Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 3

 

Quyển Thứ 75

Hội Thứ Nhất

Phẩm Vô Sanh

Thứ 20-2

Xá Lợi Tử! Bố thí Ba la mật đa là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Bốn tĩnh lự là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Bốn vô lượng, bốn vô sắc định là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Tám giải thoát là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ  là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Không giải thoát môn là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Vô tướng, vô nguyện giải thoát môn  là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Năm nhãn là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Sáu thần thông là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Phật mười lực là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng  là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Nhất thiết trí là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí  là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Pháp vô vong thất là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Tánh hằng trụ xả là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả đà la ni môn là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Tất cả tam ma địa môn  là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Dị sanh là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Dị sanh pháp là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Dự lưu là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Dự lưu pháp là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Nhất lai là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Nhất lai pháp là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Bất hoàn là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Bất hoàn pháp là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! A la hán là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. A la hán pháp là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Độc giác là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Độc giác pháp là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Bồ tát pháp là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Như lai là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Như lai pháp là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn khiến sanh. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Nhân giả nay vì  muốn khiến nó sanh, hay vì muốn khiến bất sanh nó sanh ư? Thiện Hiện đáp: Tôi chẳng muốn khiến sanh nó sanh, cũng chẳng muốn khiến bất sanh nó sanh. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Sanh cùng bất sanh hai pháp như thế, đều chẳng tương ưng chẳng phải bất tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng phải vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng phải vô kiến, chẳng hữu đối chẳng phải vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Xá Lợi Tử! Do vì duyên cớ này, nên tôi chẳng muốn khiến sanh nó sanh, cũng chẳng muốn khiến bất sanh nó sanh.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Nhân giả với đã thuyết pháp vô sanh là muốn biện thuyết tướng vô sanh ư? Thiện Hiện đáp: Tôi đối đã thuyết pháp vô sanh cũng chẳng muốn biện thuyết tướng  vô sanh. Sở vì sao? Vì hoặc pháp vô sanh, hoặc tướng vô sanh, hoặc muốn biện thuyết, tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải bất tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng phải vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng phải vô kiến, chẳng hữu đối chẳng phải vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng.

Xá Lợi Tử nói: Đối với pháp bất sanh khởi lời nói bất sanh, lời nói bất sanh đây cũng bất sanh chăng? Thiện Hiện đáp: Như vậy, như vậy. Sở vì sao? Xá Lợi Tử! Sắc bất sanh, thọ tưởng hành thức cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Nhãn xứ bất sanh, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Sắc xứ bất sanh, thanh hương vị xúc pháp xứ cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Nhãn giới bất sanh, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sinh ra các thọ cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Nhĩ giới bất sanh, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ  cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Tỷ giới bất sanh, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Thiệt giới bất sanh, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Thân giới bất sanh, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Ý giới bất sanh, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Địa giới bất sanh, thủy hỏa phong không thức giới cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Khổ thánh đế bất sanh, tập diệt đạo thánh đế cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Vô minh bất sanh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Nội không bất sanh; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Bố thí Ba la mật đa bất sanh, tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Bốn tĩnh lự bất sanh, bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Tám giải thoát bất sanh; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử!

Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ bất sanh, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Không giải thoát môn  bất sanh; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Năm nhãn  bất sanh, sáu thần thông cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Phật mười lực bất sanh, bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng  cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Nhất thiết trí bất sanh; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Pháp vô vong thất  bất sanh; tánh hằng trụ xả cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả đà la ni môn bất sanh, tất cả tam ma địa môn  cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Dị sanh bất sanh, dị sanh pháp cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Dự lưu bất sanh, Dự lưu pháp cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Nhất lai bất sanh, Nhất lai pháp cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Bất hoàn bất sanh, Bất hoàn pháp cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! A la hán bất sanh, A la hán pháp cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Độc giác bất sanh, Độc giác pháp cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát bất sanh, Bồ tát pháp cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Như lai bất sanh, Như lai pháp cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Thân hành bất sanh; ngữ hành, ý hành cũng bất sanh. Vì cớ sao? Vì đều bản tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Do vì duyên cớ này, nên đối pháp bất sanh khởi lời bất sanh cũng nghĩa vô sanh. Xá Lợi Tử! Hoặc pháp sở thuyết, hoặc lời năng thuyết, kẻ thuyết, kẻ nghe đều là bất sanh vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử khen Thiện Hiện rằng: Với trong những hạng người thuyết pháp, nhân giả rất là đệ nhất. Vì cớ sao? Vì tùy chỗ gạn hỏi đều năng thù đáp không có bị trệ ngại vậy.

