Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 3

 

Quyển Thứ 66


Hội Thứ Nhất

Phẩm Vô Sở Ðắc

Thứ 18 – 6 

Xá Lợi Tử! Vì tánh Dị sanh địa pháp không, nên Dị sanh địa pháp đối Dị sanh địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh địa pháp đối Chủng tánh địa pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Chủng tánh địa pháp không, nên Chủng tánh địa pháp đối Chủng tánh địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Chủng tánh địa pháp đối Dị sanh địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh, Chủng tánh địa pháp đối Ðệ bát địa pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Ðệ bát địa pháp không, nên Ðệ bát địa pháp đối Ðệ bát địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Ðệ bát địa pháp đối Dị sanh, Chủng tánh địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát địa pháp đối Cụ kiến địa pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Cụ kiến địa pháp không, nên Cụ kiến địa pháp đối Cụ kiến địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Cụ kiến địa pháp đối Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến địa pháp đối Bạc địa pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Bạc địa pháp không, nên Bạc địa pháp đối Bạc địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Bạc địa pháp đối Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc địa pháp đối Ly dục địa pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Ly dục địa pháp không, nên Ly dục địa pháp đối Ly dục địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Ly dục địa pháp đối Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục địa pháp đối Dĩ biện địa pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Dĩ biện địa pháp không, nên Dĩ biện địa pháp đối Dĩ biện địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Dĩ biện địa pháp đối Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện địa pháp đối Ðộc giác địa pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Ðộc giác địa pháp không, nên Ðộc giác địa pháp đối Ðộc giác địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Ðộc giác địa pháp đối Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện, Ðộc giác địa pháp đối Bồ tát địa pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Bồ tát địa pháp không, nên Bồ tát địa pháp đối Bồ tát địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Bồ tát địa pháp đối Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện, Ðộc giác địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện, Ðộc giác, Bồ tát địa pháp đối Như lai địa pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Như lai địa pháp không, nên Như lai địa pháp đối Như lai địa pháp vô sở hữu chẳng khá được; Như lai địa pháp đối Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện, Ðộc giác, Bồ tát địa pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Xá Lợi Tử!  Tôi đối với các pháp như thế, đem tất cả Chủng tánh, tất cả nơi chỗ, tất cả thời gian, tìm Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Vì tánh Dị sanh địa không, nên Dị sanh địa đối Dị sanh địa vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh địa đối Chủng tánh địa vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Chủng tánh địa không, nên Chủng tánh địa đối Chủng tánh địa vô sở hữu chẳng khá được; Chủng tánh địa đối Dị sanh địa vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh, Chủng tánh địa đối Ðệ bát địa vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Ðệ bát địa không, nên Ðệ bát địa đối Ðệ bát địa vô sở hữu chẳng khá được; Ðệ bát địa đối Dị sanh, Chủng tánh địa vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát địa đối Cụ kiến địa vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Cụ kiến địa không, nên Cụ kiến địa đối Cụ kiến địa vô sở hữu chẳng khá được; Cụ kiến địa đối Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát địa vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến địa đối Bạc địa vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Bạc địa không, nên Bạc địa đối Bạc địa vô sở hữu chẳng khá được; Bạc địa đối Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến địa vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc địa đối Ly dục địa vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Ly dục địa không, nên Ly dục địa đối Ly dục địa vô sở hữu chẳng khá được; Ly dục địa đối Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc địa vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục địa đối Dĩ biện địa vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Dĩ biện địa không, nên Dĩ biện địa đối Dĩ biện địa vô sở hữu chẳng khá được; Dĩ biện địa