Nhen nhúm ngọn lửa và dựng lên trụ tế đàn có quả lớn, có lợi ích lớn".

- Này Bà-la-môn, Ta cũng có nghe: "Nhen nhúm ngọn lửa và dựng lên trụ tế đàn có quả lớn, có lợi ích lớn".

Lần thứ hai... Lần thứ ba, Bà-la-môn Uggatasarìra thưa với Thế Tôn:

- Tôi được nghe như sau, thưa Tôn giả Gotama: "Nhen nhúm ngọn lửa và dựng lên trụ tế đàn có quả lớn, có lợi ích lớn".

- Này Bà-la-môn, Ta cũng có nghe: "Nhen nhúm ngọn lửa và dựng lên trụ tế đàn có quả lớn, có lợi ích lớn".

- Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, chúng ta đồng một mục đích, Tôn giả Gotama và chúng tôi; thật vậy, chúng ta hoàn toàn đồng nhau.

2. Được nghe nói vậy, Tôn giả Ànanda nói với Bà-la-môn Uggatasarìra:

- Này Bà-la-môn, không nên hỏi Như Lai rằng: "Tôi được nghe như sau, thưa Tôn giả Gotama: "Nhen nhúm ngọn lửa và dựng lên trụ tế đàn có quả lớn, có lợi ích lớn". Này Bà-la-môn, câu hỏi Như Lai như sau: "Bạch Thế Tôn, con muốn nhen nhúm ngọn lửa, con muốn dựng lên trụ tế đàn. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy giáo giới cho con! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hay thuyết dạy cho con, để con được hạnh phúc an lạc lâu dài!"

3. Rồi Bà-la-môn Uggatasarìra bạch Thế Tôn:

- Thưa Tôn giả Gotama, con muốn nhen nhúm ngọn lửa, con muốn dựng trụ tế đàn. Thưa Tôn giả Gotama, Tôn giả Gotama hãy giáo giới cho con; Tôn giả Gotama hãy thuyết dạy cho con, để con được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

- Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi tế lễ đàn, dựng lên ba cây kiếm bất thiện đưa đến khổ sanh khổ dị thục. Thế nào là ba?

4. Thân kiếm, ngữ kiếm, ý kiếm. Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, khơi lên ý nghĩ: "Chừng ấy con bò đực cần phải giết cho lễ tế đàn, chừng ấy con nghé đực cần phải giết cho lễ tế đàn, chừng ấy con nghé cái cần phải giết cho lễ tế đàn, chừng ấy con dê cần phải giết cho lễ tế đàn, chừng ấy con cừu cần phải giết cho lễ tế đàn". Vị ấy nghĩ rằng: "Tôi làm công đức", lại làm bất thiện; nghĩ rằng: "Tôi tìm con đường đưa đến cõi lành", lại tìm con đường đưa đến cõi dữ. Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, dựng lên ý kiếm thứ nhất, bất thiện đưa đến khổ sanh, khổ dị thục.

5. Lại nữa, này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, nói như sau: "Hãy giết chừng ấy con bò đực cho lễ tế đàn. Hãy giết chừng ấy con nghé đực cho lễ tế đàn. Hãy giết chừng ấy con nghé cái cho lễ tế đàn. Hãy giết chừng ấy con dê cho lễ tế đàn. Hãy giết chừng ấy con cừu cho lễ tế đàn.". Vị ấy nghĩ rằng: "Tôi làm công đức", lại làm phi công đức; nghĩ rằng: "Tôi làm thiện", lại làm bất thiện; nghĩ rằng: "Tôi tìm con đường đưa đến cõi lành", lại tìm con đường đưa đến cõi dữ. Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, dựng lên ý kiếm thứ nhất, bất thiện đưa đến khổ sanh, khổ dị thục.

6. Lại nữa, này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, tự mình bắt đầu khởi sự công việc: "Hãy giết các con bò đực cho lễ tế đàn"; tự mình bắt đầu khởi sự công việc: "Hãy giết các con nghé đực cho lễ tế đàn"; tự mình bắt đầu khởi sự công việc: "Hãy giết các con nghé cái cho lễ tế đàn"; tự mình bắt đầu khởi sự công việc: "Hãy giết các con dê cho lễ tế đàn"; tự mình bắt đầu khởi sự công việc: "Hãy giết các con cừu cho lễ tế đàn". Vị ấy nghĩ rằng: "Tôi làm công đức", lại làm phi công đức; nghĩ rằng: "Tôi làm thiện", lại làm bất thiện; nghĩ rằng: "Tôi tìm con đường đưa đến cõi lành", lại tìm con đường đưa đến cõi dữ. Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, dựng lên ý kiếm thứ nhất, bất thiện đưa đến khổ sanh, khổ dị thục.

Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, dựng lên ba cây kiếm này, đưa đến khổ sanh, khổ dị thục.

7. Này Bà-la-môn, ba ngọn lửa này cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa. Thế nào là ba?

8. Lửa tham, lửa sân, lửa si. Vì sao, này Bà-la-môn, lửa tham cần phải đoạn diệt, cần phải tránh xa, không nên thân cận?

9. Người bị tham làm cho ái nhiễm, chinh phục, tâm bị xâm chiếm, này Bà-la-môn, làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý. Người ấy sau khi làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý, khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do vậy, lửa tham này cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận. Và này Bà-la-môn, vì sao lửa sân cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận?

10. Người bị sân làm cho tức giận, chinh phục, tâm bị xâm chiếm, này Bà-la-môn, làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý. Người ấy sau khi làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý, khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do vậy lửa sân này cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận. Và này Bà-la-môn, vì sao lửa si cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận?

11. Người bị si làm cho mê mờ, chinh phục, tâm bị xâm chiếm, này Bà-la-môn, làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý. Người ấy sau khi làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý, khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do vậy lửa si này cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận.

Ba lửa này, này Bà-la-môn, cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận.

12. Ba lửa này, này Bà-la-môn, được cung kính, được tôn trọng, được cúng dường, phải đem lại chánh lạc. Thế nào là ba?

13. Lửa đáng cung kính, lửa gia chủ, lửa đáng cùng dường. Và này Bà-la-môn, thế nào là lửa đáng cung kính?

14. Ở đây, này Bà-la-môn, những người mẹ, những người cha của người ấy, này Bà-la-môn, đây gọi là lửa đáng cung kính. Vì sao? Vì từ đó lửa đáng cung kính này khiến cho mang lại, khiến cho sanh ra. Do vậy, này Bà-la-môn, lửa đáng cung kính này được cung kính, được tôn trọng, được cúng dường, phải đem lại chánh lạc. Và này Bà-la-môn, thế nào là lửa gia chủ?

15. Ở đây, này Bà-la-môn, những người con, những người vợ, những người phục dịch, những người đưa tin, hoặc những người làm công cho người ấy, này Bà-la-môn, đây gọi là lửa gia chủ. Do vậy lửa gia chủ này được cung kính, được tôn trọng, được cúng dường, phải đem lại chánh lạc. Và này Bà-la-môn, thế nào là lửa đáng được cúng dường?

16. Ở đây, này Bà-la-môn, những Sa-môn, Bà-la-môn nào từ bỏ kiêu mạn, phóng dật, sóng kham nhẫn nhu hòa; mỗi người điều phục tự ngã; mỗi người an chỉ tự ngã; mỗi người lắng dịu tự ngã. Này Bà-la-môn, đây gọi là lửa đáng được cúng dường. Do vậy lửa đáng được cúng dường này được cung kính, được tôn trọng, đáng được cúng dường, phải đem lại chánh lạc.

Này Bà-la-môn, ba ngọn lửa này được cung kính, được tôn trọng, đáng được cúng dường, phải đem lại chánh lạc.

Còn lửa củi này, này Bà-la-môn, cần phải thường thường nhen đốt nó lên, cần phải thường thường chăm sóc duy trì, cần phải thường thường dập tắt, cần phải thường thường để một bên.

17. Được nói như vậy, Bà-la-môn Uggatasarìra bạch Thế Tôn:

- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama hãy nhận còn làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng. Và thưa Tôn giả Gotama, con sẽ thả năm trăm con bò đực và cho chúng sống; con sẽ thả năm trăm con nghé đực và cho chúng sống; con sẽ thả năm trăm con nghé cái và cho chúng sống; con sẽ thả năm trăm con dê và cho chúng sống; con sẽ thả năm trăm con cừu và cho chúng sống. Hãy để chúng ăn cỏ xanh; hãy để chúng uống nước mát; hãy để gió thổi chúng mát.

(V) (45) TƯỞNG (1)

1. - Có bảy tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là bảy?

2. Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng nhàm chán đối với các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ.

Bảy tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.

(VI) (46) TƯỞNG (2)

1. - Có bảy tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là bảy?

2. Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng nhàm chán đối với các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ.