Thiện Hiện đối lời: Đệ tử các Đức Phật, đối với tất cả pháp không có chỗ nương dính. Lẽ pháp vậy đều năng tùy chỗ gạn hỏi, mỗi mỗi thù đáp tự tại vô úy. Vì cớ sao? Vì tất cả pháp không có nương vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Vì sao các pháp đều không có chỗ nương? Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Sắc bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Thọ tưởng hành thức bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Xá Lợi Tử! Nhãn xứ bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Xá Lợi Tử! Sắc xứ bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Thanh hương vị xúc pháp xứ bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. 

Xá Lợi Tử! Nhãn giới bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sinh ra các thọ bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Xá Lợi Tử! Nhĩ giới bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. 

Xá Lợi Tử! Tỷ giới bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  Xá Lợi Tử! Thiệt giới bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Xá Lợi Tử! Thân giới bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  Xá Lợi Tử! Ý giới bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  

Xá Lợi Tử! Địa giới bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Thủy hỏa phong không thức giới bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Xá Lợi Tử! Khổ thánh đế bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Tập diệt đạo thánh đế  bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  Xá Lợi Tử! Vô minh bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  

Xá Lợi Tử! Nội không bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  

Xá Lợi Tử! Bố thí Ba la mật đa bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  Xá Lợi Tử! Bốn tĩnh lự bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Bốn vô lượng, bốn vô sắc định bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  Xá Lợi Tử! Tám giải thoát bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  Xá Lợi Tử! Không giải thoát môn bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Vô tướng, vô nguyện giải thoát môn bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  Xá Lợi Tử! Năm nhãn bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Sáu thần thông bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  

Xá Lợi Tử! Phật mười lực bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng  bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Xá Lợi Tử! Nhất thiết trí bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí  bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  Xá Lợi Tử! Pháp vô vong thất bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Tánh hằng trụ xả bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  Xá Lợi Tử! Tất cả đà la ni môn bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Tất cả tam ma địa môn bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  

Xá Lợi Tử! Dị sanh bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Dị sanh pháp bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Xá Lợi Tử! Dự lưu bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Dự lưu pháp bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Xá Lợi Tử! Nhất lai bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Nhất lai pháp bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  Xá Lợi Tử! Bất hoàn bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Bất hoàn pháp bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  Xá Lợi Tử! A la hán bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. A la hán pháp bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  Xá Lợi Tử! Độc giác bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Độc giác pháp bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  Xá Lợi Tử! Bồ tát bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Bồ tát pháp bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  

Xá Lợi Tử! Như lai bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được. Như lai pháp bản tánh không, nên nương trong nương ngoài nương giữa hai chẳng khá được.  

Xá Lợi Tử! Do vì duyên cớ này, nên tôi nói các pháp đều không có chỗ nương

 

 

 

Hội Thứ Nhất

Phẩm Tịnh Ðạo

Thứ 21 – 1

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bảo Xá Lợi Tử rằng:  Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành sáu món Ba la mật đa, nên tịnh sắc, nên tịnh thọ tưởng hành thức.  Nên tịnh nhãn xứ, nên tịnh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ.  Nên tịnh sắc xứ, nên tịnh thanh hương vị xúc pháp xứ.  Nên tịnh nhãn giới; nên tịnh sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ.  Nên tịnh nhĩ giới; nên tịnh thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ.  Nên tịnh tỷ giới; nên tịnh hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ.  Nên tịnh thiệt giới; nên tịnh vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ. Nên tịnh thân giới; nên tịnh xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ.  Nên tịnh ý giới; nên tịnh pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Nên tịnh địa giới, nên tịnh thủy hỏa phong không thức giới.  Nên tịnh khổ thánh đế, nên tịnh tập diệt đạo thánh đế.  Nên tịnh vô minh; nên tịnh hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não.  Nên tịnh nội không; nên tịnh ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.  Nên tịnh bố thí Ba la mật đa; nên tịnh tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa.  Nên tịnh bốn tĩnh lự; nên tịnh bốn vô lượng, bốn vô sắc định.  Nên tịnh tám giải thoát; nên tịnh tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ.  Nên tịnh bốn niệm trụ; nên tịnh bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi.  Nên tịnh không giải thoát môn; nên tịnh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.  Nên tịnh năm nhãn; nên tịnh sáu thần thông.