đối Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục địa vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện địa đối Ðộc giác địa vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Ðộc giác địa không, nên Ðộc giác địa đối Ðộc giác địa vô sở hữu chẳng khá được; Ðộc giác địa đối Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện địa vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện, Ðộc giác địa đối Bồ tát địa vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Bồ tát địa không, nên Bồ tát địa đối Bồ tát địa vô sở hữu chẳng khá được; Bồ tát địa đối Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện, Ðộc giác địa vô sở hữu chẳng khá được; Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện, Ðộc giác, Bồ tát địa đối Như lai địa vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Như lai địa không, nên Như lai địa đối Như lai địa vô sở hữu chẳng khá được; Như lai địa đối Dị sanh, Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện, Ðộc giác, Bồ tát địa vô sở hữu chẳng khá được.  Xá Lợi Tử!  Tôi đối với các pháp như thế, đem tất cả chủng tánh, tất cả nơi chỗ, tất cả thời gian, tìm Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử!  Vì tánh Dự lưu hướng pháp không, nên Dự lưu hướng pháp đối Dự lưu hướng pháp vô sở hữu chẳng khá được; Dự lưu hướng pháp đối Dự lưu quả pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Dự lưu quả pháp không, nên Dự lưu quả pháp đối Dự lưu quả pháp vô sở hữu chẳng khá được; Dự lưu quả pháp đối Dự lưu hướng pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Dự lưu hướng pháp, Dự lưu quả pháp đối Nhất lai hướng pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Nhất lai hướng pháp không, nên Nhất lai hướng pháp đối Nhất lai hướng pháp vô sở hữu chẳng khá được; Nhất lai hướng pháp đối Dự lưu hướng pháp, Dự lưu quả pháp vô sở hữu chẳng khá được; Dự lưu hướng pháp cho đến Nhất lai hướng pháp đối Nhất lai quả pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Nhất lai quả pháp không, nên Nhất lai quả pháp đối Nhất lai quả pháp vô sở hữu chẳng khá được; Nhất lai quả pháp đối Dự lưu hướng pháp cho đến Nhất lai hướng pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Dự lưu hướng pháp cho đến Nhất lai quả pháp đối Bất hoàn hướng pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Bất hoàn hướng pháp không, nên Bất hoàn hướng pháp đối Bất hoàn hướng pháp vô sở hữu chẳng khá được; Bất hoàn hướng pháp đối Dự lưu hướng pháp cho đến Nhất lai quả pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Dự lưu hướng pháp cho đến Bất hoàn hướng pháp đối Bất hoàn quả pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Bất hoàn quả pháp không, nên Bất hoàn quả pháp đối Bất hoàn quả pháp vô sở hữu chẳng khá được; Bất hoàn quả pháp đối Dự lưu hướng pháp cho đến Bất hoàn hướng pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Dự lưu hướng pháp cho đến Bất hoàn quả pháp đối A la hán hướng pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh A la hán hướng pháp không, nên A la hán hướng pháp đối A la hán hướng pháp vô sở hữu chẳng khá được; A la hán hướng pháp đối Dự lưu hướng pháp cho đến Bất hoàn quả pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Dự lưu hướng pháp cho đến A la hán hướng pháp đối A la hán quả pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh A la hán quả pháp không, nên A la hán quả pháp đối A la hán quả pháp vô sở hữu chẳng khá được; A la hán quả pháp đối Dự lưu hướng pháp cho đến A la hán hướng pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Dự lưu hướng pháp cho đến A la hán quả pháp đối Ðộc giác hướng pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Ðộc giác hướng pháp không, nên Ðộc giác hướng pháp đối Ðộc giác hướng pháp vô sở hữu chẳng khá được; Ðộc giác hướng pháp đối Dự lưu hướng pháp cho đến A la hán quả pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Dự lưu hướng pháp cho đến Ðộc giác hướng pháp đối Ðộc giác quả pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Ðộc giác quả pháp không, nên Ðộc giác quả pháp đối Ðộc giác quả pháp vô sở hữu chẳng khá được; Ðộc giác quả pháp đối Dự lưu hướng pháp cho đến Ðộc giác hướng pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Dự lưu hướng pháp cho đến Ðộc giác quả pháp đối Bồ tát Ma ha tát pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Bồ tát Ma ha tát pháp không, nên Bồ tát Ma ha tát pháp đối Bồ tát Ma ha tát pháp vô sở hữu chẳng khá được; Bồ tát Ma ha tát pháp đối Dự lưu hướng pháp cho đến Ðộc giác quả pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Dự lưu hướng pháp cho đến Bồ tát Ma ha tát pháp đối Tam miệu tam Phật đà pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Tam miệu tam Phật đà pháp không, nên Tam miệu tam Phật đà pháp đối Tam miệu tam Phật đà pháp vô sở hữu chẳng khá được; Tam miệu tam Phật đà pháp đối Dự lưu hướng pháp cho đến Bồ tát Ma ha tát pháp vô sở hữu chẳng khá được.  