3. Tưởng bất tịnh, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?

4. Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng bất tịnh, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng để không đắm vào các dâm dục; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán. Ví như, này các Tỷ-kheo, lông gà hay là dây gân quăng vào lửa thời thối lui, trở lưng, quay lưng, và không căng thẳng; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng bất tịnh, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng để không đắm vào các dâm dục; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng bất tịnh, nhưng tâm lại chảy theo, đắm vào dâm dục, không khởi lên nhàm chán, thời Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: "Tưởng bất tịnh không được ta tu tập ; ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả tu tập". Ở đấy, vị ấy tỉnh giác như vậy. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng bất tịnh, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng để không đắm vào các dâm dục; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: " Tưởng bất tịnh không được ta tu tập ; ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả tu tập". Ở đấy, vị ấy tỉnh giác như vậy. Tưởng bất tịnh, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.

5. Tưởng chết, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?

6. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống nhiều với tưởng chết, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng không thích thú sự sống, do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời... (như số 4 ở trên, chỉ khác trước là tưởng bất tịnh, đây là tưởng chết, với sự thay đổi cần thiết)... Do duyên gì được nói đến như vậy.

7. Tưởng nhàm chán đối với món ăn, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

8. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng đối với các món ăn, thời tâm thối lui... không tham ái các vị; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời... (như số 4 ở trên, chỉ khác đây là tưởng nhàm chán đối với các món ăn)... Do duyên gì được nói đến như vậy.

9. Tưởng không hoan hỷ đối với các thế giới, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

10. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với tâm không hoan hỷ đối với các thế giới, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng các lòe loẹt của thế giới; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời... (như số 4 ở trên, chỉ khác đây là tâm không hoan hỷ đối với các thế giới và những thay đổi cần thiết)... Do duyên gì được nói đến như vậy.

11. Tưởng vô thường, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

12. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với tưởng vô thường, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng với các lợi dưỡng, cung kính danh vọng; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời... (như số 4 ở trên, chỉ khác đây là tưởng vô thường với những thay đổi cần thiết)...

13. Tưởng khổ trên vô thường, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?

14. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng khổ trên vô thường, thời các tưởng sợ hãi sắc bén được an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không chú tâm, không quán sát; ví như một kẻ giết người giơ đao lên. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng khổ trên vô thường, nhưng các tưởng sợ hãi sắc bén không được an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không chú tâm, không quán sát; thời giống như một kẻ giết người giơ đao lên. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: "Tưởng khổ trên vô thường không được ta tu tập; ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả của sự tu tập." Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng khổ trên vô thường, thời các tưởng sợ hãi sắc bén an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không chú tâm, không quán sát, ví như một kẻ giết người giơ đao lên. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải hiểu rằng: "Tưởng khổ trên vô thường không được ta tu tập; ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả của sự tu tập." Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Tưởng khổ trên vô thường, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.

15. Tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?

16. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, ý của vị ấy thoát khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở, ngã mạn, đối với cái thân có thức nầy và đối với tất cả tướng ở ngoài, khéo giải thoát, được an tịnh, vượt qua các thiên kiến. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với tâm chất chứa tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, ý của vị ấy không thoát khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở, ngã mạn, đối với cái thân có thức nầy và đối với tất cả tướng ở ngoài, khéo giải thoát, được an tịnh, vượt qua các thiên kiến. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: "Tưởng vô ngã trên khổ không được ta tu tập; ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả của sự tu tập." Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Nhưng này Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, ý của vị ấy thoát khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở, ngã mạn đối với cái thân có thức và đối với tất cả tướng ở ngoài, khéo giải thoát, được an tịnh, vượt qua các thiên kiến. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: "Tưởng vô ngã trên khổ không được ta tu tập; ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả của sự tu tập." Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.

Bảy tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.

 (VII) (47) DÂM DỤC

1. Bấy giờ có Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm... Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:

- Thưa Tôn giả Gotama, Tôn giả có tự xem mình là sống Phạm hạnh không?

- Này Bà-la-môn, ai nói một cách chơn chánh phải nói như sau: "Vị ấy sống Phạm hạnh, không có bể vụn, không có khuyết điểm, không có nhiễm ô, không bị điểm chấm, viên mãn, thanh tịnh". Này Bà-la-môn, nếu nói về Ta một cách chơn chánh, thời phải nói như vậy: "Ta sống Phạm hạnh, không có bể vụn, không có khuyết phạm, không có nhiễm ô, không bị điểm chấm, viên mãn, thanh tịnh".