Nên tịnh Phật mười lực; nên tịnh bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.  Nên tịnh pháp vô vong thất, nên tịnh tánh hằng trụ xả.  Nên tịnh tất cả đà la ni môn, nên tịnh tất cả tam ma địa môn.  Nên tịnh nhất thiết trí; nên tịnh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.  Nên tịnh Bồ đề đạo.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:  Vì sao Bồ tát Ma ha tát khi tu hành sáu món Ba la mật đa phải tịnh Bồ đề đạo?  Thiện Hiện đáp:  Xá Lợi Tử!  Sáu Ba la mật đa đều có hai thứ:  Một là thế gian, hai là xuất thế gian.

Xá Lợi Tử hỏi:  Sao là thế gian bố thí Ba la mật đa?  Thiện Hiện đáp:  Nếu Bồ tát Ma ha tát làm đại thí chủ, năng thí tất cả những vị Sa môn, Bà la môn; những kẻ nghèo, bệnh, côi quạnh, đi đường, hành khất.  Cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, cần cưỡi cho cưỡi, cần áo cho áo, cần hương cho hương, cần hoa cho hoa, cần đồ trang sức cho đồ trang sức, cần nhà cửa cho nhà cửa, cần thuốc thang cho thuốc thang, cần soi sáng cho soi sáng, cần đồ ngồi nằm cho đồ ngồi nằm; tất cả như thế, tùy kẻ kia cần dùng đồ thập vật giúp sống thảy đều thí cho.  Hoặc có kẻ đến xin trai cho trai, xin gái cho gái, xin vợ hầu cho vợ hầu, xin quan vị cho quan vị, xin cõi nước cho cõi nước, xin ngôi vua cho ngôi vua, xin đầu mắt cho  đầu mắt, xin tay chân cho tay chân, xin từng lóng đốt cho từng lóng đốt, xin máu thịt cho máu thịt, xin cốt tủy cho cốt tủy, xin tai mắt cho tai mắt, xin tôi tớ cho tôi tớ, xin của báu cho của báu, xin sanh loại cho sanh loại; tất cả như thế, kia tùy chỗ cầu xin vật nội ngoại, thảy đều thí cho.  Tuy làm thí này mà có chỗ ỷ y nghĩa là tác lên nghĩ này:  “Ta thí kia nhận, ta là thí chủ, ta chẳng tham lam.  Ta theo lời Phật dạy năng xả tất cả, ta hành bố thí Ba la mật đa”.  Khi kia hành thí đem hữu sở đắc mà làm phương tiện cùng các hữu tình đồng cộng hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.  Lại còn tác lên nghĩ này nữa:  “Ta đem phước này thí cho các hữu tình, khiến được đời này, đời khác an vui cho đến chứng được Vô dư Niết bàn”.  Kia chấp trước ba luân mà hành bố thí:  Một là nghĩ mình, hai là nghĩ kia, ba là nghĩ thí.  Bởi chấp trước ba luân này mà hành bố thí nên gọi là thế gian bố thí Ba la mật đa.  Duyên nào thí đây gọi là thế gian?  Vì cùng thế gian đồng cộng hành vậy, chẳng vượt khỏi pháp xuất thế gian vậy.  Như thế gọi là thế gian bố thí Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử hỏi:  Sao là xuất thế gian bố thí Ba la mật đa?  Thiện Hiện đáp:  Nếu Bồ tát Ma ha tát khi hành bố thí thanh tịnh ba luân: Một là chẳng chấp ta là kẻ thí, hai là chẳng chấp kia là kẻ nhận, ba là chẳng đắm nhân thí và quả thí.  Ðấy là Bồ tát Ma ha tát khi hành bố thí ba luân thanh tịnh.  Lại nữa, Xá Lợi Tử!  Nếu Bồ tát Ma ha tát đem đại bi làm thượng thủ, chỗ tu thí phước, khắp thí cho hữu tình, đối các hữu tình đều vô sở đắc.  Mặc dù cùng các hữu tình đồng cộng hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà với trong ấy chẳng thấy chút tướng.  Bởi đều vô sở chấp mà hành thí vậy, nên gọi là xuất thế gian bố thí Ba la mật đa.  Duyên nào thí đây gọi xuất thế gian?  Vì chẳng cùng thế gian đồng cộng hành vậy, năng vượt khỏi pháp xuất thế gian vậy.  Như thế gọi là xuất thế gian bố thí Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử hỏi:  Sao là thế gian tịnh giới Ba la mật đa?  Thiện Hiện đáp:  Nếu Bồ tát Ma ha tát tuy thọ trì giới mà có chỗ ỷ y nghĩa là tác lên nghĩ này:  “Ta vì nhiêu ích tất cả hữu tình thọ trì tịnh giới.  Ta theo lời Phật dạy với tịnh giới nhỏ năng không bị phạm.  Ta hành tịnh giới Ba la mật đa”.  Khi kia trì giới đem hữu sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình đồng cộng hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.  Lại còn tác lên nghĩ này nữa:  “Ta đem phước này thí cho các hữu tình, khiến được đời này đời khác an vui, cho đến chứng được Vô dư Niết bàn”.  Kia chấp trước ba luân mà thọ trì giới:  Một là nghĩ mình, hai là nghĩ kia, ba là nghĩ giới.  Bởi chấp trước ba luân thọ trì giới, nên gọi là thế gian tịnh giới Ba la mật đa.  Duyên nào tịnh giới đây gọi là thế gian?  Vì cùng thế gian đồng cộng hành vậy, chẳng vượt khỏi pháp xuất thế gian vậy.  Như thế gọi là thế gian tịnh giới Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử hỏi:  Sao là xuất thế gian tịnh giới Ba la mật đa?  Thiện Hiện đáp:  Nếu Bồ tát Ma ha tát khi thọ trì giới thanh tịnh ba luân:  Một là chẳng chấp ta năng trì giới, hai là chẳng chấp sở hộ hữu tình, ba là chẳng đắm nhân giới quả giới.  Ðấy là Bồ tát Ma ha tát khi thọ trì giới ba luân thanh tịnh.  Lại nữa, Xá Lợi Tử!  Nếu Bồ tát Ma ha tát đem đại bi làm thượng thủ, được phước trì giới khắp thí hữu tình.  Ðối các hữu tình đều vô sở đắc.  Tuy cùng tất cả hữu tình đồng cộng hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà với trong ấy chẳng thấy chút tướng.  Bởi đều vô sở chấp mà thọ trì giới, nên gọi là xuất thế gian tịnh giới Ba la mật đa.  