Xá Lợi Tử!  Tôi đối với các pháp như thế, đem tất cả chủng tánh, tất cả nơi chỗ, tất cả thời gian, tìm Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử!  Vì tánh Dự lưu hướng không, nên Dự lưu hướng đối Dự lưu hướng vô sở hữu chẳng khá được; Dự lưu hướng đối Dự lưu quả vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Dự lưu quả không, nên Dự lưu quả đối Dự lưu quả vô sở hữu chẳng khá được; Dự lưu quả đối Dự lưu hướng vô sở hữu chẳng khá được; Dự lưu hướng, Dự lưu quả đối Nhất lai hướng vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Nhất lai hướng không, nên Nhất lai hướng đối Nhất lai hướng vô sở hữu chẳng khá được; Nhất lai hướng đối Dự lưu hướng, Dự lưu quả vô sở hữu chẳng khá được.  Dự lưu hướng cho đến Nhất lai hướng đối Nhất lai quả vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Nhất lai quả không, nên Nhất lai quả đối Nhất lai quả vô sở hữu chẳng khá được; Nhất lai quả đối Dự lưu hướng cho đến Nhất lai hướng vô sở hữu chẳng khá được.  Dự lưu hướng cho đến Nhất lai quả đối Bất hoàn hướng vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Bất hoàn hướng không, nên Bất hoàn hướng đối Bất hoàn hướng vô sở hữu chẳng khá được; Bất hoàn hướng đối Dự lưu hướng cho đến Nhất lai quả vô sở hữu chẳng khá được; Dự lưu hướng cho đến Bất hoàn hướng đối Bất hoàn quả vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Bất hoàn quả không, nên Bất hoàn quả đối Bất hoàn quả vô sở hữu chẳng khá được; Bất hoàn quả đối Dự lưu hướng cho đến Bất hoàn hướng vô sở hữu chẳng khá được; Dự lưu hướng cho đến Bất hoàn quả đối A la hán hướng vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh A la hán hướng không, nên A la hán hướng đối A la hán hướng vô sở hữu chẳng khá được; A la hán hướng đối Dự lưu hướng cho đến Bất hoàn quả vô sở hữu chẳng khá được; Dự lưu hướng cho đến A la hán hướng đối A la hán quả vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh A la hán quả không, nên A la hán quả đối A la hán quả vô sở hữu chẳng khá được; A la hán quả đối Dự lưu hướng cho đến A la hán hướng vô sở hữu chẳng khá được; Dự lưu hướng cho đến A la hán quả đối Ðộc giác hướng vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Ðộc giác hướng không, nên Ðộc giác hướng đối Ðộc giác hướng vô sở hữu chẳng khá được; Ðộc giác hướng đối Dự lưu hướng cho đến A la hán quả vô sở hữu chẳng khá được; Dự lưu hướng cho đến Ðộc giác hướng đối Ðộc giác quả vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Ðộc giác quả không, nên Ðộc giác quả đối Ðộc giác quả vô sở hữu chẳng khá được; Ðộc giác quả đối Dự lưu hướng cho đến Ðộc giác hướng vô sở hữu chẳng khá được; Dự lưu hướng cho đến Ðộc giác quả đối Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Bồ tát Ma ha tát không, nên Bồ tát Ma ha tát đối Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được; Bồ tát Ma ha tát đối Dự lưu hướng cho đến Ðộc giác quả vô sở hữu chẳng khá được; Dự lưu hướng cho đến Bồ tát Ma ha tát đối Tam miệu tam Phật đà vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Tam miệu tam Phật đà không, nên Tam miệu tam Phật đà đối Tam miệu tam Phật đà vô sở hữu chẳng khá được; Tam miệu tam Phật đà đối Dự lưu hướng cho đến Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được.  Xá Lợi Tử!  Tôi đối với các pháp như thế, đem tất cả chủng tánh, tất cả nơi chỗ, tất cả thời gian, tìm Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử!  Vì tánh Bồ tát Ma ha tát không, nên Bồ tát Ma ha tát đối Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được; Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh Bát nhã Ba la mật đa không, nên Bát nhã Ba la mật đa đối Bát nhã Ba la mật đa vô sở hữu chẳng khá được; Bát nhã Ba la mật đa đối Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu chẳng khá được; Bồ tát Ma ha tát, Bát nhã Ba la mật đa đối dạy bảo dạy trao vô sở hữu chẳng khá được.  Vì tánh dạy bảo dạy trao không, nên dạy bảo dạy trao đối dạy bảo dạy trao vô sở hữu chẳng khá được.  Dạy bảo dạy trao đối Bồ tát Ma ha tát, Bát nhã Ba la mật đa vô sở hữu chẳng khá được.  Xá Lợi Tử!  Tôi đối với các pháp như thế, đem tất cả chủng tánh, tất cả nơi chỗ, tất cả thời gian, tìm Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Tôi đối tất cả pháp, đem tất cả chủng tánh, tất cả nơi chỗ, tất cả thời gian, tìm Bồ tát Ma ha tát đều không thấy đâu, trọn chẳng khá được, làm sao khiến tôi đem Bát nhã Ba la mật đa dạy bảo dạy trao cho các Bồ tát Ma ha tát!

