Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 3

 

Quyển Thứ 63

Hội Thứ Nhất

 

Phẩm Vô Sở Ðắc

 

Thứ 18 – 3 

Xá Lợi Tử!  Tất cả đà la ni môn vô sở hữu, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Tất cả tam ma địa môn vô sở hữu, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Tất cả đà la ni môn không, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Tất cả tam ma ma địa môn không, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Tất cả đà la ni môn xa lìa, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Tất cả tam ma địa môn xa lìa, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Tất cả đà la ni môn không có tự tánh, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Tất cả tam ma địa môn không có tự tánh, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Xá Lợi Tử!  Vì trong tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn vô sở hữu, không, xa lìa, không có tự tánh, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa đều chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Chẳng phải tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn vô sở hữu mà có khác.  Chẳng phải tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn không mà có khác.  Chẳng phải tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn xa lìa mà có khác.  Chẳng phải tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn không có tự tánh mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời trước mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời sau mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời giữa mà có khác.  Xá Lợi Tử!  Hoặc tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn vô sở hữu.  Hoặc tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn không.  Hoặc tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn xa lìa.  Hoặc tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn không có tự tánh.  Hoặc Bồ tát Ma ha tát thời trước, hoặc Bồ tát Ma ha tát thời sau, hoặc Bồ tát Ma ha tát thời giữa.  Tất cả pháp như thế không có hai, vì không hai phần vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát thời trước chẳng khá được, Bồ tát Ma ha tát thời sau chẳng khá được, Bồ tát Ma ha tát thời giữa chẳng khá được.

Xá Lợi Tử!  Nội không vô sở hữu, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô sở hữu, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Nội không không, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Nội không xa lìa, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không xa lìa, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Nội không không có tự tánh, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không có tự tánh, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Xá Lợi Tử!  Vì trong nội không cho đến vô tánh tự tánh không vô sở hữu, không, xa lìa, không có tự tánh, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa đều chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Chẳng phải nội không cho đến vô tánh tự tánh không vô sở hữu mà có khác.  Chẳng phải nội không cho đến vô tánh tự tánh không không mà có khác.  Chẳng phải nội không cho đến vô tánh tự tánh không xa lìa mà có khác.  Chẳng phải nội không cho đến vô tánh tự tánh không không có tự tánh mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời trước mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời sau mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời giữa mà có khác.  Xá Lợi Tử!  Hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không vô sở hữu.  Hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không không.  Hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không xa lìa.  Hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không không có tự tánh.  Hoặc Bồ tát Ma ha tát thời trước, hoặc Bồ tát Ma ha tát thời sau, hoặc Bồ tát Ma ha tát thời giữa.  Tất cả pháp như thế không có hai, vì không hai phần vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát thời trước chẳng khá được, Bồ tát Ma ha tát thời sau chẳng khá được, Bồ tát Ma ha tát thời giữa chẳng khá được.

Xá Lợi Tử!  Chơn như vô sở hữu, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bất tư nghì giới, hư không giới, đoạn giới, ly giới, diệt giới, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, vô tánh giới, vô tướng giới, vô tác giới, vô vi giới, an ẩn giới, tịch tĩnh giới, bổn vô, thật tế vô sở hữu, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Chơn như không, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Pháp giới, pháp tánh cho đến bổn vô, thật tế không, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Chơn như xa lìa, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Pháp giới, pháp tánh cho đến bổn vô, thật tế xa lìa, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Chơn như không có tự tánh, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Pháp giới, pháp tánh cho đến bổn vô, thật tế không có tự tánh, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Xá Lợi Tử!  Vì trong chơn như, pháp giới cho đến bổn vô, thật tế vô sở hữu, không, xa lìa, không có tự tánh, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa đều chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Chẳng phải chơn như, pháp giới cho đến bổn vô, thật tế vô sở hữu mà có khác.  Chẳng phải chơn như, pháp giới cho đến bổn vô, thật tế không mà có khác.  Chẳng phải chơn như, pháp giới cho đến bổn vô, thật tế xa lìa mà có khác.  Chẳng phải chơn như, pháp giới cho đến bổn vô, thật tế không có tự tánh mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời trước mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời sau mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời giữa mà có khác.  Xá Lợi Tử!  Hoặc chơn như, pháp giới cho đến bổn vô, thật tế vô sở hữu.  Hoặc chơn như, pháp giới cho đến bổn vô, thật tế không.  Hoặc chơn như, pháp giới cho đến bổn vô, thật tế xa lìa.  Hoặc chơn như, pháp giới cho đến bổn vô, thật tế không có tự tánh.  Hoặc Bồ tát Ma ha tát thời trước, hoặc Bồ tát Ma ha tát thời sau, hoặc Bồ tát Ma ha tát thời giữa.  Tất cả pháp như thế không có hai, vì không hai phần vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát thời trước chẳng khá được, Bồ tát Ma ha tát thời sau chẳng khá được, Bồ tát Ma ha tát thời giữa chẳng khá được.