Duyên nào tịnh giới đây gọi là xuất thế gian?  Vì chẳng cùng thế gian đồng cộng hành vậy, năng vượt khỏi pháp xuất thế gian vậy.  Như thế gọi là xuất thế gian tịnh giới Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử hỏi:  Sao là thế gian an nhẫn Ba la mật đa?  Thiện Hiện đáp:  Nếu Bồ tát Ma ha tát tuy an nhẫn mà có chỗ ỷ y nghĩa là tác lên nghĩ này:  “Ta vì nhiêu ích tất cả hữu tình mà tu an nhẫn.  Ta theo lời Phật dạy, với thắng an nhẫn năng chính tu tập.  Ta hành an nhẫn Ba la mật đa”.  Khi kia tu nhẫn đem hữu sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình đồng cộng hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.  Lại còn tác lên nghĩ này nữa:  “Ta đem phước này thí cho các hữu tình, khiến được đời này đời khác an vui, cho đến chứng được Vô dư Niết bàn”.  Kia chấp trước ba luân mà tu an nhẫn:  Một là nghĩ mình, hai là nghĩ kia, ba là nghĩ nhẫn.  Bởi chấp trước ba luân tu an nhẫn, nên gọi thế gian an nhẫn Ba la mật đa.  Duyên nào an nhẫn này gọi là thế gian?  Vì cùng thế gian đồng cộng hành vậy, chẳng vượt khỏi pháp xuất thế gian vậy.  Như thế gọi là thế gian an nhẫn Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử hỏi:  Sao là xuất thế gian an nhẫn Ba la mật đa?  Thiện Hiện đáp:  Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành an nhẫn thanh tịnh ba luân:  Một là chẳng chấp ta năng tu nhẫn, hai là chẳng chấp nhẫn bởi hữu tình, ba là chẳng đắm nhân nhẫn và quả nhẫn.  Ðấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu nhẫn ba luân thanh tịnh.  Lại nữa, Xá Lợi Tử!  Bồ tát Ma ha tát đem đại bi làm thượng thủ, tu được phước nhẫn khắp thí hữu tình.  Với các hữu tình đều vô sở đắc.  Tuy cùng tất cả hữu tình đồng cộng hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà với trong ấy chẳng thấy chút tướng.  Bởi đều không chỗ chấp mà tu an nhẫn vậy, nên gọi là xuất thế gian an nhẫn Ba la mật đa.  Duyên nào an nhẫn đây gọi là xuất thế gian?  Vì chẳng cùng thế gian đồng cộng hành vậy, năng vượt khỏi pháp xuất thế gian vậy.  Như thế gọi là xuất thế gian an nhẫn Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử hỏi:  Sao là thế gian tinh tiến Ba la mật đa?  Thiện Hiện đáp:  Nếu Bồ tát Ma ha tát tuy siêng tinh tiến mà có chỗ ỷ y nghĩa là tác lên nghĩ này:  “Ta vì nhiêu ích tất cả hữu tình mà siêng tinh tiến.  Ta theo lời Phật dạy gắng gổ thân tâm không từng biếng trễ.  Ta hành tinh tiến Ba la mật đa.  Khi kia tinh tiến đem hữu sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình đồng cộng hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề”.  Lại còn tác lên nghĩ này nữa:  “Ta đem phước này thí cho các hữu tình, khiến được đời này đời khác an vui cho đến chứng được Vô dư Niết bàn.  Kia đắm ba luân mà siêng tinh tiến:  Một là nghĩ mình, hai là nghĩ kia, ba là nghĩ tinh tiến.  Bởi đắm ba luân mà tu tinh tiến, nên gọi là thế gian tinh tiến Ba la mật đa.  Duyên nào tinh tiến này gọi là thế gian?  Vì cùng thế gian đồng cộng hành vậy, chẳng vượt khỏi pháp xuất thế gian vậy.  Như thế gọi là thế gian tinh tiến Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử hỏi:  Sao là xuất thế gian tinh tiến Ba la mật đa?  Thiện Hiện đáp:  Nếu Bồ tát Ma ha tát khi siêng tinh tiến thanh tịnh ba luân:  Một là chẳng chấp ta năng tinh tiến, hai là chẳng chấp vì chúng hữu tình, ba là chẳng đắm nhân và quả tinh tiến.  Ðấy là Bồ tát Ma ha tát khi siêng tinh tiến thanh tịnh ba luân.  Lại nữa, Xá Lợi Tử!  Bồ tát Ma ha tát đem đại bi làm thượng thủ, tu phước tinh tiến khắp thí cho hữu tình.  Ðối các hữu tình đều vô sở đắc.  Tuy cùng tất cả hữu tình đồng cộng hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà với trong ấy chẳng thấy chút tướng.  Bởi đều không chỗ chấp mà siêng tinh tiến vậy, nên gọi là xuất thế gian tinh tiến Ba la mật đa.  Duyên nào tinh tiến này gọi là xuất thế gian?  Vì chẳng cùng thế gian đồng cộng hành vậy, năng vượt khỏi pháp xuất thế gian vậy.  Như thế gọi là xuất thế gian tinh tiến Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử hỏi:  Sao là thế gian tĩnh lự Ba la mật đa?  Thiện Hiện đáp:  Nếu Bồ tát Ma ha tát tuy tu tĩnh lự mà có chỗ ỷ y nghĩa là tác lên nghĩ này:  “Ta vì nhiêu ích tất cả hữu tình mà tu tĩnh lự.  Ta theo lời Phật dạy với thắng đẳng trì năng chính tu tập.  Ta hành tĩnh lự Ba la mật đa”.  Khi kia tu định đem hữu sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình đồng cộng hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.  Lại còn tác lên nghĩ này nữa:  “Ta đem phước này thí cho các hữu tình, khiến được đời này đời khác an vui, cho đến chứng được Vô dư Niết bàn”.  Kia đắm ba luân mà tu tĩnh lự:  Một là nghĩ mình, hai là nghĩ kia, ba là nghĩ tĩnh lự.  Bởi đắm ba luân mà tu tĩnh lự, nên gọi là thế gian tĩnh lự Ba la mật đa.  Duyên nào tĩnh lự này gọi là thế gian?  Vì cùng thế gian đồng cộng hành vậy, chẳng vượt khỏi pháp xuất thế gian vậy.  Như thế gọi là thế gian tĩnh lự Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử hỏi:  Sao là xuất thế gian tĩnh lự Ba la mật đa?  