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại đáp Xá Lợi Tử rằng:  Như Tôn giả đã hỏi, vì duyên cớ nào mà nói Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh ấy.  Xá Lợi Tử!  Danh Bồ tát Ma ha tát duy khách sở nhiếp vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:  Vì duyên cớ nào mà nói danh Bồ tát Ma ha tát duy khách sở nhiếp?

Thiện Hiện đáp: Như danh tất cả pháp duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong tất cả pháp không có danh, trong danh không có tất cả pháp.  Chẳng phải hợp chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì tất cả pháp cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc tất cả pháp, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy, nên danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, duy khách sở nhiếp; với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong Bồ tát Ma ha tát không có danh, trong danh không có Bồ tát Ma ha tát.  Chẳng phải hợp chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì Bồ tát Ma ha tát cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử! Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh!

Xá Lợi Tử!  Như danh sắc duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong sắc không có danh, trong danh không có sắc.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì sắc cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc sắc, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Như danh thọ tưởng hành thức duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong thọ tưởng hành thức không có danh, trong danh không có thọ tưởng hành thức.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì thọ tưởng hành thức cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc thọ tưởng hành thức, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.

Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong Bồ tát Ma ha tát không có danh, trong danh không có Bồ tát Ma ha tát.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì Bồ tát Ma ha tát cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh!

Xá Lợi Tử!  Như danh nhãn xứ duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong nhãn xứ không có danh, trong danh không có nhãn xứ.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì nhãn xứ cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc nhãn xứ, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Như danh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không có danh, trong danh không có nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong Bồ tát Ma ha tát không có danh, trong danh không có Bồ tát Ma ha tát.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì Bồ tát Ma ha tát cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh!

Xá Lợi Tử!  Như danh sắc xứ duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong sắc xứ không có danh, trong danh không có sắc xứ.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì sắc xứ cùng danh, đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc sắc xứ, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Như thanh hương vị xúc pháp xứ duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong thanh hương vị xúc pháp xứ không có danh, trong danh không có thanh hương vị xúc pháp xứ.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì thanh hương vị xúc pháp xứ cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc thanh hương vị xúc pháp xứ, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong Bồ tát Ma ha tát không có danh, trong danh không có Bồ tát Ma ha tát.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì Bồ tát Ma ha tát cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh!

Xá Lợi Tử!  Như danh nhãn giới duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong nhãn giới không có danh, trong danh không có nhãn giới.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì nhãn giới cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc nhãn giới, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Như danh sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không có danh, trong danh không có sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong Bồ tát Ma ha tát không có danh, trong danh không có Bồ tát Ma ha tát.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì Bồ tát Ma ha tát cùng danh đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh!

Xá Lợi Tử!  Như danh nhĩ giới duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong nhĩ giới không có danh, trong danh không có nhĩ giới.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì nhĩ giới cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc nhĩ giới, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Như danh thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ không có danh, trong danh không có thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong Bồ tát Ma ha tát không có danh, trong danh không có Bồ tát Ma ha tát.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì Bồ tát Ma ha tát cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh!

Xá Lợi Tử!  Như danh tỷ giới duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong tỷ giới không có danh, trong danh không có tỷ giới.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì tỷ giới cùng danh, đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc tỷ giới, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Như danh hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ không có danh, trong danh không có hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong Bồ tát Ma ha tát không có danh, trong danh không có Bồ tát Ma ha tát.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì Bồ tát Ma ha tát cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh!

Xá Lợi Tử!  Như danh thiệt giới duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong thiệt giới không có danh, trong danh không có thiệt giới.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì thiệt giới cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc thiệt giới, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Như danh vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ không có danh, trong danh không có vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong Bồ tát Ma ha tát không có danh, trong danh không có Bồ tát Ma ha tát.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì Bồ tát Ma ha tát cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh!

Xá Lợi Tử!  Như danh thân giới duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong thân giới không có danh, trong danh không có thân giới.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì thân giới cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc thân giới, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Như danh xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ không có danh, trong danh không có xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong Bồ tát Ma ha tát không có danh, trong danh không có Bồ tát Ma ha tát.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì Bồ tát Ma ha tát cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh!

Xá Lợi Tử!  Như danh ý giới duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong ý giới không có danh, trong danh không có ý giới.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì ý giới cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc ý giới, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Như danh pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không có danh, trong danh không có pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong Bồ tát Ma ha tát không có danh, trong danh không có Bồ tát Ma ha tát.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì Bồ tát Ma ha tát cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh!