- Thưa Tôn giả Gotama, Phạm hạnh như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, là bị bể vụn, bị khuyết phạm, bị ô nhiễm, bị điểm chấm?

2. - Ở đây, này Bà-la-môn, có Sa-môn hay Bà-la-môn, tự xem mình sống Phạm hạnh một cách chơn chánh, tuy không có hành dâm với nữ nhân, nhưng hưởng thụ được nữ nhân thoa, bóp, tắm, xức dầu. Vị ấy thích thú, ước muốn, bị kích thích bởi nữ nhân. Này Bà-la-môn, đây gọi là Phạm hạnh bị bể vụn, bị khuyết phạm, bị nhiễm ô, bị điểm chấm. Này Bà-la-môn, đây gọi là hành Phạm hạnh không thanh tịnh, bị liên hệ, bị hệ lụy với dâm dục, không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng không thoát khỏi khổ.

3. Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn, tự xem mình sống Phạm hạnh một cách chơn chánh, tuy không có hành dâm với nữ nhân, nhưng hưởng thụ được nữ nhân thoa, bóp, tắm, xức dầu, nhưng cười giỡn, chơi đùa, vui chơi với nữ nhân... tuy không cười giỡn, chơi đùa, vui chơi với nữ nhân, nhưng lấy mắt nhìn mắt, trừng mắt nhìn theo nữ nhân... tuy không lấy mắt nhìn mắt, trừng mắt nhìn theo nữ nhân, nhưng nghe tiếng của nữ nhân, tiếng cười, tiếng nói, tiếng hát, tiếng khóc ngang qua vách, ngang qua hàng rào... tuy không nghe tiếng của nữ nhân, tiếng cười, tiếng nói, tiếng hát, tiếng khóc ngang qua vách, ngang qua hàng rào, nhưng nhớ đến tiếng cười, tiếng nói, tiếng đùa giỡn trước kia đã có với nữ nhân... tuy không nhớ đến tiếng cười, tiếng nói, tiếng đùa giỡn trước kia đã có với nữ nhân, nhưng xem gia chủ hay con gia chủ thọ hưởng, thưởng thức thích thú trong năm dục công đức... tuy không xem gia chủ hay con gia chủ thọ hưởng, thưởng thức thích thú trong năm dục công đức, nhưng sống Phạm hạnh với tâm nguyện hướng đến một thân chư Thiên, nguyện rằng: "Với giới này hay với giới cấm này, hay với khổ hạnh này, hay với Phạm hạnh này, ta sẽ thành một Thiên nhân này hay một Thiên nhân khác". Vị ấy thích thú, ước muốn, bị kích thích bởi nữ nhân. Này Bà-la-môn, đấy gọi là Phạm hạnh bị bể vụn, bị khuyết phạm, bị nhiễm ô, bị điểm chấm. Này Bà-la-môn, đấy gọi là hành Phạm hạnh không thanh tịnh, bị liên hệ, bị hệ lụy với dâm dục, không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng không giải thoát khỏi khổ.

Cho đến khi nào, này Bà-la-môn, Ta còn tiếp tục thấy một hay một trong bảy hệ lụy đến dâm dục này chưa được đoạn tận ở nơi Ta, cho đến khi ấy, này Bà-la-môn, Ta không có xác chứng rằng, Ta đã chứng ngộ Vô thượng Chánh Đẳng Giác trong thế giới chư Thiên với Ma giới, Phạm thiên giới, trong quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Và cho đến khi nào, này Bà-la-môn, Ta tiếp tục không còn thấy một hay một trong bảy hệ lụy đến dâm dục này chưa được đoạn tận ở nơi Ta, cho đến khi ấy, này Bà-la-môn, Ta không có xác chứng rằng, Ta đã chứng ngộ Vô thượng Chánh Đẳng Giác trong thế giới chư Thiên với Ma giới, Phạm thiên giới, trong quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Tru và kiến được khởi lên nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta. Đây là đời sống cuối cùng. Nay không còn tái sanh nữa".

Được nói như vậy, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ này cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

(VIII) (48) HỆ LỤY

1. - Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy pháp môn về hệ lụy, và ly hệ lụy, hãy lắng nghe... Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn về hệ lụy và ly hệ lụy?