Thiện Hiện đáp:  Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu tĩnh lự thanh tịnh ba luân:  Một là chẳng chấp ta năng tu định, hai là chẳng chấp vì các hữu tình, ba là chẳng đắm nhân và quả tĩnh lự.  Ðấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu tĩnh lự thanh tịnh ba luân.  Lại nữa, Xá Lợi Tử!  Bồ tát Ma ha tát đem đại bi làm thượng thủ, tu phước tĩnh lự khắp thí hữu tình.  Ðối các hữu tình đều vô sở đắc.  Tuy cùng tất cả hữu tình đồng cộng hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà với trong ấy chẳng thấy chút tướng.  Bởi đều không chỗ chấp mà tu tĩnh lự, nên gọi là xuất thế gian tĩnh lự Ba la mật đa.  Duyên nào tĩnh lự này gọi là xuất thế gian?  Vì chẳng cùng thế gian đồng cộng hành vậy, năng vượt khỏi pháp xuất thế gian vậy.  Như thế gọi là xuất thế gian tĩnh lự Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử hỏi:  Sao là thế gian bát nhã Ba la mật đa?  Thiện Hiện đáp:  Nếu Bồ tát Ma ha tát tuy tu bát nhã mà có chỗ ỷ y nghĩa là tác lên nghĩ này:  “Ta vì nhiêu ích tất cả hữu tình mà tu bát nhã.  Ta theo lời Phật dạy với thắng bát nhã năng chính tu hành.  Ta năng ăn năn từ bỏ ác tự đã làm.  Ta thấy kẻ khác ác trọn chẳng chê khinh.  Ta năng tùy hỷ kẻ khác tu phước.  Ta năng thỉnh Phật quay xe diệu pháp.  Ta tùy chỗ nghe năng chính quyết chọn.  Ta hành bát nhã Ba la mật đa”.  Khi kia tu huệ đem hữu sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình đồng cộng hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề”.  Lại còn tác lên nghĩ này nữa:  “Ta đem phước này thí cho các hữu tình, khiến được đời này đời khác an vui, cho đến chứng được Vô dư Niết bàn”.  Kia đắm ba luân mà tu bát nhã:  Một là nghĩ mình, hai là nghĩ kia, ba là nghĩ bát nhã.  Bởi đắm ba luân mà tu bát nhã, nên gọi là thế gian bát nhã Ba la mật đa.  Duyên nào bát nhã này gọi là thế gian?  Vì cùng thế gian đồng cộng hành vậy, chẳng vượt khỏi pháp xuất thế gian vậy.  Như thế gọi là thế gian bát nhã Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử hỏi:  Sao là xuất thế gian bát nhã Ba la mật đa?  Thiện Hiện đáp:  Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu bát nhã thanh tịnh ba luân:  Một là chẳng chấp ta năng tu huệ, hai là chẳng chấp vì chúng hữu tình, ba là chẳng đắm nhân và quả bát nhã.  Ðấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu bát nhã thanh tịnh ba luân.  Lại nữa, Xá Lợi Tử!  Bồ tát Ma ha tát đem đại bi làm thượng thủ, tu phước bát nhã khắp thí cho hữu tình.  Ðối các hữu tình đều vô sở đắc.  Tuy cùng tất cả hữu tình đồng cộng hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà với trong ấy chẳng thấy chút tướng.  Bởi đều không chỗ chấp mà tu bát nhã, nên gọi là xuất thế gian bát nhã Ba la mật đa.  Duyên nào bát nhã này gọi là xuất thế gian?  Vì chẳng cùng thế gian đồng cộng hành vậy, năng vượt khỏi pháp xuất thế gian vậy.  Như thế gọi là xuất thế gian bát nhã Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử!  Như vậy Bồ tát Ma ha tát khi tu sáu món Ba la mật đa, tịnh Bồ đề đạo.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:  Những gì gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo?  Thiện Hiện đáp:  Xá Lợi Tử!  Nội không gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Xá Lợi Tử!  Chơn như gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Xá Lợi Tử!  Khổ thánh đế gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Tập diệt đạo thánh đế gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Xá Lợi Tử!  Bố thí Ba la mật đa gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Xá Lợi Tử!  Bốn tĩnh lự gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Bốn vô lượng, bốn vô sắc định gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Xá Lợi Tử!  Tám giải thoát gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Xá Lợi Tử!  Bốn niệm trụ gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Xá Lợi Tử!  Không giải thoát môn gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Vô tướng, vô nguyện giải thoát môn gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Xá Lợi Tử!  Năm nhãn gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Sáu thần thông gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Xá Lợi Tử!  Phật mười lực gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Xá Lợi Tử!  Pháp vô vong thất gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Tánh hằng trụ xả gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Xá Lợi Tử!  Tất cả đà la ni môn gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Tất cả tam ma địa môn gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Xá Lợi Tử!  Nhất thiết trí gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Ðạo tướng trí, nhất thiết tướng trí gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.  Xá Lợi Tử!  Như thế thảy vô lượng vô biên đống đại công đức gọi là Bồ tát Ma ha tát Bồ đề đạo.