Xá Lợi Tử!  Như danh địa giới duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong địa giới không có danh, trong danh không có địa giới.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì địa giới cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc địa giới, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Như danh thủy hỏa phong không thức giới duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong thủy hỏa phong không thức giới không có danh, trong danh không có thủy hỏa phong không thức giới.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì thủy hỏa phong không thức giới cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc thủy hỏa phong không thức giới, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong Bồ tát Ma ha tát không có danh, trong danh không có Bồ tát Ma ha tát.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì Bồ tát Ma ha tát cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh!

Xá Lợi Tử!  Như danh khổ thánh đế duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong khổ thánh đế không có danh, trong danh không có khổ thánh đế.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì khổ thánh đế cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc khổ thánh đế, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Như danh tập diệt đạo thánh đế duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong tập diệt đạo thánh đế không có danh, trong danh không có tập diệt đạo thánh đế.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì tập diệt đạo thánh đế cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc tập diệt đạo thánh đế, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong Bồ tát Ma ha tát không có danh, trong danh không có Bồ tát Ma ha tát.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì Bồ tát Ma ha tát cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh!

Xá Lợi Tử!  Như danh vô minh duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong vô minh không có danh, trong danh không có vô minh.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì vô minh cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc vô minh, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Như danh hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não không có danh, trong danh không có hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong Bồ tát Ma ha tát không có danh, trong danh không có Bồ tát Ma ha tát.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì Bồ tát Ma ha tát cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh!

Xá Lợi Tử!  Như danh bốn tĩnh lự duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong bốn tĩnh lự không có danh, trong danh không có bốn tĩnh lự.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì bốn tĩnh lự cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc bốn tĩnh lự, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Như danh bốn vô lượng, bốn vô sắc định duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong bốn vô lượng, bốn vô sắc định không có danh, trong danh không có bốn vô lượng, bốn vô sắc định.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì bốn vô lượng, bốn vô sắc định cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc bốn vô lượng, bốn vô sắc định, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy. Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong Bồ tát Ma ha tát không có danh, trong danh không có Bồ tát Ma ha tát.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì Bồ tát Ma ha tát cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh!

Xá Lợi Tử!  Như danh tám giải thoát duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong tám giải thoát không có danh, trong danh không có tám giải thoát.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì tám giải thoát cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc tám giải thoát, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Như danh tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không có danh, trong danh không có tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong Bồ tát Ma ha tát không có danh, trong danh không có Bồ tát Ma ha tát.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì Bồ tát Ma ha tát cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh!

Xá Lợi Tử!  Như danh bốn niệm trụ duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong bốn niệm trụ không có danh, trong danh không có bốn niệm trụ.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì bốn niệm trụ cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc bốn niệm trụ, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Như danh bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi không có danh; trong danh không có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy. Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, duy khách sở nhiếp, với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ.  Trong Bồ tát Ma ha tát không có danh, trong danh không có Bồ tát Ma ha tát.  Chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả thi thiết.  Vì cớ sao?  Vì Bồ tát Ma ha tát cùng danh đều tự tánh không vậy.  Trong tự tánh không, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc danh, đều vô sở hữu chẳng khá được vậy.  Xá Lợi Tử!  Do vì duyên cớ này, nên tôi tác lên thuyết là:  Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh!

--- o0o ---

Mục Lục Tập 3

Quyển thứ  51 | 52 | 53 | 54 | 55

56 | 57 | 58 | 59 | 60 | 61 | 62 | 63 | 64 | 65

66 | 67 | 68 | 69 | 70 | 71 | 72 | 73 | 74 | 75

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Hồng Liên

Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

tìm niềm vui chân thật Cồn chua phuoc hue đinh từ bỏ ngôn di tim 3 nguoi thay vi dai nhat manh dat hinh linh cam ung quan the am tảo lua cuoc song cang binh than thi noi tam se cang sang cõi phật ở đâu xa Bệnh cảm càng nghiêm trọng hơn khi テス thuong giao ChÃƒÆ nh thường Những loại củ quả không nên ăn cả thuan Chợ dau can ganh dua cao thap tinh giac de lam chu khen che sống như thế nào trước khi bạn chết Tức ta đang làm gì đời ta Suy nhược tinh thần làm tăng nguy cơ B lï¾ƒï½ Những món nên ăn khi bận rộn Đạo nuoi chuong i ngài ï¾ toi doi luan voi tien si thich nhat tu Buồn buồn vui vui Gặp gỡ Giáo sư người Mỹ gốc Việt điều Cắt sức Nguyên nhân phân phái đầu tiên trong đà nẵng tri soi mat tu Vesak thiêng liêng quảng Liên cổ giáo hoẠNỗi niềm về mẹ