2. Một nữ nhân, này các Tỷ-kheo, tác ý nội nữ căn, nữ hành, nữ y phục, nữ loại, nữ dục, nữ thanh, nữ trang sức, thời nữ nhân ấy tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy. Do tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy nên tác ý đến nam căn ở ngoài, nam hành, nam y phục, nam loại, nam dục, nam thanh, nam trang sức mà nữ nhân ấy tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy. Do tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy nên nữ nhân ấy ước muốn có sự hệ lụy ở ngoài. Do duyên với hệ lụy ấy, khởi lên lạc, hỷ nên nữ nhân ấy ước muốn lạc hỷ ấy. Này các Tỷ-kheo, do thích thú trong nữ tánh của mình, các loài hữu tình đi đến hệ lụy với những người đàn ông. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nữ nhân không có thoát được nữ tánh của mình.

3. Một nam nhân, này các Tỷ-kheo, tác ý nội nam căn, nam hành, nam y phục, nam loại, nam dục, nam thanh, nam trang sức mà nữ nhân ấy tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy. Do tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy nên tác ý đến nữ căn ở ngoài, nữ hành, nữ y phục, nữ loại, nữ dục, nữ thanh, nữ trang sức mà nam nhân ấy tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy. Do tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy nên nam nhân ấy ước muốn có sự hệ lụy ở ngoài. Do duyên với hệ lụy ấy, khởi lên lạc hỷ nên nam nhân ấy ước muốn lạc hỷ ấy. Này các Tỷ-kheo, do thích thú trong nam tánh của mình, các loài hữu tình đi đến hệ lụy với những người đàn bà. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nam nhân không thoát khỏi nam tánh của mình. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hệ lụy. Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là không hệ lụy?

4. Một nữ nhân, này các Tỷ-kheo, không tác ý nội nữ căn, nữ hành, nữ y phục, nữ loại, nữ dục, nữ thanh, nữ trang sức thời nữ nhân ấy không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy. Do không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy nên không tác ý đến nam căn ở ngoài, nam hành, nam y phục, nam loại, nam dục, nam thanh, nam trang sức mà nữ nhân ấy không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy. Do không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy nữ nhân ấy không muốn có sự hệ lụy ở ngoài. Do duyên hệ lụy ấy, khởi lên lạc, hỷ, nữ nhân ấy không ước muốn lạc, hỷ ấy. Này các Tỷ-kheo, do không thích thú trong nữ tánh của mình, các loài hữu tình không đi đến hệ lụy với những người đàn ông. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nữ nhân thoát được nữ tánh của mình.

5. Một nam nhân, này các Tỷ-kheo, không tác ý đến nội nam căn, nam hành, nam y phục, nam loại, nam dục, nam thanh, nam trang sức mà nữ nhân ấy không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy. Do không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy nên không tác ý đến nữ căn ở ngoài, nữ hành, nữ y phục, nữ loại, nữ dục, nữ thanh, nữ trang sức mà nam nhân ấy không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy. Do không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy nên nam nhân ấy không ước muốn có sự hệ lụy ở ngoài. Do duyên với hệ lụy ấy, khởi lên lạc, hỷ nên nam nhân ấy ước muốn lạc, hỷ ấy. Này các Tỷ-kheo, do không thích thú trong nam tánh của mình, các loài hữu tình không đi đến hệ lụy với những nữ nhân. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nam nhân thoát được nam tánh của mình. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không hệ lụy.

Này các Tỷ-kheo, đây là pháp môn hệ lụy và ly hệ lụy.

 (IX) (49) BỐ THÍ

1. Một thời, Thế Tôn ở Campà, trên bờ hồ Gaggara. Bấy giờ có nhiều cư sĩ ở Campà đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các nam cư sĩ ấy thưa với Tôn giả Sàriputta:

- Thưa Tôn giả, đã lâu lắm, chúng con không được nghe pháp thoại từ miệng Thế Tôn. Lành thay, thưa Tôn giả, nếu nay chúng con được nghe pháp thoại từ miệng Thế Tôn!

- Vậy này chư Hiền, hãy đến trong ngày lễ Trai giới (uposatha), các Thầy sẽ được nghe pháp thoại từ miệng Thế Tôn.

- Thưa vâng, thưa Tôn giả!

Các nam cư sĩ ở Campà ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta, thân bên hữu hướng về Tôn giả rồi ra đi. Rồi các nam cư sĩ ở Campà, đến ngày lễ Trai giới, đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta rồi đứng một bên. Rồi Tôn giả Sàriputta cùng với các nam cư sĩ ở Campà đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

2. - Có thể, bạch Thế Tôn, ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Nhưng bạch Thế Tôn, có thể ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

- Này Sàriputta, có thể ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Có thể, này Sàriputta, ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

3. - Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn?

- Ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm trói buộc (về kết quả), bố thí với tâm mong cầu được chất chứa, bố thí với ý nghĩ: "Tôi sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau". Vị ấy bố thí như vậy cho các Sa-môn, Bà-la-môn, bố thí đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương thơm, hương liệu, giường nằm, những trú xứ, đèn đuốc. Thầy nghĩ thế nào, này Sàriputta, ở đây có thể có hạng người bố thí như vậy không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Ở đây, này Sàriputta, có hạng người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm trói buộc, bố thí với tâm mong cầu được chất chứa, bố thí với ý nghĩ: "Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau". Vị ấy bố thí như vậy, khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiện ở Bốn thiên vương. Và vị ấy, khi nghiệp được đoạn tận, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy được đoạn tận, vị ấy trở thành "vị trở lui lại", trở lui trạng thái này.

4. Ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm không mong cầu, bố thí với tâm trói buộc, bố thí với tâm mong cầu được chất chứa, bố thí với ý nghĩ: "Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau", nhưng bố thí với ý nghĩ: "Lành thay, sự bố thí"... bố thí không với ý nghĩ: "Lành thay, sự bố thí", nhưng bố thí với ý nghĩ: "Cái này đã được cho trong quá khứ, đã được tổ tiên làm trong quá khứ, ta không nên để truyền thống gia đình này bị bỏ quên"... Hay là người bố thí không với ý nghĩ: "Cái này đã được cho trong quá khứ, đã được tổ tiên làm trong quá khứ, ta không nên để truyền thống gia đình này bị bỏ quên", nhưng bố thí với ý nghĩ: "Ta nấu ăn, các người này không nấu ăn. Ta không nên là người nấu ăn, lại không bố thí cho người không nấu ăn...", bố thí không với ý nghĩ: "Ta nấu ăn, các người này không nấu ăn. Ta không nên là người nấu ăn, lại không bố thí cho người không nấu ăn", nhưng bố thí với ý nghĩ: "Như các vị ẩn sĩ thời xưa có những tế đàn lớn như Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Angìrasa, Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu; cũng vậy, ta sẽ là người san sẻ các vật bố thí"... Vị ấy bố thí không với ý nghĩ: "Như các vị ẩn sĩ thời xưa có những tế đàn lớn như Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Angìrasa, Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu; cũng vậy, ta sẽ là người san sẻ các vật bố thí này", nhưng bố thí với ý nghĩ: "Do ta bố thí vật bố thí này, tâm được tịnh tín, hỷ duyệt khởi lên"... Vị ấy bố thí, không với ý nghĩ: "Do ta bố thí vật bố thí này, tâm được tịnh tín, hỷ duyệt khởi lên". nhưng vị ấy bố thí với ý nghĩ để trang nghiêm tâm, để trang bị tâm. Và đối với Sa-môn hay Bà-la-môn, vị ấy bố thí đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương thơm, hương liệu, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Thầy nghĩ thế nào, này Sàriputta, ở đây, có hạng người có thể bố thí như vậy không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Này Sàriputta , ở đây, ai bố thí không với tâm cầu mong, bố thí không với tâm trói buộc, bố thí không với mong cầu được chất chứa, bố thí không với ý nghĩ: "Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau", bố thí không với ý nghĩ: "Lành thay, sự bố thí", bố thí không với ý nghĩ: "Cái này đã được cho trong đời quá khứ, đã được tổ tiên làm trong quá khứ, ta không nên để truyền thống gia đình này bị bỏ quên", bố thí không với ý nghĩ: "Ta nấu ăn, các người này không nấu ăn. Ta không nên là người nấu ăn, lại không bố thí cho người không nấu ăn", ... bố thí không với ý nghĩ: "Như các vị ẩn sĩ thời xưa có những tế đàn lớn như Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Angìrasa, Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu; cũng vậy, ta sẽ là người san sẻ các vật bố thí...", bố thí không với ý nghĩ: "Do ta bố thí vật bố thí này, tâm được tịnh tín, hỷ duyệt khởi lên". Nhưng vị ấy bố thí với ý nghĩ để trang nghiêm tâm, để trang bị tâm.. Do vị ấy bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phạm chúng thiên. Và khi vị ấy, nghiệp được đoạn tận, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy được đoạn tận, vị ấy trở thành vị Bất lai, không trở lui trạng thái này.