Xá Lợi Tử!  Thanh văn thừa vô sở hữu, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Thanh văn thừa không, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Thanh văn thừa xa lìa, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Thanh văn thừa không có tự tánh, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Xá Lợi Tử!  Vì trong Thanh văn thừa vô sở hữu, không, xa lìa, không có tự tánh, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa đều chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Chẳng phải Thanh văn thừa vô sở hữu mà có khác.  Chẳng phải Thanh văn thừa không mà có khác.  Chẳng phải Thanh văn thừa xa lìa mà có khác.  Chẳng phải Thanh văn thừa không có tự tánh mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời trước mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời sau mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời giữa mà có khác.  Xá Lợi Tử!  Hoặc Thanh văn thừa vô sở hữu.  Hoặc Thanh văn thừa không.  Hoặc Thanh văn thừa xa lìa.  Hoặc Thanh văn thừa không có tự tánh.  Hoặc Bồ tát Ma ha tát thời trước, hoặc Bồ tát Ma ha tát thời sau, hoặc Bồ tát Ma ha tát thời giữa.  Tất cả pháp như thế không có hai, vì không hai phần vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát thời trước chẳng khá được, Bồ tát Ma ha tát thời sau chẳng khá được, Bồ tát Ma ha tát thời giữa chẳng khá được.

Xá Lợi Tử!  Ðộc giác thừa vô sở hữu, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Ðộc giác thừa không, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Ðộc giác thừa xa lìa, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Ðộc giác thừa không có tự tánh, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Xá Lợi Tử!  Vì trong Ðộc giác thừa vô sở hữu, không, xa lìa, không có tự tánh, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa đều chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Chẳng phải Ðộc giác thừa vô sở hữu mà có khác.  Chẳng phải Ðộc giác thừa không mà có khác.  Chẳng phải Ðộc giác thừa xa lìa mà có khác.  Chẳng phải Ðộc giác thừa không có tự tánh mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời trước mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời sau mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời giữa mà có khác.  Xá Lợi Tử!  Hoặc Ðộc giác thừa vô sở hữu.  Hoặc Ðộc giác thừa không.  Hoặc Ðộc giác thừa xa lìa.  Hoặc Ðộc giác thừa không có tự tánh.  Hoặc Bồ tát Ma ha tát thời trước, hoặc Bồ tát Ma ha tát thời sau, hoặc Bồ tát Ma ha tát thời giữa.  Tất cả pháp như thế không có hai, vì không hai phần vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát thời trước chẳng khá được, Bồ tát Ma ha tát thời sau chẳng khá được, Bồ tát Ma ha tát thời giữa chẳng khá được.