Khi ấy, Xá Lợi Tử khen Thiện Hiện rằng:  Hay thay!  Hay thay!  Thật như lời vừa nói.  Công đức như thế là do thế lực Ba la mật nào gây nên?  Thiện Hiện đáp:  Xá Lợi Tử!  Công đức như thế đều do thế lực Bát nhã Ba la mật gây nên?  Vì cớ sao?  Xá Lợi Tử!  Bát nhã Ba la mật đa như vậy năng làm mẹ cho tất cả thiện pháp của tất cả Thanh văn, Ðộc giác, Bồ tát, Như Lai từ đấy sanh vậy.  Xá Lợi Tử!  Bát nhã Ba la mật đa như vậy, khắp năng nhiếp thọ tất cả thiện pháp.  Thiện pháp của tất cả Thanh văn, Ðộc giác, Bồ tát, Như Lai nương đấy trụ vậy.

Xá Lợi Tử!  Các Phật quá khứ tu hành Bát nhã Ba la mật đa cực viên mãn, nên đã chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp độ vô lượng chúng sanh.  Các Phật vị lai tu hành Bát nhã Ba la mật đa cực viên mãn, nên sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp độ vô lượng chúng sanh.  Các Phật hiện tại mười phương thế giới tu hành Bát nhã Ba la mật đa cực viên mãn, nên hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp độ vô lượng chúng sanh!