Này Sàriputta, đây là nhân, đây là duyên, khiến cho ở đây, một hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Này Sàriputta, nhưng đây cũng là nhân, là duyên khiến cho ở đây, có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

(X) (50) MẸ CỦA NANDA

1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahàmoggallàna đang du hành ở Dakkhinàgiri, cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Lúc bấy giờ, nữ cư sĩ Velukantakì, mẹ của Nanda thức dậy trước khi mặt trời mọc, và đọc lớn tiếng bài "Pàràyana" (Con đường đưa đến bờ bên kia). Lúc bấy giờ, Đại vương Vessavana (Tỳ-sa-môn) đang đi từ phương Bắc đến phương Nam vì một vài công việc. Đại vương Vessavana nghe nữ cư sĩ Velukantakì, mẹ của Nanda, sau khi lớn tiếng đọc xong bài Pàràyana, liền đứng lại, chờ đợi cho bài được đọc xong. Và nữ cư sĩ, mẹ của Nanda, sau khi lớn tiếng đọc xong bài Pàràyana, liền im lặng. Rồi Đại vương Vessavana biết được nữ cư sĩ, mẹ của Nanda đã đọc xong bài kệ, liền hết sức hoan hỷ và nói:

- Lành thay, này Chị! Lành thay, này Chị!

- Ngài là ai, hỏi vị có bộ mặt hiền?

- Này Chị, ta là anh của Chị, Đại vương Vessavana!

- Lành thay, hỏi vị có bộ mặt hiền! Hãy lấy pháp môn được tôi nói đến hôm qua, làm quà tặng đón khách cho Ngài.

- Lành thay, này Chị! Phải, pháp môn này hãy là quà tặng đón khách của tôi! Ngày mai, chúng Tỷ-kheo, với Sàriputta và Moggallàna là các vị cầm đầu, sẽ đến Velukantaka, nhưng chưa ăn sáng. Sau khi Chị mời chúng Tỷ-kheo dùng xong, hãy tuyên bố chính ta đã cúng dường.

2. Rồi cư sĩ, mẹ của Nanda, sau khi đêm ấy đã mãn, liền cho sửa soạn tại nhà của mình các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm. Rồi chúng Tăng, với Sàriputta và Moggallàna là vị cầm đầu đi đến Velukantaka nhưng chưa ăn sáng. Rồi nữ cư sĩ, mẹ của Nanda bảo một người đi, nói rằng:

- Này Bạn, hãy đi đến khu vườn và báo thời giờ cho chúng Tỷ-kheo: "Đã đến giờ, thưa các Tôn giả! Tại nhà của mẹ Nanda, các món ăn đã được sửa soạn".

- Thưa vâng, thưa nữ cư sĩ.

Người ấy vâng đáp nữ cư sĩ, mẹ của Nanda, đi đến khu vườn và báo thời giờ cho chúng Tỷ-kheo:

- Đã đến giờ, thưa các Tôn giả! Tại nhà của mẹ Nanda, các món ăn đã được sửa soạn.

Rồi chúng Tỷ-kheo, với Sàriputta mà Mahàmoggallàna là vị cầm đầu, vào buổi sáng đắp y, cầm bát, đi đến trú xứ của nữ cư sĩ, mẹ của Nanda, sau khi đến, ngồi xuống trên các chỗ đã soạn sẵn. Rồi nữ cư sĩ, mẹ của Nanda, mời chúng Tỷ-kheo với Sàriputta và Moggallàna là vị cầm đầu, với các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, và làm chúng Tỷ-kheo được thỏa mãn. Rồi nữ cư sĩ, mẹ của Nanda thấy Tôn giả Sàriputta ăn đã xong, tay đã rút lui khỏi bình bát, liền ngồi xuống một bên. Tôn giả Sàriputta nói với cư sĩ, mẹ của Nanda đang ngồi một bên:

- Này Mẹ của Nanda, ai bảo cho Bà biết chúng Tỷ-kheo sẽ đi tới nhà?

- Ở đây, thưa Tôn giả, con thức dậy trước khi trời sáng, đọc lớn tiếng bài kệ Pàràyana rồi im lặng. Rồi thưa Tôn giả, Đại vương Vessavana sau khi biết được con đã đọc xong, liền hết sức hoan hỷ và nói:

- "Lành thay, này Chị! Lành thay, này Chị!"

- "Ngài là ai, hởi vị có bộ mặt hiền?"

- "Này Chị, ta là anh của Chị, Đại vương Vessavana!"

- "Lành thay, hởi vị có bộ mặt hiền! Hãy lấy pháp môn được tôi nói đến hôm qua, làm quà tặng đón khách cho Ngài."