Xá Lợi Tử!  Ðại thừa vô sở hữu, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Ðại thừa không, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Ðại thừa xa lìa, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Ðại thừa không có tự tánh, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Xá Lợi Tử!  Vì trong Ðại thừa vô sở hữu, không, xa lìa, không có tự tánh, nên Bồ tát Ma ha tát thời trước sau giữa đều chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Chẳng phải Ðại thừa vô sở hữu mà có khác.  Chẳng phải Ðại thừa không mà có khác.  Chẳng phải Ðại thừa xa lìa mà có khác.  Chẳng phải Ðại thừa không có tự tánh mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời trước mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời sau mà có khác.  Chẳng phải Bồ tát Ma ha tát thời giữa mà có khác.  Xá Lợi Tử!  Hoặc Ðại thừa vô sở hữu.  Hoặc Ðại thừa không.  Hoặc Ðại thừa xa lìa.  Hoặc Ðại thừa không có tự tánh.  Hoặc Bồ tát Ma ha tát thời trước, hoặc Bồ tát Ma ha tát thời sau, hoặc Bồ tát Ma ha tát thời giữa.  Tất cả pháp như thế không có hai, vì không hai phần vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát thời trước chẳng khá được, Bồ tát Ma ha tát thời sau chẳng khá được, Bồ tát Ma ha tát thời giữa chẳng khá được.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại đáp Xá Lợi Tử rằng:  Như Tôn giả đã hỏi vì duyên cớ nào mà nói sắc thảy vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên ấy.  Xá Lợi Tử!  Sắc như hư không, thọ tưởng hành thức như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Sắc thọ tưởng hành thức cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh sắc không và tánh thọ tưởng hành thức không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được vậy, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Sắc vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Thọ tưởng hành thức vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Nhãn xứ như hư không, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh nhãn xứ không và tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Nhãn xứ vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Sắc xứ như hư không, thanh hương vị xúc pháp xứ như hư không.  Sở vì sao?  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Sắc thanh hương vị xúc pháp xứ cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh sắc xứ không và tánh thanh hương vị xúc pháp xứ không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Sắc xứ vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Thanh hương vị xúc pháp xứ vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Nhãn giới như hư không, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh nhãn giới không và tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Nhãn giới vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Nhĩ giới như hư không, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh nhĩ giới không và tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Nhĩ giới vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Tỷ giới như hư không, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh tỷ giới không và tánh hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Tỷ giới vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Thiệt giới như hư không, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh thiệt giới không và tánh vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Thiệt giới vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Thân giới như hư không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh thân giới không và tánh xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Thân giới vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Ý giới như hư không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh ý giới không và tánh pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Ý giới vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Ðịa giới như hư không, thủy hỏa phong không thức giới như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Ðịa thủy hỏa phong không thức giới cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh địa giới không và tánh thủy hỏa phong không thức giới không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Ðịa giới vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Thủy hỏa phong không thức giới vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Khổ thánh đế như hư không, tập diệt đạo thánh đế như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Khổ tập diệt đạo thánh đế cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh khổ thánh đế không và tánh tập diệt đạo thánh đế không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Khổ thánh đế vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Tập diệt đạo thánh đế vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Vô minh như hư không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Vô minh cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh vô minh không và tánh hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Vô minh vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Bố thí Ba la mật đa như hư không; tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Bố thí tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh bố thí Ba la mật đa không và tánh tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bố thí Ba la mật đa vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Bốn tĩnh lự như hư không; bốn vô lượng, bốn vô sắc định như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh bốn tĩnh lự không và tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bốn tĩnh lự vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Bốn vô lượng, bốn vô sắc định vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Tám giải thoát như hư không; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh tám giải thoát không và tánh tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Tám giải thoát vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Bốn niệm trụ như hư không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh bốn niệm trụ không và tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bốn niệm trụ vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Không giải thoát môn như hư không; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh không giải thoát môn không và tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Không giải thoát môn vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Vô tướng, vô nguyện giải thoát môn vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Năm nhãn như hư không, sáu thần thông như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Năm nhãn, sáu thần thông cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh năm nhãn không và tánh sáu thần thông không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Năm nhãn vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Sáu thần thông vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Phật mười lực như hư không; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Phật mười lực cho đến nhất thiết tướng trí cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh Phật mười lực không và tánh bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Phật mười lực vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Pháp vô vong thất như hư không, tánh hằng trụ xả như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh pháp vô vong thất không và tánh tánh hằng trụ xả không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Pháp vô vong thất vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Tánh hằng trụ xả vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Tất cả đà la ni môn như hư không, tất cả tam ma địa môn như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh tất cả đà la ni môn không và tánh tất cả tam ma địa môn không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Tất cả đà la ni môn vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Tất cả tam ma địa môn vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Nội không như hư không; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Nội không cho đến vô tánh tự tánh không cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh nội không không và tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Nội không vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Chơn như như hư không; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bất tư nghì giới, hư không giới, đoạn giới, ly giới, diệt giới, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, vô tánh giới, vô tướng giới, vô tác giới, vô vi giới, an ẩn giới, tịch tĩnh giới, bổn vô, thật tế, cứu cánh Niết bàn như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Chơn như cho đến cứu cánh Niết bàn cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh chơn như không và tánh pháp giới cho đến cứu cánh Niết bàn không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Chơn như vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Pháp giới cho đến cứu cánh Niết bàn vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Xá Lợi Tử!  Thanh văn thừa như hư không; Ðộc giác thừa, Ðại thừa như hư không.  Sở vì sao?  Xá Lợi Tử!  Như hư không ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì giữa biên nó chẳng khá được, nên nói là hư không.  Thanh văn thừa, Ðộc giác thừa, Ðại thừa cũng như thế, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tánh Thanh văn thừa không và tánh Ðộc giác thừa, Ðại thừa không vậy.  Trong không, ngằn trước chẳng khá được, ngằn sau chẳng khá được, ngằn giữa chẳng khá được, cũng bởi giữa biên đều chẳng khá được, nên nói là không.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Thanh văn thừa vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.  Ðộc giác thừa, Ðại thừa vô biên, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại đáp Xá Lợi Tử rằng:  Như Tôn giả đã hỏi vì duyên cớ nào mà nói, tức sắc thảy Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được.  Lìa sắc thảy Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được ấy.  Xá Lợi Tử!  Sắc, tánh sắc không.  Vì cớ sao?  Vì trong tánh sắc không, sắc vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Phi sắc, tánh phi sắc không.  Vì cớ sao?  Vì trong tánh phi sắc không, phi sắc vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Thọ tưởng hành thức, tánh thọ tưởng hành thức không.  Vì cớ sao?  Vì trong tánh thọ tưởng hành thức không, thọ tưởng hành thức vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Phi thọ tưởng hành thức, tánh phi thọ tưởng hành thức không.  Vì cớ sao?  Vì trong tánh phi thọ tưởng hành thức không, phi thọ tưởng hành thức vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Tức sắc, Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được.  Lìa sắc, Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được.  Tức thọ tưởng hành thức, Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được.  Lìa thọ tưởng hành thức, Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được.