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 3

Quyển thứ  51 | 52 | 53 | 54 | 55

56 | 57 | 58 | 59 | 60 | 61 | 62 | 63 | 64 | 65

66 | 67 | 68 | 69 | 70 | 71 | 72 | 73 | 74 | 75

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Nhị Tường - Hồng Liên

Cập nhật: 11/2003 - 3/2006

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

sự Tuá ngẠu Giải mã việc bạn luôn lo lắng sợ hãi mùng 1 tết nhà hàng chay hoan hỷ thi hien niet ban tiếng hóa SẠc nghi ve than va thu cho đi và nhận lại long Ăn chay làm giảm lượng phát thải khí Mất ngủ biểu hiện và cách điều ÐÑÑ Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phước ã 6 loại thực phẩm có thể gây chướng tìm gặp vô thường пѕѓ giai ma hien tuong nho ve tien kiep tìm niềm vui chân thật Cồn chua phuoc hue đinh từ bỏ ngôn di tim 3 nguoi thay vi dai nhat manh dat hinh linh cam ung quan the am tảo lua cuoc song cang binh than thi noi tam se cang sang cõi phật ở đâu xa Bệnh cảm càng nghiêm trọng hơn khi テス thuong giao ChÃƒÆ nh thường Những loại củ quả không nên ăn cả thuan Chợ dau can ganh dua cao thap tinh giac de lam chu khen che sống như thế nào trước khi bạn chết Tức ta đang làm gì đời ta Suy nhược tinh thần làm tăng nguy cơ B lï¾ƒï½ Những món nên ăn khi bận rộn