- "Lành thay, này Chị! Phải, pháp môn này hãy là quà tặng đón khách của tôi! Ngày mai, chúng Tỷ-kheo, với Sàriputta và Moggallàna là các vị cầm đầu, sẽ đến Velukantaka, nhưng chưa ăn sáng. Sau khi Chị mời chúng Tỷ-kheo dùng xong, hãy tuyên bố chính ta đã cúng dường."

Thưa Tôn giả, mong rằng mọi công đức của buổi cúng dường này sẽ đem lại an lạc cho đại vương Vessavana!

3. - Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda! Bà có thể nói chuyện, mặt tận mặt với một Thiên tử có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy.

- Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác! Ở đây, thưa Tôn giả, Nanda, đứa con độc nhất của con, khả ái, khả ý, vì một lý do gì đó, bị các vua dùng sức mạnh bắt giữ và đoạn mạng sống. Thưa Tôn giả, trong khi đứa trẻ bị bắt giữ hay đang bị bắt giữ, khi bị trói hay đang bị trói, khi bị giết hay đang bị giết, con rõ biết tâm của con không có đổi khác.

4. - Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda! Bà có thể cho tâm khởi thanh tịnh như vậy.

- Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác! Ở đây, thưa Tôn giả, người chồng của con, khi mạng chung, sanh vào sanh loại Dạ-xoa, và vị ấy hiện lên trước mặt con, với một tự ngã như lúc trước. Nhưng thưa Tôn giả, con rõ biết, không vì nhân duyên ấy, tâm của con có đổi khác.

5. - Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda! Người có thể làm cho tâm khởi thanh tịnh như vậy.

- Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác. Thưa Tôn giả, khi còn là thiếu nữ, được đưa đến cho chồng con, con rõ biết con không có một tâm vi phạm đối với chồng con, huống nữa là về thân!

6. - Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda! Bà có thể cho tâm khởi thanh tịnh như vậy.

- Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác! Thưa Tôn giả, khi con tự chấp nhận là một nữ cư sĩ, con rõ biết con chưa từng vi phạm một học pháp nào.

7. - Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda! Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác! Ở đây, thưa Tôn giả, nếu con muốn, con có thể ly dục, ly pháp bất thiện , chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, không tầm không tứ; làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, con chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm; ly hỷ, con trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, con chứng đạt và an trú Thiền thứ ba; đoạn lạc và đoạn khổ, chấm dứt các hỷ ưu đã cảm thọ trước, con chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tĩnh.

8. - Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda!

- Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác! Ở đây, thưa Tôn giả, năm hạ phần kiết sử được Thế Tôn thuyết giảng, con thấy rõ không còn pháp nào ở nơi con chưa được đoạn tận.

9. - Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda!

Rồi Tôn giả Sàriputta, sau khi với một pháp thoại, nói lên cho nữ cư sĩ mẹ của Nanda, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi.

 

 --- o0o ---

 

 | Mục lục Kinh Tăng Chi bộ || Phẩm ́ |

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |


Tổ chức đánh máy: Hứa Dân Cường
Trình bày : Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện tử bộ Kinh này.
( Trang nhà Quảng Đức, 01/01/2002)

 

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

10 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận phẠt già o dùng Câu Trở gui hình chùa sanh tâm vô trú sách tràng hạt y nghia ve viec doi bat vang lay chan kinh trong muoi thien nghiep va muoi ac nghiep bông Bùi giáng henry steel olcott va phong trao phuc hung Ngày Tết nói chuyên ăn chay Đôi bàn tay ba phat trien tam tu Hoi hay la nhung bong hoa dac biet ngay 20 10 kiến 05 phan 1 song VÃƒÆ hãy là những bông hoa đặc biệt ngày 05 phần 1 sống Tia dao phat dang lan truyen den nhung vung moi me nhu bo nhìn thấu là trí huệ chân thật phần bình minh quê Đường cũng độc hại như thuốc lá giáo the cÓn mỗi Thiền minh sát trong ứng dụng tin LÃ Æ phần 7 phẩm về tâm pháp cú 33 9 dieu khong biet va 9 dieu khong the trong doi Thêm bằng chứng về tác dụng chống ung Món chay mùa Vu Lan Chữa cẫm nang vào đời cho người cư sĩ tại Tu Ä Củ sen xào tương ớt Con nhớ những xuân trước a friend định nghĩa qua 24 chữ cái Khi nhân duyên của giàu nghèo là gì Miến dong và rau đậu xào chay 1973 隨佛祖 mai tho truyen 1905 Tông phong tổ đình Nghĩa Phương tảo