Xá Lợi Tử!  Nhãn xứ, tánh nhãn xứ không.  Vì cớ sao?  Vì trong tánh nhãn xứ không, nhãn xứ vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Phi nhãn xứ, tánh phi nhãn xứ không.  Vì cớ sao?  Vì trong tánh phi nhãn xứ không, phi nhãn xứ vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không.  Vì cớ sao?  Vì trong tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Phi nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, tánh phi nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không.  Vì cớ sao?  Vì trong tánh phi nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không, phi nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Tức nhãn xứ, Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được.  Lìa nhãn xứ, Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được.  Tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được.  Lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được.

Xá Lợi Tử!  Sắc xứ, tánh sắc xứ không.  Vì cớ sao?  Vì trong tánh sắc xứ không, sắc xứ vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Phi sắc xứ, tánh phi sắc xứ không.  Vì cớ sao?  Vì trong tánh phi sắc xứ không, phi sắc xứ vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Thanh hương vị xúc pháp xứ, tánh thanh hương vị xúc pháp xứ không.  Vì cớ sao?  Vì trong tánh thanh hương vị xúc pháp xứ không, thanh hương vị xúc pháp xứ vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Phi thanh hương vị xúc pháp xứ, tánh phi thanh hương vị xúc pháp xứ không.  Vì cớ sao?  Vì trong tánh phi thanh hương vị xúc pháp xứ không, phi thanh hương vị xúc pháp xứ vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Tức sắc xứ, Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được.  Lìa sắc xứ, Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được.  Tức thanh hương vị xúc pháp xứ, Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được.  Lìa thanh hương vị xúc pháp xứ, Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được.

--- o0o ---

Mục Lục Tập 3

Quyển thứ  51 | 52 | 53 | 54 | 55

56 | 57 | 58 | 59 | 60 | 61 | 62 | 63 | 64 | 65

66 | 67 | 68 | 69 | 70 | 71 | 72 | 73 | 74 | 75

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Hồng Liên

Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ưu lâu tần loa ca diếp CÃƒÆ vụ Tổng Trưởng chuột yoga dựng những gương mặt ni giới xuất thân quý toan mưa ÐÑÑ danh thang phat giao han quoc Trá tuá tứ từ à trầm cảm BS Đỗ Hồng Ngọc nói chuyện Thiền giàu Chùa Pháp Lâm Phát vai loi khuyen cho tuoi tre ngua Cỏ Bắc Từ bi và vị tha nâng đỡ sức khỏe con c璽u mua xuan va dat me cầu chùa ba vàng ke tin tuc phat giao Mùa thiện Tr០lăn mỗi Blogger hối học cau chuyen truoc mieu quan am tuy đám tang ấm vac thói Thực hiện bộ phim tư liệu về cuộc Chữ chua thanh quang Vu lan Mập BÃÆn nữ Táo